Tìm kiếm

Nghẹt mũi kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách chữa ngạt mũi kéo dài

Hình ảnh người phụ nữ và người đàn ông đang bị nghẹt mũi kéo dài

Nghẹt mũi kéo dài là triệu chứng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, từ người lớn cho đến trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi kéo dài, trong đó điển hình là do viêm nhiễm đường hô hấp trên. Hãy cùng Y học cổ truyền Dược Bình Đông trang bị kiến thức liên quan đến triệu chứng này để nhanh chóng nhận diện dấu hiệu bệnh, biết được cách điều trị cũng như phòng tránh qua bài viết sau đây.

1. Đôi nét về nghẹt mũi kéo dài

Nghẹt mũi (hay ngạt mũi) là tình trạng phần hốc mũi bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như bị viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp trên, lệch vách ngăn mũi, căng thẳng hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại,…  Người bệnh có thể bị nghẹt mũi 1 bên hoặc 2 bên và thường tự khỏi sau thời gian ngắn, tầm 7 – 10 ngày.  

1.1. Triệu chứng đi kèm

Khi thời gian nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần hoặc thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần thì được xem là nghẹt mũi mãn tính. Nghẹt mũi kéo dài có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như: sổ mũi, khó thở khi ngủ, đau họng, khàn tiếng, đau đầu, ù tai, ngáy nhiều ở trẻ em,… 

1.2. Nghẹt mũi kéo dài có nguy hiểm không?

Tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài dai dẳng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi hốc mũi bị tắc nghẽn, người bệnh buộc phải thở bằng miệng khiến cho cổ họng bị khô rát. Không khí không được lọc sạch bằng mũi mà đi qua miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm họng và viêm thanh quản.

Ngoài ra, nghẹt mũi còn làm cản trở quá trình lưu thông khí, khiến cho lượng oxy cung cấp đến phổi bị giảm sút, dẫn đến thiếu oxy lên não, gây chóng mặt và đau đầu. Người bệnh bị tắc mũi cũng thường xuyên cảm thấy khó thở, nhất là khi ngủ khiến ngủ không ngon giấc, người mệt mỏi, uể oải, lâu dần sẽ gây suy nhược và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. 

1.3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám nếu thấy tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày và kèm theo các triệu chứng như:

Hình ảnh người phụ nữ đang bị nghẹt mũi kéo dài
Nghẹt mũi kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài

Tình trạng nghẹt mũi kéo dài xảy ra khi niêm mạc mũi xoang bị tổn thương, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đây thường là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc vấn đề về đường hô hấp như: 

  • Viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp trên: Bao gồm các bệnh như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang mãn tính,… khiến cho mũi xoang bị tổn thương, phù nề và tăng tiết dịch gây nghẹt mũi kéo dài. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng đi kèm khác như chảy nước mũi, đau nhức quanh vùng mũi, đau đầu, đau thái dương,…
  • Khối u và polyp mũi, xoang: Các khối u nhỏ hoặc polyp phát triển trong mũi và xoang có thể làm cản trở đường thở, hạn chế quá trình lưu thông dịch nhầy, dẫn đến niêm mạc bị phù nề và gây nghẹt mũi khó thở
  • Lệch vách ngăn mũi: Đây là tình trạng vách ngăn mũi bị lệch sang một bên khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về đường hô hấp như: ngạt mũi một bên kéo dài, suy giảm khứu giác,… Nghiêm trọng hơn, lệch vách ngăn có thể gây chảy máu mũi. 
  • Ung thư mũi xoang: Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng khá hiếm gặp. Bệnh ung thư mũi xoang có thể gây ra các triệu chứng như: nghẹt mũi liên tục ở một bên; chảy dịch ở cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên; đau ở vùng trán, má, mũi hoặc xung quanh mắt, tai; mất vị giác;…

Bên cạnh các vấn đề hoặc bệnh lý về đường hô hấp, nghẹt mũi lâu ngày có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ: Trong quá trình mang thai, nồng độ Estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao khiến cho màng mũi bị sưng, dễ đọng dịch nhầy và gây nghẹt mũi kéo dài.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm thay đổi nồng độ hormone, khiến các mạch máu bị chèn ép, dẫn đến sưng tấy và gây nghẹt mũi, khó thở.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Tiếp xúc liên tục với khói bụi, khói thuốc lá hoặc hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, chảy dịch mũi kéo dài.
  • Rối loạn cảm giác: Có những trường hợp người bệnh cảm thấy nghẹt mũi dai dẳng mặc dù không có bất kỳ tắc nghẽn nào trong đường thở. Tình trạng này là do hệ thống dây thần kinh cảm giác bị rối loạn. 
Hình ảnh người phụ nữ và người đàn ông đang bị nghẹt mũi kéo dài
Nghẹt mũi lâu ngày xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Hướng dẫn chẩn đoán nghẹt mũi kéo dài

Để xác định chính xác nguyên nhân gây nghẹt mũi kéo dài, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng. Các phương pháp chẩn đoán ngạt mũi kéo dài hiện nay gồm có:

  • Nội soi tai mũi họng: kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương hoặc bất thường về mặt giải phẫu ở vùng mũi.
  • Chụp X-quang vùng mặt: phát hiện dị vật hoặc dị tật gây nên tình trạng nghẹt mũi kéo dài.
  • CT hoặc MRI: mô tả các cấu trúc hoặc tổn thương gây nên tình trạng nghẹt mũi. 
  • Xét nghiệm máu: phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp gây ngạt mũi kéo dài.

