1. Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một tình trạng tổn thương não, khởi phát với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, theo thời gian các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.Các triệu chứng phổ biến của bệnh Alzheimer bao gồm mất trí nhớ, các vấn đề về ngôn ngữ và khó kiểm soát hành vi hoặc có hành vi bộc phát không thể đoán trước.
2. Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
Bộ não được tạo thành từ hàng tỷ tế bào thần kinh kết nối với nhau. Trong bệnh Alzheimer, các protein tích tụ và hình thành các cấu trúc bất thường được gọi là ‘mảng’ và ‘đám rối’ làm các kết nối giữa các tế bào thần kinh bị mất. Cuối cùng các tế bào thần kinh chết và mô não bị mất.Não là nơi nhận tín hiệu các cơ quan gửi tới, sau đó xử lý các thông tin này và gửi tín hiệu trả lời tới các cơ quan. Các tín hiệu này là các chất hóa học quan trọng của não. Tuy nhiên, ở não của những người bị bệnh Alzheimer lại có ít chất này, vì vậy các tín hiệu không được truyền đi. Alzheimer là một bệnh tiến triển. Điều này có nghĩa là bệnh sẽ phát triển dần dần, theo thời gian, càng ngày càng nhiều bộ phận của não bị tổn thương hơn. Khi điều này xảy ra, nhiều triệu chứng sẽ nặng hơn và chúng cũng trở nên tồi tệ hơn.
3. Triệu chứng của bệnh Alzheimer
Mất trí nhớ
Người bệnh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới và ghi nhớ thông tin. Điều này có thể dẫn đến:
- Lặp lại các câu hỏi hoặc câu nói
- Mất đồ vật, do quên vị trí để đâu
- Quên các sự kiện hoặc cuộc hẹn, quên tên của người thân hoặc bản thân
- Dễ bị lạc kể cả ở những nơi quen thuộc
Suy giảm nhận thức
Người bệnh gặp khó khăn trong việc lập luận, thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và khả năng phán đoán. Điều này có thể dẫn đến:
- Giảm hiểu biết về các vấn đề về an toàn và rủi ro
- Khó khăn về việc quản lý tiền bạc hoặc thanh toán hóa đơn
- Khó đưa ra quyết định
- Khó hoàn thành nhiệm vụ có nhiều giai đoạn như mặc quần áo…
Các vấn đề với nhận dạng
Người bệnh giảm khả năng nhận ra khuôn mặt hoặc đồ vật hoặc giảm khả năng sử dụng các công cụ cơ bản. Những vấn đề này không phải do vấn đề về thị lực.
Các vấn đề về nhận thức không gian
Người bệnh gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, dễ vấp ngã hoặc thường xuyên làm rơi đổ đồ đạc hơn.
Các vấn đề về nói, đọc hoặc viết
Người bệnh gặp khó khăn trong việc suy nghĩ các từ thông dụng, hoặc họ có thể mắc nhiều lỗi khi nói, sai chính tả khi viết.
Thay đổi nhân cách hoặc hành vi
Người bệnh có thể trải qua những thay đổi về nhân cách và hành vi bao gồm:
- Trở nên khó chịu, tức giận hoặc lo lắng thường xuyên hơn trước
- Mất hứng thú hoặc động lực đối với các hoạt động mà họ từng yêu thích
- Thay đổi thói quen ngủ
- Xuất hiện sự thờ ơ, xa lánh xã hội
- Không tin tưởng vào người khác
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
- Tuổi: Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất với bệnh Alzheimer. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Trên độ tuổi này, nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer của một người tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm. Cứ 6 người trên 80 tuổi thì có 1 người mắc bệnh Alzheimer.
- Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới trên 65 tuổi.
- Di truyền: Phần lớn bệnh Alzheimer không phải do di truyền. Tuy nhiên, khi gia đình có người mắc bệnh Alzheimer thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
- Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
- Lối sống: Những người có lối sống lành mạnh, đặc biệt là từ tuổi trung niên trở đi, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn.
- Tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng hợp lý
- Không hút thuốc
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh
- Hạn chế sử dụng rượu bia
Những vấn đề sức khỏe: Có rất nhiều vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Điều quan trọng là phải kiểm soát những điều này và nhận hỗ trợ chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.
- Các bệnh như tiểu đường, đột quỵ và các vấn đề về tim mạch
- Các bệnh khác như huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì ở tuổi trung niên
- Trầm cảm
4. Tổng kết phần thông tin quan trọng
Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, thuốc và các phương pháp điều trị khác có thể giúp làm chậm hoặc giảm bớt các triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của một người. Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Bonaobido+ của Dược Bình Đông để giúp hoạt huyết tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn não, bồi bổ tăng cường dinh dưỡng nuôi não, phòng ngừa và tránh tái phát đột quỵ thiếu máu não. Thành phần của Bonaobido+ là sự kết hợp hài hòa của các loại thảo dược như:
- Nhóm hoạt huyết giúp huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện tuần hoàn não như: Đương quy, Xuyên Khung, Hồng hoa.
- Nhóm bồi bổ Can, Thận, Tỳ giúp tăng cường dinh dưỡng cho não (nhóm dưỡng não): Hoài Sơn, Ngưu Tất, Nữ Trinh
Lưu ý: Bonaobido+ không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, phụ nữ rong kinh, người có hội chứng máu chậm đông, người đang xuất huyết, người cao huyết áp, người chuẩn bị phẫu thuật.