Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng bụng dưới, kèm theo mệt mỏi, đau lưng và đôi khi gây khó chịu, cản trở các hoạt động thường nhật. Ở một số người, đau bụng kinh có thể nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt trong vài ngày.
Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ cung cấp thông tin về các loại trà thảo dược giúp giảm đau bụng kinh tự nhiên và hiệu quả. Thêm vào đó, chúng tôi cũng mang đến cho chị em các phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà khác.
1. Đôi nét về đau bụng kinh và các mẹo giảm đau bụng kinh
1.1. Tổng quan về triệu chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”. Nguyên nhân chính gây ra cơn đau là do sự gia tăng Prostaglandin khiến tử cung co bóp mạnh mẽ để đẩy máu kinh ra ngoài. Chính những cơn co thắt này gây ra cảm giác đau quặn ở vùng bụng dưới. Các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy,… cũng xuất hiện khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu.
Đau bụng kinh thường xuất hiện trước và trong kỳ kinh, gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới, đôi khi lan ra lưng và đùi. Điều này khiến chị em mệt mỏi, chán ăn và khó tập trung. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người, từ nhẹ đến dữ dội và thay đổi theo từng thời điểm.
- Trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 ngày: Cơ thể phụ nữ thường báo hiệu bằng những cơn đau âm ỉ nhẹ, gián đoạn, như một lời nhắc về kỳ kinh sắp đến.
- Trong kỳ kinh nguyệt: Cơn đau trở nên rõ rệt hơn, có thể đau nhẹ, đau co thắt hoặc đau dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện liên tục hoặc gián đoạn, đôi khi lan rộng ra lưng và gây cảm giác mệt mỏi toàn thân. Vào giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt, các cơn đau sẽ giảm dần, cơ thể bạn nữ cũng thoải mái hơn.
Bên cạnh những cơn đau quặn bụng, đau bụng kinh còn khiến chị em phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác như đau lưng, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là tiêu chảy và buồn nôn. Những triệu chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày, khiến chị em khó tập trung vào công việc, học tập và các hoạt động xã hội.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, bao gồm sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, bệnh lý chế độ ăn uống không khoa học và sử dụng các dụng cụ tránh thai.
1.2. Đôi nét về các loại trà giảm đau bụng kinh
Từ xa xưa, trà đã được xem là một phương thuốc dân gian hữu hiệu để giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh. Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng nhiều loại trà, đặc biệt là trà thảo dược có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Polyphenol. Những chất này không chỉ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do mà còn có tác dụng giảm viêm, giảm co thắt cơ trơn, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Đặc biệt, trà còn giúp giảm triệu chứng đau bụng dưới, chuột rút và các triệu chứng khó chịu khác trong kỳ kinh nguyệt, giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon và thoải mái tinh thần.
Hiệu quả của việc uống trà có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người và mức độ đau bụng kinh. Thông thường, phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp đau bụng kinh nhẹ, không có các biểu hiện nghiêm trọng đi kèm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải cơn đau kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Uống trà giảm đau bụng kinh chỉ như một phương pháp hỗ trợ và cần kết hợp với các phương pháp điều trị y học để đảm bảo đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
2. Các loại trà giảm đau bụng kinh
Giảm đau bụng kinh chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Chị em có thể tự do lựa chọn giữa việc tự tay pha chế những ly trà thảo dược thơm ngon tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm hoặc sử dụng các sản phẩm trà túi lọc tiện lợi. Dù chọn cách nào, chị em cũng sẽ được trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời mà trà mang lại cho sức khỏe. Và hơn hết, một ưu điểm nổi bật của trà giảm đau bụng kinh là phù hợp với nhiều đối tượng và có tính an toàn cao.
2.1. Trà Gừng
Gừng có vị cay nồng và tính ấm, được xem là “vị cứu tinh” cho tình trạng đau bụng kinh. Thành phần của Gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, ổn định khí huyết, giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”.
