Tìm kiếm

Nghẹt mũi về đêm là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh người phụ nữ bị nghẹt mũi về đêm hiệu quả

Nghẹt mũi về đêm là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh đường hô hấp, gây khó khăn khi thở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ người bệnh. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện thông thường nên rất chủ quan khi bị nghẹt mũi về đêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh triệu chứng này.

1. Đôi nét về nghẹt mũi về đêm

Nghẹt mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương hoặc bị viêm, dẫn đến sưng tấy và tăng tiết dịch nhầy gây cản trở lưu thông không khí. Khi đó, một hoặc cả hai bên mũi sẽ bị tắc nghẽn khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi thở bằng mũi và phải thường xuyên thở bằng miệng. 

Nghẹt mũi có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nghẹt mũi thường xảy ra và nặng hơn vào ban đêm, nhất là khi nằm ngủ. 

Vì khi ở tư thế nằm, dịch nhầy không thoát ra ngoài được mà bị giữ lại trong khoang mũi, gây cản trở đường thở. Đồng thời, lượng máu đến đầu và đường mũi tăng, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm của các mạch máu ở mũi, khiến niêm mạc mũi sưng và gây khó thở nhiều hơn. Mặt khác, về đêm, không khí trở nên lạnh, niêm mạc mũi sẽ dễ dàng bị kích ứng và sưng viêm. Vì thế mà tình trạng nghẹt mũi về đêm có xu hướng nặng hơn so với ban ngày. 

Hình ảnh người phụ nữ bị nghẹt mũi về đêm
Nghẹt mũi về đêm gây khó chịu và mất ngủ

1.1. Triệu chứng đi kèm 

Khi mũi bị nghẹt thường sẽ kèm với triệu chứng chảy nhiều nước mũi, k hiến người bệnh có động tác hít vào thường xuyên. Khi đó, dịch nhầy dễ tiếp xúc với bụi bẩn sau mỗi lần hít vào khiến cho tình trạng viêm nặng hơn, mũi sẽ bị kích ứng dẫn đến sưng đỏ, hắt hơi liên tục, thở bằng miệng, thở khò khè, ngáy khi ngủ. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị chóng mặt, mệt mỏi chán ăn, sốt nhẹ hoặc sốt cao,… Mũi bị tắc vào ban đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, gây khó ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc.

1.2. Nghẹt mũi về đêm khi nào cần gặp bác sĩ?

Tuy nghẹt mũi về đêm không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này tiếp diễn thời gian dài có thể dẫn đến thiếu oxy lên não, viêm thanh quản, viêm họng. Khi tình trạng nghẹt mũi về đêm không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại còn kéo dài dai dẳng và kèm theo những dấu hiệu sau thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kỹ càng:

  • Chảy nước mũi kéo dài hơn 1 tuần, thậm chí là 10 ngày;
  • Sốt cao;
  • Đau nhức vùng xoang;
  • Chảy máu mũi, khó thở hoặc thở khò khè;
  • Dịch mũi có màu vàng đục, xanh, nâu;
  • Có bệnh lý nền như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn,…

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi về đêm

2.1. Nguyên nhân từ các bệnh lý hô hấp

Nghẹt mũi về đêm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp. Nếu triệu chứng này kéo dài dai dẳng sẽ khiến người bệnh bị khó thở, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghẹt mũi về đêm:

  • Cảm cúm: Bệnh do virus cúm gây ra và thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Ngoài nghẹt mũi về đêm, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng đi kèm như: chảy nước mũi, ho, đau họng sổ mũi, đau đầu, đau hốc mắt, uể oải, sốt,…
  • Viêm mũi xoang: Đây là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong các xoang cạnh mũi bị viêm, gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm hoặc các nguyên nhân khác. Khi bị viêm, niêm mạc bị sưng lên dẫn đến tăng tiết dịch nhầy, dịch từ xoang chảy qua khe mũi gây cản trở đường hô hấp và khiến cho người bệnh bị nghẹt mũi, đặc biệt là khi nằm xuống. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như: chảy nước mũi, đau nhức ở xoang, đau đầu, ho, sốt, người mệt mỏi mất ngủ,…
  • Viêm amidan: Bệnh xảy ra khi có một lượng lớn virus hoặc vi khuẩn tấn công vào cơ thể khiến amidan không kịp ngăn chặn, ngược lại còn trở thành nơi tích tụ vi khuẩn và virus. Viêm amidan thường khiến người bệnh bị nghẹt mũi về đêm, hôi miệng, nuốt vướng, ho khan, rát họng,…

