Tìm kiếm

Top 9 Bài tập Yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

Các bài tập giảm đau bụng kinh dành cho chị em

Đau bụng kinh là một tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều phải trải qua trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ xuất hiện cơn đau nghiêm trọng, khiến họ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và công việc trong vài ngày. Chính vì vậy, nhiều người tin rằng nên hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn các hoạt động thể chất khi “rụng dâu”. Nhưng thực tế, nếu tập thể dục đúng cách và chọn những bài tập phù hợp, nạn không chỉ giảm bớt được cơn đau bụng kinh mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Qua bài viết này, Dược Bình Đông sẽ điểm qua những bài tập phổ biến đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh.

1. Đôi nét về đau bụng kinh và yoga giảm đau bụng kinh

1.1. Tổng quan về triệu chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh còn được gọi là thống kinh, là một triệu chứng phổ biến mà nhiều phụ nữ trải qua trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơ chế đau bụng kinh xuất phát từ việc tử cung co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài. Vị trí đau bụng kinh thường là ở vùng bụng dưới.

Cơn đau bụng kinh thường xuất hiện vào hai thời điểm là trước kỳ kinh và trong suốt kỳ kinh. Đau bụng kinh ở mỗi thời điểm sẽ được mô tả như sau:

  • Trước kỳ kinh: Trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 ngày, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau bụng kinh âm ỉ nhẹ, gián đoạn.
  • Trong kỳ kinh: Trong thời gian hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các biểu hiệu đau như: đau bụng nhẹ, đau bụng co thắt với tần suất ngắt quãng bụng đau  liên tục ở từng thời điểm. Đôi khi, cơn đau sẽ trở nên nặng hơn và lan sang các bộ phận khác từ bụng sang lưng. Cơn đau thường giảm dần vào giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt.
Cô gái bị đau bụng kinh
Đau bụng kinh là một hiện tượng mà nhiều phụ nữ trải qua trong chu kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt và đi kèm với một số triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,… Các triệu chứng này có thể gia tăng cảm giác khó chịu và tác động đến các hoạt động thường ngày.

Đau bụng kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điển hình như nội tiết tố của cơ thể, nguyên nhân bệnh lý hoặc những nguyên nhân như chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng các dụng cụ tránh thai,…

1.2. Các bài tập yoga giảm đau bụng kinh

Yoga là một phương pháp luyện tập không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ cân bằng tinh thần. Các bài tập yoga thường tập trung kéo giãn để tăng cường sức khỏe cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai của cơ thể, điều hòa nhịp tim và hô hấp, mang lại cảm giác thư giãn. Các động tác yoga còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và lo âu.

Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi áp dụng cách tập yoga giảm cơn đau bụng khi đến tháng:

  • Yoga kích thích quá trình tuần hoàn máu, giúp giảm đau mỏi ở lưng, hông và đau bụng.
  • Giải phóng hormone endorphin tạo ra cảm giác tích cực, giúp giảm cơn đau bụng kinh.
  • Kích thích đốt cháy Prostaglandin, giảm bớt nỗi bất an trong những ngày hành kinh từ đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Tập yoga còn giúp tăng cường sự dẻo dai cho các nhóm cơ ở phần thân dưới, nhờ vậy bạn sẽ giảm bớt đau bụng trong những kỳ kinh tiếp theo.

Việc thực hiện các bài tập yoga có thể diễn ra vào khung thời gian phù hợp người tập, duy trì đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, một vài khung thời gian lý tưởng để đạt hiệu quả tối ưu như: 

  • Buổi sáng trước khi ăn: Tập luyện vào buổi sáng trước khi ăn sáng giúp người tập có năng lượng và sự tập trung để nâng cao hiệu suất công việc cả ngày.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ: Tập yoga vào buổi tối giúp loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng giúp thư giãn tốt hơn sau một ngày dài. 