Nguyên liệu: 1-2 lát Gừng tươi, 1-2 thìa cà phê Mật ong, 1 cốc nước ấm, 1 lát Chanh (tùy theo sở thích)
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch Gừng tươi, gọt vỏ và thái lát mỏng.
- Cho lát Gừng vào cốc, rót nước ấm vào và ngâm trong khoảng 5-10 phút
- Thêm Mật ong và Chanh vào cốc trà, khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện.
- Thưởng thức trà Gừng khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống đều đặn trong kỳ kinh sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể những cơn đau khó chịu.
Lưu ý: Không nên sử dụng Gừng với các loại thuốc như Coumarin hoặc Aspirin để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
2.2. Trà Quế
Quế không chỉ là một loại gia vị thơm ngon mà còn là “bài thuốc” tự nhiên giúp chị em giảm đau bụng kinh hiệu quả. Nhờ khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, Quế giúp làm dịu các cơn đau quặn thắt, hỗ trợ tiêu hóa và ổn định đường huyết. Bạn có thể thêm Quế vào trà, cà phê hoặc sử dụng để nấu ăn.
Nguyên liệu: 1 thìa cà phê bột Quế, 1 cốc nước nóng, 1-2 thìa cà phê Mật ong (tùy thích).
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho bột Quế vào cốc, rót nước nóng vào và khuấy đều.
- Thêm Mật ong vào cốc trà, khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện.
- Uống trà Quế ấm khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3. Trà Hoa cúc
Trà Hoa cúc chứa Glycine giúp làm dịu các cơn co thắt, giảm đau hiệu quả. Hương thơm dịu nhẹ cùng tác dụng chống viêm của Hoa cúc còn giúp bạn thư giãn, cải thiện giấc ngủ và giảm sưng đau.
Nguyên liệu: 10g Hoa Bạch Cúc khô, 30ml Mật ong
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch Hoa cúc, để ráo nước.
- Chưng hấp Hoa cúc: Cho Hoa cúc vào xửng hấp, chưng khoảng 10-15 phút cho hoa mềm.
- Sau khi chưng, cắt bỏ phần cùi, chỉ lấy cánh hoa đem phơi khô. Bảo quản Hoa cúc khô trong bình thủy tinh kín.
- Pha trà:
- Cho một lượng Hoa cúc khô vừa đủ vào ly.
- Tráng sơ qua Hoa cúc bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
- Rót nước sôi vào ly, đậy nắp và ủ trong khoảng 3-5 phút cho trà ngấm đều.
- Thêm Mật ong và khuấy đều nếu thích.
Bạn có thể dùng Trà Hoa cúc kèm với Hạt sen để tăng thêm hương vị.
2.4. Trà Ngải cứu
Với thành phần giàu các hợp chất có lợi, Ngải cứu từ lâu đã được xem là “bài thuốc” tự nhiên giúp giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Bạn có thể pha trà Ngải cứu theo các bước sau:
Nguyên liệu: 30g Ngải cứu khô, 950ml nước lọc, Mật ong hoặc đường (tùy thích).
Cách làm:
- Chuẩn bị bằng cách cho 30g Ngải cứu khô vào ấm đun và đổ 950ml nước lọc vào ấm.
- Đặt ấm lên bếp và đun sôi.
- Sau khi nước sôi, tắt bếp và ngâm Ngải cứu trong khoảng 10 phút.
- Loại bỏ bã Ngải cứu, giữ lại phần nước trà.
- Cho thêm Mật ong hoặc đường vào trà theo khẩu vị, khuấy đều cho tan.
- Rót trà ra cốc và thưởng thức.
Lưu ý: Để tránh vị đắng, bạn không nên ngâm Ngải cứu quá lâu trong nước sôi. Nên uống nước Ngải cứu 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước kỳ kinh để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn và màu sắc máu kinh đỏ hơn.
