Tìm kiếm

Đan sâm: Đặc điểm, công dụng và 9 bài thuốc hay trị bệnh

Hình ảnh về vị thuốc đan sâm sau khi được bào chế

Đan sâm là vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong điều trị bế kinh, tắc kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, mụn nhọt sưng tấy,… Trong bài viết này, Dược Bình Đông muốn chia sẻ thêm một số thông tin về đặc điểm, công dụng, các bài thuốc từ Đan sâm và các lưu ý để sử dụng dược liệu an toàn đến bạn đọc, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Giới thiệu về Đan sâm

Vị thuốc Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) là phần rễ được phơi hay sấy khô của cây Đan sâm (có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge.) họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây này còn được biết đến với một số tên khác như Xích sâm, Huyết sâm, Huyết căn,… 

Đặc điểm của Đan sâm

Đan sâm là một loại cây thảo sống lâu năm, có chiều cao khoảng 30-80cm. Thân vuông, có các gân dọc, toàn thân phủ lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ dài hình trụ đường kính khoảng 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu

Lá kép, cuống dài, mọc đối, có 3-5 hoặc đôi khi là 7 lá chét. Thông thường lá chét giữa có kích thước lớn nhất, chiều dài lá chét khoảng từ 2- 7.5cm, rộng khoảng 0.8-5cm. Cuống lá chét ngắn, mép lá có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, phủ lông mềm màu trắng. Mặt dưới lá chét màu xanh tro, cũng phủ lông trắng nhưng dài hơn, có gân nổi lên chia phiến lá chét thành các múi nhỏ. 

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chùm dài từ 10-20cm. Hoa mọc dạng vòng, mỗi vòng từ 3 -10 hoa và thường là 5 hoa. Cánh hoa màu xanh tím nhạt với 2 môi: môi trên cong nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới được xẻ 3 thùy (thùy giữa có những răng cưa tròn). Hai nhị nằm ở môi dưới, bầu có vòi dài. 

Quả nhỏ, chiều dài 3mm và rộng 1,5mm.

Hình ảnh về vị thuốc đan sâm
Hoa Đan sâm có tràng màu xanh tím nhạt với môi trên cong hình lưỡi liềm

Phân bố, thu hái và chế biến

Đan sâm được phân bố nhiều ở Trung Quốc (những vùng như Giang Tô, Hà Bắc, Sơn Tây, Tứ Xuyên,…). Cây thuốc này cũng đã được di thực vào nước ta, hiện được gây giống tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Cây sinh trưởng tốt, cho năng suất và hàm lượng hoạt chất cao. 

Người ta sử dụng phần rễ của cây Đan sâm để làm dược liệu. Vào tháng 11-12 hàng năm, rễ cây được đào rồi mang về rửa sạch, bỏ phần rễ con và đem phơi hoặc sấy khô. 

Đan sâm thường được bào chế theo 2 cách sau: 

  • Đan sâm khô: Sau khi loại tạp chất cùng phần thân sót lại sau thu hái, rễ cây được đem đi rửa sạch, rồi ủ mềm và thái thành các lát dày và sấy khô để dùng.
  • Tửu Đan sâm (Đan sâm chế rượu): Rễ cây thái phiến, sau đó cho rượu vào (tỷ lệ 10kg Đan sâm : 1 lít rượu), trộn đều và ủ kín trong khoảng 1 giờ, rồi mang đi sao với lửa nhỏ tới khi khô.

Dược liệu Đan sâm sau khi bào chế cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị mốc, mọt. 

Hình ảnh về vị thuốc đan sâm sau khi được bào chế
Đan sâm sau khi được bào chế

2. Công dụng của Đan Sâm

Trong nội dung tiếp theo, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ với bạn đọc về công dụng của dược liệu này dưới góc nhìn Tây y và Đông y:

2.1. Công dụng của Đan sâm theo Tây y

Trong Y học hiện đại, người ta có thể sử dụng Đan sâm ở dạng cao chiết toàn phần hoặc dịch chiết phân đoạn. Dược liệu này có thể sử dụng đơn độc để trị liệu hoặc dạng bán thành phẩm phối hợp cùng các hoạt chất từ ​​thảo dược khác để tạo ra chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên với tác dụng chữa bệnh hiệu quả. 

Thành phần hóa học của Đan sâm 

Đan sâm được xác định có chứa 49 loại quinone diterpene, 36 loại axit phenolic ưa nước và 23 loại tinh dầu. Các nghiên cứu hóa học và dược lý đã chỉ ra rằng thành phần hoạt tính sinh học chính của Đan sâm là quinone diterpenoids và axit phenolic ưa nước. 

