Khạc đờm ra máu (Đờm đỏ) là một tình trạng không mấy khả quan và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: viêm amidan, giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và thậm chí là ung thư phổi. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về khạc đờm ra máu để bình tĩnh xử trí khi không may gặp phải triệu chứng này nhé!
1. Đôi nét về hiện tượng khạc đờm ra máu
Ho, khạc đờm đi kèm ra máu (Đờm màu đỏ) là phản xạ của cơ thể để đẩy chất đờm ra ngoài, đờm lúc khạc ra có kèm theo máu đỏ tươi hoặc hồng. Một số trường hợp người bệnh sẽ khạc đờm có kèm máu đen, máu đông, tia máu,… Hiện tượng khạc đờm ra máu xảy ra thường đi kèm với các triệu chứng khác như sổ mũi, ho, đau rát họng hoặc sốt.
Một số điểm bạn cần chú ý để có thể phân biệt giữa khạc đờm ra máu và nôn ra máu:
- Khạc đờm ra máu là khi người bệnh không cần gắng sức khi ho vẫn khạc ra máu. Khạc đờm ra máu cũng có thể kèm theo các triệu chứng bệnh lý về tai mũi họng như: chảy máu cam, các bệnh răng miệng,…
- Nôn ra máu là tình trạng chất nhầy được đưa ra từ thực quản, các sợi máu có lẫn thức ăn và không có bọt. Nôn ra máu thường đi kèm với một số bệnh lý tiêu hóa như đau bụng lâu ngày, viêm loét dạ dày và xơ gan,…
Ngoài ho khạc đờm ra máu nhiều trường hợp còn xuất hiện đờm màu nâu, đờm xanh, đờm vàng, đờm màu đen, đờm màu trắng…Tìm hiểu thêm thông tin tại bài “Màu sắc đờm nói lên tình trạng gì của sức khỏe của bạn“
2. Nguyên nhân dẫn đến khạc đờm ra máu (Đờm đỏ)
Hầu hết các trường hợp khạc đờm đi kèm ra máu do đều xuất phát từ các bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng khạc đờm kèm theo máu.
2.1. Viêm amidan
Bệnh viêm amidan khiến các nhu mô amidan bên trong vòm họng bị viêm, sưng. Viêm amidan lâu ngày sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây ho kéo dài, làm vỡ hệ thống các mạch máu nhỏ bên trong vòm họng dẫn đến tình trạng khạc ra máu. Người bệnh viêm amidan cấp tính thường sẽ bị đau họng một bên hoặc hai bên, khó thở, khó nuốt và có thể bị sốt. Viêm amidan mãn tính thường đi kèm với các triệu chứng như: khạc ra những hạt bã đậu có mùi hôi thối, ho ra máu, hạch ở cổ sưng to và đau.
2.2. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm các đường ống dẫn khí trong phổi. Khi bị viêm, các ống dẫn khí bị co thắt và hẹp lại, từ đó làm tắc nghẽn đường thở và dẫn đến các triệu chứng của viêm phế quản như: ho, khó thở, thở khò khè, sốt và ho khạc đờm ra máu.
2.3. Giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng giãn không phục hồi một phần của cây phế quản. Khi bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ khiến ổ giãn phế quản lan rộng và kéo dài, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mủ màng phổi, suy hô hấp, suy tim,… Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của bệnh giãn phế quản là ho, ho khạc ra đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp khạc đờm có lẫn máu.
2.4. Bệnh phổi tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là tình trạng niêm mạc đường thở bị viêm nhiễm gây suy giảm chức năng thông khí ở phổi. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính khiến người bệnh cảm thấy khó thở so với bình thường và có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp. Những triệu chứng ban đầu thường gặp của bệnh là: thở khò khè, tức ngực, sốt nhẹ, có cảm giác ớn lạnh, ho khạc đờm và thậm chí là ho khạc đờm có máu.
2.5. Tắc mạch phổi
Tắc mạch phổi là tình trạng tắc động mạch phổi, trong phổi xuất hiện một cục máu đông lọt vào mạch máu và làm tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu. Máu đông sẽ làm tăng áp lực lên mạch máu phổi gây giãn mạch phổi, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến vỡ mạch máu phổi gây xuất huyết. Những triệu chứng điển hình của bệnh thường là: khạc đờm ra máu, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh,…
2.6. Lao phổi
Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao gây nên. Người bị bệnh lao phổi thường khạc ra đờm có lẫn máu do phổi bị tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ho khạc đờm kèm theo máu thường kéo dài hơn 3 tuần, kèm theo đó là đau ngực, thỉnh thoảng khó thở, cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, chán ăn, sốt nhẹ về chiều, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.
2.7. Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh do các khối u ác tính hình thành trong phổi. Khối u phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi thường là ho kéo dài, khạc có đờm ra máu, đau ngực trầm trọng khi hít thở sâu, khàn tiếng, hụt hơi, hơi thở khò khè, suy nhược, sụt cân.
3. Hướng dẫn đánh giá về triệu chứng khạc đờm đi kèm ra máu
Các bệnh về đường hô hấp thường có triệu chứng khá giống nhau, bạn sẽ khó có thể phân biệt được nếu không nắm đủ thông tin. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn có thể xác định được triệu chứng mà mình đang mắc phải đến từ bệnh lý nào.
3.1. Một số thông tin cần khai thác
Đối với những bệnh nhân bị khạc đờm ra máu, khi thăm khám sẽ cần cung cấp những thông tin sau đây để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh:
- Khạc đờm có máu bao lâu rồi?
- Tần suất khạc đờm ra máu trong ngày và trong tuần?
- Tình trạng đờm và máu trông như thế nào?
- Lượng máu trong đờm ít hay nhiều?
3.2. Triệu chứng bệnh
Đối với bệnh nhân khạc đờm ra máu, việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ dựa vào các đặc điểm của đờm và máu như sau:
- Đờm có mủ kèm theo sợi máu hoặc tia máu: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm họng, giãn khí phế quản, phù phổi cấp, lao phổi, ung thư vòm họng, ung thư khí quản,…
- Đờm có mủ nhầy, màu vàng kèm máu: Dấu hiệu của bệnh viêm khí quản và viêm phổi,…
- Đờm trong suốt, sủi bọt, dạng nước và có kèm theo máu tươi: giãn nhánh khí quản
- Đờm trong suốt hoặc trắng nhạt, đờm đặc, dính, sủi bọt và có kèm máu tươi, viêm khí quản mãn tính, viêm phổi giai đoạn đầu,…
3.3. Xét nghiệm
Bạn có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra dưới đây để được chẩn đoán đang mắc phải bệnh lý nào gây khạc đờm ra máu:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm đờm
- Chụp X-quang ngực
- Chụp CT ngực
- Nội soi phế quản
4. Cách điều trị khạc đờm ra máu
Tìm đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi tình trạng bệnh đang mắc phải. Sau đây là một số phương pháp điều trị khạc đờm có kèm máu:
- Dùng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn.
- Uống thuốc kháng virus (chẳng hạn như oseltamivir) để giảm thời gian hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm virus.
- Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, chẳng hạn như dùng thuốc giảm ho khi tình trạng ho kéo dài.
- Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc máu đông trong phổi.
5. Phòng tránh khạc đờm ra máu
Triệu chứng khạc đờm ra máu làm cho nhiều người lo sợ và khiến người bệnh tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho việc chữa trị. Chính vì sự nguy hiểm của bệnh mà bạn nên phòng tránh nó trước khi nó tìm đến bạn. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh khạc đờm ra máu mà Dược Bình Đông muốn đề cập đến bạn:
- Cân nhắc giảm hút thuốc hoặc bỏ hẳn nếu bạn đang hút thuốc. Hút thuốc lá gây viêm nhiễm, kích ứng và cũng làm tăng khả năng gặp các tình trạng khạc ra đờm có kèm máu.
- Uống nhiều nước hơn, bổ sung các loại vitamin, tập luyện thể thao, sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, ăn nhiều món ăn bổ phổi như cháo yến mạch, cháo ngó sen,…hoặc bổ sung đầy đủ các thực phẩm tốt cho phổi như trái cây tươi…
- Giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ, ít bụi, không ẩm mốc. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để giảm lượng bụi hít vào cơ thể giúp hạn chế tình trạng khạc có đờm ra máu hiệu quả.
- Đến bác sĩ nếu bạn khạc có đờm kèm máu và đờm có màu vàng hoặc xanh. Hãy tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng khạc đờm ra máu và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
6. Tổng kết thông tin về tình trạng đờm máu
Bỗng nhiên gặp tình trạng khạc ra đờm có kèm máu chắc hẳn ai cũng hoang mang, lo lắng. Qua bài viết này, Dược Bình Đông hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào về triệu chứng khạc đờm ra máu cũng như hướng điều trị và cách phòng tránh triệu chứng này.
