Tìm kiếm

Hậu phác – Vị thuốc tốt cho đường tiêu hóa

Hình ảnh cây thuốc hậu phác sau khi được bào chế

Hậu phác là một trong những vị thuốc quý của Y học cổ truyền, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa, đau đầu, hen suyễn… Mời bạn cùng Dược Bình Đông tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng dược liệu này nhé! 

1. Giới thiệu về vị thuốc Hậu phác

1.1. Đôi nét về vị thuốc Hậu phác

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) là vỏ cành, vỏ thân, vỏ rễ được phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wils.) hoặc cây Ao diệp hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wils var. biloba Rehd. et Wils.), thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae)

Cây Hậu phác còn được biết đến với tên gọi khác như Quế rừng, Thần phác, Tiền sơn phác, Xuyên phác ty, Ngoa đồng phác…

1.2. Đặc điểm cây thuốc

Cây Hậu phác là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể lên đến 15m. Vỏ cây màu nâu tím, được dùng làm thuốc. Cành cây non thường có lông. Lá đơn, thuôn dài, mọc so le và đầu lá nhọn, mép lá hơi lượn sóng, nhiều lông nhung trên gân lá. 

Hoa của cây Hậu phác to, màu trắng, có mùi thơm và mọc ở đầu cành. Quả hình thuôn trứng, mọc tập trung với nhau, trong quả có chứa từ 1-2 hạt.

Hình ảnh về cây thuốc hậu phác đang nở hoa
Hoa của cây Hậu Phác

1.3. Phân bố, bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và chế biến Hậu phác 

Môi trường sống lý tưởng của Hậu phác là ở những nơi ẩm thấp, ở các sườn núi, bìa rừng, nơi mà đất nhiều chất dinh dưỡng. Theo khảo sát, hiện loại cây thuốc này chưa tìm thấy ở Việt Nam mà chỉ xuất hiện ở một số tỉnh tại Trung Quốc như Vân Nam, Tứ Xuyên, An Huy, Chiết Giang,…

Bộ phận dùng làm thuốc của Hậu phác là ở vỏ của những cây có tuổi thọ trên 20 năm. Thời điểm thu hoạch là vào mùa khô, tức là cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Sau khi thu hoạch, vỏ cây được chế biến theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Để phần vỏ thoát mồ hôi, sau đó đem phơi khô ở bóng râm rồi cuộn tròn thành ống hoặc cán cho thẳng. 
  • Cách 2: Phơi khô vỏ cây dưới bóng râm sau đó nhúng vào nước sôi rồi chất thành đống cho ráo nước và tiếp tục phơi khô. Sau đó hấp mềm và cuộn tròn thành ống. Cuối cùng là phơi mát cho khô dần. 

Dược liệu Hậu phác cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như tránh ẩm mốc. 

Hình ảnh cây thuốc hậu phác sau khi được bào chế
Hậu phác sau khi đã bào chế thành dược liệu

2. Công dụng của Hậu phác

Hậu phác là dược liệu thường có mặt trong các bài thuốc điều trị các bệnh tiêu hóa trong Đông y. Ngày nay, dược liệu này cũng được sử dụng rất phổ biến trong Đông và Tây y với những công dụng như sau:

2.1. Theo Tây y 

Thành phần hóa học của Hậu phác bao gồm: Magnolola, Bornymagnolol, Honokiol, Isomagnolola, Magnaldehyde, Magnocurarine, Randio, Obovatol, Salici Foline và Tetrahydromagnola. Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, Hậu phác có một số tác dụng dược lý như sau:

  • Ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, ức chế dạ dày tiết dịch, hạn chế co thắt tá tràng nhờ việc ức chế Histamin.
  • Kích thích ruột, hưng phấn cơ trơn khí quản.
  • Kháng khuẩn, ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết và nấm.
  • Giảm chứng đầy hơi.
  • Hạ huyết áp.
Hình ảnh người đàn ông đang bị viêm loét dạ dày
Hậu phác có công dụng ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày

2.2. Theo Đông y

Trong Đông y, Hậu phác thường được dùng để điều trị chứng hen suyễn và các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, táo bón,… Một số đặc điểm dược lý của Hậu phác như sau:

  • Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn 
  • Quy kinh: Tỳ, Phế, Vị và Đại tràng. 
  • Công năng: Táo thấp tiêu đờm, ôn trung hạ khí.
  • Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, tiết tá, thực tích, nôn mửa, triệu chứng ho, suyễn.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị nôn mửa
Hậu phác có thể khắc phục được tình trạng nôn mửa

3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Hậu phác

Hậu phác là vị thuốc quý góp mặt trong khá nhiều trong các bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

3.1. Chữa chướng bụng, táo bón, ăn không ngon

3.2. Chữa khó tiêu

  • Nguyên liệu: 100g Hậu phác, 100g Thủy xương bồ, 100g củ Sả, 100g Cỏ gấu sao, 100g vỏ Quýt, 50g Gừng khô, 50g Quế khâu.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn. Mỗi lần uống pha 1 muỗng cà phê bột thuốc với nước, uống sau khi ăn và trước khi ngủ. Mỗi ngày uống 2-3 lần. 