  • Diterpene quinon được chia thành hai dãy, dãy phenanthrene[1,2-b]furan-10,11-dione và dãy phenanthrene[3,2-b]furan-7,11-dione.
  • Axit phenolic ưa nước được coi là dẫn xuất ngưng tụ của axit caffeic với các dạng và số liên kết khác nhau.

2 nhóm chất này được phân lập chủ yếu từ rễ, trong khi phần tinh dầu được chiết chủ yếu từ hoa.

Công dụng chính theo Tây y

Một số công dụng chính của Đan sâm theo Tây y có thể kể đến như: Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch nhờ khả năng tăng lưu lượng máu cũng như giải quyết huyết ứ. 

Đan sâm thường được sử dụng để điều trị một số bệnh mạch máu như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh đột quỵ, tăng lipid máu,….

  • Chống xơ vữa: Chiết xuất methanol có trong Đan sâm có tác dụng ức chế yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch 
  • Tác dụng với bệnh tăng huyết áp: Hoạt chất Sodium tanshinone IIA sulfonate (DS-201) chiết xuất từ Đan sâm có tác dụng giãn mạch, giúp làm giảm sự tăng áp lực trung bình động mạch phổi và ức chế quá trình tái cấu trúc ở những động mạch phổi xa.
  • Chống tăng lipid máu: Đan sâm giúp hạn chế tăng trọng lượng cơ thể chuột được điều trị trong 12 tuần, ngăn ngừa hình thành gan nhiễm mỡ và cải thiện tỷ lệ lipid huyết thanh.
  • Tác dụng chống đái tháo đường: Thành phần Axit salvianolic và tanshinones diterpenoid có trong Đan sâm đã được nghiên cứu cũng như cho thấy tác dụng tốt trên động vật bị tiểu đường. 

Bên cạnh những công dụng trên, Đan sâm còn có nhiều tác dụng dược lý khác như: chống thiếu máu cục bộ cơ tim, chống huyết khối, chống thiếu máu não, chống lại bệnh Alzheimer, chống lại bệnh Parkinson, chống viêm, giảm đau kiểu thần kinh, chống oxy hoá,…

Hình ảnh về vị thuốc đan sâm sau khi chế biến
Đan sâm được sử dụng nhiều trong cả Đông y và Tây y

2.2. Theo Đông y

Đan sâm là một vị thuốc quý trong Đông y, được coi là dược vị không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm, về huyết.  Một số đặc điểm của vị thuốc này: 

  • Tính vị: Vị đắng, tính hàn
  • Quy kinh: Tâm, Can
  • Công năng: Hoạt huyết, giảm đau, thông kinh, thanh tâm lương huyết 
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, đau thắt ngực, huyết tích hòn cục; tâm phiền, mất ngủ lâu ngày.

3. Bài thuốc sử dụng với Đan sâm

Một số bài thuốc sử dụng Đan sâm quen thuộc có thể kể đến như:

3.1. Điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ chữa các bệnh phụ khoa 

  • Thành phần: 15g Đan sâm,12g Trạch lan, 8g Hương phụ hoặc 15g Đan sâm, 15g Đương quy, 8g Tiểu hồi
  • Cách dùng: Tán thành bột. Mỗi lần dùng 3-4g cùng rượu nóng hoặc hòa với đường mía, ngày dùng 2 lần. 

Trong các trường hợp đau bụng kinh có thể phối hợp Đan sâm, Hồng hoa, Ích mẫu thảo và Đào nhân để giảm đau.

3.2. Chữa kinh nguyệt không đều

3.3. Chữa đau kinh, bế kinh

  • Thành phần: 10g Đan sâm, 10g Đương quy, 10g Sinh địa, 6g Hương phụ, 6g Bạch thược, 6g Xuyên khung
  • Cách dùng: Sắc uống, ngày 1 thang

3.4. Chữa thiếu máu, bệnh suy nhược cơ thể và mất máu ở phụ nữ sau khi sinh nở

  • Thành phần: 12g Địa hoàng, 12g Huyền sâm, 10g Mạch môn, 10g Thiên môn, 8g Đan sâm, 8g Toan táo nhân, 8g Phục linh, 8g Đương quy, 8g Bá tử nhân, 8g viễn chí, 6g Cát cánh, 6g Ngũ vị tử, 0.6g Chu sa.
  • Cách dùng: Đem sắc các vị thuốc trên (trừ Chu sa), lấy nước uống cùng Chu sa. Hoặc đem tán thành bột và làm thành các viên hoàn, dùng 20g/ngày.

