Ngứa cổ họng ho là triệu chứng mà lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này gây khó chịu, dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, việc thăm khám bệnh và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Bài viết sau đây, Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT muốn chia sẻ với các bạn một số kiến thức về tình trạng ngứa cổ họng ho và phương pháp phòng tránh giúp bạn có hướng điều trị phù hợp.
1. Đôi nét về ngứa cổ họng ho
Ngứa cổ họng ho là triệu chứng mà trẻ em và người lớn ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này thường thấy khi thời tiết thay đổi, môi trường sống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thuốc, thực phẩm, phấn hoa,…
- Ngứa cổ họng: là cảm giác cổ họng khó chịu, ngứa ngáy nơi cuống họng.
- Ho: là một phản xạ có điều kiện của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích thích đang tác động lên đường hô hấp như chất nhầy, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, dị vật ở đường thở,…
Khi bị ngứa họng, vướng víu nơi cổ họng, người bệnh thường có phản xạ muốn bật ra cơn ho để giảm bớt cảm giác này. Chính vì thế, đây là 2 triệu chứng thường xuất hiện cùng nhau và có thể là dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang,…
Đi kèm với tình trạng ngứa cổ họng, người bệnh còn có các biểu hiện như ho khan, ho có đờm, hay ho về đêm, ho kéo dài, rát họng, khô họng, có thể kèm đờm, nằm xuống là ngứa cổ gây ho,… Những triệu chứng này kéo theo chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm xuống. Ngoài ra, nếu người bệnh chủ quan, không khám chữa kịp thời thì có thể đối mặt với nhiều biến chứng khác nghiêm trọng hơn như giọng nói bị biến đổi, đau thanh quản, các biến chứng liên quan đến tim mạch, bệnh nhân loãng xương còn có nguy cơ bị gãy xương,…
Vì vậy, khi triệu chứng ngứa cổ họng ho mãi không thuyên giảm kèm theo các triệu chứng bất thường sau đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời:
- Sốt cao
- Ho nhiều hơn và kéo dài trong khoảng thời gian dài
- Khó thở
- Thấy khó khăn khi nuốt
- Thở khò khè
- Sưng mặt
- Nổi mề đay
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa cổ họng ho
2.1. Nguyên nhân bệnh lý hô hấp
Có nhiều nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp gây ra tình trạng ngứa cổ họng ho, cụ thể có thể kể đến như:
- Cảm lạnh: Người bệnh có thể gặp triệu chứng ngứa ở cổ khi bị cảm lạnh, đặc biệt là vào thời điểm thời tiết thay đổi. Đi kèm theo đó là những biểu hiện thường gặp như rát cổ, mệt mỏi, chảy nước mũi.
- Viêm họng: Triệu chứng điển hình của viêm họng là ngứa cổ họng gây ho, có thể đi kèm với ho có đờm, đau họng, sưng họng, đau đầu, chảy nước mũi, sốt cao, cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng ngoài biểu hiện ngứa cổ họng ho, tuỳ vào mức độ bệnh mà có thể gặp các triệu chứng khác như tấy đỏ ở mũi và cổ họng, ho, hắt xì nhiều, nghẹt mũi khó thở, sổ mũi, ngứa mắt, khó thở. Nếu nặng hơn, cơ thể có thể cảm thấy khó chịu, bứt rứt, cổ họng bỏng rát, khó thở. Khi đó, người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế ngay để kịp thời điều trị.