3.3. Chữa đau bụng hay đi ngoài 

  • Nguyên liệu: 12g Hậu phác, 12g Đại hoàng, 8g Chỉ xác
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, uống khi nước còn nóng.

3.4. Chữa rối loạn tiêu hóa 

  • Nguyên liệu: 10g Hậu phác, 10g Xích phục linh, 10g Đại táo, 10g Sinh khương, 6g Trần bì, 5g Thảo khấu, 3g Cam thảo, 3g Mộc hương, 3g Can khương
  •  Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

3.5. Chữa đau bụng, viêm ruột 

  • Nguyên liệu: 6g Hậu phác, 3g Chỉ thực, 3g Đại hoàng.
  • Thực hiện: Cho vào 600ml nước, sắc còn một nửa rồi chia ra làm 3 lần uống trong ngày. 

3.6. Chữa tiêu chảy do cảm 

  • Nguyên liệu: 6g Hậu phác, 6g Trần bì, 10g Thương truật, 3g Chích thảo
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, sau đó sắc với Gừng tươi và Đại táo. Chia ra thành 2 lần uống trong ngày. 

3.7. Chữa tắc kinh 

  • Nguyên liệu: 120g Hậu phác (đã sao)
  • Thực hiện: Thái lát và nấu trong 300ml nước. Sau đó, khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần để uống trong ngày, nên uống khi bụng đói. 

3.8. Chữa đờm thấp vướng ở phổi gây suyễn 

  • Nguyên liệu: 8g Hậu phác, 2g Tế tân, 2g Gừng khô, 4g Ngũ vị tử, 4g Ma hoàng, 12g Hạnh nhân, 12g Bán hạ, 16g Tiểu mạch, 20g Thạch cao sống
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

3.9. Chữa ra mồ hôi, sợ lạnh 

  • Nguyên liệu: 12g Hậu phác, 12g Quế chi, 12g Bạch thược, 12g Gừng tươi, 12g Đại táo, 12g Hạnh nhân, 4g Cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

4.  Một số lưu ý khi sử dụng Hậu phác

Hậu phác là loại dược thảo tốt cho sức khỏe, đều được Đông y và Tây y công nhân. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng dược thảo liệu này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Các trường hợp không nên dùng Hậu phác:
    1. Những người bị dị ứng với thành phần hóa học của Hậu phác
    2. Phụ nữ mang thai
    3. Người có Tỳ Vị hư nhược, chân nguyên bất túc, khí huyết kém, tân dịch khô
  • Trong quá trình uống bài thuốc có chứa Hậu phác, không nên ăn đậu vì sự kết hợp này sẽ gây ra khí động và Can khương.
  • Nên thăm khám để hiểu rõ tình trạng cơ thể và được bác sĩ hoặc thầy thuốc tư vấn về liều lượng, cách dùng Hậu phác hiệu quả và phù hợp. 
Hình ảnh người lương y đang kê thuốc
Tham vấn ý kiến thầy thuốc để sử Hậu phác hiệu quả với liều lượng chính xác

5. Tổng kết thông tin về Hậu phát

Hậu phác là một loại dược liệu quý của Đông y với nhiều công dụng khác nhau, chủ yếu liên quan đến chữa trị các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột như tiêu chảy, đau bụng, viêm ruột… hoặc các chứng ho, suyễn. Mặc dù Hậu phác là thảo dược thiên nhiên và khá lành tính, nhưng trước khi sử dụng bạn nên lưu ý thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích và đừng quên tham khảo thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe từ thảo dược trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe của Dược Bình Đông nhé.

Dược Bình Đông là thương hiệu đã có hơn 70 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Dược Bình Đông không ngừng nghiên cứu việc kết hợp các công thức cổ truyền với quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại để cho ra đời những sản phẩm vừa gần gũi với người hiện đại vừa gìn giữ được bản sắc Y học dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu luôn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng trong nhiều thập kỷ qua: 

Song Phụng Điều Kinh: Sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ được kế thừa từ bài thuốc “Tứ vật thang” chuyên bổ huyết, điều kinh gồm Đương Quy, Xuyên Khung, Thục Địa, Bạch Thược và được gia thêm một số thành phần khác như Ích Mẫu, Hương Phụ, Ngải Diệp,… Sự kết hợp này giúp sản phẩm phát huy tốt công dụng điều kinh nguyệt,…

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của dược bình đông
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Các sản phẩm của Dược Bình Đông được đều có thành phần thảo dược tự nhiên an toàn lành tính. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm thì vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được đội tư vấn viên hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan