Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình do dây thần kinh số 8 bị tổn thương. Hội chứng gây ra tình trạng chóng mặt, đau đầu, ù tai, hoa mắt… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Bệnh tiền đình là tình trạng rối loạn hệ thống cân bằng của cơ thể. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, rối loạn tiền đình được chia làm 2 dạng chính:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ, bệnh nhân chóng mặt và mất thăng bằng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Phần lớn người bệnh tiền đình thuộc nhóm này.
- Rối loạn tiền đình trung ương: Do các tổn thương nhân tiền đình ở tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy, nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn rối loạn tiền đình ngoại biên.
2. Nguyên nhân chính
Bệnh tiền đình chia làm 2 loại bao gồm rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương với các biểu hiện như:
- Chóng mặt khi thay đổi tư thế
- Nặng hơn thì cơn chóng mặt còn kèm theo nôn ói, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Hiện có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn tiền đình, có thể kể đến như:
Đối với bệnh tiền đình ngoại biên, bệnh thường xuất phát từ những nguyên nhân
- Viêm dây thần kinh tiền đình do virus, vi khuẩn gây ra
- Rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, suy giáp
- Viêm tai giữa, phù nề vùng tai trong
- U dây thần kinh số 8
- Tác dụng phụ của thuốc, rượu, thuốc lá
- Say tàu xe, chứng song thị
Đối với bệnh tiền đình trung ương
Đây thường là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do:
- Xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ
- Thiểu năng tuần hoàn sống nền
- Tụt huyết áp tư thế
- U, nhồi máu tiểu não
- Hội chứng Wallenberg, nhức đầu Migraine
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa cột sống
3. Đối tượng nào dễ bị bệnh tiền đình
Thông thường, đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hoá, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến ở người trưởng thành. Người trẻ dễ bị thường là do làm việc trong môi trường áp lực cao, thường xuyên bị căng thẳng. Việc căng thẳng, stress khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormone Cortisol – nguyên nhân làm tăng cao các bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có tiền đình. Đây cũng là lý do mắc bệnh tiền đình ở dân văn phòng… ngày càng tăng cao.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng rất dễ bị rối loạn tiền đình. Nguyên nhân có thể là do tình trạng ốm nghén khiến thai phụ chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, gây thiếu máu lên não làm thai phụ dễ chóng mặt. Đồng thời yếu tố tâm sinh lý thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình.
Vậy nên, khi bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh tiền đình, thì hãy đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách nếu bạn thật sự bị tiền đình.
4. Triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương thường có triệu chứng giống nhau và rất phức tạp. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể thay đổi ở từng bệnh nhân. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh tiền đình như:
Hoa mắt, chóng mặt
- Cảm giác quay cuồng, cảm giác con người hoặc không gian chuyển động
- Các triệu chứng có thể xuất hiện khi ngồi yên, nằm hoặc khi cử động
- Cảm giác lâng lâng, lơ lửng hoặc rung rinh
- Cảm giác bị đè nặng hoặc bị kéo theo một hướng
Cảm giác mất cân bằng và định hướng không gian
- Mất cân bằng, vấp ngã, khó đi thẳng hoặc khi chuyển hướng
- Vụng về hoặc khó phối hợp các động tác
- Khó khăn trong việc duy trì tư thế thẳng; đầu có thể bị nghiêng sang một bên
- Xu hướng nhìn xuống để xác nhận vị trí của mặt đất
- Có xu hướng chạm hoặc giữ vào vật gì đó khi đứng hoặc giữ đầu khi ngồi
- Nhạy cảm với những thay đổi của bề mặt đi bộ hoặc giày dép
- Khó khăn khi đi trong bóng tối
- Đau cơ và khớp (do khó giữ thăng bằng)
Rối loạn thị giác
- Khó lấy nét hoặc theo dõi các đối tượng bằng mắt; các đối tượng dường như nhảy, nảy, mờ hoặc có thể xuất hiện gấp đôi
- Khó chịu khi xung quanh có quá nhiều hình ảnh như khi tham gia giao thông, đám đông, cửa hàng
- Nhạy cảm với ánh sáng, độ chói và ánh sáng chuyển động hoặc nhấp nháy; đặc biệt ánh sáng đèn huỳnh quang
- Nhạy cảm với các loại màn hình máy tính và TV kỹ thuật số
- Có xu hướng tập trung vào các đối tượng ở gần; cảm thấy khó chịu khi phải nhìn ở khoảng cách xa
- Nhận thức độ sâu kém
Rối loạn thính giác
- Mất thính lực; thính giác méo mó hoặc dao động
- Ù tai (tiếng đổ chuông, gầm rú, vo ve hoặc các tiếng ồn khác trong tai)
- Nhạy cảm với tiếng ồn lớn hoặc môi trường
- Âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Rối loạn nhận thức
- Khó tập trung và chú ý; dễ dàng bị phân tâm
- Hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn
- Lú lẫn, mất phương hướng, khó hiểu hướng dẫn hoặc chỉ dẫn
- Khó hiểu các cuộc trò chuyện, đặc biệt khi có tiếng ồn xung quanh hoặc chuyển động
- Mệt mỏi về tinh thần và thể chất
Biểu hiện khác
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Cảm giác “nôn nao” hoặc “say sóng” trong đầu
- Say tàu xe
- Cảm giác đầy tai
- Đau tai
- Nhức đầu
- Nói lắp
5. Cách phòng ngừa bệnh tiền đình?
Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, thì ngay từ bây giờ, bạn nên:
- Thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.
