Chạy bộ là một trong những hoạt động thể thao được nhiều người ưa chuộng. Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn cải thiện sự linh hoạt của các khớp và cơ bắp, từ đó giúp cơ thể luôn dẻo dai và khỏe mạnh. Nhưng tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ sẽ cản trở niềm yêu thích của bạn. Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cùng cách phòng ngừa đau đầu gối khi chạy bộ và vận động, từ đó giúp duy trì một lối sống lành mạnh và bảo vệ sức khỏe khớp gối hiệu quả.
1. Đôi nét về tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ
1.1. Giới thiệu tình trạng đau khớp gối
Đau khớp gối là tình trạng phổ biến thường xuất hiện khi chạy bộ hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao và vận động mạnh như tập thể dục, đá bóng, tập gym, squat,… Cơn đau đầu gối khi chạy bộ có thể diễn ra từng đợt, ngắt quãng hoặc kéo dài liên tục, với mức độ đau từ âm ỉ đến đau nhói, gây khó khăn trong việc di chuyển và hoạt động hàng ngày.
Đối tượng thường gặp tình trạng đau đầu gối bao gồm người mới bắt đầu vận động, người trung niên và người lớn tuổi. Đây là những đối tượng có cấu trúc khớp dễ bị tổn thương khi vận động quá sức hoặc sai kỹ thuật.
Cơn đau thường xuất hiện ở các vị trí xung quanh và dưới xương bánh chè, phía trước hoặc sau khớp gối. Đau có thể tập trung ở bên trái, bên phải hoặc cả hai bên đầu gối, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tác động.
Một số triệu chứng có thể đi kèm với đau đầu gối bao gồm: sưng khớp, cứng khớp, mỏi gối, khớp kêu lục cục, lắc rắc hoặc lạo xạo khi di chuyển. Một số trường hợp nặng hơn còn có thể cảm thấy đau buốt, nóng đỏ xung quanh khu vực khớp gối.
1.2. Biến chứng và khi nào cần gặp bác sĩ
Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là tình trạng thoáng qua và tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan để tình trạng này kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: mất chức năng vận động tạm thời, khớp co cứng, teo cơ biến dạng khớp và thậm chí là bại liệt.
Bạn cần đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp, Chấn thương chỉnh hình để được thăm khám nếu tình trạng đau đầu gối kéo dài hơn 2 tuần hoặc đi kèm một trong các dấu hiệu dưới đây:
- Đột nhiên bị đau đầu gối và không biết rõ nguyên nhân gây đau;
- Đầu gối không thể chịu lực hoặc yếu;
- Đầu gối hoặc chân bị biến dạng rõ rệt;
- Sốt, kèm theo mẩn đỏ, đau và sưng đầu gối;
- Đầu gối bị đau nghiêm trọng sau chấn thương.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ
2.1. Chấn thương khi vận động
Chấn thương có thể xảy ra khi cơ thể gặp phải tác động mạnh khi bạn chạy bộ hoặc khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao khác như tập tạ, gym, cầu lông, bóng bàn,…
Nguyên nhân gây chấn thương khi vận động có thể do cường độ tập luyện quá cao, khởi động không kỹ trước khi vận động hoặc do tập luyện sai tư thế. Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoặc thiết bị thể thao không phù hợp, chẳng hạn như giày chạy không đúng loại hoặc không cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể gây ra chấn thương đầu gối.
Một số hình thức chấn thương phổ biến bao gồm bong gân, trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm,…
Phần lớn chấn thương sẽ khiến khớp trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu không được điều trị đúng cách, các chấn thương này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp và giảm chức năng vận động.
2.2. Nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt và yếu tố sức khỏe
Ngoài những chấn thương trong quá trình vận động, những thói quen không tốt trong cuộc sống hàng ngày hoặc tình trạng sức khỏe, sinh lý cũng có thể làm tăng áp lực lên khớp, khiến khớp gối bị tổn thương và đau nhức.
