Cỏ nhọ nồi là một loại thảo dược quen thuộc, mọc hoang khắp nơi trên nước ta. Loại cây này được sử dụng rất nhiều bài thuốc cho các bệnh lý về viêm gan, nhiễm trùng, tiêu hoá,… Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để cùng tìm hiểu về vị thuốc Cỏ nhọ nồi và 10 bài thuốc trị bệnh thường được dùng nhé.
1. Giới thiệu về Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta prostrata thuộc họ Cúc (Asteraceae), còn biết đến với một số tên khác như Hạn liên thảo, Kim lăng thảo, Cỏ mực, Mặc hán liên,… Cỏ nhọ nồi phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ cũng như một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Cỏ nhọ nồi mọc hoang rất nhiều ven đường ở các vùng quê Việt Nam. Loại cây này ưa sống và phát triển tốt ở những nơi ẩm ướt.
Cỏ nhọ nồi là loại thân thảo, cao 30-40 cm. Thân cây thường có màu đỏ tía hoặc xanh lục với những sợi lông cứng. Lá mọc đối, gần như không có cuống lá, có lông ở cả hai mặt, mép có răng cưa rất nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng, thường mọc ở ngọn cây hoặc kẽ lá. Quả nhỏ 2-3mm, có 3 cạnh.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn bộ phần trên mặt đất của cây Cỏ nhọ nồi. Cây có thể dùng tươi hoặc khô. Nếu dùng khô thì phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, cắt bỏ tất cả các bộ phận tiếp xúc với mặt đất của cây và phơi khô. Khi cần dùng thì đem rửa sạch với nước, để ráo, cắt khúc 3-5cm, phơi khô. Tùy từng công năng điều trị của mỗi bài thuốc mà có thể sao cháy hoặc sao qua để tối ưu hóa tác dụng cầm máu của Cỏ nhọ nồi.
2. Công dụng của Cỏ nhọ nồi
Trong Tây y và Đông y, Cỏ nhọ nồi mang lại rất nhiều tác dụng khác nhau. Cùng Dược Bình Đông theo dõi các công dụng cụ thể của dược liệu Cỏ nhọ nồi này trong nội dung bên dưới.
2.1. Công dụng của Cọ nhọ nồi theo Tây y
Cỏ nhọ nồi chứa các thành phần hóa học khác nhau mang lại nhiều tác dụng dược lý quan trọng, chẳng hạn như alkaloid (ecliptin, nicotine và coumarin lactone), carotene và wedelolactone. Ngoài ra còn có chất đắng, tanin và một ít tinh dầu.
Một số công dụng cụ thể của Cỏ nhọ nồi theo Tây y bao gồm:
- Tác dụng cầm máu: Viện Dược liệu nghiên cứu cho thấy Cỏ nhọ nồi có khả năng chống lại tác dụng của thuốc chống đông Dicumarin, cầm máu ở tử cung và giúp tăng trương lực cơ vùng tử cung,… Đồng thời, Cỏ nhọ nồi còn được sử dụng trong chữa sốt xuất huyết, nha chu,…
- Cải thiện chức năng gan và điều trị bệnh lý về gan: Các bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ chứng minh Cỏ nhọ nồi giúp cải thiện chức năng gan và điều trị bệnh lý gan như viêm gan vàng da. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu năm 2015 về tác dụng tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa gan và tăng trọng lượng gan của dịch chiết của Cỏ nhọ nồi trong Ethanol. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp tái tạo tế bào gan, giảm tác hại của rượu bia, độc tính trong thực phẩm lên gan.
- Tác dụng kháng khuẩn: Vào năm 2011, một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của nhiều loại thảo dược trong đó có cây Cỏ nhọ nồi. Nghiên cứu cho thấy kết quả chính là Cỏ nhọ nồi giúp kháng lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt chính là khuẩn E.coli và tụ cầu vàng.
- Giúp giảm đau: Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy khả năng giảm đau của Cỏ nhọ nồi ngang với những loại thuốc như aspirin hay codein.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt chất như tanin, carotene, vitamin K,… trong Cỏ nhọ nồi có khả năng trung hòa axit dạ dày.