2.2. Nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý hô hấp, còn có những yếu tố khác gây nghẹt mũi về đêm:

  • Dị ứng: Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói bụi, thời tiết, thuốc,… thường hay bị nghẹt mũi về đêm hơn, kèm theo đó là các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
  • Dị dạng khoang mũi: Một số dị dạng khoang mũi như lệch vách ngăn mũi, xuất hiện các khối u hoặc polyp trong mũi cũng gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài.
  • Không khí khô và ô nhiễm: Không khí khô hoặc bụi bẩn từ môi trường ô nhiễm làm niêm mạc mũi tiết ra nhiều chất nhầy để tăng độ ẩm cho mô mũi và ngăn chặn bụi bẩn. Chất nhầy tiết ra nhiều làm mũi bị tắc nghẽn, đặc biệt là về đêm.
  • Mang thai: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vùng mũi của phụ nữ thường sưng to hơn bình thường và gặp phải tình trạng bị nghẹt về đêm.

3. Phương pháp chẩn đoán nghẹt mũi về đêm

Khi đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa, bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng gặp phải, tiền sử bệnh và được chỉ định một số phương pháp chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây nghẹt mũi về đêm như:

  • Nội soi tai mũi họng: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được vùng mũi có bị viêm nhiễm, tổn thương, mắc dị vật hoặc có dấu hiệu bất thường về giải phẫu không.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang vùng mặt giúp bác sĩ phát hiện các dị tật hoặc dị vật gây ra tình trạng nghẹt mũi.
  • CT hoặc MRI: Đây là kỹ thuật hiện đại nhất giúp mô tả chính xác các cấu trúc hoặc tổn thương ở vùng mũi của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Nhờ phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm trùng trong trường hợp viêm xoang hoặc viêm mũi, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Hình ảnh người bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Chẩn đoán nghẹt mũi về đêm bằng một số phương pháp y khoa

4. Điều trị nghẹt mũi về đêm

Nghẹt mũi về đêm là vấn đề của viêm nhiễm hô hấp trên. Khi một hoặc nhiều bộ phận của đường hô hấp trên bị viêm sẽ khiến cho quá trình đưa không khí đến phổi gặp nhiều khó khăn. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể cải thiện tình trạng của hệ hô hấp bằng các phương pháp hỗ trợ sau đây:

4.1. Tây Y 

Đối với trường hợp bị nghẹt mũi về đêm kéo dài, tái phát nhiều lần gây khó thở, mất ngủ cần dùng đến thuốc điều trị, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc chuyên dùng để điều trị chứng nghẹt mũi về đêm gồm có: thuốc thông mũi dạng xịt, thuốc kháng Histamin,… 

Hình ảnh người bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân về nghẹt mũi về đêm
Khi bị nghẹt mũi về đêm kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ để được chỉ định thuốc điều trị

4.2. Thảo dược

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Dưới đây là một vài loại thảo dược thường được dùng để hỗ trợ giảm nghẹt mũi về đêm như:

  • Cam thảo: có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, từ đó hạn chế nguyên nhân gây nghẹt mũi.
  • Bạc hà: có tác dụng chống viêm, giảm sưng và làm dịu cơn viêm họng. Trong bạc hà cũng có chứa tinh dầu giúp thông mũi và làm giảm triệu chứng nghẹt mũi.
  • Hoa cúc: chứa các thành phần chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm sưng và phục hồi mô. Bạn có thể pha thành trà uống hoặc hít tinh dầu hoa cúc sẽ giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp hiệu quả.
  • Nghệ: có tính chống oxy hóa, chống viêm và sát trùng, giúp giảm đau họng, nghẹt mũi.
  • Trà xanh: chứa nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, trà xanh cũng có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng đau họng và nghẹt mũi.
  • Chanh sả gừng: Hỗ trợ tốt cho tình trạng cảm cúm.