Một số thói quen sinh hoạt và yếu tố sức khỏe có thể gây đau khớp gối bao gồm:
- Tư thế sinh hoạt không đúng như ngồi sai tư thế, đứng lâu, gập gối quá mức trong quá trình làm việc hoặc sinh hoạt hàng ngày có thể gây ra áp lực lớn lên khớp gối, dẫn đến tình trạng đau nhức.
- Chế độ ăn uống không khoa học như ăn không đúng giờ hoặc ăn thực phẩm có hại dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất.
- Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Cơ thể bị thừa cân, béo phì với trọng lượng quá lớn sẽ gây áp lực lớn hơn lên khớp gối, làm cho khớp dễ bị mài mòn và tổn thương theo thời gian.
- Phụ nữ thường có nguy cơ bị đau khớp gối cao hơn nam giới, đặc biệt là sau giai đoạn mãn kinh.
2.3. Nguyên nhân từ các bệnh lý cơ xương khớp
Các bệnh lý liên quan đến khớp gối là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu khi vận động. Những bệnh này thường làm tổn thương cấu trúc khớp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ gồm:
- Thoái hóa khớp gối: Thường xảy ra khi lớp sụn trong khớp bị phá vỡ dần theo thời gian, khiến phần xương dưới sụn cọ xát với nhau, gây đau buốt, sưng viêm và giảm khả năng vận động của người bệnh.
- Viêm khớp gối: Khớp gối bị viêm và sưng tấy, gây đau và hạn chế khả năng vận động. Triệu chứng điển hình bao gồm đau nhức, sưng đỏ và cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi.
- Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng bao quanh khớp, gây viêm và tổn thương xương, sụn, và các mô mềm xung quanh. Bệnh thường gây đau và sưng viêm ở cả hai khớp gối đối xứng nhau, gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng di chuyển của người bệnh.
- Bệnh lý khác: Bệnh Gout, hội chứng đau xương bánh chè, hội chứng dải chậu chày Osgood-Schlatter, viêm bao hoạt dịch đầu gối,…
3. Chẩn đoán và điều trị tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ
3.1. Chẩn đoán tình trạng đau đầu gối
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu gối, trong quá trình khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về thời điểm xuất hiện cơn đau, cơn đau kéo dài bao lâu, các triệu chứng đi kèm như sưng, nóng, đỏ và kiểm tra khả năng di chuyển của khớp gối.
Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng đau khớp gối như:
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp.
- Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, CT hoặc MRI.
- Nội soi khớp.
3.2. Chữa tình trạng đau khớp gối bằng phương pháp Tây y
Việc điều trị tình trạng đau đầu gối dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh lý. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân nhằm giảm đau, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh với 2 phương pháp bao gồm:
Sử dụng thuốc: Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để cải thiện các triệu chứng khó chịu với khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol;
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAIDs);
- Thuốc kháng viêm Corticoid;
- Thuốc bôi ngoài da
- Thuốc giãn cơ;
- Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây đau khớp gối, bệnh nhân sẽ được chỉ định các nhóm thuốc điều trị đau khớp gối đặc trưng như: Thuốc kháng sinh, DMARD để điều trị viêm khớp dạng thấp; Axit Hyaluronic, nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm để điều trị thoái hóa khớp.
Phẫu thuật: Khi phương pháp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng đau khớp gối đang ở giai đoạn nặng, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị đau khớp gối phổ biến gồm: nội soi khớp, phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp.
3.3. Chữa tình trạng đau khớp gối bằng phương pháp Đông y
Theo Y học cổ truyền, đau khớp gối thuộc phạm vi chứng Tý. Chứng Tý trong xương khớp là giai đoạn biểu hiện bên ngoài cơ thể khi khí huyết trong kinh lạc bị tắc, hạn chế lưu thông đến cơ khớp, gây đau đớn tại chỗ. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối theo Đông Y bao gồm:
- Nguyên nhân bên ngoài như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm), nhiệt (nóng) từ môi trường xâm nhập cơ thể.