Bạn nên bắt đầu tập yoga ít nhất 3-5 ngày trước kỳ kinh và tiếp tục duy trì trong suốt kỳ kinh nguyệt để giúp cơ thể chuẩn bị tốt hơn và giảm thiểu cơn đau khi kỳ kinh bắt đầu. Ngoài ra, bạn nên duy trì tập yoga hàng ngày với thời gian trung bình từ 30 đến 45 phút mỗi buổi, duy trì 2 đến 3 buổi mỗi tuần, không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn cải thiện độ dẻo dai và thư giãn cơ bắp để cơ thể sẵn sàng cho những kỳ kinh nguyệt tiếp theo. 

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn cách phù hợp với thể trạng, đặc biệt là đối với những người có bệnh nền.

2. Top 9 bài tập yoga giảm đau bụng kinh thực hiện tại nhà

Đối với những người đã gắn bó lâu dài với yoga, hẳn sẽ nhận ra rằng yoga từ lâu đã được ứng dụng như một phương pháp chữa lành cho nhiều người. Tương tự, nhiều tư thế trong yoga giúp giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Việc thực hiện các tư thế giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu tâm trí sẽ hỗ trợ đáng kể trong việc giảm nhẹ các triệu chứng kinh nguyệt như đau bụng, chuột rút, đau lưng, đau đầu và mất ngủ.

2.1. Tư thế nằm ôm chân (Knees-to-Chest Pose, Apanasana)

Trong các tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh, tư thế nằm ôm chân rất dễ thực hiện. Hai chân co lại sẽ giúp bảo vệ vùng bụng, làm chùng cơ bụng, giúp giảm đau rõ rệt.

Cách thực hiện:

  1. Nằm ngửa người trên thảm tập.
  2. Co hai chân lên ngực, dùng hai tay ôm chặt đầu gối và siết chân lại, càng chặt càng tốt.

Lưu ý: Giữ tư thế nằm ôm chân càng lâu càng tốt và lặp lại khoảng 7-10 lần để giúp giảm đau bụng trong những ngày hành kinh.

Cô gái đang tập bài tập giảm đau bụng kinh
Tư thế nằm ôm chân (Knees-to-Chest Pose, Apanasana)

2.2. Tư thế gác chân lên tường (Legs Up the Wall Pose, Viparita Karani)

Thực hiện tư thế “gác chân lên tường” sẽ giúp cho đôi chân được thư giãn, giảm đau bụng và ngủ ngon hơn. Bài tập này phù hợp với những ai có tính chất công việc phải đứng nhiều khiến chân và mắt cá bị sưng. 

Cách thực hiện:

  1. Trải tấm thảm vuông góc với bức tường.
  2. Nằm ngửa trên thảm, sau đó từ từ đưa hai chân lên tường sao cho chân tạo thành góc 90 độ với sàn nhà, điều chỉnh sao cho mông cách tường khoảng 10cm. Đặt cánh tay thoải mái dọc theo cơ thể.
  3. Duy trì tư thế này trong khoảng 5 đến 10 phút, hoặc lâu hơn nếu bạn muốn. Khi kết thúc, hạ gối xuống, nghiêng người sang một bên rồi ngồi dậy một cách nhẹ nhàng.

Lưu ý: Để hỗ trợ cho phần xương sống, bạn nên thêm một tấm đệm gối ở dưới phần xương cụt.

Cô gái đang tập tư thế gác chân lên tường
Tư thế gác chân lên tường (Legs Up the Wall Pose, Viparita Karani)

2.3. Tư thế đứa trẻ (Child’s pose, Balasana)

Tư thế này sẽ giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi, thư giãn, giảm đau bụng. 

Cách thực hiện:

  1. Bắt đầu với tư thế quỳ, hai đầu gối mở rộng hơn một chút so với chiều rộng của hông, mông đặt lên gót chân.
  2. Tiếp theo, chuyển sang tư thế bò bằng cách chống hai lòng bàn tay xuống thảm, đặt ở vị trí hơi trước vai một chút.
  3. Từ từ hạ thân người xuống, mông ngồi lên gót chân, bụng đặt lên đùi, hai tay duỗi thẳng về phía trước với lòng bàn tay úp xuống thảm, đầu và ngón chân chạm sàn, để phần vai và gáy được thả lỏng.
  4. Giữ nguyên tư thế khoảng 1 đến 3 phút.