Bên cạnh sử dụng các loại thảo dược trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml  để giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ 9 loại thảo dược gồm: Gừng, Atiso, Bạc hà, Trần bì, Kinh giới, Bách bộ, Bình vôi, Thiên môn đông và Tang bạch bì. Tất cả những nguyên liệu này đã được bào chế thành dạng cao lỏng dễ uống với tác dụng giúp thông thoáng đường hô hấp; bổ phổi; hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản, ho khan, ho gió kéo dài, ho có đờm, ho hen, ho nhiều về đêm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khàn tiếng,… Uống đều đặn 3 lần trong ngày, mỗi lần 30ml sẽ giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề hô hấp đáng kể.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi Bình Đông
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi

4.3. Tại nhà

Bên cạnh các phương pháp trên, để góp phần cải thiện tình trạng nghẹt mũi về đêm, bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà sau:

  • Khi bị nghẹt mũi, bạn nên uống nhiều nước ấm hoặc bổ sung thông qua nước trái cây, súp hoặc canh nóng để ngăn ngừa mất nước và làm giảm dịch nhầy ở mũi. 
  • Hạn chế các loại thức ăn nhiều đường và carbohydrate vì chúng sẽ làm chứng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc và các loại cá.
  • Tránh xa các tác nhân kích thích như khói bụi, mùi sơn, nước hoa, khói thuốc lá,… vì sẽ khiến bạn khó chịu hơn.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine sau 2 giờ chiều vì dễ gây mất nước và khiến chất nhầy trong mũi đặc hơn, khó thoát ra ngoài và gây nghẹt mũi khi ngủ. 
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy ở mũi.
  • Nằm gối cao hơn bình thường sao cho cổ và đầu tạo thành góc 15° so với giường. Cách này giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và chất nhầy không bị chảy ngược xuống cổ họng hoặc phía sau mũi.
  • Massage ở các vị trí hai cung lông mày, hai bên cánh mũi hoặc điểm giữa mũi và môi sẽ giúp khai thông hô hấp và giảm tình trạng nghẹt mũi.
  • Giữ ấm cơ thể, điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, uống trà thảo mộc hoặc nước ấm,… để mũi ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết đêm lạnh hơn.
Hình ảnh người phụ nữ đang uống nước ấm về đêm
Uống nhiều nước ấm để giảm nghẹt mũi về đêm

5. Phòng tránh nghẹt mũi về đêm

Nghẹt mũi về đêm tuy không phải triệu chứng quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không được chủ quan. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh nghẹt mũi như:

  • Rèn luyện, nâng cao sức khỏe và đề kháng;
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ quả và trái cây;
  • Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng đầu, cổ và ngực;
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh về đường hô hấp;
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như không gian sống xung quanh;
  • Tiêm vắc xin phòng cúm và các loại vắc xin phòng các bệnh viêm nhiễm hô hấp. 

Các vấn đề viêm nhiễm hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt mũi về đêm. Bệnh thường xảy ra khi phổi của người bệnh bị tổn thương và suy giảm chức năng. Do đó, để cải thiện sức khỏe, bạn cần thực hiện các phương pháp bổ phổi. Dưới đây là một số phương pháp bổ phổi phổ biến:

  • Thảo dược bổ phổi: Bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng bổ phổi như: Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tía tô, Trần bì, Tang diệp,… Tuy nhiên, các loại thảo dược này cần được kết hợp với nhau theo đúng liều lượng và cách bào chế thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, vì thế bạn sẽ mất nhiều thời gian để chế biến.  
  • Món ăn bổ phổi: Theo Đông Y, khi mắc các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, cơ thể người bệnh sẽ mất cân bằng âm dương. Để có sự cân bằng trở lại, cơ thể cần được bồi bổ những món ăn có sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu với nhau. Một số đó có thể kể đến: chim cút tiềm đông trùng hạ thảo, cháo mạch môn đông bối mẫu, cháo bách hợp tang bạch bì, vịt xào gừng,… 
  • Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi: Đây là một phương pháp hữu hiệu để bảo vệ phổi và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm được bào chế 100% từ thiên nhiên như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Phương pháp này vừa an toàn, hiệu quả, vừa giúp người dùng tiết kiệm thời gian.

6. Tổng kết

Nghẹt mũi về đêm là dấu hiệu của những bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. 

Ngoài ra, bạn cần thực hiện các phương pháp bổ phổi định kỳ để bảo vệ phổi và cải thiện chức năng phổi. Bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi (có 2 phiên bản dành cho người lớn và trẻ em) của Dược Bình Đông để tăng cường chức năng phổi và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông điều trị khô họng
Thiên Môn Bổ Phổi 280ml (dành cho người lớn trên 11 tuổi)
Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe trẻ em Thiên môn bổ phổi trẻ em
Thiên Môn Bổ Phổi 90ml (dành cho trẻ từ 3 – 10 tuổi)

Liên hệ ngay với Dược Bình Đông qua hotline 028.39.808.808 hoặc gửi thông tin về email info@binhdong.vn để được hỗ trợ và tư vấn ngay về sản phẩm nhé!

Xem thêm chủ đề liên quan về nghẹt mũi

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)