2.5. Trà Thì là
Theo y học cổ truyền, Thì là có tác dụng điều hòa khí âm và dương trong cơ thể. Theo một nghiên cứu của ngành y học hiện đại ở Iran, kết hợp hỗn hợp tinh dầu Thì là và vitamin E giúp làm giảm sản xuất Prostaglandin, từ đó giảm đau bụng kinh.
Chị em có thể tham khảo cách pha trà Thì là giúp giảm đau bụng kinh dưới đây:
Nguyên liệu:
- 1 ly nước lọc.
- 1 thìa cà phê hạt Thì là.
- 1 thìa súp Mật ong (tùy theo sở thích).
Cách làm:
- Nghiền hạt Thì là: Dùng cối và chày nghiền nát hạt Thì là để giải phóng tinh dầu bên trong.
- Tráng qua nước sôi: Cho hạt Thì là đã nghiền vào một bình hoặc cốc chịu nhiệt. Tráng qua một lượt nước sôi để loại bỏ bụi bẩn.
- Pha trà: Rót nước sôi vào bình chứa hạt Thì là, đậy nắp và hãm trong khoảng 10 phút.
- Lọc và thưởng thức: Sau khi hãm, dùng rây lọc để loại bỏ bã. Thêm Mật ong vào và khuấy đều. Nên sử dụng Trà Thì là khi còn ấm nóng.
Lưu ý:
- Không đun sôi hạt Thì là: Việc đun sôi quá lâu sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong hạt Thì là.
- Tùy chỉnh khẩu vị: Chị em có thể điều chỉnh lượng hạt Thì là và Mật ong theo sở thích của mình.
- Bảo quản: Nên sử dụng hạt Thì là tươi để có hương vị thơm ngon nhất.
2.6. Các loại trà khác
Bên cạnh Trà Thì là, Trà Hoa cúc, nhiều loại trà khác cũng được chứng minh có tác dụng giảm đau bụng kinh dữ dội hiệu quả.
- Trà Xanh: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ đã chỉ ra rằng, các cô gái thường xuyên uống Trà xanh ít gặp phải tình trạng đau bụng kinh và đầy hơi. Điều này có thể giải thích bởi hàm lượng Flavonoid, chất chống Oxy hóa và chống viêm dồi dào trong Trà xanh. Ngoài ra, L-theanine – một loại axit amin có trong Trà xanh còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, đặc biệt hữu ích trong những ngày rụng dâu.
- Trà Ô long: Trà Ô long là sự kết hợp hoàn hảo giữa Trà đen và Trà xanh, mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe phụ nữ. Nhờ quá trình chế biến đặc biệt, trà Ô long vừa giữ được hương vị thơm ngon, vừa có khả năng làm giảm co thắt cơ trơn tử cung hiệu quả, giúp chị em giảm thiểu đáng kể những cơn đau bụng kinh.
- Trà Hoa hồng: Bí quyết giúp trà Hoa hồng giảm đau bụng kinh nằm ở khả năng chống viêm và thư giãn cơ bắp. Các hợp chất tự nhiên trong Hoa hồng giúp làm dịu các cơn co thắt tử cung, từ đó giảm thiểu cường độ của chứng chuột rút. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của Hoa hồng còn giúp tinh thần thư thái, giảm căng thẳng.
- Trà lá Mâm xôi đỏ: Với hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin E, vitamin B, vitamin C, Sắt, Magie,… cùng với các khoáng chất và chất chống oxy hóa tự nhiên như Flavonoid, Tanin và Alkaoid. Trà lá Mâm xôi đỏ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố nữ, giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt như đau bụng, chuột rút. Bên cạnh đó, loại trà này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giúp da dẻ hồng hào và ngăn ngừa lão hóa sớm. Đặc biệt, lá Mâm xôi đỏ còn chứa các hợp chất giúp làm dịu cơ trơn tử cung, giảm co thắt và mang đến cảm giác thư giãn trong những ngày hành kinh.