- Tốt cho tim mạch: Các nhà khoa học cho biết tác dụng hạ huyết áp của Cỏ nhọ nồi nhờ tính lợi tiểu. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ công bố một nghiên cứu cho biết dịch chiết của Cỏ nhọ nồi trong Ethanol giúp giảm mỡ máu, giảm cân và tăng khối lượng gan cho chuột.
- Tác dụng chống ung thư: Các nhà khoa học Ấn Độ vào năm 2011 đã phát hiện ra công dụng của Cỏ nhọ nồi trong việc loại bỏ và ức chế sự phát triển tế bào ung thư, giúp ích rất nhiều khi điều trị ung thư gan. Một nghiên cứu cũng cho thấy, cây nhọ nồi chứa các hoạt chất làm mất kết nối giữa các phân đoạn DNA, tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Tốt cho tóc: Dịch chiết Cỏ nhọ nồi chứa Methanol giúp kích thích các nang tóc phát triển, giải pháp tiềm năng giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu. Bên cạnh đó, Cỏ nhọ nồi còn giúp chống tình trạng bạc tóc sớm.
2.2. Công dụng của Cọ nhọ nồi theo Đông y
Cỏ nhọ nồi là một vị thuốc quý giúp thanh nhiệt, bổ gan thận, cầm máu, tiêu viêm. Theo Đông y Cỏ nhọ nồi có đặc điểm:
- Tính vị: Tính mát, vị ngọt, chua
- Quy kinh: Kinh Can, Thận
- Công năng: Bổ thận tư âm, bổ thận, lương huyết, chỉ huyết.
- Chủ trị: Tác dụng điều trị các bệnh chảy máu cam, thổ huyết, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, viêm gan mạn tính, băng huyết, râu tóc bạc sớm, trẻ em bị cam tích, bệnh mề đay, nổi mẩn đỏ ngứa, suy nhược thần kinh,…
3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ Cỏ nhọ nồi mà Dược Bình Đông muốn giới thiệu:
3.1. Bài thuốc chữa chứng chảy máu cam
- Thành phần: 20g Cỏ nhọ nồi, 20g Hoa hòe đã sao đen, 16g Cam thảo đất.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.2. Bài thuốc thổ huyết ẩm (bài thuốc giúp cầm máu)
- Thành phần: 12g Cỏ nhọ nồi, 12g Nữ trinh tử, 15g Sinh địa, 12g Phục linh, 30g Mai ba ba, 9g Đương quy, 15g Tiên hạc thảo, 12g Bạch thược.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.3. Bài thuốc Cỏ nhọ nồi hạ sốt
- Thành phần: 20g Cỏ nhọ nồi, 20g Sài đất, 20g Sắn dây, 16g Cối xay, 12g Ké đầu ngựa, 16g Cam thảo đất.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.4. Bài thuốc trị viêm họng
- Thành phần: 20g Cỏ nhọ nồi, 20g Bồ công anh, 12g củ Rẻ quạt, 16g Cam thảo đất, 16g Kim ngân hoa.
- Thực hiện: Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày và sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
3.5. Bài thuốc cho phụ nữ mãn kinh, mệt mỏi, nhức đầu, ngủ không ngon giấc
- Thành phần: 9g Cỏ nhọ nồi, 9g Hồng hoa, 9g Hoàng cầm, 9g Đương quy, 6g Xuyên khung, 12g Bạch thược, 9g Hoa cúc, 12g Sinh địa, 9g Ngưu tất, 9g Lá dâu, 9g Nữ trinh tử.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.6. Thuốc bổ âm điều kinh nguyệt
- Thành phần: 12g Cỏ nhọ nồi, 10g Nguyên sâm, 10g Thanh hao, 10g Bạch thược, 15g Sinh địa, 10g Đan sâm.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.7. Bài thuốc chữa rong kinh, rong huyết
- Thành phần: 16g Cỏ nhọ nồi, 16g Sinh địa, 16g Hoài sơn, 12g Đương quy, 12g Thỏ ty tử, 12g Bạch thược, 12g Ích mẫu, 10g Hương phụ.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.8. Bài thuốc Ích khí cố thận thang (thang ích khí bổ thận)
- Thành phần: 30g Cỏ nhọ nồi, 60g Hoàng kỳ, 15g Bạch thược, 15g Sinh địa, 10g Kinh giới sao, 15g Thục địa, 15g Nữ trinh tử, 15g Phúc bồn tử, 6g Thăng ma.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.9. Bài thuốc Tiêu khát ẩm (hỗ trợ điều trị đái tháo đường, bệnh suy nhược cơ thể)
- Thành phần: 10g Cỏ nhọ nồi, 10g Nữ trinh tử, 30g Lư căn tươi, 5 quả Ô mai, 10g Mạch môn đông, 10g Nam sa sâm, 10g Ngọc trúc.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và uống 1 thang/ngày.