- Viêm amidan: Viêm amidan thường xảy ra ở trẻ em. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh viêm amidan qua các biểu hiện đặc trưng như ngứa cổ họng gây ho, hôi miệng, thấy khó khăn khi nuốt, sưng hạch bạch huyết ở sau hàm dưới, sốt cao, cơ thể mệt mỏi chán ăn, đau nhức đầu,…
- Viêm phế quản, viêm phổi: Ngứa cổ họng ho có thể là dấu hiệu của người mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Người bệnh có thể bị ngứa cuống họng đi kèm với ho khan, ho có đờm, vùng họng có cảm giác đau, sốt cao, tức ngực khó thở, cảm thấy ớn lạnh,…
- Hen suyễn: Khi mắc bệnh hen suyễn, niêm mạc ống phế quản của người bệnh sẽ bị sưng to, hẹp lại do đó gây ra tình trạng khó thở. Đi kèm với đó là triệu chứng ngứa cổ họng ho, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
2.2. Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân bệnh lý đường hô hấp kể trên, tình trạng ngứa cổ họng ho cũng có thể do bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài hoặc từ một số nguyên nhân khác, cụ thể là:
- Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là chứng trào axit dạ dày: Khi axit dạ dày bị ợ lên, cơ thể tiết nhiều nước bọt, dây thanh quản bị sưng tấy, ho, khàn giọng,… Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như: ợ chua, ợ hơi, ho kéo dài nhiều ngày, hôi miệng, chướng bụng, ngứa cuống họng, ho,…
- Dị ứng thực phẩm và thuốc: Ngứa cổ họng ho cũng có thể là biểu hiện khi bạn bị dị ứng với thuốc hay một loại thực phẩm nào đó (như tôm, cua,…). Một số dấu hiệu khác có thể đi kèm là buồn nôn, phát ban, ngứa tai, khó thở, cảm giác có vật vướng ở cổ họng khi nuốt, tiêu chảy,… Đặc biệt, trong những trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến trụy tim, sốc phản vệ, hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Ô nhiễm môi trường: Các tác nhân từ môi trường như khói bụi, hóa chất độc hại,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra ngứa cổ họng ho. Những người thường xuyên phải tiếp xúc, sinh hoạt và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Mất nước: Thời tiết nắng nóng, hanh khô, sau khi vận động mạnh hoặc khi bị bệnh (như tiêu chảy, sốt cao,…) đều có thể là thời điểm mà cơ thể dễ bị mất nước nhiều hơn bình thường. Vì thế, người bệnh sẽ có cảm giác khô cổ họng, khô da, ngứa cổ họng gây ho, nước tiểu ít và sẫm màu hơn,…
3. Điều trị tình trạng ngứa cổ họng ho
Ngứa cổ họng ho do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến, các bạn có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà ngay dưới đây. Tuy nhiên, nếu ngứa cổ họng gây ho do các yếu tố khác như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng,… người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị ho ngứa họng bằng thuốc gì? (Tây Y)
Khi người bệnh gặp tình trạng ngứa họng ho, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, cũng như kết hợp Paracetamol để giảm đau, hạ sốt cùng với Vitamin C, thuốc kháng dị ứng (kháng histamin H1). Việc sử dụng phối hợp các thuốc này giúp giảm kích ứng cổ họng, giảm ngứa họng gây ho. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ, tránh việc sử dụng thuốc sai cách hoặc quá liều sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp dùng thêm thuốc xịt mũi, kẹo ngậm ho hoặc siro ho để hỗ trợ giảm cơn ngứa họng ho:
- Thuốc xịt mũi giúp làm sạch khoang mũi và đường hô hấp, làm giảm kích ứng ở khoang mũi, tránh bị viêm mũi, viêm xoang mũi dẫn đến ngứa cổ họng. Một số loại thuốc xịt mũi hiện nay gồm dung dịch xịt mũi dạng nước muối, thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi có chứa steroid.
- Kẹo ngậm ho hoặc siro ho để làm dịu triệu chứng ngứa cổ họng ho nhanh chóng nhờ tăng tiết nước bọt phủ lên bề mặt của cổ họng. Thành phần làm giảm kích ứng tạm thời và giảm đau họng thường được sử dụng trong kẹo ngậm và siro là tinh dầu Bạc hà hoặc benzocain.
3.2. Đông Y / Tự nhiên / Thảo dược Dân gian
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp giảm tình trạng ngứa cổ họng ho có thể thực hiện tại nhà. Trong đó, trị ngứa cổ họng ho bằng thảo dược dân gian vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi tính tự nhiên, an toàn, lành tính, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ mà lại hiệu quả cao. Thông thường, các bài thuốc dân gian trị ngứa cổ họng ho sẽ được bào chế từ các cây thuốc, thảo dược như Thiên môn đông, Tía tô, Trần bì, Cam thảo, Bạc hà, Tần dày lá, Gừng,…
Một số loại trà thảo mộc có thể giúp cải thiện triệu chứng ngứa cổ họng hiệu quả. Ngoài ra, các loại trà này giúp làm dịu cổ họng và có mùi vị vô cùng thơm ngon, dễ uống nên được nhiều người ưa thích. Một số loại trà mà người bệnh có thể uống là:
- Trà Cam thảo: Cam thảo vốn là một vị thuốc được dùng trong chữa viêm họng do virus. Trà Cam thảo cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng ho.
- Trà Bạc hà: Uống trà Bạc hà ấm mỗi ngày giúp giảm ngứa ở cổ vì Bạc hà có tính kháng khuẩn, kháng virus, chống dị ứng, giảm đau hiệu quả.
- Trà hoa Cúc: Người ta thường sử dụng hoa Cúc để điều trị các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, giúp tình trạng viêm và đau họng thuyên giảm.
