Tìm kiếm

Cách điều trị nước tiểu có cặn: Phương pháp dưỡng thận bảo vệ đường tiết niệu

Hình ảnh về nước tiểu màu cam đang có cặn

Nước tiểu là sản phẩm của quá trình bài tiết và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Những bất thường về màu sắc và tính chất của nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Nước tiểu có cặn là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở cả nam và nữ, khiến không ít người lo ngại. Nước tiểu có cặn có nguy hiểm không? Những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Đôi nét về nước tiểu có cặn

Hệ tiết niệu bài tiết nước tiểu để đào thải chất độc được tạo ra trong quá trình trao đổi chất và duy trì sự ổn định cho cơ thể. Ở trạng thái khỏe mạnh, nước tiểu thường trong và có màu vàng nhạt. Khi cơ thể mắc phải một bệnh lý nào đó, nước tiểu có thể bị vẩn đục, lắng cặn trắng, có màu sắc bất thường hoặc lẫn máu. 

Khi nước tiểu để lắng đọng trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ có một lớp vẩn đục lơ lửng ở giữa hoặc lắng xuống phần đáy dụng cụ chứa nước tiểu. Đây là hiện tượng bình thường do cặn Acid Uric, Urat natri hay Phosphat trong nước tiểu lắng đọng.

Tình trạng nước tiểu xuất hiện cặn được đánh giá là bất thường trong trường hợp: Nước tiểu đục có cặn trắng, nước tiểu lắng cặn trắng hoặc có màu như sữa, cặn trắng như vôi, cặn có màu cặn vàng, cam, đỏ, nâu, đen…

Các thành phần khiến nước tiểu xuất hiện cặn bao gồm: 

  • Tiểu dưỡng chấp: Sự rò rỉ từ hệ bạch mạch vào thận dẫn đến hình thành bệnh tiểu dưỡng chấp. Người mắc bệnh này sẽ có triệu chứng nước tiểu có cặn kèm theo màu nước tiểu đục như sữa hoặc giống nước vo gạo, có váng mỡ và phần dưới đáy nước tiểu lắng các mảng keo trắng như mỡ đông. 
  • Tiểu phosphate: Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nhiều phosphate được bài tiết ra nước tiểu. Khi tiểu tiện, người bệnh sẽ thấy nước tiểu có màu đục nước vo gạo và khi để lắng có hiện tượng lắng cặn như cặn vôi. Cần lưu ý, tiểu phosphate không phải là một bệnh lý nhưng nếu tình trạng này kéo dài kết hợp với uống ít nước sẽ dễ gây lắng đọng các tinh thể phosphate và hình thành sỏi thận. 

Nếu phát hiện nước tiểu đục có cặn trắng kèm theo các triệu chứng như đau buốt khi đi tiểu, trầm tích kéo dài, sốt, đau hông lưng, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

Hình ảnh về nước tiểu màu vàng đang có cặn
Nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước tiểu có cặn kèm theo các triệu chứng cụ thể khác, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. 

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Nước tiểu có cặn có thể là triệu chứng cảnh báo cho một số tình trạng bệnh lý mà cơ thể đang phải đối diện. 

  • Vấn đề về thận: Thận là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận như: Nhiễm trùng thận, sỏi thận, thận yếu… Một số triệu chứng kèm theo bao gồm: Tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỏi gối, đau lưng, chân tay run, răng yếu, xương khớp thoái hóa, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mất ngủ kéo dài, tinh thần mệt mỏi,… 
  • Vấn đề về bàng quang: Nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu gợi ý cho bệnh sỏi bàng quang. Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: cặn lắng màu sữa, nước tiểu đục, có máu hoặc mủ, đau buốt và nóng rát khi đi tiểu. 
  • Bệnh lý khác: Nước tiểu có cặn cũng là triệu chứng của các bệnh lý như viêm niệu đạo do Chlamydia, lậu hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp này, người bệnh có thể có các triệu chứng đi kèm như: Tiểu rắt, tiểu bị buốt, sốt, đau ở vùng hông lưng,… 
Hình ảnh về thận đang có vấn đề
Nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận

2.2. Nguyên nhân khác 

Bên cạnh các yếu tố bệnh lý, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nước tiểu có cặn bao gồm:

  • Mất nước: Khi bị tiêu chảy, nôn, sốt cao hoặc bổ sung không đủ lượng nước cần thiết, nước tiểu sẽ có màu sẫm và xuất hiện cặn trắng lơ lửng.
  • Thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc chứa nhiều Photpho như: Thuốc điều trị tiểu đường, Vitamin B, Vitamin C,… có thể dẫn đến tình trạng lắng cặn trong nước tiểu. 
  • Chế độ ăn uống: Những loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến tính chất của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm nước tiểu bị đục, nặng mùi hơn và dễ lắng cặn. Bên cạnh đó, rượu, sữa, nước cam, măng tây và củ cải đường cũng có khả năng làm nước tiểu đục, có cặn. 
Hình ảnh người phụ nữ đang sốt cao do mất nước
Mất nước do sốt cao có thể dẫn đến nước tiểu có cặn

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu có cặn

Người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn để có phương pháp điều trị phù hợp. 

3.1. Chẩn đoán nước tiểu có cặn

Trước khi đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên chuẩn bị trước các thông tin như: thời điểm tình trạng nước tiểu có cặn xuất hiện, các triệu chứng đi kèm, các thuốc bạn đang sử dụng (kèm liều lượng), các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, bệnh lý di truyền trong gia đình. 

