Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là bệnh lý tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do các nguyên nhân: tắc nghẽn mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não. Nó có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống, hôn mê, liệt nửa người, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc sống với các di chứng nặng nề. Bài viết dưới đây Dược Bình Đông sẽ đi sâu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!
1. Tổng quan thông tin về đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu cho não bị gián đoạn, khiến não thiếu oxy và chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vài phút nếu không cung cấp đủ máu thì các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần.
Có 2 loại đột quỵ mạch máu não, gồm:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% các ca đột quỵ hiện nay. Tình trạng này là do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Đây là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân thường là do thành động mạch mỏng yếu.
Các loại đột quỵ khác:
- Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
- Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.
- Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.
Đột quỵ là một trong những trường hợp bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau bệnh về tim mạch và ung thư. Nếu may mắn thoát khỏi tử vong, nhưng bệnh thường để lại di chứng nặng nề về thể xác và tinh thần như tê liệt, cử động yếu, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc… Điều này khiến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội… vì kinh phí điều trị quá lớn, thời gian điều trị quá lâu.
1.1. Đột quỵ diễn biến như thế nào?
Khi đột quỵ, dòng máu lên não đang bị rối loạn nên lượng oxy được máu lên não cũng đứt đoạn. Các tế bào não khi đó bắt đầu chết dần sau vài phút thiếu oxy.
Để tránh tử vong hay để lại biến chứng nghiêm trọng, việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là ngay sau khi cơn đột quỵ bắt đầu. 3 đến 4 giờ đầu xuất hiện triệu chứng đột quỵ được coi là thời gian vàng để cấp cứu. Vì vậy, cần lưu ý thời điểm xuất hiện các triệu chứng đột quỵ để tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp và ngay lập tức.
Sau khi cấp cứu và điều trị, việc chăm sóc sau đột quỵ sẽ tập trung để giúp bạn phục hồi chức năng nhiều nhất có thể.
Nếu bạn bị tàn tật do đột quỵ, các chức năng bị ảnh hưởng có thể phụ thuộc vào phần não đã bị tổn thương.
- Đột quỵ gây tổn thương bên phải của não có xu hướng ảnh hưởng đến chuyển động và cảm giác ở bên trái của cơ thể.
- Đột quỵ gây tổn thương ở bên trái của não có xu hướng ảnh hưởng đến phần bên phải của cơ thể và cũng có thể ảnh hưởng đến lời nói và ngôn ngữ.
1.2. Nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ não để cấp cứu kịp thời
Đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi, trung bình 60 – 70 tuổi. Bởi tuổi càng lớn, nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh về tim mạch, mỡ trong máu. Đây là các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân thường là do sử dụng chất gây nghiện, thuốc lá, rượu bia. Chưa kể, cuộc sống hiện đại, mức độ stress cao khiến tần suất mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ cũng nhiều hơn.
Các dấu hiệu của đột quỵ não gồm:
Khi thấy một người có những dấu hiệu của đột quỵ sau (Công thức FAST do Hiệp hội Đột quỵ Mỹ hướng dẫn):
- F (Face) – Mặt: Một bên mặt của người bệnh rủ xuống
- A (Arm) – Cánh tay: Một cánh tay mất kiểm soát, thõng xuống, không thể nhấc lên
- S (Speech) – Nói: Người bệnh đột nhiên nói chậm, khó nói hoặc nói những câu vô nghĩa
- T (Time) – Thời gian: Thời gian cấp cứu là rất quan trọng với người đột quỵ. Bạn cần đưa họ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu khác:
- Đột ngột tê hay yếu cơ mặt, tay hoặc chân.
- Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói.
- Đột ngột rối loạn thị giác ở 1 bên hoặc 2 bên.
- Đột ngột rối loạn đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp động tác
- Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân
Đa phần, những dấu hiệu của bệnh đến rất đột ngột, vậy nên bạn nên lưu ý, báo cho người thân về trường hợp của mình để có thể xử trí kịp thời.
Ghi nhớ thời điểm cơn đột quỵ khởi phát: Người bị đột quỵ thường được chỉ định dùng một loại thuốc gọi là TPA hoặc chất khí kích hoạt plasminogen. Tuy nhiên thuốc chỉ tác dụng trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát bệnh. Việc ghi nhớ thời điểm những triệu chứng đột quỵ đầu tiên xuất hiện sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất.
2. Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Nguyên nhân gây đột quỵ não có thể bắt nguồn từ chính lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Tuy nhiên phần lớn cơn đột quỵ xuất phát từ việc không kiểm soát tốt các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu…
Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người lớn tuổi trên 55 tuổi có nguy cơ đột quỵ não nhiều hơn người trẻ.
Giới tính: Tỉ lệ đột quỵ ở nam cao hơn nữ giới.
Tiền sử gia đình – Có người thân từng bị đột quỵ hoặc người có tiền sử đột quỵ sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường.
Thừa cân béo phì: có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và tăng nguy cơ bị đột quỵ não
Có bệnh nền: đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu.
- Tiểu đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường thường kèm theo bệnh cao huyết áp nên quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, làm mạch máu bị tắc nghẽn, đột quỵ dễ xảy ra. Điều lo ngại khi đái tháo đường thường không có triệu chứng. Nhiều bệnh nhân không biết mình bị đái tháo đường, chỉ tình cờ biết khi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu. Nếu bị đột quỵ khi lượng đường trong máu cao, chấn thương vùng não của người bệnh càng lớn hơn.
- Huyết áp cao: Là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đột quỵ não. Nếu huyết áp mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn cần có phương pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn nguy cơ tai biến.
- Tim mạch: như van tim khuyết tật, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều… là nguyên nhân gây ra 1/4 các cơn đột quỵ ở người già. Hãy đi khám sức khỏe định kỳ để điều trị bệnh tim và phòng ngừa đột quỵ.
- Mỡ máu cao: khiến lượng mỡ tích tụ nhiều ở thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch, gây gián đoạn quá trình cung cấp máu lên não, từ đó dẫn đến các cơn đột quỵ.
- Thừa cân, béo phì: Những người có chỉ số BMI từ 30 trở lên đều nằm trong nhóm đối tượng mắc bệnh thừa cân, béo phì. Nhóm người này cũng nguy cơ đột quỵ vì khả năng thiếu máu cục bộ lớn và còn tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
3. Các biến chứng có thể xảy ra sau đột quỵ
Bộ não kiểm soát các chức năng hoạt động của con người. Đột quỵ làm tổn thương não có thể gây ra tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Biến chứng đột quỵ sẽ phụ thuộc vào thời gian não thiếu oxy và mức độ não tổn thương.
Các biến chứng đột quỵ thường gặp bao gồm:
Thay đổi hành vi: Bị đột quỵ có thể gây ra trầm cảm hoặc lo lắng. Bạn cũng có thể gặp những thay đổi trong hành vi của mình, chẳng hạn như dễ nổi giận hơn hoặc ngại giao tiếp với người khác.
Rối loạn ngôn ngữ: Cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng đến các vùng não liên quan đến việc nói và nuốt. Bạn có thể gặp các trường hợp như:
- Nói những câu ngắn hoặc không đầy đủ
- Nói theo những cách vô nghĩa hoặc nói những từ khó nhận biết
- Thay thế bằng một từ hoặc âm thanh khác
- Không hiểu người khác đang nói gì
- Viết từ hoặc câu không có nghĩa
Tê hoặc đau: Đột quỵ có thể gây tê và giảm cảm giác ở các bộ phận trên cơ thể hoặc có thể gây đau đớn. Đôi khi tổn thương não cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận nóng lạnh của bạn. Tình trạng này được gọi là cơn đau đột quỵ trung tâm và có thể khó điều trị.
Bại liệt hoặc co cứng cơ: Não có chức năng điều khiển chuyển động cơ thể. Vì vậy, khi não bị tổn thương, người bệnh có thể bị liệt cơ mặt hay một bên cơ thể.
- Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Với những bệnh nhân sau đột quỵ và đang cố gắng học lại các kỹ năng cơ bản, thì việc ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục.
- Sau đột quỵ, người bệnh thường khó có được giấc ngủ ngon. Theo một nghiên cứu, mất ngủ là biến chứng lâu dài đối với người bệnh. Vì vậy, điều trị chứng mất ngủ cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục.