4. Điều trị nghẹt mũi kéo dài do gặp vấn đề về hô hấp

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghẹt mũi kéo dài thường là do gặp phải các vấn đề về hô hấp. Với trường hợp này, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị sau đây:

4.1. Tây y 

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nghẹt mũi kéo dài, tái phát nhiều lần và gây khó khăn khi thở thì tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo nguyên nhân gây nghẹt mũi kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc xịt thông mũi: Nhờ các thành phần như Oxymetazoline hay Naphazolin nitrat, thuốc xịt thông mũi có khả năng giảm sưng tấy, giảm áp lực trong xoang và hạn chế tiết dịch nhầy để cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng bạn không nên lạm dụng thuốc xịt thông mũi vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng histamin: Trong trường hợp nghẹt mũi kéo dài do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng histamin để kiểm soát tốt tình trạng này.
  • Phẫu thuật vách ngăn mũi: Đối với những người bị nghẹt mũi kéo dài do vẹo vách ngăn ở mũi, phẫu thuật sẽ điều chỉnh vách ngăn về đúng vị trí trung tâm và giúp đường thở của người bệnh thông thoáng trở lại.
  • Cắt bỏ khối u, polyp: Đối với những trường hợp có khối u hoặc polyp nhỏ bên trong mũi, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ chúng để làm thông thoáng đường mũi.

Lưu ý: Bạn nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và không được tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc xịt thông mũi. Bởi vì các thành phần trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và tác động tiêu cực đến mũi nếu sử dụng không đúng chỉ định.

Đọc ngay: Top 5 loại thuốc bổ phổi giúp giảm ho, tiêu đờm tăng cường sức khỏe phổi

Hình ảnh các loại thuốc tây điều trị nghẹt mũi kéo dài
Điều trị nghẹt mũi kéo dài bằng thuốc Tây hoặc phẫu thuật

4.2. Thảo dược

Đông Y cho rằng “bách mạch đều triều về Phế” và “Phế chủ bì mao”. Do đó, nếu chính khí hư yếu, tức là sức đề kháng của cơ thể suy giảm thì rất dễ bị ngoại tà xâm nhập gây ra bệnh. Vì “Phế khai khiếu ra mũi” nên khi Phế mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở mũi như nghẹt mũi, sổ mũi,… 

Khi bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc các loại trà thảo mộc nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng cho hệ hô hấp như sau:

Trà thảo mộc 

Trà thảo mộc uống khi còn ấm có tác dụng làm thông thoáng đường thở và cải thiện hiệu quả các triệu chứng nghẹt mũi, sụt sịt, khịt mũi do viêm nhiễm hô hấp. Bên cạnh đó, trong một số loại trà còn chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm sưng tấy, làm thông mũi và giảm nghẹt mũi. 

Một số loại trà thảo mộc bạn có thể sử dụng như:

  • Trà bạc hà
  • Trà cam thảo
  • Trà hoa cúc
  • Trà gừng
  • Trà xanh
  • Trà nghệ
  • Trà chanh sả gừng
Hình ảnh về trà thảo mộc điều trị nghẹt mũi kéo dài
Uống trà thảo mộc hỗ trợ giảm nghẹt mũi, đau họng kéo dài

Bài thuốc Đông y

Đối với trường hợp bị nghẹt mũi kéo dài không khỏi và thường xuyên tái phát, khứu giác giảm dần, mũi khô ngứa, họng khô,… thì có thể áp dụng bài thuốc dành cho thể táo nhiệt như sau:

  • Thành phần: 30g Lô căn, 30g Sinh thạch cao, 12g Lá dâu, 10g Hạnh nhân, 10g Sa sâm, 10g Ngọc trúc, 10g Lá nốt tây, 10g Thiên môn đông, 10g Mạch môn đông, 10g Thạch hộc.
  • Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc thành 3 lần sử dụng trong ngày, uống sau bữa ăn 30 phút. Mỗi liệu trình uống từ 5 – 7 thang.

