Tỏi với tên khoa học là Allium sativum L., (họ Thủy tiên (Amaryllidaceae), từ lâu đã được biết đến như một dược liệu quý trong Đông Y, với tính cay, tính nóng và nhiều công dụng hữu ích như giải độc, sát trùng, làm ấm tỳ vị. Tỏi thường được sử dụng để chữa ho, cảm cúm và đau họng.
Theo Tây Y, Tỏi chứa các hoạt chất như Allicin, Diallyl sulfide, Ajoene – các loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp giảm ho và ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, Tỏi còn chứa nhiều vitamin và hoạt chất khác có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và làm dịu cổ họng.
Vậy làm cách nào để Tỏi phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng? Dược Bình Đông sẽ trình bày thông tin chi tiết về cách sử dụng Tỏi trong điều trị ho, cũng như giới thiệu các phương pháp dân gian và ứng dụng cho các loại ho khác nhau để giảm cơn ho và viêm họng hiệu quả tại nhà cho quý độc giả.
1. Đôi nét về giảm ho bằng Tỏi
Tỏi từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian như một phương thuốc tự nhiên giúp làm dịu cơn ho nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Đồng thời, những mẹo trị ho bằng Tỏi này được biết đến như một biện pháp lành tính, dễ tìm, chi phí thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng như người lớn, trẻ em và người cao tuổi. Trong trường hợp bạn bị đau họng nhiều, hãy tìm hiểu thêm bài viết về Mẹo giảm bớt đau họng đơn giản tại nhà.
Ngoài công dụng điều trị các vấn đề hô hấp như: đau họng, ho khan hay ho có nhiều đờm, một số công dụng khác từ Tỏi có thể được phát huy khi dùng như:
- Tăng sức đề kháng.
- Chữa cảm lạnh.
- Cải thiện lưu thông máu.
Mặc dù đây là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả tại nhà, nhưng không thể sử dụng Tỏi như một giải pháp thay thế các phương pháp điều trị bệnh. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, đặc biệt khi liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng như bệnh viêm phổi, viêm phế quản mãn tính.
2. Những bài mẹo dân gian trị ho bằng Tỏi
Bạn có thể sử dụng các phương pháp trị ho từ Tỏi bằng cách chế biến Tỏi trực tiếp hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác.
2.1. Tỏi nướng trị ho
Nướng Tỏi để trị ho là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhờ vào tính chất dễ tiêu hóa và mùi vị dịu nhẹ phù hợp cho cả trẻ em và người lớn tuổi.
Nguyên liệu: Vài tép Tỏi và Giấy bạc.
Cách làm:
- Chuẩn bị 2 – 3 tép Tỏi còn vỏ và cuộn vào giấy bạc.
- Nướng bằng lò vi sóng hoặc bếp than khoảng 2 phút đến khi ngửi được mùi thơm tỏa ra.
- Lấy ra để nguội, bóc vỏ ngoài và ăn trực tiếp.
Lưu ý: Trẻ nên ăn khoảng 3 – 4 tép Tỏi mỗi ngày để giảm các triệu chứng ho và đau họng một cách hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng Tỏi nướng giấy bạc, bạn còn có thể ăn Tỏi sống trực tiếp hoặc kết hợp Tỏi trong các món ăn hàng ngày như súp, canh để tăng cường khả năng kháng khuẩn và giảm ho hiệu quả.
2.2. Nước Tỏi
Nước Tỏi là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp, đặc biệt là ho, viêm họng và cảm lạnh.
Nguyên liệu: 2 – 3 nhánh Tỏi.
Cách làm:
- Cho lượng Tỏi đã chuẩn bị vào nồi và đun sôi.
- Sau khi nước sôi, tắt bếp, rót ra ly và uống.
Để cải thiện hương vị và nâng cao khả năng điều trị các vấn đề hô hấp, bạn có thể kết hợp nước Tỏi với các thành phần tự nhiên khác như:
- Cốt chanh: Giúp tăng cường miễn dịch và làm dịu cổ họng vì giàu vitamin C.
- Đường phèn: Làm dịu hương vị cay nồng của Tỏi, đồng thời hỗ trợ giảm viêm.
