Tìm kiếm

Triệu chứng đau họng đau tai báo hiệu bệnh lý gì?

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau tai

Đau họng đau tai là triệu chứng khá phổ biến, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em đều có thể gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan. Hãy cùng Công ty Đông y Dược Bình Đông tìm hiểu thông tin về triệu chứng đau họng đau tai, cách điều trị và phòng bệnh trong bài viết dưới đây. 

1. Đôi nét về đau họng đau tai

Triệu chứng đau họng đau tai thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa, khi thời tiết nóng lạnh thất thường với biểu hiện cụ thể như:

  • Đau họng là cảm giác đau, rát ở vùng cổ họng, gây khó chịu khi nuốt và có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau họng. 
  • Đau tai là tình trạng cơn đau nhói diễn ra bất chợt trong tai rồi biến mất hoặc cảm giác đau nhức từ từ, âm ỉ bên trong tai. Các cơn đau bên trong tai xảy ra có thể do nhiễm trùng ở tai giữa hoặc tai ngoài và là biểu hiện của các bệnh liên quan đến mũi và họng, bởi vì tai mũi họng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau họng
Đau họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu

Thông thường, triệu chứng đau họng và đau tai xảy ra độc lập do bệnh thường khu trú tại một vị trí nhất định. Tuy nhiên, do tai mũi họng thông với nhau nên bệnh ở họng có thể lan đến mũi và tai, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tai mũi họng.

Nhìn chung, khi đau họng xuất hiện đồng thời với đau tai thì đây là dấu hiệu của một số bệnh lý tai mũi họng và cho thấy tình trạng bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nặng dần, cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của tình trạng đau họng đau tai khá rõ ràng. Tuy nhiên, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đánh giá chính xác biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Đau họng: các cơn đau xuất hiện phía sau cổ họng từ nhẹ đến nghiêm trọng, khô họng, khó chịu trong họng, có cảm giác nuốt đau hoặc khó nuốt, đau họng khi nói chuyện, khàn giọng, cổ họng đỏ tấy bên trong, sưng amidan, xuất hiện mảng trắng trên amidan, hàm và các tuyến ở cổ họng sưng lên,…
  • Đau tai: đau âm ỉ ở một hoặc cả hai bên tai, nghẹt tai, cảm giác bít tắc trong tai, ù tai, ngứa tai, tai chảy dịch,…

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng đau họng đau tai có thể đi kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, sốt, mệt mỏi toàn thân….

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau tai
Đau tai kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mặc dù đau họng đau tai không quá nghiêm trọng, nhưng nếu người bệnh xuất hiện thêm những dấu hiệu dưới đây thì cần đến bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Cảm giác đau họng đau tai nghiêm trọng hơn ban đầu
  • Thở hoặc nuốt khó khăn
  • Bên trong tai có máu hoặc mủ chảy ra
  • Chóng mặt
  • Sốt cao
  • Cổ, gáy cứng lại
  • Thường xuyên bị ợ nóng và trào ngược axit
  • Đau răng, thậm chí bị áp xe trong răng
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Chảy nước dãi
  • Thở rít thanh quản

Việc thăm khám và chữa trị kịp thời tại các cơ sở y tế sẽ giúp bạn phát hiện ra những căn bệnh nguy hiểm, tránh để lại những hậu quả khôn lường.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng đau tai

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng đau họng đau tai có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

2.1. Nguyên nhân bệnh lý tai mũi họng

Các bệnh lý tai mũi họng dẫn đến tình trạng đau họng đau tai cho bệnh nhân có thể kể đến như:

  • Viêm họng: Khi lớp niêm mạc cổ họng bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, gây nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến viêm họng. Các triệu chứng viêm họng đặc trưng gồm sốt cao, ho nhiều, ho có đờm hoặc không có đờm, khô rát cổ họng. Bên cạnh đó, một số người còn có triệu chứng ù tai. 
  • Viêm amidan: Nguyên nhân gây viêm amidan có thể là đường hô hấp bị virus xâm nhập, suy giảm sức đề kháng, nhiễm lạnh, thời tiết thay đổi,… Khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân thường có triệu chứng như đau họng ngứa tai khi nuốt, đau họng lan sang tai mũi, hơi thở có mùi khó chịu, ho nhiều do cảm giác ngứa cổ, ho khan, ho có đờm, khàn giọng,…
  • Viêm xoang mãn tính: Dịch nhầy sẽ tích tụ bên trong các xoang từ đó, gây ra các triệu chứng dễ nhận biết như sổ mũi, nghẹt mũi đau họng, đau nhức đầu, viêm họng, tai bị ù, có cảm giác đau, hơi thở có mùi hôi,…
  • Dị ứng: Khi hít phải những những tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,… sẽ kích thích phản ứng dị ứng của cơ thể, gây viêm mũi và làm tăng tiết dịch nhầy. Dịch nhầy nếu không được làm sạch thì sẽ chảy xuống vòm họng, gây viêm họng, tắc nghẽn tai, làm ù tai, đau nhức trong tai. Những triệu chứng đi kèm với tình trạng trên bao gồm hắt xì liên tục, chảy nước mũi, ngứa ngáy, chảy nước mắt, nghẹt mũi, đau nhức đầu,…

