Đau họng về đêm là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là vào khoảng thời gian giao mùa hay khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy không gây nguy hiểm nhưng đau họng ban đêm lại khiến người bệnh khó chịu ở cổ họng, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Sau đây hãy cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa đau họng về đêm, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình một cách tốt nhất.
1. Đôi nét về đau họng về đêm
Đau họng là một triệu chứng của tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn. Lúc này phần cổ họng sẽ xuất hiện tình trạng đau, rát và kèm theo những triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau họng.
Đau họng về đêm là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau họng ban đêm là những cơn đau rát họng thường xảy ra vào buổi tối, khi ngủ, gần sáng hoặc khi mới ngủ dậy.
Ngoài ra khi bị tình trạng đau họng về đêm có thể kèm theo một số triệu chứng như:
- Ho rát họng về đêm
- Ngứa, khô cổ họng
- Nhức đầu
- Sốt nhẹ
Đau họng về đêm là một trong số các biểu hiện đầu tiên giúp cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Do đó, nếu thấy tình trạng đau rát họng kéo dài từ 2 – 3 ngày thì bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán bệnh. Nhất là khi đau họng kèm theo những triệu chứng như:
- Khó nuốt
- Cổ họng bị sưng đau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và nghỉ ngơi
- Đột ngột sốt cao trên 38 độ C
- Xuất hiện những vết mẩn đỏ trên da
- Trong nước bọt, đờm có lẫn máu
- Khó thở
- Khó quay đầu
- Chảy nước dãi nhiều
- Chóng mặt
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng ban đêm
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng về đêm, trong đó điển hình là do niêm mạc họng bị tổn thương hay bị nhiễm trùng gây nên. Cụ thể như:
2.1. Nguyên nhân từ bệnh đường hô hấp
Tình trạng đau họng về đêm thường xuất hiện khi đường hô hấp bị viêm do virus, vi khuẩn. Đặc biệt là khi mắc các bệnh lý như viêm xoang, viêm họng, hen suyễn:
- Viêm xoang: Khi niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, tích tụ nhiều chất nhầy, dịch lỏng bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng xoang. Trong 1 số trường hợp, dịch nhầy đã chảy ra phía sau họng thay vì chảy vào mũi, gây viêm nhiễm, kích ứng và đau rát cổ họng, nhất là về đêm hay buổi sáng ngay khi ngủ dậy. Một số triệu chứng khác kèm theo khi bị viêm xoang như chảy nước mũi, đau đầu, ho, sốt, đau tai, hôi miệng,…
- Viêm họng: Thông thường, nhiễm virus, vi khuẩn hay bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, vùng họng sẽ làm viêm nhiễm, sưng đau vùng họng. Từ đó dẫn đến tình trạng đau họng về đêm, kèm theo một số triệu chứng khác như bị viêm sưng amidan, sốt, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, nuốt khó khăn,…
- Hen suyễn: Đau họng ban đêm cũng là tình trạng thường gặp ở những người bị hen suyễn. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh hen suyễn người bệnh thường ho khan, ho liên tục khiến cho cổ họng bị khô, đau rát. Đặc biệt vào ban đêm sẽ có kèm một số triệu chứng như ho, khó thở khi ngủ hay thậm chí còn có thể nghe những tiếng rít khọt khẹt.
2.2. Nguyên nhân khác
Ngoài ra tình trạng đau họng về đêm còn có thể đến từ các nguyên nhân khác như:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến dịch trong dạ dày trào ngược vào thực quản. Về lâu dài, chúng gây kích thích, khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau rát họng. Trào ngược dạ dày thường có xu hướng tồi tệ hơn sau bữa ăn hay khi đi ngủ, do đó nên người bệnh có cảm giác đau họng về đêm. Ngoài đau họng về đêm, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, chướng hơi, đầy bụng,…
- Dị ứng: Khi hệ miễn dịch của cơ thể quá mẫn cảm với tác nhân từ bên ngoài (phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông động vật,…) có thể khiến cho cổ họng bị đau rát. Kèm theo đó, người bị dị ứng sẽ có những triệu chứng khác như ho, hắt xì, sổ mũi, chảy nước mắt,…
- Viêm nắp thanh quản: Đây là hiện tượng một sụn nhỏ của nắp khí thanh quản chặn dòng chảy của không khí đi vào phổi, từ đó gây viêm sưng, đau họng về đêm. Một số triệu chứng kèm theo của bệnh như khó thở, khó nuốt, sốt, đổ nhiều mồ hôi, giọng nói bị khàn,…
- Không khí trong nhà khô: Sống trong môi trường không khí quá khô cũng khiến cho niêm mạc mũi và họng bị kích ứng, gây viêm, đau rát, ho nhiều. Đó là lý do nhiều người bị đau rát họng về đêm hay sau khi ngủ dậy, nhất là trong những tháng mùa lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.
