Liên hệ

Zalo
 

Nghẹt mũi đau họng là triệu chứng của bệnh gì? Nguyên nhân, Cách điều trị

Hình ảnh người phụ nữ bị nghẹt mũi đau họng

Nghẹt mũi đau họng là triệu chứng phổ biến khi mắc các bệnh về đường hô hấp. Tình trạng này xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi, ăn uống khó khăn. Vậy nguyên nhân gây ra nghẹt mũi đau họng là gì? Có phương pháp điều trị nào hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết của Đông y cổ truyền Dược Bình Đông dưới đây để có lời giải đáp.

1. Đôi nét về nghẹt mũi đau họng

Nghẹt mũi là tình trạng sưng viêm các mô trong mũi, làm cản trở sự lưu thông không khí ở mũi, khiến người bệnh không thể thở được bình thường. Đồng thời, tình trạng này cũng làm dịch nhầy khó thoát ra khỏi mũi và bị ứ đọng gây tắc nghẽn. Khi bị nghẹt mũi người bệnh sẽ kèm thêm những dấu hiệu khác như đau đầu, ù tai, đau họng sổ mũi, đau họng một bên, chảy nước mũi, nghẹt 1 bên mũi hoặc cả 2 bên mũi ,…

Đau họng là cảm giác khô ngứa, đau rát ở vùng hầu họng

Nghẹt mũi và đau rát họng là 2 triệu chứng thường xuất hiện cùng nhau trong các bệnh lý hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…

Khi bị nghẹt mũi, đau họng, ở người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng kèm theo như sổ mũi, ngứa họng, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khắp người, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, ngứa tai, khô cổ họng, cảm giác vướng ở cổ họng, ù tai, sốt, khàn tiếng..

Hình ảnh người phụ nữ bị nghẹt mũi đau họng cảm thấy khó chịu
Triệu chứng nghẹt mũi, đau họng khiến người bệnh khó chịu

Triệu chứng nghẹt mũi đau họng thường không nguy hiểm, có thể tự hết trong thời gian khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh có xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây thì cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay:

  • Ho nhiều, ho nặng tiếng, có đờm xanh vàng.
  • Sốt cao trên 38.5 độ, rét run.
  • Tình trạng đau rát họng ngày càng nặng hơn, cảm giác đau rõ ràng khi nuốt thức ăn hay nước bọt.
  • Thở có mùi hôi.
  • Amidan bị sưng đỏ.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi đau họng

Tình trạng nghẹt mũi đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể gây ra các triệu chứng này:

2.1. Nguyên nhân bệnh lý viêm nhiễm hô hấp

  • Cảm cúm: Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, phổ biến nhất là vào mùa lạnh. Khi bị bệnh, ngoài triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng đi kèm khác như sốt, ớn lạnh, sổ mũi, đau đầu, đau cơ,… Hầu hết, bệnh cảm cúm có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng như sốt trên 40 độ, co giật, đau cơ nghiêm trọng, suy nhược, mất nước,… thì bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm họng: Đây là tình trạng cổ họng bị đau rát, khô, ngứa và thường gây ho, sốt do bị nhiễm trùng hoặc độ ẩm không khí quá thấp. Khi bị viêm họng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho theo từng cơn, chảy dịch mũi, nghẹt mũi, khàn tiếng, mất tiếng, sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đau nhức toàn thân,…
  • Viêm amidan: Viêm amidan là một trong những bệnh về tai – mũi – họng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Một số triệu chứng phổ biến của viêm amidan như: đau rát họng, khó nuốt, nuốt vướng; chảy mũi, nghẹt mũi; ho khan hoặc ho có ít đờm; hôi miệng; sốt cao, mệt mỏi chán ăn, đau đầu,…
  • Viêm xoang: Là tình trạng niêm mạc xoang mũi bị viêm làm ứ đọng dịch nhầy bên trong. Bệnh viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính đều gây ra tình trạng nghẹt mũi, đau họng ở người bệnh. Đồng thời, bệnh này còn gây ra các triệu chứng khác như chảy nước mũi, đau đầu, họng bị kích ứng và gây ho, đau tai, đau răng, sưng vùng mặt, sốt, hôi miệng, mệt mỏi.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị viêm xoang dẫn đến nghẹt mũi
Viêm xoang gây ra tình trạng nghẹt mũi, đau rát họng

2.2. Nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân do bệnh lý, nghẹt mũi đau họng còn xuất hiện do những nguyên nhân khác như: 