- Nguyên nhân bên trong (Nội thương) là khi thể trạng mệt nhọc, tuổi cao thể lực suy yếu, mắc bệnh lâu ngày sức khỏe kém, ảnh hưởng tạng Can Thận.
Khi điều trị đau khớp gối bằng Đông y, ngoài việc điều trị triệu chứng, cần phải xác định rõ đâu là gốc bệnh để điều trị tận gốc. Các phương pháp điều trị đau khớp gối trong Đông y bao gồm:
- Sử dụng các bài thuốc Đông y: Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các bài thuốc khác nhau bằng cách kết hợp các thảo dược tự nhiên như: Kê huyết đằng, Mộc qua, Độc hoạt, Đỗ trọng, Cẩu tích, Ngưu tất, Khương Hoàng, Thiên niên kiện, Ngải cứu, Lá lốt, …
- Phương pháp điều trị không dùng thuốc: Châm cứu, bấm huyệt,… giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó cải thiện tình trạng đau xương khớp, trong đó có khớp gối.
3.4. Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm tình trạng đau đầu gối
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm đau và cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối. Vật lý trị liệu được phân loại thành hai dạng chính:
- Vật lý trị liệu chủ động (tích cực): Bao gồm các bài tập giúp duy trì sự linh hoạt của xương khớp, cải thiện lưu thông máu, tăng sức mạnh cơ bắp, nhờ đó cải thiện triệu chứng đau nhức. Các bài tập giúp giảm đau khớp gối bao gồm: Tăng cường cơ bắp, kéo giãn cơ, di chuyển thiết bị hoặc bài tập dưới nước.
- Vật lý trị liệu thụ động: Đây là phương pháp trị liệu sử dụng các thiết bị hiện đại như kích thích điện, dùng sóng âm, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh), nắn hoặc xoa bóp khớp, trị liệu bằng ánh sáng,… giúp tái tạo mô bị tổn thương, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép và giảm áp lực lên vùng khớp gối.
4. Các cách giảm đau khớp gối khi chạy bộ
4.1. Hạn chế thực phẩm có hại cho xương khớp
Chế độ ăn uống là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp. Một số loại thực phẩm có thể gây viêm và làm nặng thêm tình trạng đau khớp. Do đó, việc hạn chế các loại thức ăn này trong bữa ăn hàng ngày là điều cần thiết để giảm đau và cải thiện sức khỏe khớp gối.
Người bệnh bị đau khớp gối nên hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ;
- Đồ ăn chế biến sẵn;
- Đồ ăn mặn, ngọt;
- Đồ ăn lên men;
- Đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích;
- Thịt đỏ, thịt gia cầm;
- Thực phẩm chứa Gluten,…
4.2. Duy trì thói quen sinh hoạt tốt để giảm đau và phòng ngừa đau vùng khớp gối khi chạy bộ
Việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp giảm đau khớp gối mà còn giúp phòng ngừa hiệu quả các vấn đề liên quan đến xương khớp trong tương lai. Các thói quen này sẽ giúp bảo vệ hệ xương khớp, đặc biệt là khớp gối, tránh những tổn thương và viêm nhiễm.
Để giảm đau và phòng ngừa đau vùng khớp gối khi vận động, bạn nên rèn luyện cho bản thân một số thói quen dưới đây:
- Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày;
- Nghỉ ngơi đúng cách, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm; Xem thêm bài viết: “18 cách ngủ ngon giấc hơn, giúp hạn chế thức giấc“.
- Dành ra 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc để giãn cơ và giúp khớp gối được thư giãn;
- Duy trì tư thế sinh hoạt đúng, không cúi gập hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế để tránh gây áp lực lên khớp gối;
- Giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái bằng các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền;
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện các bệnh lý;
- Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối để giảm áp lực lên khớp gối,…
4.3. Phương pháp giảm đau khớp gối nhanh tại nhà do chạy bộ hay vận động
Khi gặp phải tình trạng đau khớp gối, ngoài các biện pháp điều trị kể trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp khác để giảm đau khớp gối tại nhà như:
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen giúp giảm đau tạm thời. Bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn;
- Chườm đá để giảm đau cho khớp;
- Massage thư giãn tại vùng khớp sưng;
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ như đệm ngồi, gối ngủ, máy xoa bóp giảm đau,… giúp hỗ trợ cải thiện cơn đau đầu gối, giảm cảm giác khó chịu và cải thiện khả năng vận động;
- Bổ sung một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ sức khỏe hệ xương khớp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông. Với thành phần từ các thảo dược quý như Dây đau xương, Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Độc hoạt,… Thảo Linh Tiên Bình Đông giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay hiệu quả.