3.5. Bồi bổ cơ thể, bổ Can Thận

  • Thành phần: 2000g Đương quy, 400g Đan sâm, 400g Hoài sơn, 400g Ngọc trúc, 400g Hà thủ ô đỏ, 200g Đơn bì, 200g Mạch môn, 200g Bạch linh, 200g Trạch tả, 200g Chỉ thực, 200g Thanh bì, 200g Thù nhục
  • Cách dùng: Tán nhỏ, luyện cùng mật ong thành viên hoàn, mỗi viên nặng 5g. Mỗi ngày uống 4-6 viên

3.6. Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim

  • Thành phần: 32g Đan sâm, 20g Uất kim, 20g Hoàng kỳ, 20g Xích thược, 20g Hồng hoa, 20g Xuyên khung, 16g Trầm hương, 16g Đảng sâm, 16g Đương quy, 12g Hương phụ, 12g Mạch môn
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống.

3.7. Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh 

  • Thành phần: 16g Đan sâm, 16g hạt Muồng sao, 16g Bạch thược, 16g Ngưu tất, 16g Đại táo, 16g Mạch môn, 16g Huyền sâm, 8g Toan táo nhân, 8g Dành dành.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang

3.8 Chữa viêm khớp cấp tính

3.9. Chữa sưng gan, đau vùng gan và viêm gan mãn tính

  • Thành phần: 20g Đan sâm, 20g Nọc sởi
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống thay cho trà và nước hàng ngày.

Bên cạnh lại các bài thuốc trên, Đan sâm còn xuất hiện trong một số bài thuốc khác giúp chữa viêm khớp có đi kèm với tổn thương ở tim, suy tim, điều trị thấp khớp, xơ gan giai đoạn đầu, động kinh, dây thần kinh liên sườn,… 

Những thông tin mà Dược Bình Đông đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo nhất định. Trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu hay bài thuốc nào bạn cũng cần hỏi kiến của thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ chuyên môn.

4. Một số lưu ý để sử dụng Đan sâm an toàn

Có thể thấy, Đan sâm là một loại thảo dược quý với rất nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Khi muốn sử dụng bất kỳ dược liệu nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, để nắm rõ cách dùng, liều lượng, … 
  • Các bài thuốc từ Đan sâm có thể chứa một số vị thuốc gây ảnh hưởng bất lợi cho phụ nữ mang thai. Vì thế, cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi dùng, tránh các tác dụng không mong muốn. 
  • Đan sâm có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp cùng 1 số dược liệu khác khi dùng dạng sắc hoặc viên hoàn hay bột tán. Mỗi ngày liều dùng trung bình là 6-12g.
  • Đan sâm kỵ giấm, phản Lê lô và Úy diêm thủy, vì vậy tránh phối hợp cùng những dược liệu này.

5. Tổng kết

Bài viết trên đây, Dược Bình Đông vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về đặc điểm, công dụng, bài thuốc từ Đan sâm và lưu ý để sử dụng an toàn vị thuốc này. Một số công dụng nổi bật của Đan sâm có thể kể đến như hoạt huyết điều kinh, giảm đau bụng kinh, bồi bổ Can Thận, chữa thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất máu ở phụ nữ sau sinh,… Hy vọng bạn đọc sẽ có thể sử dụng vị thuốc này đúng cách dưới sự tư vấn của bác sĩ để có được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất cho cả bản thân và gia đình.

Ngoài Đan sâm, Dược Bình Đông còn chia sẻ thông tin của nhiều loại thảo dược khác cũng được Đông y, Tây y nghiên cứu và đánh giá cao về tính hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm tại chuyên mục Cây thuốc quanh ta trên website của chúng tôi. 

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp các dược liệu, bạn cũng có thể tìm đến các sản phẩm thảo dược khác của Dược Bình Đông để chăm sóc sức khỏe dễ dàng hơn.

Trong đó, Song Phụng Điều Kinh là một giải pháp vô cùng hiệu quả giúp điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ với 9 loại thảo dược tự nhiên an toàn lành tính: Xuyên khung, Bạch thược, Hương phụ, Thục địa, Ngải diệp, Ích mẫu, Đương quy, Bạch phục linh, Xuyên đại hoàng, Song Phụng Điều Kinh giúp bổ khí thông huyết, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng khi hành kinh, bế kinh hay trễ kinh.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông
Song Phụng Điều Kinh – Sản phẩm đạt chuẩn GMP của công ty Dược Bình Đông

Song Phụng Điều Kinh là sản phẩm của Dược Bình Đông  công ty dược phẩm Việt Nam uy tín với hơn 70 kinh nghiệm, cung cấp những sản phẩm đạt chuẩn GMP của Bộ y tế với công dụng hiệu quả và được nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng. Nếu bạn quan tâm đến Song Phụng Điều Kinh hoặc các sản phẩm khác của công ty, vui lòng liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 hoặc truy cập website binhdong.vn để có được thông tin hỗ trợ sớm nhất nhé.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)