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa. Khi bị trào ngược, lượng axit và thức ăn trong dạ dày được đẩy ngược lên thực quản, mũi họng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khu vực này, gây ra viêm họng, viêm xoang. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng khó nuốt, đầy hơi, tăng tiết nước bọt, đau tức ngực.
  • Do môi trường sống ô nhiễm: Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tai mũi họng, khiến các triệu chứng nghẹt mũi đau họng trở nên trầm trọng hơn.
  • Do các chế phẩm hóa chất: Các loại hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa mạnh trong gia đình là những yếu tố kích thích dẫn đến tình trạng cổ họng đau rát, ngứa, khô.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

3. Phương pháp chẩn đoán

Để biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi đau họng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Bệnh nhân sẽ được khám thực thể bao gồm soi và quan sát mũi họng, sờ nắn hạch ở cổ và khai thác tiền sử bệnh của cá nhân, gia đình. Sau đây là một số phương pháp chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây nghẹt mũi đau họng có thể được áp dụng:

  • Nội soi tai mũi họng: Đây là kỹ thuật được sử dụng để phát hiện sớm các bệnh lý về tai mũi họng, đặc biệt là bệnh viêm xoang.
  • Nội soi dạ dày thực quản: Phương pháp này sẽ được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu bị trào ngược axit dạ dày.
  • Sinh thiết khối u: Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện sinh thiết khối u khi bác sĩ sờ thấy hạch ở cổ và nghi ngờ ung thư vòm họng hoặc các loại ung thư ở vùng đầu cổ khác.
  • Chụp X-quang phổi + AFB đàm: Nếu bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân bị lao phổi.
  • Xét nghiệm dịch tiết vùng hầu họng: Được chỉ định khi có nghi ngờ bị nhiễm Covid-19.
  • Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp chẩn đoán được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh nhân mắc phải các bệnh lý tuyến giáp.
Hình ảnh người bác sĩ đang nội soi tai mũi họng cho bệnh nhân
Nội soi tai mũi họng để chẩn đoán các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên

4. Các phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi đau họng

4.1. Phương pháp Tây y

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi đau họng thì sẽ có các phương pháp điều trị tương ứng. Đối với những bệnh lý do virus phần lớn sẽ nhanh khỏi, người bệnh cần tập trung tăng sức đề kháng của cơ thể để tiêu diệt nhanh virus hoặc dùng thêm một số thuốc để làm giảm triệu chứng. Còn đối với bệnh do vi khuẩn thì triệu chứng sẽ kéo dài hơn, khó chịu hơn và cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Tuy nhiên, trước hết bạn cần phải tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp dành cho trường hợp của bạn. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống mà cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác hại khôn lường.

Sau đây là một số loại thuốc mà bạn có thể được chỉ định để điều trị nghẹt mũi đau họng: 

  • Dùng thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau họng nghẹt mũi, đẩy nhanh thời gian hồi phục, giảm khả năng lây lan và ngăn ngừa các biến chứng. Thuốc được sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau – hạ sốt: Các loại thuốc có chứa paracetamol hoặc ibuprofen có tác dụng làm giảm đau họng, đau đầu và hạ sốt do bệnh gây ra. 
  • Viên ngậm trị đau họng: Đây là loại thuốc có chứa chất kháng khuẩn, gây tê cục bộ giúp làm dịu cổ họng, chống nhiễm khuẩn. Thuốc được sử dụng cho trẻ từ 5 – 6 tuổi trở lên và người lớn.
  • Thuốc xịt mũi: Tình trạng nghẹt mũi đau họng khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó thở, thuốc xịt mũi có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giảm cảm giác khó chịu.
Hình ảnh các loại thuốc điều trị nghẹt mũi đau họng
Điều trị nghẹt mũi, đau họng bằng thuốc kháng sinh

Nhấp vào xem thêm: Top 5 loại thuốc bổ phổi giúp giảm ho, tiêu đờm tăng cường sức khỏe phổi

4.2. Phương pháp Đông Y / Thảo dược thiên nhiên

Từ lâu, trong Đông y đã có các bài thuốc trị đau họng nghẹt mũi kéo dài bằng sự kết hợp giữa nhiều vị thuốc thảo dược trong tự nhiên. Những bài thuốc này không những giúp trị bệnh hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ so với khi sử dụng thuốc tây mà còn đảm bảo an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài. 