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm khớp gối. Những bài thuốc dân gian này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn rất hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:
- Bài thuốc với Ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm rất tốt. Rang một nắm Ngải cứu tươi với Muối, sau đó đắp hoặc chườm lên khớp gối bị viêm.
- Bài thuốc với lá Chìa vôi: Lá Chìa vôi có công dụng trị đau nhức, thoái hóa khớp, giải độc, kháng khuẩn hiệu quả. Nghiền nát lá Chìa vôi tươi, sao khô với Muối trắng, sau đó cho hỗn hợp vào khăn hoặc túi vải, chườm lên khớp gối bị đau.
- Bài thuốc với Dây đau xương: Dây đau xương là thảo dược có công dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Rửa sạch lá Dây đau xương với nước Muối loãng, giã nát. Cho thêm Rượu vào, trộn đều và chắt lấy nước để uống. Đắp phần bã thuốc đắp lên khớp gối bị đau để nâng cao hiệu quả điều trị.
5. Các biện pháp phòng ngừa đau khớp gối khi chạy bộ
Chạy bộ là bộ môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi chạy bộ để phòng tránh tình trạng đau khớp gối:
- Khởi động kỹ trước khi vận động là bước đầu tiên giúp làm nóng cơ bắp và tăng tuần hoàn máu đến các khớp, đặc biệt là khớp gối. Bạn có thể thực hiện các bài khởi động như đi, chạy bộ tại chỗ, xoay khớp cổ tay chân, nâng cao đầu gối tại chỗ,…
- Có cường độ tập luyện phù hợp cơ thể, đặc biệt là với người mới hoặc người ít vận động bởi việc tập luyện quá sức dễ dẫn đến chấn thương khớp gối. Do đó, hãy bắt đầu từ từ, tăng cường độ và thời gian tập luyện dần dần để cơ thể và khớp gối có thời gian thích nghi.
- Có kỹ thuật tập luyện đúng để làm giảm áp lực lên vùng khớp gối gây ra chấn thương nghiêm trọng.
- Thực hiện các bài tập khớp gối giúp giảm đau, duy trì độ linh hoạt và tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp gối. Bạn có thể tham khảo một số bài tập phổ biến như: co chân đứng, duỗi cơ tứ đầu đùi (Quadriceps stretch) và squat ghế (Chair squats). Tìm hiểu thêm tại bài viết “Bài tập khớp gối“.
- Lựa chọn trang thiết bị thể thao phù hợp và chất lượng.
- Lựa chọn môi trường vận động hợp lý.
- Sử dụng đai hoặc băng hỗ trợ khớp gối.
6. Tổng kết
Đau đầu gối khi chạy bộ là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người mới bắt đầu vận động hoặc người trung niên và người lớn tuổi. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng tránh đau khớp gối khi chạy bộ, điều quan trọng nhất là bạn cần có thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh để duy trì sức khỏe xương khớp, đồng thời chú ý khởi động trước khi tập luyện, tập luyện đúng cách với cường độ phù hợp.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu gối, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị và thay đổi lối sống, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông. Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên lành tính, Thảo Linh Tiên là giải pháp hiệu quả, an toàn, tiện lợi cho những người bị đau mỏi xương khớp, tê bì chân tay.
Dược Bình Đông tự hào là thương hiệu Dược phẩm uy tín trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm bảo vệ sức khỏe thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm của chúng tôi đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ quý khách hàng. Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe và tìm hiểu về sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ hotline 028.39.808.808.