- Trà Gừng: Gừng có công dụng làm ấm, chống viêm, kháng khuẩn nên giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm vô cùng hiệu quả, trong đó có tình trạng ngứa cổ họng ho do viêm họng.
- Trà Nghệ: Đây là loại thức uống lành mạnh giúp trị ngứa cổ họng gây ho hiệu quả, ngoài ra còn giúp phòng ngừa các bệnh ung thư.
- Trà Xanh: Trà xanh chứa nhiều loại acid amin, vitamin, khoáng chất và lượng lớn chất chống oxy hóa. Súc miệng bằng nước trà xanh giúp ngăn ngừa các triệu chứng đau họng hiệu quả.
- Trà Chanh Sả Gừng: Ba loại nguyên liệu Chanh, Sả, Gừng đều là những nguyên liệu tốt cho sức khoẻ, có tính kháng khuẩn cao, giúp bạn thanh lọc cơ thể, giảm ho, ngứa rát cổ họng hiệu quả.
Ngoài những bài thuốc dân gian quen thuộc, người bệnh cũng có thể sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khoẻ được bào chế từ các loại thảo dược giúp giảm ngứa cổ họng ho hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông với thành phần bao gồm các dược liệu như Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi,… giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa cổ họng, ho khan, ho gió kéo dài, ho có đờm, đau họng khi nuốt, khan tiếng, hiệu quả.
3.3. Lưu ý quan trọng / Hỗ trợ điều trị ho ngứa họng tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc dân gian hay các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, người bệnh cũng cần phải lưu ý trong lối sống, sinh hoạt và chăm sóc bản thân chu đáo, tránh để triệu chứng ngứa cổ họng ho kéo dài hoặc tái đi tái lại. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị ngứa cổ họng ho mà bạn có thể làm tại nhà gồm:
- Uống nước ấm và tắm bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng, vùng ngực, bàn tay, bàn chân.
- Giữ nhiệt độ trong nhà từ 25 đến 27 độ C, tránh để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, môi trường bị ô nhiễm.
- Hạn chế những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, làm việc không điều độ.
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng hoặc thức ăn quá lạnh để bảo vệ cổ họng.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện thân thể.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để cân bằng độ ẩm trong môi trường, giúp cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
4. Phòng tránh ngứa cổ họng ho
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng tránh ngứa cổ họng ho hiệu quả như:
- Nâng cao sức khoẻ và đề kháng bằng cách rèn luyện thể dục thể thao.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi cũng như sinh hoạt, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với bản thân.
- Không sử dụng chất kích thích
- Tiêm vắc xin phòng cúm và các bệnh thường gây viêm họng
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế.
Trong trường hợp ho nhiều về đêm cần lưu ý giữ ấm vào buổi tối: Giữ cơ thể luôn ấm, uống trà thảo mộc hoặc nước ấm trước khi đi ngủ, chú ý nhiệt độ phòng tránh nhiễm lạnh khi ngủ,…
Đồng thời bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp bổ phổi, giảm ngứa cổ họng ho hiệu quả và làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho gió, ho lâu ngày, viêm họng, ho về đêm, viêm phế quản,… Sản phẩm được bào chế từ 9 vị thuốc tự nhiên: Bạc hà, Thiên môn đông, Gừng, Trần bì, Bách bộ, Bình vôi, Tang bạch bì, Kinh giới, Atiso.
5. Tổng kết tình trạng ho ngứa họng
Tuy ngứa cổ họng ho chỉ là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp thông thường nhưng nếu người bệnh chủ quan để tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày thì sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra và làm suy giảm sức khỏe tổng thể. Vì vậy, cần lưu ý thăm khám bác sĩ kịp thời và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, để cải thiện hệ hô hấp khỏe mạnh, người bệnh cũng cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động và ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể, tránh xa nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi. Thực hiện các phương pháp hỗ trợ bổ phổi như sử dụng các bài thuốc dân gian, các sản phẩm hỗ trợ bổ phổi cũng là cách giúp bảo vệ lá phổi.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên) hoặc Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho trẻ em (từ 3 – 10 tuổi) để hỗ trợ xoa dịu triệu chứng ngứa cổ họng ho. Đây là những sản phẩm nhận được nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng đến từ Công ty TNHH Dược Phẩm Dược Bình Đông. Thương hiệu được thành lập từ năm 1950, tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Công ty luôn giữ vững tôn chỉ hoạt động theo sứ mệnh kế thừa tinh hoa nền Y học cổ truyền Việt Nam và kết hợp với công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, hiệu quả, phục vụ sức khỏe cho cộng đồng.
Để được tư vấn về sản phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: (028) 39 808 808 hoặc gmail: info@binhdong.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.