- Mật ong: Kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giúp giảm ho nhanh chóng. Tìm hiểu thêm 6+ mẹo trị ho từ Mật ong.
- Rau mùi: Giúp cải thiện hương vị và tăng cường hệ miễn dịch.
2.3. Tỏi kết hợp với Mật ong
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong vòm họng và giảm các triệu chứng ho và giúp nhanh chóng hồi cơ thể.
Cách chữa ho bằng Tỏi và Mật ong sẽ phù hợp với người lớn, trẻ em trên 1 tuổi và người cao tuổi, đặc biệt là những ai thường bị ho do cảm lạnh hoặc viêm họng.
Cách 1: Tỏi ngâm Mật ong trị ho
- Nguyên liệu: 200g Tỏi, Mật ong nguyên chất
- Cách làm: Tỏi sau khi bóc vỏ, cho vào lọ thủy tinh sạch. Đổ mật ong sao cho ngập hết tỏi, sau đó đậy kín và ngâm trong khoảng 2 tuần. Mỗi ngày sử dụng nước Tỏi Mật ong 2 lần để trị ho.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các cách ngâm Tỏi Mật ong chữa ho khác để đa dạng mẹo hơn.
Cách 2: Tỏi hấp Mật ong chữa ho
- Nguyên liệu: 1 củ Tỏi đã bóc vỏ, Mật ong nguyên chất.
- Cách làm: Tỏi bóc vỏ, cắt đôi cho vào tô. Đổ mật ong sao cho ngập mặt Tỏi và hấp cách thủy khoảng 20 phút. Một ngày dùng 3 lần.
2.4. Rượu Tỏi
Rượu có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp tăng cường tuần hoàn máu. Khi kết hợp với Tỏi sẽ mang đến hỗn hợp có tính kháng khuẩn và chống viêm. Đây là phương pháp giúp giảm các triệu chứng liên quan đến hô hấp như ho khan liên tục, ho có đờm và giúp cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể. Đặc biệt phù hợp sử dụng vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa.
Gợi ý: Các loại thực phẩm tốt cho người bị ho ra nhiều đờm
Nguyên liệu:
- 40g Tỏi khô đã bóc vỏ.
- 100ml rượu trắng 45 độ.
Cách làm:
- Xắt nhỏ Tỏi đã chuẩn bị và cho vào một bình hoặc lọ thủy tinh sạch.
- Đổ rượu trắng vào lọ, sao cho ngập mặt phần Tỏi.
- Ngâm hỗn hợp này trong khoảng 10 ngày ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi Tỏi hoàn toàn chuyển sang màu vàng như nghệ, rượu đã đạt yêu cầu và sẵn sàng để sử dụng.
Cách dùng: Uống rượu Tỏi 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5ml. Bạn nên pha với chút nước ấm cho dễ uống và làm nhẹ mùi. Bạn nên dùng vào buổi sáng trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để mang đến tác dụng tốt nhất.
2.5. Các cách khác dùng Tỏi để trị ho
Ngoài những phương pháp trị ho phổ biến như nướng Tỏi, chưng Tỏi hay rượu Tỏi, vẫn có nhiều cách khác dùng Tỏi để trị ho, mang lại hiệu quả cao như:
- Tỏi hấp Đường phèn: Tỏi đập dập, bỏ vỏ. Hấp cách thủy Tỏi và Đường phèn trong 20 phút. Chắt lấy nước cốt, uống nước Tỏi Đường phèn này khi còn ấm, một ngày 3 lần.
- Sữa Tỏi trị ho: Lột vỏ 5 củ Tỏi, cắt thành lát mỏng hoặc đập dập. Cho Tỏi vào nồi, đổ 250ml sữa tươi vào và đun sôi hỗn hợp cho đến khi Tỏi chín. Lọc lấy phần sữa, bỏ phần Tỏi, uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Giấm Tỏi: Bóc vỏ 10g Tỏi và ngâm trong giấm khoảng 1 tuần trước khi sử dụng. Khi cảm thấy họng nóng rát, ngứa ngáy và ho hãy lấy 1 tép và ngậm trong miệng 15 phút.
- Tỏi chưng Muối: Đập dập vài nhánh Tỏi và trộn cùng vài hạt muối, thêm 2 thìa nước hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lấy phần nước đó nuốt từ từ.