- Bạn có thể phục hồi lại các biến chứng sau đột quỵ này thông qua bài tập phục hồi chức năng. Tuy nhiên, những điều này có thể mất rất nhiều thời gian và phải kiên trì.
4. Hướng xử lý khi có người bị đột quỵ
Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với các hiện tượng trúng gió, nên hay dùng dầu nóng xoa, cạo gió, cắt lể… Điều này hoàn toàn sai lầm, có thể làm tình trạng của bệnh nặng hơn.
Đột quỵ não là một cấp cứu y tế khẩn cấp, khi nghi ngờ hay phát hiện các dấu hiệu báo động của bệnh, cần chuyển người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Việc làm này sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Theo các chuyên gia, nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 giờ đầu) bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng về sau.
Lưu ý: Người nhà nên để ý một chút, tránh để người bệnh không bị ngã gây chấn thương, đặt người bệnh nằm ở chỗ thoáng, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở trước khi xe cấp cứu đến. Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hoặc các loại thuốc nào khác. Tránh di chuyển bệnh nhân bằng xe máy.
Trên đây là một vài lời khuyên dành cho bạn nếu gặp người xung quanh bị đột quỵ để biết cách mà xử lý kịp thời. Tuy nhiên, các dấu hiệu của đột quỵ não thường đến rất đột ngột, nên việc làm của chúng ta bây giờ là hãy phòng bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các sản phẩm tốt cho não để giúp tăng cường chức năng não bộ.
5. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
Để phòng ngừa đột quỵ điều quan trọng là cần thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ bà kiểm soát bệnh nền:
5.1. Thay đổi lối sống
Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa đột quỵ một cách hiệu quả và đáng tin cậy.
Các thực phẩm cần tránh
- Sản phẩm nhiều đường: Soda, kẹo, kem, đường kính,…
- Ngũ cốc đã được xay xát bỏ lớp cám: Bánh mì trắng, pasta làm từ lúa mạch được xay xát, gạo trắng…
- Chất béo chuyển hóa: trong bơ thực vật và các loại đồ ăn sẵn.
- Dầu tinh luyện: Dầu đậu nành, dầu hạt cải, …
- Thịt đã qua chế biến: xúc xích, thịt hun khói,…
Các thực phẩm nên ăn:
- Rau củ: Cà chua, súp lơ xanh, rau chân vịt, hành tây, súp lơ, cà rốt, dưa chuột,…
- Trái cây: Táo, chuối, cam, lê, dâu tây, nho, dưa, đào,….
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt Macadamia, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt bí,…
- Các loại đậu: Hạt đỗ, lạc, đậu lăng,…
- Các loại củ: Khoai tây, khoai lang, củ cải,…
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo nâu, bánh mì và pasta nguyên cám, yến mạch,…
- Cá và hải sản: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu, tôm, hàu, cua, sò,…
- Gia cầm: gà, vịt,…
- Trứng: Trứng gà, vịt và cút.
- Sản phẩm từ sữa: Pho mát, sữa chua, sữa chua Hy lạp.
- Rau thơm và gia vị: tỏi, basil, bạc hà, lá rosemary, lá sage, nutmeg, quế, tiêu,…
- Chất béo lành mạnh: quả bơ, dầu quả bơ, dầu ô liu,…
Kiểm soát lượng muối
- Để tránh ngăn ngừa tăng huyết áp và kiểm soát huyết áp tốt, bạn cần giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày xuống dưới 5g.
- Ở Việt Nam, việc kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn tương đối khó. Lượng muối mà bạn tiêu thụ không chỉ từ muối ăn mà còn từ các gia vị khác như nước mắm, nước tương,… Vì vật, khi nấu ăn, bạn hãy giảm thiểu các gia vị này.
Tập luyện thể dục
- Cần tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, cải thiện và hạn chế tác động của các bệnh tim mạch, huyết áp… (đây là các nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não).
- Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích, sức khỏe để tăng hứng thú khi tập luyện.
- Không nên tập quá nặng hoặc quá sức vì có thể gây hại cho cơ thể bạn.