- Đối với người cao tuổi khi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột thì nên đưa đi viện gấp. Đồng thời, người bệnh nên tích trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như tăng huyết áp, tăng mỡ máu.
- Người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch thì cần chú ý ăn uống, kiêng khem.
Để hạn chế bị rối loạn tiền đình, thì bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây:
- Thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh lý và có phương pháp điều trị, phòng ngừa đúng cách và kịp thời
- Giảm trạng thái căng thẳng tinh thần, thư giãn trước và sau những giờ làm việc mệt mỏi, kéo dài. Tập thể dục hằng ngày giúp giảm căng thẳng, nên duy trì 20 – 30 phút mỗi ngày và tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga…
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ tiếng mỗi ngày có thể tránh được tình trạng mệt mỏi, đau đầu, stress và giúp công việc trong ngày đạt hiệu quả tốt hơn.
- Không nên ăn hoặc uống quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, nóng thay vào đó là rau quả và đồ mát và không quá nhiều muối trong món ăn. Hạn chế hoặc không dùng rượu bia, các thức uống có chất kích thích như cafein…
- Không nên hút thuốc và sử dụng đồ uống có gas và cồn như rượu bia, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và cho sự hoạt động của não.
Phòng ngừa bệnh tiền đình với Bonaobido
Bonaobido+ là sản phẩm Đông y được bào chế dựa trên bài thuốc cổ phương, các vị thuốc có trong Bonaobido+ như Đương quy, Xuyên khung, Hoài sơn, Ngưu Tất, Hồng hoa, và Nữ trinh đều có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng tiền đình, đau đầu, hoa mắt… hiệu quả.
Đặc biệt, sản phẩm còn chắt lọc những điểm ưu việt của bài thuốc cổ truyền, gia giảm thành phần sao cho phù hợp với thể trạng người dùng hiện đại nên đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, không gây tác dụng phụ đối với cơ thể. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiền đình, sử dụng Bonaobido+ thường xuyên còn giúp hoạt huyết dưỡng não, tăng cường trí nhớ.
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời:
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Trả lời:
1. Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi tiền đình yếu, hay bị chóng mặt, đau đầu thì bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu acid folic, chất xơ và các loại vi khoáng cần thiết.
- Thực phẩm giàu acid folic: rau chân vịt, bánh mì, đậu trắng, đậu phộng
- Thực phẩm giàu chất xơ: bông cải xanh, măng tây, cải bó xôi, súp lơ, cà chua, bí ngô, đậu bắp.
- Thực phẩm giàu các vitamin B6: thịt gà (không lấy da), cá, các loại trái cây như táo chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân và các loại ngũ cốc.
Nhóm thực phẩm giàu Axit Folic
- Thực phẩm giàu vitamin C: cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa và các loại rau quả như rau cải xoăn, súp lơ xanh, cà chua và ớt đỏ.
Thực phẩm giàu vitamin C
- Thực phẩm giàu vitamin D: thịt, cá, trứng, sữa và các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành.
- Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
Đặc biệt lưu ý, khi bị tiền đình yếu thì nên hạn chế các thực phẩm chứa chất kích thích, không lành mạnh như:
- Caffeine làm tăng chứng ù tai
- Rượu, bia gây ra các cơn đau đầu
Rượu, bia là nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu
- Nicotine trong thuốc lá làm giảm lượng máu cung cấp đến tai
- Chất béo như mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem… dễ làm tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến tiền đình
2. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Khi bị tiền đình yếu, ngoài việc thay đổi chế độ ăn thì bạn cũng nên thay đổi luôn thói quen sinh hoạt.
Về tập luyện
Nên tập các bài tập chữa rối loạn tiền đình (có thể tham khảo ý kiến chuyên gia) kết hợp vận động thể dục thể thao mỗi ngày với bộ môn phù hợp thể trạng của bản thân như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga và tập dưỡng sinh.
Những bài tập Yoga hỗ trợ giảm nhanh những cơn đau đầu hiệu quả
Về sinh hoạt
Bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tránh thức khuya để cơ thể không bị kiệt sức. Không thay đổi tư thế đột ngột, để gối cao vừa phải khi ngủ để máu tuần hoàn tốt hơn.