3.10. Bài thuốc Chỉ huân ẩm (trị nhức đầu)
- Thành phần: 10g Cỏ nhọ nồi, 12g Thục địa, 10g Đương quy, 6g Thanh khao, 10g Xuyên khung.
- Thực hiện: Sắc 1 thang lấy nước uống 2 lần/ngày.
Trên đây là một số bài thuốc thường được sử dụng trong Đông y từ vị thuốc Cỏ nhọ nồi. Bên cạnh những tác dụng này, Cỏ nhọ nồi còn giúp chữa đau dạ dày, an thần khi vào độ tuổi mãn kinh, chứng tưa lưỡi ở trẻ em,…
4 . Một số lưu ý để sử dụng Cỏ nhọ nồi an toàn
Mặc dù được coi là một loại thảo dược lành tính và được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhưng bạn vẫn cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
- Cỏ nhỏ nồi có thể gây ra tác dụng phụ là ngứa và khô bộ phận sinh dục.
- Sử dụng quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, nôn và buồn nôn.
- Đối tượng không được sử dụng Cỏ nhọ nồi: Phụ nữ có thai (do có nguy cơ gây sảy thai), người có tỳ vị hư hàn, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, viêm đại tràng mãn tính.
- Đối với trẻ em cần hết sức thận trọng khi sử dụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng.
- Chỉ dùng cho những trường hợp nhẹ mới bị viêm nhiễm. Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Sự kết hợp của nhiều loại thảo dược cần có sự chấp thuận của bác sĩ để tránh tương tác dị ứng và tác dụng phụ.
5. Tổng kết thông tin về Cỏ nhọ nồi
Qua bài viết trên, Dược Bình Đông đã giới thiệu đến bạn đọc dược liệu Cỏ nhọ nồi với nhiều công dụng quý đối với sức khỏe và đã được sử dụng rộng rãi. Một số công dụng tuyệt vời của Cỏ nhọ nồi chính là giúp cầm máu, tăng cường chức năng và điều trị bệnh lý gan, giúp giảm đau, phòng chống ung thư,… Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc hiểu hơn về vị thuốc này và vận dụng hợp lý dưới sự tư vấn của chuyên gia giúp cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.
Để tham khảo thêm về Cỏ nhọ nồi và những vị thuốc nam giải độc gan khác, bạn đọc có thể truy cập trực tiếp vào website của Dược Bình Đông. Dược Bình Đông với gần một thế kỷ phát triển cùng sứ mệnh đưa những bài thuốc từ các loại thảo dược tự nhiên giúp chăm sóc sức khỏe và không ngừng cải tiến mỗi ngày để tạo nên những sản phẩm phù hợp hơn theo cơ địa của khách hàng. Hiện nay, Dược Bình Đông sở hữu nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhiều gia đình tin dùng, nổi bật như:
Long Đởm Giải Độc Gan được đánh giá là một trong sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, làm mát gan và giúp bạn sở hữu một lá Gan khỏe mạnh cũng như một cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Sản phẩm là sự phối hợp của 11 thành phần thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan, giảm nóng trong làm mát gan và tăng cường hiệu quả chức năng Gan.
Song Phụng Điều Kinh được kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” và được gia thêm 1 số thành phần giúp xua tan nỗi lo rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như: bị rong kinh, trễ kinh nhiều ngày, bế kinh, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…
Các sản phẩm của Dược Bình Đông được đều có thành phần thảo dược tự nhiên an toàn lành tính. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm thì vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được đội tư vấn viên hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!