Quản lý cân nặng
- Để giảm nguy cơ mắc đột quỵ bạn cần kiểm soát cân nặng, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 kg/m2.
- Để quản lý cân nặng, bạn không chỉ cần tập thể dục mà còn cần kết hợp chế độ ăn hợp lý ở trên.
Hạn chế rượu, bia
Sử dụng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não. Dưới đây là lưu ý lượng rượu bạn có thể uống trong một ngày:
- Với rượu mạnh (có nồng độ 40%) có thể dùng khoảng 44 mL
- Với bia (có nồng độ 5%) có thể dùng khoảng 355 mL (1 lon)
- Với rượu vang (có nồng độ 12%) có thể dùng khoảng 148 mL
Không sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích
Ma túy và các chất kích thích khác không chỉ làm tổn hại đến thần kinh mà còn gây ra những tổn thương về tim mạch, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.
- Việc hút thuốc lá trực tiếp hay hút thuốc lá thụ động đều gây tổn hại rất nhiều tới sức khỏe. Thuốc lá làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch huyết áp, tổn thương các mạch máu, dễ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộ.
- Vì thế cần bỏ thuốc lá sớm nhất có thể để bảo vệ bạn và người thân.
Giữ an toàn cho vùng đầu
- Khi tham gia giao thông hay các môn thể thao mạo hiểm, bạn cần chú ý đội nón bảo hiểm để bảo vệ cho vùng đầu.
- Khi xếp đồ đạc trên cao cần để gọn gàng hoặc buộc giữ cẩn thận tránh bị rơi xuống đầu.
- Với trẻ em, vì xương sọ còn mềm nên bạn cần phải hết sức cẩn thận với các tai nạn té ngã gây ra đập đầu xuống sàn, vì có thể gây ra xuất huyết não. Khi gặp trường hợp này nếu thấy trẻ có hiện tượng chóng mặt, buồn nôn cần đưa đi bệnh viện để kiểm tra.
5.2. Kiểm soát bệnh nền
Một số bệnh nền cần chú ý kiểm soát tránh gây ra tình trạng đột quỵ xuất huyết não như:
- Kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân bị cao huyết áp. Duy trì huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg bằng cách sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp mà bác sĩ kê đơn.
- Nếu bạn dùng warfarin, hay những loại thuốc chống đông máu khác phải tuân thủ đúng liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc tăng liều. Thực hiện khám bệnh định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
- Kiểm soát mỡ máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuy nhiên, với bệnh phình động mạch hoặc dị dạng động mạch thường khó phát hiện, vì không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trước khi xuất huyết xảy ra. Nên việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh rất khó khăn.
5.3. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bên cạnh các biện pháp kể trên, giới chuyên gia còn khuyên người bệnh có thể kết hợp bổ sung các sản phẩm thảo dược. Đây là một trong những cách chủ động phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả mà lại an toàn. Hiện xu hướng này đang được nhiều người dùng lựa chọn, tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược Đông y giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu lên não, phòng đột quỵ an toàn chính là Bonaobido+.
Sản phẩm có nguồn gốc 100% tự nhiên, là sự kết hợp giữa bài thuốc cổ truyền và công nghệ hiện đại để bào chế như:
- Đương quy: bổ khí thông huyết, thông huyết, hoạt huyết, giúp tăng cường máu lưu thông lên não. Ngoài ra còn có tác dụng cho đau nhức xương khớp toàn thân.
- Xuyên khung: thiếu máu thường là nguyên nhân gây ra các triệu chứng: nhức đầu, hoa mắt. Xuyên khung có tác dụng bổ huyết, cung cấp lượng máu lên não, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau.
- Hoài sơn: có tác dụng bổ, chữa các triệu chứng không tiêu, di tinh, đau thắt lưng, hoa mắt.
- Ngưu tất: có tác dụng hoạt huyết, điều hòa giúp máu huyết lưu thông, có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp tê bì chân tay.
- Hồng hoa: có tác dụng thông mạch, phá các huyết ứ, hoạt huyết giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp sinh huyết mới. Ngoài ra có thành phần flavonoid giúp làm bền thành mạch, chống viêm.
- Nữ trinh: Chủ trị đau lưng mỏi lưng gối tê tai, mắt mờ, tóc bạc, chóng mặt buồn nôn.