Bên cạnh đó, để hạn chế gặp phải tình trạng đờm màu đỏ, bạn nên sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi để giúp phổi khỏe mạnh và bảo vệ phổi trước những tác nhân gây bệnh cho đường hô hấp. Nếu bạn vẫn chưa biết nên lựa chọn sản phẩm nào thì Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược quý gồm: Thiên môn đông, Bạc hà, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới và Atiso có tác dụng bổ phổi và điều trị khạc đờm ra máu, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày kéo dài, ho về đêm và sáng sớm… một cách hiệu quả. Sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm, xin hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
7. Câu hỏi thường gặp về Đờm đỏ
Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty sản xuất thuốc Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Hầu hết các trường hợp khạc đờm đi kèm ra máu do đều xuất phát từ các bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng khạc đờm kèm theo máu.
Viêm amidan
Bệnh viêm amidan khiến các nhu mô amidan bên trong vòm họng bị viêm, sưng. Viêm amidan lâu ngày sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây ho kéo dài, làm vỡ hệ thống các mạch máu nhỏ bên trong vòm họng dẫn đến tình trạng khạc ra máu. Người bệnh viêm amidan cấp tính thường sẽ bị đau họng một bên hoặc hai bên, khó thở, khó nuốt và có thể bị sốt. Viêm amidan mãn tính thường đi kèm với các triệu chứng như: khạc ra những hạt bã đậu có mùi hôi thối, ho ra máu, hạch ở cổ sưng to và đau.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm các đường ống dẫn khí trong phổi. Khi bị viêm, các ống dẫn khí bị co thắt và hẹp lại, từ đó làm tắc nghẽn đường thở và dẫn đến các triệu chứng của viêm phế quản như: ho, khó thở, thở khò khè, sốt và ho khạc đờm ra máu.
Giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng giãn không phục hồi một phần của cây phế quản. Khi bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ khiến ổ giãn phế quản lan rộng và kéo dài, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mủ màng phổi, suy hô hấp, suy tim,… Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của bệnh giãn phế quản là ho, ho khạc ra đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp khạc đờm có lẫn máu.
Bệnh phổi tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là tình trạng niêm mạc đường thở bị viêm nhiễm gây suy giảm chức năng thông khí ở phổi. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính khiến người bệnh cảm thấy khó thở so với bình thường và có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp. Những triệu chứng ban đầu thường gặp của bệnh là: thở khò khè, tức ngực, sốt nhẹ, có cảm giác ớn lạnh, ho khạc đờm và thậm chí là ho khạc đờm có máu.
Tắc mạch phổi
Tắc mạch phổi là tình trạng tắc động mạch phổi, trong phổi xuất hiện một cục máu đông lọt vào mạch máu và làm tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu. Máu đông sẽ làm tăng áp lực lên mạch máu phổi gây giãn mạch phổi, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến vỡ mạch máu phổi gây xuất huyết. Những triệu chứng điển hình của bệnh thường là: khạc đờm ra máu, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh,…
Lao phổi
Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao gây nên. Người bị bệnh lao phổi thường khạc ra đờm có lẫn máu do phổi bị tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ho khạc đờm kèm theo máu thường kéo dài hơn 3 tuần, kèm theo đó là đau ngực, thỉnh thoảng khó thở, cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, chán ăn, sốt nhẹ về chiều, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh do các khối u ác tính hình thành trong phổi. Khối u phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi thường là ho kéo dài, khạc có đờm ra máu, đau ngực trầm trọng khi hít thở sâu, khàn tiếng, hụt hơi, hơi thở khò khè, suy nhược, sụt cân.
Triệu chứng khạc đờm ra máu làm cho nhiều người lo sợ và khiến người bệnh tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho việc chữa trị. Chính vì sự nguy hiểm của bệnh mà bạn nên phòng tránh nó trước khi nó tìm đến bạn. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh khạc đờm ra máu mà Dược Bình Đông muốn đề cập đến bạn:
- Cân nhắc giảm hút thuốc hoặc bỏ hẳn nếu bạn đang hút thuốc. Hút thuốc lá gây viêm nhiễm, kích ứng và cũng làm tăng khả năng gặp các tình trạng khạc ra đờm có kèm máu.
- Uống nhiều nước hơn, bổ sung các loại vitamin, tập luyện thể thao, sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, ăn nhiều trái cây tươi, cháo yến mạch, cháo ngó sen,…
- Giữ cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ, ít bụi, không ẩm mốc. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để giảm lượng bụi hít vào cơ thể giúp hạn chế tình trạng khạc có đờm ra máu hiệu quả.
- Đến bác sĩ nếu bạn khạc có đờm kèm máu và đờm có màu vàng hoặc xanh. Hãy tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng khạc đờm ra máu và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.