Bên cạnh đó, các loại thảo dược này còn được sử dụng như những loại trà thảo mộc giúp giữ ẩm vùng cổ họng, thông đường thở, làm giảm các triệu chứng đau rát, khó nuốt, giảm tình trạng kích ứng:

Trà Cam thảo: Dùng 4g bột Cam thảo đem hòa với nước ấm, mỗi ngày uống từ 3-4 lần. 

Trà Bạc hà: Đem nghiền nát lá Bạc hà, Hương nhu và Gừng cho vào một cốc nước sôi. Đun hỗn hợp này cho đến khi dung dịch chuyển sang màu nâuLúc này bạn lọc lấy nước cho thêm một chút mật ong vào cho dễ uống. 

Trà Hoa cúc: Thả một ít Hoa cúc khô vào 300ml đang sôi, đun thêm một chút cho hoa cúc nở căng. Dùng loại trà này để uống 2 lần/ ngày để giảm đau họng. 

Trà xanh kết hợp tinh bột nghệ: Hãm trà xanh và thêm nửa thìa bột nghệ vào rồi khuấy tan. Chờ trà nguội là có thể dùng ngay, hoặc bạn cũng có thể cho một chút mật ong vào nếu thích. 

Trà Gừng: Thái lát 1 củ gừng tươi đem hãm với 250ml nước sôi trong thời gian 10-15 phút. Thêm một chút mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm.

Hình ảnh về trà và xả
Uống trà thảo mộc ấm sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn

Cùng với đó, một số phương pháp dân gian bạn có thể áp dụng để đẩy lùi triệu chứng đau họng nghẹt mũi đó là: 

Húng chanh đường phèn trị ho tiêu đờm: 

  • Dùng 10-15 lá húng chanh rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó để ráo. 
  • Cắt lá thành những sợi mỏng vừa phải hoặc bỏ cối giã nát để tăng độ hiệu quả. 
  • Thêm 1 muỗng đường phèn vào chén cùng với lá húng chanh, sau đó cho vào nồi với 300ml nước rồi hấp cách thủy. 
  • Khi nước sôi, giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 5-7 phút rồi lấy ra sử dụng

Tắc chưng mật ong: 

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 500g tắc tươi, 150g đường phèn, 80ml mật ong nguyên chất cùng một vài lát gừng tươi. 
  • Ngâm rửa tắc cùng nước muối loãng cho sạch, vớt ra để ráo. Cắt đôi quả tắc và bỏ phần hạt để tránh bị đắng. 
  • Cho tắc vào khay hoặc tô thủy tinh hoặc tô sứ, sau đó từ từ cho mật ong, đường phèn và gừng vào. Hấp cách thủy trong 60 phút với lửa nhỏ.
  • Sau khi nguội, chắt lấy nước bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Có thể ăn cả phần tắc chưng để tăng hiệu quả. 

Chanh đào mật ong nguyên chất:

  • Chuẩn bị 1kg chanh đào tươi đã già, trái to và mọng nước; 1,5 – 2 lít mật ong.
  • Thái chanh thành từng lát mỏng và xếp vào lọ thủy tinh. 
  • Đổ mật ong vào lọ, trộn đều và đậy kín nắp lọ. Ngâm khoảng 3 – 6 tháng, thỉnh thoảng đảo đều để tránh bị mốc. 
  • Khi uống, lấy một muỗng nước chanh đào mật ong cho vào 250ml nước ấm, cho thêm 2 lát chanh tươi. 

Xem ngay: Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc bổ phổi hỗ trợ tăng cường chức năng phổi

Một số cây thuốc, vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị đau họng kéo dài như Bạc hà, Bình vôi, Trần bì, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, GừngAtiso này thường được ứng dụng trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông có hiệu quả trong hỗ trợ giảm đau rát họng nghẹt mũi, khàn tiếng do ho do viêm họng, viêm phế quản; giúp giảm ho khan, ho gió, ho có đờm, ho hen, ho ban đêm, ho lâu ngày kéo dài,…

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông điều trị khô họng
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp giảm nghẹt mũi đau họng hiệu quả

4.3. Phương pháp hỗ trợ giảm nghẹt mũi đau họng tại nhà

Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và rút ngắn thời gian chữa bệnh:

  • Súc miệng bằng nước muối: Bạn chỉ cần hòa nửa muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm và súc miệng thường xuyên. Súc miệng nước muối ấm giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng, giảm sưng họng và làm dịu cơn đau họng đáng kể. 
  • Uống nhiều nước: Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng làm giảm đau rát họng hiệu quả. Uống nhiều nước ấm để làm ấm cổ họng, tạo độ ẩm, làm loãng đờm và giúp bạn dễ dàng hít thở hơn.
  • Tạo độ ẩm cho không khí: Tạo độ ẩm trong không khí xung quanh bằng cách dùng máy phun sương để giúp giảm triệu chứng đau rát họng. Tuy nhiên, không nên để độ ẩm quá cao để tránh sinh ra ẩm mốc.
  • Tránh các khu vực có nhiều phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc: Đây là những tác nhân gây kích ứng khiến cổ họng trở nên đau rát hơn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường này thì bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp của mình.
  • Bổ sung thực phẩm bổ phổi: Nghẹt mũi đau họng là chủ yếu là do viêm nhiễm đường hô hấp. Để việc khắc phục triệu chứng này hiệu quả hơn, bạn cần nâng cao sức khỏe hệ hô hấp, trong đó bao gồm phổi – một bộ phận cực kỳ quan trọng, đóng vai trò đảm bảo quá trình hô hấp của cơ thể diễn ra suôn sẻ nhất. Bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày các thực phẩm tốt cho phổi như đậu trắng, củ sen, củ cải,… Ngoài ra, một số món ăn bổ phổi mà bạn có thể tham khảo thêm là Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo, Mạch môn đông bối mẫu, Vịt xào gừng,..

Tìm hiểu thêm: Điểm danh các loại thực phẩm (món ăn, trái cây, thức uống) trị đau họng hiệu quả

5. Phòng tránh đau họng nghẹt mũi

Để phòng tránh tình trạng đau họng nghẹt mũi, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe, giúp phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp: 

  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi và đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh làm kích ứng niêm mạc, gây đau họng.
  • Có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm và các loại vắc xin phòng các bệnh hô hấp thường gây ra viêm họng.
  • Rèn luyện thân thể thường xuyên để  nâng cao sức khỏe và tăng đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ đều đặn mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để phát hiện sớm các bệnh lý gây ra đau họng kéo dài.
Hình ảnh người bác sĩ và y tá đang khám bệnh cho bệnh nhân
Khám sức khỏe định kỳ đều đặn để phòng tránh các vấn đề sức khỏe

6. Tổng kết

Nghẹt mũi đau họng là triệu chứng thường gặp của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,… và có thể chữa trị tại nhà.  Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng liên quan mật thiết đến sức khỏe của phổi. Bạn cần phải tăng cường chăm sóc sức khỏe phổi để giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện cũng như nâng cao sức khỏe. Một trong những phương pháp bổ phổi tốt hiện nay là sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có nguồn gốc thảo dược tự nhiên như Thiên Môn Bổ Phổi 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên) hoặc Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho trẻ em ( dành cho trẻ từ 3 – 10 tuổi). Các sản phẩm này đồng thời còn giúp giảm nhanh chóng triệu chứng đau rát cổ họng. Đây đều là  những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược an toàn, lành tính nên được nhiều người tin dùng, đánh giá cao.

  • Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml: Sản phẩm được bào chế từ các dược liệu như Thiên môn đông, Bách bộ, Bạc hà, Gừng, Atiso, Bình vôi, Trần bì, Tang bạch bì và Kinh giới. Công dụng nổi bật của sản phẩm này là hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau rát họng, khàn tiếng, ho khan, ho có đờm, ho gió, ho hen, ho về đêm, ho lâu ngày.
Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông có tác dụng hỗ trợ giảm nghẹt mũi đau họng
  • Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml – dành cho trẻ em từ 3-10 tuổi: Đây là sản phẩm bảo vệ phổi dành cho trẻ từ 3-10 tuổi được bào chế từ các thảo dược có tác dụng giảm ho khan, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi do viêm họng hoặc viêm phế quản gây ra như Bạc hà, Trần bì, Tang bạch bì, Tang diệp, Kinh giới, Cát cánh, Tỳ bà diệp, Tô tử và Mạch môn. Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng bổ phổi, tăng cường sức đề kháng và giúp bé nhà bạn mau chóng bình phục.
Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe trẻ em Thiên môn bổ phổi trẻ em
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em có chứng nhận đạt chuẩn GMP của bộ Y tế

Để được về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe Dược Bình Đông, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: (028) 39 808 808 hoặc gmail: info@binhdong.vn để được hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình.

Xem thêm các chủ đề liên quan về đau họng:

Xem thêm chủ đề liên quan về nghẹt mũi

Thiên môn bổ phổi giảm ho khan, đau họng, khan tiếng
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)