Như vậy, Bonaobido+ có công dụng làm thông thoáng lòng mạch, giảm áp lực cho những bệnh cao huyết áp và người có nguy cơ bị tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, nhức đầu, đau đầu chóng mặt, mất thăng bằng, hay quên do bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Đồng thời, sản phẩm còn giúp hoạt huyết dưỡng não, làm tăng lưu lượng tuần hoàn cung cấp máu cho não, tăng cường trí nhớ và phục hồi các chức năng não bộ.
Sản phẩm rất tiện dụng và có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi, dùng cho mọi đối tượng, đặc biệt là người già có nguy cơ cao (từ 55 tuổi). Đặc biệt, khi kết hợp Bonaobido+ với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp và có lối sống khỏe mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau đầu, chóng mặt… được suy giảm tốt và nhanh hơn.
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời
Mục tiêu của phục hồi chức năng là cải thiện hoặc phục hồi các kỹ năng nói, nhận thức, vận động hoặc cảm giác… để người bệnh có thể thực hiện hoạt động sống bình thường nhất có thể.
Kỹ năng nói và nuốt
Các bác sĩ chuyên khoa về ngôn ngữ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi khả năng giao tiếp và nuốt sau đột quỵ. Điều này cũng giúp cải thiện các kỹ năng liên quan như đọc và viết. Trong liệu pháp ngôn ngữ, việc thực hành các kỹ thuật sẽ giúp người bệnh học lại hoặc tìm các phương pháp thay thế để giao tiếp.
Các kỹ thuật được sử dụng:
Kỹ năng nói: Nếu bệnh nhân gặp các vấn đề trong giao tiếp, chẳng hạn như mất khả năng xây dựng câu, hiểu hoặc nhớ từ, bác sĩ trị liệu sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện kỹ năng này. Ví dụ, các bài tập thở và nhịp để cải thiện khả năng hình thành câu và phối hợp lời nói. Nghĩa của từ khi được lặp lại giúp bệnh nhân xây dựng các đường dẫn thần kinh mới giữa các từ và nghĩa của chúng.
Kỹ năng nuốt: Một số kỹ thuật được sử dụng để cải thiện khả năng nuốt bao gồm xác định vị trí cơ thể, các bài tập tăng cường lưỡi và điều chỉnh chế độ ăn uống. Bác sĩ trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cách chuẩn bị thức ăn, vận động cơ nuốt và ngồi đúng tư thế để giúp bệnh nhân nuốt dễ dàng hơn.
Các bài tập thở và nhịp để cải thiện khả năng hình thành câu và phối hợp lời nói.
Những lợi ích thu được:
Học cách nói lại cũng giống như học một ngôn ngữ mới. Cần thực hành nhiều để các liên kết từ vựng trở nên mạnh mẽ hơn, đồng thời cải thiện kỹ năng hội thoại và hiểu của người bệnh. Những kỹ năng giao tiếp này rất cần thiết cho các mối quan hệ, công việc và các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Kỹ năng nuốt giúp người bệnh tránh được các vấn đề về nghẹt thở, suy dinh dưỡng và cảm giác xấu hổ liên quan đến việc không thể nuốt được.
Vật lý trị liệu
Đột quỵ có thể làm suy yếu các cơ ở một bên cơ thể và làm giảm chuyển động của khớp. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phối hợp các hoạt động của cơ thể, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, vận động. Nhiều trường hợp, người bệnh cũng có thể bị đau co thắt cơ khi vận động.
Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh học cách cân bằng và tăng cường cơ bắp. Họ cũng có thể giúp kiểm soát tình trạng co thắt cơ bằng các bài tập kéo giãn cơ.
Các kỹ thuật được sử dụng:
Vật lý trị liệu cho đột quỵ thường bao gồm bài tập sức mạnh, khả năng vận động và các bài tập chuyển động. Các bài tập giúp cải thiện chức năng của các chi bị suy giảm bằng các kỹ thuật tái tạo vận động.
Vật lý trị liệu cho đột quỵ.
Những lợi ích thu được:
Vật lý trị liệu giúp kích thích các cơ và dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng ngay cả khi bệnh nhân chưa thể vận động lại.