Lưu ý: Trong quá trình tập, hãy thả lỏng vùng vai và cổ, đồng thời hít thở sâu.

Cô gái đang tập bài tập giảm đau bụng kinh
Tư thế đứa trẻ (Child’s pose, Balasana)

2.4. Tư thế nữ thần giấc ngủ (Reclined Bound Angle, Supta Baddha Konasana)

Tư thế này không chỉ mở vùng xương chậu, kích thích hoạt động của buồng trứng mà còn giúp bạn thư giãn, mang lại tác dụng làm giảm đau bụng kinh.

Cách thực hiện:

  1. Nằm ngửa trên sàn nhà, hai chân gập lại thành hình cánh bướm, với lòng bàn chân chạm sát vào nhau.
  2. Để hai cánh tay dọc theo thân người, lòng bàn tay ngửa lên hướng trần nhà.
  3. Thả lỏng toàn thân và giữ nguyên  tư thế trong 5 – 10 phút.
cô gái đang tập tư thế nữ thần
Tư thế nữ thần giấc ngủ (Reclined Bound Angle, Supta Baddha Konasana)

2.5. Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose, Bhujangasana)

Tư thế này giúp kéo căng cơ bụng, tăng cường cơ lưng, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau bụng trong những ngày ‘dâu rụng’.

Cách thực hiện:

  1. Nằm sấp, duỗi thẳng chân, mu bàn chân úp xuống.
  2. Đặt lòng bàn tay úp xuống, khuỷu tay sát người.
  3. Thở vào và từ từ nâng ngực lên khỏi sàn bằng cách dùng lực của cơ lưng, giữ cằm hướng về phía trước.
  4. Giữ tư thế từ 15 đến 30 giây, sau đó từ từ hạ ngực xuống.

Lưu ý: Tránh nâng đầu quá cao hoặc đẩy lưng quá mức. Thực hiện 2-3 lần mỗi buổi tập, nhưng hãy ngừng lại nếu cảm thấy đau lưng.

Cô gái đang tập yoga tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose / Bhujangasana)

2.6. Tư thế cây cầu (Bridge Pose, Setu Bandhasana)

Bài tập yoga này giúp tăng cường cơ lưng và cơ bụng, đồng thời cải thiện tình trạng lưu thông máu trong cơ thể, do đó, giúp giảm đau bụng kinh và đau lưng trong giai đoạn kinh nguyệt.

Cách thực hiện:

  1. Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, đầu gối cong và chân đặt xuống sàn, cách mông khoảng một gang tay.
  2. Siết cơ mông và bụng để đẩy người lên cao, tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối.
  3. Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây đến 1 phút, sau đó từ từ hạ người xuống sàn.

Lưu ý: Tránh nâng hông quá cao hoặc tập khi có vấn đề về khớp hông và đầu gối. Hãy tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ.

Hình ảnh người phụ nữ đang thực hiện tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu (Bridge Pose, Setu Bandhasana)

2.7. Tư thế ngồi gập người về phía trước (Seated Forward Bend, Paschimottanasana)

Tư thế ngồi gập người về phía trước giúp giúp cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, massage cơ bụng và cơ quan sinh dục, nâng cao tính linh hoạt cho cột sống dẫn đến giảm tình trạng đau bụng kinh và các triệu chứng khác trong thời kỳ kinh nguyệt, điển hình như đau lưng.

Cách thực hiện:

  1. Ngồi duỗi thẳng chân phía trước.
  2. Hít vào, kéo dài cột sống, thở ra và gập người về phía trước, chạm tay vào ngón chân.
  3. Giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở.

Chú ý: Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần, giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở, đồng thời chú ý giữ lưng thẳng và không gập quá sâu nếu cảm thấy đau.