Ngoài ra, bạn có thể đun nóng dầu mè và bỏ vào ít tép Tỏi (khi dầu sôi bốc khói). Đổ dầu này vào chai và thoa vài giọt lên ngực cũng như lòng bàn chân khi bạn bị ho hoặc cảm lạnh.
Xem thêm: Cách làm siro cắt cơn ho đơn giản, tiện lợi cho người bận rộn
3. Thông tin cần nắm nếu sử dụng mẹo
3.1. Lưu ý khi sử dụng
Việc sử dụng các bài thuốc dân gian giảm ho, trong đó có Tỏi, đòi hỏi sự cẩn trọng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi áp dụng các mẹo dùng Tỏi trị ho như sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. Đặc biệt, đối với những người bị nội nhiệt, âm hư, đau mũi, đau răng, viêm thận,… không được dùng Tỏi để chữa viêm họng.
- Khi sử dụng các bài thuốc từ Tỏi, bạn cần kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bởi vì hiệu quả đạt được sẽ khác nhau ở mỗi người, nhưng nhìn chung là cần có thời gian dài để phát huy. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng nếu tình trạng không được cải thiện hãy chuyển sang phương pháp khác.
- Sử dụng Tỏi cho trường hợp nhẹ và không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
- Xem phản ứng của cơ thể với Tỏi bằng cách đắp một lượng nhỏ Tỏi tươi bằng đầu ngón tay lên vùng da ở cổ tay trong 30 phút. Nếu sau đó mà da bị kích ứng, mẩn đỏ thì có thể bạn bị dị ứng với Tỏi.
- Trong quá trình sử dụng Tỏi nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường, hãy ngừng ngay và báo cho bác sĩ.
3.2. Tác dụng phụ khi dùng Tỏi
Mặc dù Tỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được dùng rộng rãi trong các biện pháp điều trị dân gian, nhưng việc sử dụng Tỏi quá nhiều hoặc không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng ngoài mong muốn như:
- Hôi miệng, khiến cơ thể có mùi và tiêu chảy.
- Nóng rát miệng, thực quản và dạ dày.
- Buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi.
- Chảy máu.
- Hen suyễn, phản ứng dị ứng.
- Tổn thương da, kích ứng da trầm trọng.
3.3. Kết hợp phương pháp giảm ho, đau họng khác
Bên cạnh việc sử dụng Tỏi để trị ho và đau họng, việc kết hợp thêm một số phương pháp khác để cải thiện hiệu quả điều trị, giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số lựa chọn khác dành cho bạn:
- Uống nước ấm và đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho đường hô hấp luôn ẩm ướt và giúp loại bỏ chất nhầy. Tìm hiểu ngay tác hại khi uống ít nước tại bài viết của Dược Bình Đông
- Uống trà từ thảo mộc có công dụng giảm ho, bổ phổi như là Trà Hoa Cúc, Trà bạc hà, Trà gừng, Trà cam thảo,…
- Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
- Sản phẩm hỗ trợ cho hệ hô hấp như dung dịch súc miệng, vitamin, xịt giảm đau họng, Máy tạo độ ẩm không khí, tinh dầu giảm ho.
- Sử dụng kẹo ngậm trị ho từ thảo dược thiên nhiên. Một trong những sản phẩm bạn có thể dùng là viên ngậm thảo mộc trị ho Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Với thành phần là các loại thảo dược quý như Đông trùng hạ thảo, Tỳ bà diệp, Thiên môn đông, Xuyên bối mẫu, Húng chanh, Bạc hà, lá Thường xuân, sản phẩm mang đến công dụng giảm ho, giảm đờm cổ họng do bệnh viêm họng, viêm phế quản gây ra, làm giảm các cơn đau rát họng hiệu quả.
3.4. Kết hợp các thói quen có lợi cho sức khỏe
Việc xây dựng những thói quen lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện và ngăn ngừa các triệu chứng ho. Một số thói quen tốt mà bạn nên duy trì bao gồm:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa.
- Thực phẩm bổ phổi: Bạn nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe phổi nói riêng. Đặc biệt, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C, E, và Omega-3 như Cam, Bưởi, hạt Chia, Rau xanh, các loại cá béo làm dịu cơn ho.