Một số phương pháp phổ biến được áp dụng trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đây là một phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh thận và được sử dụng phổ biến nhất. Kết quả cho phép đánh giá mức độ thanh thải Creatinine trong máu bệnh nhân.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Hiện có 3 phương pháp xét nghiệm nước tiểu được sử dụng phổ biến bao gồm: Phương pháp trực quan, qua kính hiển vi, dùng que thử.
  • Các xét nghiệm khác: Một số xét nghiệm khác được sử dụng để đánh giá độ tổn thương của thận bao gồm: Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm,…
Hình ảnh về người bác sĩ đang xét nghiệm nước tiểu cho bệnh nhân
Xét nghiệm nước tiểu để xác định nguyên nhân gây nước tiểu có cặn

3.2. Điều trị nước tiểu có cặn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn là do chế độ ăn uống, thực phẩm hay do dùng thuốc, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn hoặc ngừng sử dụng thuốc thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường. 
  • Trong trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn là do bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc), vật lý trị liệu hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý.

Người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

4. Phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn

Cách đơn giản nhất để phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn chính là duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Điều này không chỉ giúp bạn hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, tiết niệu mà còn cân bằng được trạng thái tốt nhất cho sức khỏe. Một số biện pháp giúp phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn bao gồm:

  • Uống đủ nước: Việc bổ sung đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tạo sự thuận lợi để đào thải độc tố.
  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm bổ thận (quả mọng, táo, súp lơ, củ cải trắng,…). Hạn chế ăn các món đậm vị và giàu đạm.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiệu quả.

Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu và bài tiết chất thải qua nước tiểu. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn có thể là do chức năng thanh lọc của thận bị rối loạn.. Do đó, bạn có thể sử dụng các phương pháp bổ thận giúp thận khỏe mạnh, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng nước tiểu có cặn. Một số phương pháp bổ thận phổ biến có thể kể đến bao gồm:

  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe thận chứa thành phần thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của suy giảm chức năng thận.
  • Thức uống bổ thận từ thảo dược tại nhà: Sử dụng thảo dược giúp bổ thận là biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi chúng không chỉ mang lại hiệu quả tốt mà còn an toàn, lành tính. Bạn có thể tham khảo sử dụng một số thức uống giúp bổ thận từ các loại thảo dược như Râu ngô, Trà xanh, Nhân Trần, Trà kỷ tử,…
  • Thức ăn bổ thận: Trong thực đơn hằng ngày, bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giúp bổ thận như cá chứa nhiều Omega-3, lòng trắng trứng, bắp cải, các loại trái cây như táo, cam, việt quất;….

5. Tổng kết

Nước tiểu có cặn là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở cả nam và nữ. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, cần xác định chính xác nguyên nhân khiến nước tiểu xuất hiện cặn để có biện pháp điều trị phù hợp. Xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng các biện pháp bổ thận như thực phẩm chức năng, thuốc bổ thận, thực phẩm bổ thận,… là những phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn. 

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận giúp bổ thận, bạn có thể liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn chi tiết!

Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT thông qua việc kết hợp giữa công thức cổ truyền, các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên với công nghệ hiện đại đã cho ra đời những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hữu hiệu, phù hợp với cơ địa của người tiêu dùng. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe đạt chuẩn GMP-WHO theo quy định của Bộ Y tế. Với hơn 70 năm hình thành và phát triển, các sản phẩm của Dược Bình Đông đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng. 

Để được tư vấn các vấn đề sức khỏe và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ đến cho chúng tôi thông qua Hotline (028) 39 808 808 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, nhanh chóng nhất!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Nước tiểu có cặn trắng, đục như sữa, như vôi có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm tiểu dưỡng chấp, tiểu phosphate, và các vấn đề về thận và bàng quang. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm đau buốt khi đi tiểu, sốt, đau hông lưng.

Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn. Trong một số trường hợp, nước tiểu có cặn chỉ là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nhỏ và không đáng lo ngại như bị mất nước, do sử dụng một sốt loại thuốc hoặc chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng ở thận hoặc bàng quang hoặc các bệnh như viêm niệu đạo do Chlamydia, lậu hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, quan trọng nhất là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trả lời: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn là do chế độ ăn uống, thực phẩm hay do dùng thuốc, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn hoặc ngừng sử dụng thuốc thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường. 

Trong trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn là do bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tại đây các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý.

Trả lời: Nên đi khám bác sĩ khi nước tiểu có cặn trong những trường hợp sau:

  • Nước tiểu có cặn trắng, kèm theo đau khi đi tiểu, trầm tích kéo dài: Đây có thể là dấu hiệu của sỏi thận, cần được thăm khám ngay. 
  • Nước tiểu có cặn trắng, kèm theo sốt, đau lưng, buồn nôn, tiểu buốt: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, cần được điều trị kịp thời. 
  • Nước tiểu có cặn trắng, kèm theo tiểu ra máu: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như ung thư bàng quang, cần được chẩn đoán và điều trị chuyên khoa. 
  • Nước tiểu có cặn trắng kéo dài, không kèm theo triệu chứng khác: Nên đi khám để loại trừ khả năng mắc bệnh lý về thận hoặc đường tiết niệu. 

Trả lời: Cách đơn giản nhất để phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn chính là duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Điều này không chỉ giúp bạn hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, tiết niệu mà còn giữ được trạng thái tốt nhất cho sức khỏe. Một số biện pháp giúp phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn bao gồm:

  • Uống đủ nước: Việc bổ sung đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tạo sự thuận lợi để đào thải độc tố.
  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm bổ thận (quả mọng, táo, súp lơ, củ cải trắng,…). Hạn chế ăn các món đậm vị và giàu đạm.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiệu quả

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)