Khi bệnh nhân có thể di chuyển, vật lý trị liệu giúp đào tạo lại não và lấy lại quyền kiểm soát cơ thể.
- Bài tập cân bằng và phối hợp giúp tránh bị ngã
- Các bài tập vận động và thiết bị hỗ trợ cho phép thực hiện lại các hoạt động hàng ngày.
Liệu pháp thần kinh
Các liệu pháp thần kinh giúp cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức và vận động do tổn thương não và dây thần kinh do đột quỵ. Các liệu pháp này có thể cải thiện khả năng phục hồi và giảm các triệu chứng.
Các kỹ thuật được sử dụng:
Kích thích não bằng điện từ là một phương pháp điều trị thần kinh mới, đầy hứa hẹn cho bệnh nhân đột quỵ. Liệu pháp không xâm lấn, kích thích các tế bào thần kinh để kích thích sự dẻo dai của dây thần kinh và chữa lành não.
Kích thích não bằng điện từ.
Các bài tập trí não để phục hồi đột quỵ cũng có thể được đưa vào kế hoạch điều trị của người bệnh. Chúng bao gồm các câu đố trí não, câu đố, âm nhạc và các dự án sáng tạo.
Các bài tập trí não để phục hồi đột quỵ gồm các câu đố trí não, câu đố, âm nhạc…
Những lợi ích thu được:
Tính linh hoạt thần kinh của não bộ cho phép chúng thay đổi, thích nghi và học hỏi các hành động mới.
Kích thích não bằng điện từ giúp bệnh nhân đi lại và vận động tốt hơn sau đột quỵ
Các bài tập não giúp cải thiện chức năng nhận thức của bạn.
Trị liệu hành động
Trị liệu hành động tập trung vào việc phục hồi khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày hàng ngày của bệnh nhân, ví dụ như nấu ăn, lái xe, làm việc nhà và chải chuốt. Chuyên gia trị liệu cũng giúp bệnh nhân khắc phục những hạn chế về thể chất, thích nghi với không gian sống và tránh những lo lắng về an toàn.
Các kỹ thuật được sử dụng:
Huấn luyện cảm giác là một kỹ thuật thường được sử dụng trong trị liệu hành động để giúp người bệnh khi bị mất cảm giác và tri giác. Loại hình đào tạo này giúp khắc phục tình trạng suy giảm thị lực, các vấn đề về tri giác, hoặc liệt một bên.
Các hoạt động lặp đi lặp lại là một phương pháp khác được sử dụng để giúp những người sống sót sau đột quỵ học lại cách thực hiện các công việc cần thiết. Ví dụ: nhà trị liệu của bạn có thể chia nhỏ các nhiệm vụ thành các hoạt động đơn lẻ (ví dụ: đập vụn, đánh trứng,…) và yêu cầu bạn lặp lại từng hoạt động. Sau đó, bạn thực hành thực hiện các hoạt động theo trình tự cho đến khi bạn thành thạo kỹ năng.
Các hoạt động đơn giản giúp trị liệu sau đột quỵ
Những lợi ích thu được:
Mục tiêu chính của liệu pháp này là phục hồi khả năng hoạt động độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn sau đột quỵ.
Liệu pháp gương
Liệu pháp soi gương là một kỹ thuật điều trị liệt hoặc yếu một bên. Chuyên gia trị liệu yêu cầu bạn di chuyển chân tay không bị ảnh hưởng và quan sát nó trong gương đặt trước ngực. Khi nhìn vào gương, não bị sẽ nhầm lẫn và nghĩ chuyển động trong gương là đang xảy ra với bên bị liệt. Cuối cùng, bạn có thể nhận thấy những cải thiện trong kiểm soát của mình đối với bên bị ảnh hưởng.
Các kỹ thuật được sử dụng:
Quá trình trị liệu bằng gương, hầu hết mọi người thực hiện các bài tập kỹ năng vận động cơ tay nhỏ, cánh tay và vận động trước gương.
Điều này không chỉ giúp cải thiện sức mạnh và sự phối hợp ở chi không bị ảnh hưởng, mà còn tăng cường khả năng kiểm soát vận động ở bên bị ảnh hưởng.