2.2. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý tai mũi họng phía trên, tình trạng đau họng đau tai còn đến từ các nguyên nhân khác như:

  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: Là bệnh xảy ra khi cơ thể nhiễm virus, chủ yếu là virus  Epstein – Barr, có thể lây nhiễm qua các giọt bắn khi trò chuyện, hắt hơi, ho,… Các triệu chứng của bệnh này bao gồm: đau và ù tai; viêm họng, sưng amidan; đau nhức toàn thân; thân thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải, sốt cao vào buổi chiều. 
  • Trào ngược axit: Đau họng đau đau tai cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân bị trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Căn bệnh này có các triệu chứng như: ợ nóng, chua miệng, thức ăn, chất lỏng, dịch mật bị trào ngược, ăn không tiêu, đau rát cổ họng, khan tiếng, cảm giác bên trong cổ họng có khối u,…
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Đây là tình trạng gây ảnh hưởng đến khớp thái dương ở một hoặc cả hai bên hàm. Chức năng ở các khớp thái dương này cũng có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của hàm. Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng như đau ở hàm, đau lan xuống vùng cổ, đau một hay cả hai bên khớp, đau đầu kinh niên, đau nhức vùng mặt, khi cử động hàm có các âm thanh lạ phát ra,…
  • Nhiễm trùng răng (áp xe răng): Khi các bộ phận khác nhau bên trong răng bị nhiễm khuẩn, các túi mủ sẽ được hình thành, gây ra các cơn đau dữ dội ở khu vực hàm, thậm chí là cơn đau có thể lan đến tai. Áp xe răng còn làm cho các hạch bạch huyết ở cổ sưng lên, gây đau nhức. Tình trạng áp xe răng có thể nhận biết qua các triệu chứng như: nhạy cảm với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, khi nhai nuốt có cảm giác đau, ở mặt xuất hiện vết sưng, sốt cao,… 
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Các chất dễ gây kích ứng dẫn đến đau họng đau tai phổ biến gồm: khói bụi, khói thuốc lá, khói xe cộ, khí clo, các chất tẩy rửa, xăng, xi măng, dung môi pha sơn, bụi gỗ,… Khi hít phải các chất này trong thời gian dài có thể sẽ gây kích ứng ở mắt, mũi, cổ họng, gây viêm niêm mạc, làm phổi bị kích ứng, dẫn đến đau họng đau tai.
Hình ảnh người phụ nữ đang tiếp xúc với môi trường khói bụi
Khói bụi là tác nhân làm cho phổi bị kích ứng

3. Phương pháp chẩn đoán đau họng đau tai

Người bệnh không nên chủ quan khi gặp vấn đề liên quan đến tai mũi họng. Vì nếu các bệnh lý tai mũi họng không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, màng não, mạch máu cùng hệ thống dây thần kinh. 

Khi đến thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống tai mũi họng, mặt, khai thác tiền sử bệnh, các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cũng như triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải.

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh đau họng đau tai được áp dụng tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân có thể kể đến như:

  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu, phết dịch mũi, họng.
  • Nội soi tai mũi họng để đưa ra kết luận về bệnh chính xác nhất.
  • Thực hiện một số bài kiểm tra thính lực như: đo thính lực đơn âm, đo phản xạ cơ bàn đạp, nhĩ lượng
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT, chụp MRI 
Hình ảnh người bác sĩ đang chẩn đoán bệnh đau họng đau tai cho bệnh nhân
Bác sĩ chụp X-quang để chẩn đoán triệu chứng đau họng đau tai

4. Điều trị tình trạng đau họng đau tai

Đau họng đau tai là triệu chứng khá phổ biến, nếu được theo dõi và chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng và không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và bỏ qua việc chăm sóc và điều trị kịp thời. 

4.1. Điều trị y tế

Thông thường triệu chứng đau tai đau họng có thể tự khỏi trong vài tuần mà không cần điều trị. Bạn sẽ chỉ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn tái phát, nhiễm trùng răng, hoặc có hệ thống miễn dịch yếu. Tốt nhất, trước khi dùng thuốc bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. 

Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh của bạn là gì mà các bác sĩ sẽ có lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp trị đau họng đau tai mà bác sĩ thường tư vấn có thể kể đến như: 

  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống trào ngược axit, thuốc chống dị ứng,…
  • Phẫu thuật: Cắt amidan hoặc adenoids (VA),… 

4.2. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Để tình trạng đau họng đau tai nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ như:

  • Uống các loại trà thảo mộc ấm để thông đường thở và xoa dịu tình trạng đau họng như: trà Gừng, trà Cam thảo, trà Bạc hà, trà Hoa cúc, trà Nghệ, trà Chanh Sả Gừng,…
Hình ảnh về trả thảo mộc bao gồm chanh và gừng giúp điều trị đau họng đau tai
Trà thảo mộc giữ ấm cổ họng, giảm tình trạng đau họng
  • Uống nhiều nước ấm không chỉ làm dịu cổ họng mà còn giúp bù nước cho cơ thể để phục hồi sức khỏe
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày để giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, làm dịu vết viêm loét, từ đó cải thiện tình trạng đau họng đau tai.
  • Tạo độ ẩm cho không khí trong không gian phòng ở để làm giảm tình trạng đau rát cổ họng.
  • Tránh các tác nhân gây bệnh như bụi mịn, phấn hoa, nấm mốc,… dễ gây kích ứng đường hô hấp.
  • Bổ sung thực phẩm bổ phổi: Đau họng, đau tai có thể là triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp. Khi đường hô hấp gặp suy yếu, đặc biệt là Phổi sẽ khiến cơ thể dễ dàng nhiễm bệnh. Do đó, để hỗ trợ khắc phục tình trạng đau họng đau tai, thì việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe phổi nói riêng và sức khỏe hô hấp nói chung là điều cần thiết. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có công dụng bổ phổi như Lê, Bông cải, Mướp, Củ cải trắng, Củ sen,…  Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các món ăn hỗ trợ bổ phổi như: vịt xào gừng, chim cút tiềm đông trùng hạ thảo, cháo mạch môn đông bối mẫu, cháo hành gừng, củ sen kho thịt…

Đọc thêm: Điểm danh các loại thực phẩm (món ăn, trái cây, thức uống) trị đau họng hiệu quả

5. Phòng tránh đau họng đau tai

Để phòng tránh tình trạng đau rát họng diễn ra, từ đó tránh được những bệnh nguy hiểm thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản như:

  • Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao để sức khoẻ và đề kháng được nâng cao.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường độc hại, bị ô nhiễm, có các tác nhân gây dị ứng.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.
  • Tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh gây viêm họng đau tai.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những căn bệnh tiềm tàng.

Như đã trình bày ở phần trên, nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng đau tai có thể đến từ các vấn đề sức khỏe khác nhau như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,… và là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp trên bị viêm nhiễm. 

Bình thường, đường hô hấp trên sẽ lấy không khí từ bên ngoài môi trường vào cơ thể để làm ẩm, sưởi ấm và lọc sạch trước khi đưa vào phổi. Khi các bộ phận trong đường hô hấp bị viêm nhiễm, quá trình đưa không khí từ bên ngoài vào phổi bị cản trở, làm cho phổi bị suy yếu. 

Để bảo vệ, cải thiện các chức năng và làm giảm các tổn thương có thể xảy ra với phổi, bạn nên thực hiện các biện pháp bổ phổi, chẳng hạn như:

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc một giải pháp giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả bổ phổi cao, đó chính là sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thành phần thảo dược. Và một trong số đó là Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông – giúp tăng cường sức khỏe của phổi để phổi khỏe mạnh hơn, phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi Bình Đông
Sản phẩm chăm sóc sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông

6. Điểm chính 

Đau họng đau tai là tình trạng viêm nhiễm đường tai mũi họng thông thường. Tuy không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần điều trị và chăm sóc bản thân theo chỉ định của bác sĩ để chấm dứt triệt để bệnh. Khi có các triệu chứng bệnh kéo dài hoặc không thuyên giảm, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ nhanh chóng, tránh các biến chứng nặng nề cho sức khỏe. 

Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà kết hợp bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi chất lượng. Một trong những sản phẩm được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay chính là Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của những loại thảo dược thiên nhiên lành tính giúp bổ phổi, và có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng đau rát cổ họng, đặc biệt là đau họng một bên do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho gió kéo dài, ho lâu ngày không hết, hay ho về đêm… Với 2 dòng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi 280ml cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em 90ml cho trẻ  từ 3-10 tuổi, Dược Bình Đông luôn đồng hành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cả gia đình bạn!

Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi Bình Đông của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi 280ml cho người lớn
Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi trẻ em của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi hoặc các thông tin sức khỏe hữu ích khác thì có thể tìm đọc tại trang web của Công ty TNHH Dược Bình Đông. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm các chủ đề liên quan

Thiên môn bổ phổi giảm ho khan, đau họng, khan tiếng

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)