Trà Cỏ xạ hương: Cỏ xạ hương với thành phần giàu Carvacrol, Flavonoid và Thymol. Loại Trà này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Cỏ Xạ hương có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, giúp chị em luôn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng.
3. Các loại thức uống khác hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Không chỉ có trà, chị em còn có thể sử dụng nhiều loại nước uống khác để giảm thiểu những cơn đau bụng kinh khó chịu:
- Nước ấm: Giúp làm dịu cơn đau bụng kinh và tăng cường tuần hoàn máu.
- Nước Dừa: Cung cấp chất điện giải, giúp cơ thể cân bằng và giảm viêm.
- Socola nóng: Chứa các hợp chất giúp giảm đau và tạo cảm giác thư giãn.
- Sinh tố Cải bó xôi: Giàu Sắt và vitamin, giúp giảm nguy cơ thiếu máu và tăng cường sức khỏe.
- Các loại nước ép: Cần tây, Cà rốt, Cam, Củ cải đường,… cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống Oxy hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh.
4. Những thông tin cần biết khi áp dụng trà giảm đau bụng kinh
4.1. Lưu ý khi dùng trà
Mặc dù trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc giảm đau bụng kinh, nhưng chị em vẫn cần lưu ý một số điểm sau để tránh các tác dụng phụ và tối ưu hóa lợi ích của trà:
- Uống trà đúng cách: Không uống trà quá đặc, quá loãng hoặc để qua đêm, dùng lượng trà vừa phải.
- Chọn trà sạch: Lựa chọn trà có nguồn gốc rõ ràng, không bị ẩm mốc, không có thành phần gây mẫn cảm, dị ứng.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước. Không uống trà chung với các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Nghe theo cơ thể: Nếu thấy cơ thể có bất kỳ phản ứng lạ nào, hãy ngưng sử dụng ngay.
- Không tự ý điều trị: Nếu tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
4.2. Dấu hiệu cần đến bác sĩ thăm khám
Đau bụng kinh thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, xảy ra trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn hoặc xuất hiện ngoài kỳ kinh, đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đau bụng kinh kéo dài và nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí gây ra các biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản và sức khỏe toàn diện. Vì vậy, bạn nữ nên đến khám phụ khoa ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Cơn đau kéo dài hơn 3 ngày: Nếu cơn đau không thuyên giảm sau 72 giờ, bạn nên đi khám.
- Cơn đau ngày càng tăng: Cơn đau không chỉ kéo dài mà còn trở nên dữ dội hơn trong suốt kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng không có kinh: Xuất hiện cơn đau bụng nhưng không kèm theo kinh nguyệt, có thể kèm theo tình trạng tắc kinh hoặc ra khí hư bất thường,…
- Máu kinh bất thường: Máu kinh quá ít, quá nhiều, có màu sắc bất thường (đen, nâu), vón cục, rong kinh hoặc chậm kinh.
- Các triệu chứng khác: Sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau lưng dữ dội,..
4.3. Các phương pháp giảm đau tại nhà khác
Bên cạnh việc sử dụng trà giảm đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác để hỗ trợ giảm đau hiệu quả hơn. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với các biện pháp tự nhiên và dược liệu sẽ giúp bạn vượt qua những ngày “đèn đỏ” một cách dễ chịu.
Chế độ ăn uống cân bằng:
- Thực phẩm có lợi: Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, các loại hạt. Thêm vào đó, các loại thịt nạc, cá giàu Omega-3 như cá Mòi, cá Hồi, cá Trích, Hạt chia, Óc chó,… cũng rất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Đau bụng kinh nên ăn gì?” và “Đau bụng kinh nên uống gì?” để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho phù hợp.
- Hạn chế thực phẩm gây hại: Nên hạn chế đồ uống có ga, đồ uống có cồn, Caffeine, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày): Nước giúp cơ thể hoạt động tốt, đặc biệt trong những ngày hành kinh. Nước giúp làm dịu cơ thể, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố.