Trong công việc
Tránh làm việc hoặc ngồi quá lâu trước máy tính trong thời gian dài. Cứ 1-2 tiếng, bạn nên đứng dậy đi lại, tránh gây căng thẳng cho thần kinh. Nếu thấy chóng mặt, mất thăng bằng thì nên nằm xuống nghỉ ngơi. Nếu bị căng thẳng có thể giải tỏa bằng cách đi xem phim, nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, gặp gỡ bạn bè…
3. Trị liệu tại nhà với y học cổ truyền
Bạn có thể thực hiện một số mẹo dân gian như massage, xoa bóp để giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do tiền đình yếu gây ra.
- Xoa bóp và bấm huyệt vùng trán. Dùng tay ấn vào các huyệt giữa hai lông mày tản lên phía trên đầu và lan sang hai bên thái dương. Khi xoa bóp, bạn miết chặt tay vùng tráng để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Xoa bóp ấn huyệt trị liệu rối loạn tiền đình
- Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu. Dùng 5 ngón tay nhấn vành tai trên và lần lần tản qua các vùng trên đỉnh đầu và ngược lại.
- Xoa bóp ổ mắt. Dùng hai ngón cái ấn nhẹ và giữ vùng hốc mắt, rồi dần dần kéo ngón tay xéo lên nhấn và giữ ở đầu cùng chân mày.
Khi thực hiện bấm huyệt, xoa bóp, bạn nên thực hiện mỗi động tác khoảng 20 lần, khoảng 5-10 phút mỗi ngày.
Ngoài xoa bóp, bấm huyệt, thì bạn nên ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược khi đi làm về. Chân là bộ phận chứa nhiều huyệt đạo, vì thế nếu ngâm chân khoảng 10 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng chất lượng giấc ngủ, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và tránh bệnh tật.
Về cơ bản, rối loạn tiền đình không gây ra nguy hiểm tính mạng nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác. Điển hình như:
- Việc đi lại hàng ngày gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi khiến sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng vì điều này mà lười vận động từ đó dễ mắc các bệnh lý khác
- Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu gây cản trở khả năng tập trung khi làm việc, hệ lụy là số lượng và chất lượng công việc suy giảm
- Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh
- Gặp tai nạn khi tham gia giao thông
- Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực
Trả lời: Dưới đây là tên bài tập và công dụng chính mời bạn theo dõi:
1. Vạn bộ trường sinh
Làm mạnh thận âm và thận dương, khắc phục các chứng bệnh về xương khớp (do thận chủ trị về xương khớp), các chứng đau mỏi lưng, tiểu đêm, yếu sinh lí…
Bài tập vạn bội trường sinh
2. Ngũ hành động công
Bồi bổ, nâng cấp toàn bộ lục phủ ngũ tạng gồm: Tim, gan, lá lách, phổi, thận, dạ dày, mật, ruột non, ruột già, bàng quang…
Bài tập này tuân thủ triệt để thuyết “Ngũ hành tương sinh” của vũ trụ áp dụng vào bên trong cơ thể.
3. Hít thở năng lượng vũ trụ
Làm mạnh lục phủ ngũ tạng, thông khí huyết. Tăng nội lực cơ thể bên trong, thu nhận năng lượng vũ trụ bên ngoài. Thích hợp cho bệnh nhân nan y khó vận động. Tập luyện hàng ngày đem lại hiệu quả rất tốt cho nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
Tập hít thở mỗi ngày rất tốt cho sức khoẻ
4. Khí công trường thọ
Đây là 1 trong số các bài tập theo phương pháp dưỡng sinh trường thọ. Dưỡng sinh trường thọ là cách luyện tập bí truyền trong nội bộ giới thượng lưu cung đình của các triều đại phong kiến Trung Hoa, Tây Tạng, Ấn Độ… Có lịch sử lâu dài, mang lại hiệu quả đặc biệt: Mạnh thận khí, lợi tinh não, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, tỳ vị; Có tác dụng chống béo phì, nhuận da tóc, phòng ung thư, làm trẻ lâu, chống già nua, kéo dài tuổi thọ và sự minh mẫn. Do đó, chùm bài tập theo phương pháp này còn gọi là “Cải lão hoàn đồng”.
Trả lời:
Như đã nói, các triệu chứng của rối loạn tiền đình thường là chóng mặt, hoa mắt. Nếu sau vài giờ, vài ngày mà không còn triệu chứng, hoạt động bình thường thì bệnh không còn ảnh hưởng gì khác. Để biết được tình trạng của bệnh như thế nào thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp.
- Đối với người bệnh tiền đình ngoại biên có thể tự khỏi. Một số trường hợp khỏi rất nhanh, chưa đầy 1 tiếng, song cũng có nhiều người phải mất vài ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng mới hết. Vậy nên, nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh không liên quan đến bệnh lý của não thì có thể an tâm, hết triệu chứng là ổn.
Trong nhiều trường hợp rôi loạn tiền đình gây té ngã rất nguy hiểm
- Đối với bệnh tiền đình gốc trung ương, hoặc tiền đình kéo dài, tái đi tái lại thì phải tìm nguyên nhân, giải quyết nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể hết rối loạn tiền đình. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu chóng mặt, kèm theo cảm giác tê yếu tay chân, yếu mặt, khó nói… thì phải đi khám ngay