- Bị căng cơ: Với những người thường xuyên nói chuyện, hát, hét với cường độ lớn và tần suất quá nhiều thì cũng có thể gây nên tình trạng bị khàn giọng cuối ngày, đau họng về đêm.
3. Hướng dẫn chẩn đoán đau họng
Việc chẩn đoán đau họng sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông qua các hoạt động khám thực thể như soi, quan sát họng, sờ nắn hạch cổ, khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình, xem dấu hiệu họng có tình trạng viêm sưng hay không,… Từ đó có thể tìm ra được nguyên nhân gây đau họng về đêm và có phương pháp điều trị cho phù hợp.
Một số phương pháp chẩn đoán đau họng có thể được sử dụng như:
- Nội soi tai mũi họng: Nhằm chẩn đoán bệnh và tầm soát khối u vùng tai mũi họng.
- Nội soi dạ dày thực quản: Xét nghiệm này được chỉ định nếu phát hiện bằng chứng đau họng do trào ngược axit dạ dày.
- Sinh thiết khối u: Nếu cổ có hạch sờ được và nghi ngờ ung thư vòm họng,…
- Xét nghiệm dịch tiết hầu họng: Nếu nghi ngờ bệnh nhân đau họng do Covid- 19 gây ra.
- Chụp X-Quang phổi và AFB đàm: Phương pháp nuôi cấy tìm vi khuẩn nếu nghi ngờ mắc lao phổi.
- Siêu âm tuyến giáp: Nếu nghi ngờ các bệnh lý về tuyến giáp.
4. Điều trị / làm giảm đau họng về đêm
Thông thường đau họng về đêm có thể tự khỏi sau 1 tuần mà không để lại tổn thương hay di chứng gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình trạng đau họng về đêm có thể kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tìm phương pháp điều trị phù hợp để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
4.1. Phương pháp Tây Y
Nhìn chung, đau họng ban đêm lâu ngày không khỏi có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó người bệnh cần chủ động thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này và có phương án điều trị cho phù hợp. Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai, viêm miệng,… sẽ cần được điều trị triệt để nhằm đảm bảo dịch chứa vi khuẩn, virus không chảy xuống họng gây viêm, đau họng kéo dài.
Điều trị đau họng về đêm bằng thuốc là giải pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát được bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị triệu chứng đau rát họng phổ biến hiện nay như:
- Các loại thuốc kháng sinh (Cephalexin, Amoxicillin, Penicillin,…) được sử dụng khi bị nhiễm vi khuẩn.
- Dùng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt; có thể phối hợp với Vitamin C nhằm tăng đề kháng.
- Thuốc kháng viêm Steroid như Betamethasone hay Prednisolon được sử dụng để giảm viêm hiệu quả khi cần thiết.
- Thuốc kháng histamin giúp giảm đau họng do dị ứng, chảy nước mũi sau.
- Dung dịch súc họng để diệt khuẩn, kháng viêm.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh không nên lạm dụng thuốc hoặc tự điều trị tại nhà mà không tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại thuốc bổ phổi, thực phẩm chức năng bổ phổi để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh hiệu quả những bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
4.2. Phương pháp Đông y và các loại thảo dược
Từ lâu, Đông y đã sử dụng các bài thuốc trị đau họng về đêm bằng sự kết hợp giữa nhiều vị thuốc thảo dược trong tự nhiên. Những bài thuốc này không những giúp trị bệnh hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ mà còn đảm bảo an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài.
Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị đau họng về đêm theo Đông y như Bạc hà, Tía Tô, Trần bì, Cam thảo, Húng chanh,…
Đọc ngay: Tổng hợp cây thuốc bài thuốc bổ phổi hỗ trợ sức khỏe hệ hô hấp
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các loại trà tự nhiên để làm ấm họng, giảm thiểu tình trạng đau rát, ngứa họng về đêm hiệu quả. Dùng trà thảo mộc ấm để giữ ẩm vùng cổ họng, thông đường thở, làm giảm các triệu chứng đau rát, khó nuốt, giảm tình trạng kích ứng. Một số loại trà thảo mộc mà bạn có thể tham khảo như trà Cam thảo, Bạc hà, hoa cúc, trà Gừng, Hoa cúc, trà Nghệ, trà xanh, trà Chanh sả gừng,… Cách thực hiện khá đơn giản như sau:
- Trà Cam thảo: Dùng 4g bột Cam thảo đem hòa với nước ấm, mỗi ngày uống từ 3 – 4 lần.
- Trà Bạc hà: Đem nghiền nát lá Bạc hà, Hương nhu và Gừng cho vào một cốc nước sôi. Đun hỗn hợp này cho đến khi dung dịch chuyển sang màu nâu. Lúc này bạn lọc lấy nước cho thêm một chút mật ong vào cho dễ uống.
- Trà Hoa cúc: Thả một ít Hoa cúc khô vào 300ml đang sôi, đun thêm một chút cho Hoa cúc nở căng. Dùng loại trà này để uống 2 lần/ ngày để giảm đau họng.
- Trà xanh kết hợp tinh bột nghệ: Hãm trà xanh và thêm nửa thìa bột nghệ vào rồi khuấy tan. Chờ trà nguội là có thể dùng ngay, hoặc bạn cũng có thể cho một chút mật ong vào nếu thích.
- Trà Gừng: Thái lát 1 củ gừng tươi đem hãm với 250ml nước sôi trong thời gian 10-15 phút. Sau đó, bạn cho thêm một chút mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm.
Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể dùng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ các thành phần thảo dược giúp giảm nhẹ tình trạng đau họng về đêm. Một những sản phẩm an toàn, lành tính và hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua là Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên gồm: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Kinh giới, Bạc hà, Gừng, Bách bộ, Tang bạch bì và Atiso giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau rát cổ họng do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,….
4.3. Hỗ trợ giảm đau họng tại nhà
Ngoài phương pháp điều trị đau họng về đêm bằng thuốc Tây hoặc các bài thuốc Đông y thì bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng, rút ngắn thời gian chữa bệnh:
- Súc miệng bằng nước muối: Bạn chỉ cần súc miệng mỗi ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý, 30 giây/ lần. Việc này sẽ giúp bạn tống các loại dị vật, dịch nhầy, đờm bám ở cổ họng ra ngoài.
- Uống nhiều nước: Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng làm giảm đau rát họng hiệu quả. Uống nhiều nước ấm để làm ấm cổ họng, tạo độ ẩm, làm loãng đờm và giúp bạn dễ dàng hít thở hơn.
- Tạo độ ẩm cho không khí: Tạo độ ẩm trong không khí xung quanh bằng cách dùng máy phun sương để giúp giảm triệu chứng đau rát họng. Tuy nhiên, không nên để độ ẩm quá cao để tránh sinh ra ẩm mốc.
- Tránh các khu vực có nhiều phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc: Đây là những tác nhân gây kích ứng khiến cổ họng trở nên đau rát hơn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường này thì bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp của mình.
- Thức ăn bổ phổi: Đau họng về đêm chủ yếu là do viêm nhiễm đường hô hấp. Để việc điều trị triệu chứng này hiệu quả, điều cần làm là nâng cao sức khỏe hệ hô hấp, trong có phổi – một bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ hô hấp giúp đảm bảo quá trình trao đổi khí diễn ra suôn sẻ. Theo thuyết ngũ hành trong Y học cổ truyền, Phổi (tạng Phế) tương ứng với hành Kim, màu trắng. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe phổi, bạn nên chọn các thực phẩm bổ phổi hoặc món ăn tốt cho phổi có màu trắng như Đậu trắng, Củ cải trắng, Củ sen,… Ngoài ra, một số món ăn bổ phổi mà bạn nên tham khảo là Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo, Mạch môn đông bối mẫu, Vịt xào gừng,…
Xem thêm: Điểm danh các loại thực phẩm (món ăn, trái cây, thức uống) trị đau họng hiệu quả
5. Phòng tránh đau họng về đêm
Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh tốt tình trạng đau họng về đêm, đau họng sau khi ngủ dậy để có cho mình sức khỏe tốt, giấc ngủ ngon:
- Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chứa các hóa chất độc hại hay các tác nhân gây dị ứng, mầm bệnh.
- Không hút thuốc lá vì trong khói thuốc lá có nhiều chất hóa học gây độc cho hệ hô hấp như Nicotine, Carbon monoxide,…
- Xây dựng cho bản thân và gia đình một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Tiêm vacxin phòng cúm và các loại vacxin phòng những bệnh gây viêm họng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn, nhanh chóng thăm khám khi có các triệu chứng xấu.
- Giữ ấm cơ thể, môi trường khi ngủ tránh bị nhiễm lạnh: Không khí lạnh, khô sẽ rất dễ khiến bạn bị đau họng vào ban đêm, cảm thấy đau rát họng khi thức dậy. Bạn cần chú ý mặc các trang phục giữ nhiệt, mang vớ giữ ấm cho đôi chân và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phòng ngủ cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn không những có được giấc ngủ ngon hơn, không bị thức giấc đột ngột mà còn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của bản thân.
- Uống trà thảo mộc hoặc nước ấm trước khi đi ngủ: Uống trà hay nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp nhiệt độ cơ thể được cân bằng, kích thích tuần hoàn máu, các cơ quan trong cơ thể cũng được thả lỏng và thư giãn. Từ đó bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ sâu, cơ thể cũng được giữ ấm tốt hơn trong những ngày thời tiết mùa lạnh.
6. Tổng kết
Đau họng về đêm là một tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Nếu để tình trạng đau họng tái phát nhiều lần mà không điều trị dứt điểm có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Do đó nếu phát hiện tình trạng đau họng ban đêm kéo dài kèm theo các triệu chứng chuyển biến nặng, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để thăm khám bác sĩ.
Thực hiện các phương pháp bổ phổi, duy trì thói quen sống lành mạnh là cách giúp bạn có thể cải thiện sức khỏe phổi. Từ đó phòng tránh tốt nhất tình trạng đau rát họng ban đêm, đau họng do thay đổi thời tiết và các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Thiên Môn Bổ Phổi và Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em cho bản thân và gia đình để nâng cao sức khỏe phổi. Đây là hai sản phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông cung cấp với công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các biểu hiện như ho, viêm họng, viêm phế quản, đau rát họng,… Tuy nhiên với mỗi sản phẩm sẽ phù hợp sử dụng cho các nhóm đối tượng người dùng khác nhau.
Thiên Môn Bổ Phổi 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên) | Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ em 90ml dành cho trẻ em (từ 3 đến 10 tuổi) | |
Đối tượng người dùng | Người lớn bị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, khàn tiếng, đau họng (Từ 11 trở lên) | Trẻ nhỏ bị ho khan, ho có đờm, ho kéo dài, khan tiếng, bị cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi (Từ 3 – 10 tuổi) |
Thành phần | Bạc hà, Bách bộ, Tang bạch bì, Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới, Atiso | Cát cánh, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Trần bì, Tang diệp, Tô tử, Bạch môn, Bạc hà, Kinh giới |
Công dụng | Bổ phổi, hỗ trợ giảm đau họng về đêm, giảm ho do viêm họng, viêm phế quản; giảm ho khan, ho gió, ho có đờm, ho hen, hay ho về đêm, ho lâu ngày kéo dài, khàn tiếng. | Bổ phổi, giảm đau họng buổi đêm, giảm ho, đờm, trẻ bị khan tiếng, hắt hơi chảy nước mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh, trẻ bị viêm họng, viêm phế quản ở trẻ. |
Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm trên của Dược Bình Đông xin vui lòng liên hệ đến cho chúng tôi thông qua Hotline 028 39 808 808 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Xem thêm các chủ đề liên quan
- Đau họng sốt: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
- Triệu chứng đau họng đau tai báo hiệu bệnh lý gì?
- Nguyên nhân gây ra đau họng kéo dài là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả
- Đau họng khi nuốt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục và phòng tránh
- Nghẹt mũi đau họng: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị hiệu quả tại nhà
- Đau họng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
- Đau họng có đờm: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đề xuất hướng điều trị cho bạn
- Đau họng một bên: Triệu chứng, cách điều trị
- Đau họng sổ mũi là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả?
- Ho đau rát họng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Đau rát họng uống thuốc gì? Các loại thuốc đau rát họng hiện nay