- Hạn chế các loại thực phẩm không lành mạnh: Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm gây viêm nhiễm như đường, thịt chế biến sẵn, xúc xích,… và các loại đồ uống có cồn để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tìm hiểu thêm Các loại thực phẩm giảm đau họng.
- Duy trì các thói quen tốt: Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc, uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để bảo vệ đường hô hấp.
- Tránh môi trường ô nhiễm: Tránh ở trong môi trường có quá nhiều khói bụi, hóa chất, đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ và thoáng khí.
- Sử dụng các loại thảo dược trị ho: Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như Gừng, Nghệ, Tía tô,… Sử dụng chúng trong chế độ ăn hàng ngày hoặc dưới dạng trà thảo mộc có thể giúp tăng cường sức đề kháng của phổi.
- Sản phẩm hỗ trợ cho hệ hô hấp: Dùng các loại Dung dịch súc miệng, Xịt giảm đau họng, Máy tạo độ ẩm không khí, Tinh dầu, Vitamin,… để giúp cải thiện sức khỏe đường hô hấp. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Top 7 sản phẩm giảm đau họng hiệu quả và an toàn“.
- Ngủ đủ giấc: Bạn cần ngủ đủ từ 7 – 9 giờ đồng hồ mỗi đêm, ngủ trước 23h để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Tìm hiểu về cách ngủ ngon qua bài viết “Cách ngủ ngon giấc hơn, giúp hạn chế thức giấc vào ban đêm“.
- Rèn luyện sức khỏe thường xuyên: Bạn hãy tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, yoga,… để giúp cơ thể thư giãn, tăng cường lưu thông máu và tăng cường sức khỏe toàn diện.
- Giữ tinh thần thoải mái: Bạn có thể làm giảm cảm giác căng thẳng bằng cách tắm nước ấm, tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc hoặc tập thiền,…
- Thực hiện các bài tập thở tốt cho phổi. Tìm hiểu thêm qua bài viết bài tập tốt cho phổi của Dược Bình Đông.
3.4. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bác sĩ để thăm khám
Người bệnh cần đến khám tại bệnh viện hoặc phòng khám hô hấp khi tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc ho dữ dội (ho quá mức so với bình thường) dù đã dùng các biện pháp giảm đau. Ngoài ra, bạn cần chú ý để những dấu hiệu cảnh báo bất thường khác như:
- Bệnh ho ra máu hoặc có đờm màu vàng, xanh hoặc mùi hôi.
- Khó thở, thở khò khè hoặc cảm giác không nhận đủ không khí.
- Đau ngực dữ dội, đặc biệt khi bạn hít thở sâu hoặc khi ho.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi cực độ hoặc mất cảm giác ngon miệng.
- Sốt cao kéo dài, ớn lạnh hoặc ra mồ hôi đêm.
- Môi hoặc đầu ngón tay chuyển sang màu xanh tím, biểu hiện của thiếu oxy.
4. Tổng kết
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt, nổi bật với khả năng điều trị ho nhờ tính ấm theo Đông Y và các hợp chất chống viêm theo Tây Y. Tuy nhiên, tỏi chỉ góp phần giảm cơn ho ở những trường hợp nhẹ, mới chớm ho. Vì vậy, trong trường hợp bệnh lý nặng, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng đi kèm và thăm khám bác sĩ kịp thời để được điều trị đúng cách. Ngoài mẹo sử dụng Tỏi, việc kết hợp các thói quen có lợi như giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước ấm và tránh các tác nhân gây kích thích cũng rất quan trọng trong việc chữa ho.
Trong trường hợp bị ho do nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông để bổ sung như: Thiên Môn Bổ Phổi dành cho người lớn dung tích 280ml, Thiên Môn Bổ Phổi dành cho trẻ em dung tích 90ml, Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông.
Xem thêm: Top các loại sản phẩm ngậm đỡ cơn ho và đau rát họng
Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông đã và đang không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Các sản phẩm của Dược Bình Đông ngày càng được cải tiến cho phù hợp với cơ địa của người dùng, được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, xin vui lòng gọi tới hotline (028)39.808.808 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.