Trị liệu bằng gương.
Những lợi ích thu được:
Trong quá trình trị liệu bằng gương, não nhận biết bên bị ảnh hưởng đang chuyển động trong gương và bắt đầu ghi nhớ lại, như thể nó thực sự đang chuyển động. Qua một thời gian, quá trình này có thể cải thiện sức mạnh và khả năng vận động ở bên yếu hoặc bị liệt của người bệnh.
Liệu pháp giải trí
Giống như liệu pháp hành động, liệu pháp giải trí giúp người bệnh quay trở lại các hoạt động yêu thích hoặc học những hoạt động mới, đặc biệt là các hoạt động giải trí. Các nhà trị liệu giúp người bệnh dành thời gian giải trí để làm những việc cải thiện tâm trạng hoặc mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Các kỹ thuật được sử dụng:
Các nhà trị liệu giải trí sử dụng nhiều kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp vật lý trị liệu, lời nói và vận động để giúp người bệnh tham gia thành công các hoạt động giải trí.
Người bệnh sử dụng các kỹ năng giao tiếp từ liệu pháp ngôn ngữ để tương tác với người khác và các khả năng thể chất thu được từ các liệu pháp vật lý trị liệu và vận động để thực hiện các hoạt động.
Ví dụ, nếu bạn thích chơi bài với bạn bè của mình, chuyên gia trị liệu giải trí có thể giúp bạn xây dựng lại các kỹ năng xào bài, chia bài, chơi và giao tiếp.
Giao tiếp với bạn bè, người thân.
Những lợi ích thu được:
Có thể thực hiện sở thích giúp người bệnh có cảm giác hài lòng. Các hoạt động giải trí mang lại ý nghĩa và mục đích cho thời gian của người bệnh, giúp người bệnh tận hưởng cuộc sống.
Trả lời:
Thay đổi trọng tâm cơ thể
Một trong những bài tập tốt nhất cho biến chứng sau đột quỵ co cứng cơ là thường xuyên thay đổi trọng tâm cơ thể.
Điều này đặc biệt hữu ích cho những người bị giảm khả năng giữ thăng bằng khi ngồi sau đột quỵ.
Cách thực hiện:
Ngồi trên ghế với tư thế thẳng lưng
Từ từ chuyển trọng tâm cơ thể sang một bên và giữ trong vài giây
Di chuyển trọng tâm trở lại vị trí ban đầu
Từ từ chuyển trọng tâm sang phía đối diện và giữ trong vài giây
Quay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại 6 đến 10 lần cho mỗi bên
Bài tập thay đổi trọng tâm cơ thể.
Kéo căng xương bả vai
Sự củng cố các cơ vai là rất quan trọng để hỗ trợ các cơ và khớp nhỏ ở chi trên. Bài tập kéo xương bả vai này có thể giúp giảm bớt độ cứng do co cứng cơ ở cánh tay và bàn tay của bạn.
Cách thực hiện:
Ngồi trên ghế và mở rộng cánh tay của bạn về phía trước ngang vai (nếu có thể)
Chắp hai tay vào nhau và hơi cúi cổ về phía trước
Khi cảm thấy căng cơ nhẹ nhàng, hãy giữ nguyên tư thế trong vài giây
Trở lại tư thế đầu tiên, từ từ đặt cánh tay xuống và thư giãn trong vài giây
Lặp lại từ 6 đến 10 lần.
Bài tập kéo căng xương bả vai.
Bài tập bóp bóng
Bài tập này giúp giảm độ cứng cơ ở các ngón tay, xây dựng sức mạnh và sự khéo léo cho bàn tay, từ đó sẽ cải thiện khả năng cầm nắm và buông bỏ đồ vật. Người bệnh sẽ cần 1 quả bóng trị liệu nhỏ để thực hiện bài tập:
Giữ quả bóng trong lòng bàn tay bị ảnh hưởng
Gập các ngón tay lên quả bóng và bóp nó, giữ trong vài giây, sau đó thả ra.
Lặp lại tối đa 20 lần liên tiếp hoặc thực hiện 2 hiệp 10 lần.
Bài tập bóp bóng.