Chế độ sinh hoạt khoa học:
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể thư giãn và phục hồi năng lượng.
- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập giảm đau bụng kinh nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội giúp giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu.
- Quản lý stress: Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, nghe nhạc, đọc sách.
Biện pháp tự nhiên:
- Chườm ấm: Sử dụng túi chườm ấm hoặc bình nước nóng áp lên vùng bụng dưới để giảm co thắt cơ.
- Massage: Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp thư giãn cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu.
Thay đổi tư thế: Một số tư thế yoga như tư thế em bé, tư thế nằm nghiêng có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Thuốc giảm đau:
- Thuốc không kê đơn: Nếu trường hợp cơn đau bụng kinh nặng nề, chị em có thể cân nhắc mua và dùng thuốc giảm đau như Paracetamol, Diclofenac kali, Naproxen, Ibuprofen,… Tuy nhiên, với cách này thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng đủ liều lượng, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ hay lờn thuốc.
- Thuốc thảo dược: Một số loại thuốc thảo dược có thể hỗ trợ giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.
Sản phẩm hỗ trợ: Bạn có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên. Trong đó, Bình Đông Cao Ích Mẫu của công ty Dược Bình Đông là giải pháp hữu hiệu. Với sự kết hợp hài hòa của các thảo dược quý như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Ngải diệp, Bạch phục linh, Đại hoàng và Hương phụ, Bình Đông Cao Ích Mẫu giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả nhờ khả năng giảm co thắt tử cung, hoạt huyết, điều kinh và bổ huyết. Sản phẩm còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến rối loạn kinh nguyệt.
4.4. Điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ra đau bụng kinh
Chị em có thể tham khảo các phương pháp điều trị đau bụng kinh theo Đông Y và Tây Y. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng và phù hợp với cơ địa từng người. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên kết hợp cả Đông Y và Tây Y.
Phương pháp Tây Y: Nguyên tắc điều trị đau bụng kinh theo Tây y là giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đau. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và các can thiệp y tế khác.
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid hoặc thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố.
- Điều trị ngoại khoa: Chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bao gồm phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
Phương pháp Đông Y: Đông y xem xét từng trường hợp đau bụng kinh khác nhau và đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc Đông y: Sử dụng các bài thuốc cổ phương hoặc thuốc dân tộc theo kinh nghiệm để cân bằng khí huyết, giảm đau.
- Châm cứu, bấm huyệt: Kích thích các huyệt đạo để giảm đau, thư giãn cơ (phương pháp không dùng thuốc).
5. Tổng kết
Các loại trà thảo dược là một phương pháp tự nhiên hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Những loại trà như Gừng, Hoa cúc, Thì là và Quế có tác dụng làm dịu các cơn co thắt tử cung, giảm viêm và giúp thư giãn. Bên cạnh đó, trà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ cơ thể chống lại các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
Để giảm đau bụng kinh hiệu quả, việc uống trà nên được kết hợp với các phương pháp khác. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và vitamin, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ cũng giúp cơ thể thư giãn và giảm đau. Ngoài ra, chườm ấm bụng cũng là một cách hiệu quả để làm dịu các cơn co thắt.
Bình Đông Cao Ích Mẫu là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Sản phẩm được bào chế từ những thảo dược quý theo công thức gia truyền gồm Xuyên Khung, Đương Quy, Ích Mẫu,.. kết hợp với quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tối ưu cho chị em phụ nữ. Bình Đông Cao Ích Mẫu không chỉ giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe sinh sản.
Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu dược phẩm uy tín hàng đầu tại Việt Nam, với bề dày hơn 70 năm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm Đông dược. Dược Bình Đông luôn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng. Chúng tôi vẫn đang không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người Việt.
Quý khách hàng muốn mua sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu vui lòng liên hệ tới hotline 028.39.808.808