Để mang lại hiệu quả tương tự nhưng vẫn tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo tính tiện lợi, bạn có thể tham khảo Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế 100% từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm nhiễm đường hô hấp gây ra, làm thông thoáng đường thở và giảm tình trạng nghẹt mũi. Sản phẩm có dạng cao lỏng, vị ngọt dịu, the mát nên rất dễ uống.

Xem thêm: Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc bổ phổi hỗ trợ tăng cường chức năng phổi

4.3. Tại nhà

Bên cạnh các phương pháp Đông y và Tây y, bạn cũng có thể thực hiện một số cách sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng nghẹt mũi kéo dài ngay tại nhà:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giảm tắc nghẽn và thông thoáng đường mũi. Đồng thời, nước cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Khi bị nghẹt mũi kéo dài, bạn nên tránh sử dụng bia, rượu, cà phê hoặc soda để cơ thể không bị mất nước.
  • Tạo độ ẩm cho không khí: Không khí ẩm giúp mũi của bạn không bị khô và nghẹt. Bạn có thể tăng độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy làm ẩm hoặc máy hóa hơi.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi mịn, phấn hoa, nấm mốc: Tình trạng nghẹt mũi sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc có các tác nhân gây kích ứng. Do đó, hãy hạn chế đến những khu vực này và nên mang theo khẩu trang để bảo vệ.
  • Mát-xa vùng mũi: Các bài tập mát-xa mũi sẽ giúp kích thích lưu thông máu và làm thông thoáng các huyệt đạo vùng mũi. Nhờ đó, triệu chứng nghẹt mũi cũng sẽ được cải thiện.
  • Vệ sinh mũi: Thường xuyên rửa mũi, xịt mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là cách để đường thở luôn thông thoáng và giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. 
  • Tắm rửa bằng nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể, đồng thời hơi nước bốc lên cũng làm loãng dịch nhầy và thông thoáng đường mũi.
  • Xông hơi bằng tinh dầu (sả, bạc hà, khuynh diệp): Xông hơi giúp cung cấp thêm độ ẩm cho mũi, làm loãng chất nhầy và thông thoáng đường thở. Nhờ vậy, triệu chứng nghẹt mũi cũng được cải thiện. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu hoặc dùng một thau nước nóng, cho vào vài giọt tinh dầu và sau đó trùm kín đầu để xông. 
Hình ảnh người phụ nữ và người đàn ông đang tập thể dục
Các phương pháp hiệu quả giúp giảm nghẹt mũi kéo dài tại nhà

5. Phòng tránh nghẹt mũi kéo dài

Nghẹt mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy chăm sóc bản thân đúng cách bằng các phương pháp phòng ngừa sau đây:

  • Bổ sung các loại đồ uống làm ấm cơ thể và hỗ trợ tăng sức đề kháng vào mùa lạnh như trà nóng, nước gừng pha mật ong, nước mật ong chanh nóng,… 
  • Kiểm soát stress, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. 
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh vi khuẩn, bụi bẩn,…
  • Xịt rửa mũi thường xuyên từ 1 – 2 ngày/lần với dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng.
Hình ảnh người phụ nữ và người đàn ông đang đeo khổ trang phòng bệnh
Cách phòng tránh tình trạng nghẹt mũi kéo dài 

Viêm nhiễm đường hô hấp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi phổi – một bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ hô hấp bị suy yếu. Do đó, bạn cần quan tâm đến việc bồi bổ phổi và giữ cho phổi luôn khỏe mạnh thông qua các phương pháp sau đây: 

  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi, các món ăn bổ phổi như: mạch môn đông bối mẫu, cháo bách hợp tang bạch bì, chim cút tiềm đông trùng hạ thảo,… 
  • Sử dụng các vị thuốc bổ phổi như: Thiên môn đông, Cát cánh, Tía tô, Trần bì, Tỳ bà diệp,…
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược với tác dụng bổ phổi và tăng cường sức khỏe hô hấp, chẳng hạn như Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn rất tiện lợi, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức chế biến đáng kể. 

6. Tổng kết

Nghẹt mũi kéo dài là triệu chứng phổ biến của tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì thế, khi bị nghẹt mũi kéo dài hơn 10 ngày kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, để hạn chế mắc phải triệu chứng nghẹt mũi kéo dài, tốt nhất bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ. Một trong những cách hiệu quả, tiện lợi mà bạn có thể tham khảo là sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có tác dụng bổ phổi và tăng cường sức khỏe hô hấp như:

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi của dược bình đông Thiên môn bổ phổi
Thiên Môn Bổ Phổi 280ml dành cho người từ 11 tuổi trở lên
Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi trẻ em của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho trẻ em (từ 3 – 10 tuổi)

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP theo quy định của Bộ Y tế và luôn được khách hàng yên tâm lựa chọn để sử dụng. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc email info@binhdong.vn. Dược Bình Đông sẽ nhanh chóng trả lời bạn nhanh nhất có thể!

Xem thêm chủ đề liên quan về nghẹt mũi

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)