Bài tập kẹp bóng
Bài tập kẹp bóng này có thể giúp giảm độ cứng ở ngón tay và cải thiện khả năng cầm nắm đồ vật. Hãy tiếp tục sử dụng quả bóng ở bài tập bóp bóng.
Cách thực hiện:
Giữ quả bóng bằng bàn tay bị ảnh hưởng với ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa
Nhẹ nhàng bóp quả bóng bằng cách sử dụng các đầu ngón tay đó
Giữ bóp trong vài giây, sau đó thư giãn
Lặp lại tối đa 20 lần liên tiếp hoặc thực hiện 2 hiệp 10 lần.
Bài tập kẹp bóng.
Bài tập cuộn cổ tay
Bài tập này có thể giúp xây dựng sức mạnh cho cơ ở cổ tay và cải thiện các kỹ năng vận động. Điều này giúp bạn thực hiện được nhiều công việc hàng ngày như đánh răng, cầm bút và sử dụng kéo.
Bài tập này sẽ cần một chai nước đầy, một chiếc ghế và một cái bàn.
Cách thực hiện:
Ngồi trên ghế gần bàn.
Đặt cánh tay bị ảnh hưởng lên mặt bàn.
Đặt chai nước vào bàn tay bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ tay bị ảnh hưởng bằng cách nắm chặt cổ tay bằng tay còn lại.
Từ từ dùng cổ tay cuộn tròn chai nước, sau đó thả ra phía sau.
Lặp lại 4 đến 5 lần.
Bài tập cuộn cổ tay.
Tập chạm và nắm bắt đồ vật
Bài tập này có thể giúp tăng khả năng chạm vào các đồ vật trước mặt và xây dựng sức mạnh ở vai, khuỷu tay, cổ tay.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng trên ghế trước bàn
Đặt cánh tay bị ảnh hưởng lên bàn, thẳng ra trước mặt bạn
Mở rộng cánh tay, khuỷu tay, bàn tay và các ngón tay về phía trước như thể bạn đang với lấy một đồ vật
Nắm tay ở điểm xa nhất trong tầm với của bạn, sau đó kéo tay về phía cơ thể
Lặp lại tối đa 20 lần.
Tập chạm và nắm bắt đồ vật.
Nằm nghiêng gập hông
Bài tập này sẽ có ích nếu tình trạng co cứng cơ làm suy yếu hoặc căng cứng cơ hông, là bài tập chuẩn bị trước khi tập đi lại và giúp bạn dễ dàng thay đổi tư thế khi nằm hơn.
Cách thực hiện:
Nằm nghiêng trên sàn, với tư thế thoải mái
Gập đầu gối về phía trên và di chuyển nó về phía mặt của bạn cho đến khi không co lại được nữa. Bạn có thể tựa đầu gối trên sàn
Duỗi thẳng chân ra sau và đặt lên trên chân bên dưới
Lặp lại 15 đến 20 lần, rồi đổi bên.
Đảm bảo giữ thẳng chân bên dưới trong suốt thời gian bạn thực hiện bài tập này.
Tập nghiêng gập hông.
Duỗi thẳng đầu gối
Đầu gối co cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát thăng bằng và đi lại, làm bạn có khả năng bị chấn thương do té ngã. Bài tập duỗi thẳng đầu gối có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Đây là một bài tập nâng cao, vì vậy bạn có thể thấy nó khó khăn lúc đầu. Nếu bạn thấy đau khi tập, hãy ngừng thực hiện bài tập này và nói chuyện với chuyên gia vật lý trị liệu.
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng trên ghế, đầu gối cong và bàn chân đặt trên sàn
Nâng chân trái của bạn lên và duỗi thẳng về phía trước, giống như bạn đang nhẹ nhàng đá một quả bóng trước mặt
Từ từ di chuyển chân của bạn trở lại sàn
Lặp lại 4 đến 5 lần với mỗi chân.
Bài tập duỗi thẳng đầu gối.
Trên đây là 8 bài tập hỗ trợ bạn giảm co cứng cơ sau đột quỵ. Từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ của cơ thể. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên tập luyện để cơ thể nhanh chóng hoạt động bình thường trở lại.
Trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty sản xuất thuốc Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.