Tư thế gập người về trước
Tư thế ngồi gập người về phía trước (Seated Forward Bend – Paschimottanasana)

2.8. Tư thế xác chết thả lỏng toàn thân (Corpse pose  – Savasana)

Tư thế xác chết là tư thế nghỉ ngơi cuối cùng trong tất cả các bài thực hành yoga. Trong kỳ kinh nguyệt, đây là tư thế mang lại cho bạn cơ hội để thư giãn cơ bụng và âm đạo cũng như giảm chuột rút, mang lại cảm giác khỏe mạnh và phục hồi toàn bộ tâm trí cũng như cơ thể.

Cách thực hiện:

  1. Nằm ngửa trên thảm.
  2. Ôm đầu gối hướng về phía ngực và siết chặt, đồng thời hít thở sâu.
  3. Khi thở ra, duỗi chân ra, giữ cho phần xương đuôi tiếp xúc với thảm.
  4. Đặt bàn chân rộng bằng hông, cách xa nhau và thư giãn về phía các cạnh của thảm. Lúc này, phần xương hông sẽ chạm sàn.
  5. Giữ lưng dưới mềm mại, thư giãn và không cảm thấy đau hay căng thẳng ở khu vực này.
  6. Thư giãn cánh tay ở hai bên, lòng bàn tay hướng lên trên.

Lưu ý: Thả lỏng vai để vai không bị gù.

Các bài tập giảm đau bụng kinh dành cho chị em
Tư thế xác chết thả lỏng toàn thân (Corpse pose – Savasana)

2.9. Các tư thế yoga khác

Đối với những người đã có kinh nghiệm tập luyện hoặc có sự hướng dẫn từ chuyên gia, bạn có thể tham khảo nhiều bài tập yoga có kỹ thuật cao hơn hoặc những bài tập cần có thêm sự hỗ trợ của các dụng cụ. Bên dưới là một số bài tập yoga ở tư thế khó mà bạn có thể tham khảo để nâng cao sức khỏe cơ thể và tâm trí, giúp thư giãn và giảm cơn đau bụng kinh:

  • Tư thế chim bồ câu
  • Tư thế chó úp mặt
  • Tư thế cánh cung
  • Tư thế con bướm
  • Tư thế đầu chạm gối
  • Tư thế gập nửa người
Người phụ nữ đang tập bài tập giảm đau bụng kinh
Tư thế chó úp mặt giúp thư giãn và giảm cơn đau bụng kinh

3. Các bài tập thể dục khác giúp giảm đau bụng kinh

Tập những bài tập vừa sức là một trong những cách hiệu quả để xoa dịu cơn đau bụng trong thời kỳ hành kinh. Những bài tập này không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn cải thiện tuần hoàn máu, và cân bằng hormone. Các bài tập có thể thực hiện trong thời kỳ hành kinh như sau:

  • Thiền định
  • Bài tập thở sâu
  • Đi xe đạp (Cycling)
  • Đi bộ nhanh (Brisk Walking)
  • Các bài tập Pilates
  • Các bài tập Cardio nhẹ nhàng
Cô gái đang ngồi thiền định
Thiền định là một cách hiệu quả để xoa dịu cơn đau bụng kinh.

4. Những thông tin cần biết khi tập yoga giảm đau bụng kinh

Tập thể dục trong thời kỳ kinh nguyệt có thể mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe, đặc biệt khi chọn những bài tập phù hợp. Tuy nhiên, chị em cần chú ý một số điều sau để đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

4.1. Lưu ý khi tập yoga

Khi tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt, việc lắng nghe cơ thể để chọn tư thế phù hợp là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo buổi tập yoga hiệu quả và an toàn, bạn nên chú ý kết hợp hít thở sâu đều đặn và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Tuy nhiên, để tránh những tác động tiêu cực, bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:

  • Hạn chế các tư thế ngược: Những tư thế như trồng cây chuối, tư thế cái cày, hoặc tư thế bò cạp,… vì có thể gây áp lực lớn lên cơ thể.
  • Tránh vặn mình và gập người sâu: Các động tác yêu cầu vặn mình quá mức, gập người sâu hoặc đòi hỏi sử dụng lực từ vùng xương chậu và bụng gây căng cơ bụng gây nguy cơ đau vùng bụng.
  • Không thực hiện kỹ thuật khóa cơ thể: Những kỹ thuật này có thể gây co thắt vùng bụng, làm cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Lắng nghe cơ thể và ngừng khi cần thiết: Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy dừng tập ngay lập tức.
  • Tuân thủ nguyên tắc an toàn: Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.
  • Tránh tập luyện quá sức: Bắt đầu với các tư thế cơ bản và từ từ nâng độ khó khi cơ thể bạn đã sẵn sàng.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Những dụng cụ như thảm tập, gối ôm hoặc chăn bông có thể giúp bạn giữ tư thế lâu, ổn định và tạo dáng thoải mái hơn.
  • Chọn không gian yên tĩnh và thoáng đãng: Một môi trường yên tĩnh sẽ giúp bạn tập trung và tận hưởng buổi tập yoga tốt hơn.

4.2. Dấu hiệu cần thăm khám bác sĩ

Đau bụng kinh thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày và xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn hoặc xảy ra ngoài kỳ kinh, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe bất thường. Những cơn đau bụng kinh kéo dài và ngày càng nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe nói chung. Vì vậy, bạn nên đi khám phụ khoa nếu cơn đau kéo dài hơn 3 ngày (72 giờ), không có dấu hiệu giảm mà ngày càng tệ hơn, hoặc xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Cơn đau bụng kinh dữ dội bất thường: Cơn đau mạnh hơn hẳn so với các chu kỳ trước đây.
  • Đau liên tục suốt kỳ kinh: Cơn đau không giảm trong suốt thời gian hành kinh.
  • Bất thường về máu kinh: Bao gồm lượng kinh quá ít hoặc quá nhiều, máu kinh có màu đen hoặc nâu, vón cục hoặc rong kinh kéo dài, chậm kinh.
  • Đau nhưng không có kinh: Cơn đau xuất hiện kèm theo các dấu hiệu như tắc kinh, ra khí hư bất thường hoặc chảy máu giữa chu kỳ.
  • Dấu hiệu cơ thể bất thường: Bao gồm sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

4.3. Các phương pháp giảm đau tại nhà khác

Ngoài các bài tập thể dục và yoga giúp giảm đau, có nhiều phương pháp hỗ trợ tại nhà khác mà bạn có thể áp dụng để làm dịu cơn đau và nâng cao chất lượng cuộc sống trong những ngày kinh nguyệt. 

  • Thói quen lành mạnh: Đảm bảo ngủ đúng giờ, tránh hút thuốc, và duy trì một lối sống khoa học.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường các thực phẩm có lợi như ngũ cốc, trái cây, đậu, rau xanh, các loại hạt, thịt bò, nước dừa, nước ép cần tây, và socola nóng. Các thực phẩm giàu axit béo có lợi như cá mòi, cá hồi, cá trích, hạt chia, và óc chó cũng rất hữu ích. Đồng thời, bạn hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có cồn (rượu, bia…), caffeine, nước ngọt, nước có gas, đồ lạnh, cũng như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, mặn, và chế biến sẵn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Đau bụng kinh nên ăn gì?” và “Đau bụng kinh nên uống gì?” để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình.
  • Uống đủ nước: Uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn được cấp nước đầy đủ.
  • Sử dụng mẹo dân gian khác giúp giảm đau bụng kinh: Các loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, trà quế mật ong, trà thì là, và trà xanh có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Xem thêm tại bài viết: “Uống Trà gì để giảm Đau bụng kinh [Dữ dội, Kéo dài] nhanh chóng?“.
  • Dùng miếng dán hoặc túi chườm ấm: Chườm ấm vùng bụng dưới giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cảm giác đau đớn.
  • Xoa bóp và massage vùng bụng: Massage nhẹ nhàng vùng bụng trong khoảng 10-15 phút để giúp tử cung co bóp đều đặn hơn.
  • Thay đổi tư thế nằm: Các tư thế như tư thế trẻ em, nằm ngửa hoặc tư thế bào thai có thể giúp giảm đau hiệu quả. Tìm hiểu thêm về “Tư thế nằm ngủ đúng để có những giấc ngủ ngon cải thiện sức khỏe phụ nữ“.
  • Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết: Trong trường hợp đau nặng, có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, Diclofenac kali, Naproxen, hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, dùng đúng liều lượng và không lạm dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Các sản phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả. 
Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu

Để hỗ trợ giảm đau tốt và an toàn, bạn có thể cân nhắc sử dụng Bình Đông Cao Ích Mẫu của Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông. Đây là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Ngải cứu, Phục linh, Đại hoàng, Hương phụ. Với thành phần thảo dược được nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng, Bình Đông Cao Ích Mẫu không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn hỗ trợ cân bằng và điều hòa kinh nguyệt, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

4.4. Điều trị nguyên nhân gây ra đau bụng kinh

Điều trị đau bụng kinh là một trong những vấn đề quan trọng cần được chú trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ. Hiện nay, có hai phương pháp chính để điều trị đau bụng kinh: phương pháp Tây Y và phương pháp Đông Y. Mỗi phương pháp đều có những nguyên tắc và cách tiếp cận riêng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Phương pháp Tây Y

Điều trị đau bụng kinh theo Tây Y chủ yếu tập trung vào việc giảm các triệu chứng và điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra cơn đau. Tây Y có một số phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và cân bằng nội tiết tố. Lưu ý rằng không tự ý mua thuốc và chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Áp dụng các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật để can thiệp và điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.

Phương pháp Đông Y

Đông Y phân loại đau bụng kinh dựa trên nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng thể bệnh. Các phương pháp điều trị thống kinh trong Đông Y gồm:

  • Dùng thuốc: Sử dụng các bài thuốc theo hướng dẫn của các thầy thuốc  Đông y. 
  • Phương pháp không dùng thuốc: Một số phương pháp Đông y không dùng thuốc mà vẫn được đánh giá cao như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.  Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng xông tắm thảo dược, ngâm chân và các liệu pháp thiên nhiên khác.

Cả hai phương pháp Tây Y và Đông Y đều có những ưu điểm riêng, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt.

5. Tổng kết

Các bài tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho nữ giới. Chúng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp từ đó làm giảm cảm giác đau bụng kinh và khó chịu. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền định có thể giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ thể, đồng thời nâng cao tâm trạng và cảm giác thoải mái.

Để đạt hiệu quả cao trong việc giảm đau bụng kinh, việc kết hợp các phương pháp điều trị là rất quan trọng. Bên cạnh việc thực hiện các bài tập thể dục, phụ nữ có thể áp dụng những phương pháp hỗ trợ như chế độ ăn uống cân bằng, dùng miếng dán, chườm ấm hoặc massage. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Bình Đông Cao Ích Mẫu.

Bình Đông Cao Ích Mẫu là một sản phẩm của Dược Bình Đông được đánh giá cao về an toàn và lành tính. Bình Đông Cao Ích Mẫu lấy từ bài thuốc  “Tứ vật thang” gồm thành phần là Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa. Đây là bài thuốc chuyên để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt. Bình Đông Cao Ích Mẫu được gia thêm các vị như Ngải diệp, Ích mẫu, Bạch phục linh, Đại hoàng, Hương phụ. Sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả, đồng thời hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Dược Bình Đông với quá trình hơn 70 năm hình thành và phát triển đã tạo nên thương hiệu uy tín và có chỗ đứng nhất định trên thị trường với những sản phẩm chất lượng cao, được nhiều người tin dùng. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu hoặc các sản phẩm khác của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ sớm và tận tình nhé!

Song Phụng Điều Kinh giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-chi-em-cac-bai-tap-yoga-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua-bat-ngo-62770.html

2. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/bai-tap-yoga-giam-dau-bung-kinh-vi

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)