Kha tử là một loại dược liệu được dùng để chữa nhiều loại bệnh trong Đông y, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Theo y học hiện đại, Kha tử có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn để chống lại các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp. Trong bài viết hôm nay, Dược Bình Đông sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Kha tử, các bài thuốc trị bệnh phổ biến, cùng những lưu ý quan trọng để sử dụng vị thuốc này một cách an toàn và hiệu quả.
1. Giới thiệu về Kha tử
Kha tử (Fructus Terminalia chebulae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Terminalia chebula Retz.), thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Đặc điểm của Kha tử
- Quả Kha tử có hình trứng thon, dài khoảng 3 – 4cm, rộng khoảng 2cm, 5 cạnh dọc và hai đầu tù.
- Khi chín, quả Kha tử chuyển từ màu vàng sang cam và cuối cùng là màu nâu nhạt. Thịt quả có màu đen nhạt, khô, chắc và cứng, với vị chát chua đặc trưng.
Điều kiện sống
Chiêu liêu là loài cây chịu bóng mát khi còn non, ưa sáng khi trưởng thành. Cây thường dễ tìm thấy ở những cánh rừng thưa, rừng thứ sinh có độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Cây mọc hoang ở các khu vực sông suối, những vùng có đất ẩm, cũng có thể phát triển tốt ở khu vực có đất pha sét hoặc đất cát.
Cây Chiêu liêu được tìm thấy nhiều ở miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia.
Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận được dùng làm thuốc là quả của cây Chiêu liêu, trong Đông y gọi là
Kha tử. Thời điểm thu hoạch là lúc quả đã chín già, thường rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8. Những quả đạt yêu cầu sẽ có vỏ ngoài màu vàng, thịt quả dày và chắc. Còn những quả non hơn hoặc những quả lép sẽ bị loại bỏ vì để đảm bảo chất lượng của dược liệu.
Sau khi thu hoạch, quả Kha tử sẽ được đem đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để bảo quản.
Dược liệu này cần được đóng vào túi, chai hoặc lọ kín, để nơi thoáng mát, khô ráo để tránh bị ẩm mốc, hư hỏng. Trước khi sử dụng, dược liệu cần được đem ra rửa sạch lại, để ráo nước rồi sao khô. Cuối cùng, quả Kha tử đã sao khô cần được loại bỏ hạt, chỉ dùng được phần thịt quả.
Cách dùng vị thuốc Kha tử
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và mục đích điều trị, vị thuốc Kha tử được dùng theo nhiều cách khác nhau như:
- Dùng trực tiếp như ngậm hoặc nghiền thành bột để pha với nước,…
- Dùng để sắc chung với các vị thuốc khác.
2. Công dụng của Kha tử
Kha tử là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong cả Y học Cổ truyền và y học hiện đại. Bởi vị thuốc này có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi giúp điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau, cải thiện sức khỏe tổng thể.
2.1. Theo Tây y
Theo Tây y, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh quả Kha tử có chứa nhiều thành phần hóa học đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe như:
- Tanin: Trong quả Kha tử có chứa hàm lượng cao (khoảng 24 – 26%) hợp chất Tanin. Đây là một hợp chất bao gồm nhiều loại axit như Axit Galic, Egalic, Chebulic, Luteolic,… được xem như kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng.
- Chebutin và Terchebin: Hai loại chất này trong quả Kha tử có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm giảm các triệu chứng chuột rút, đau bụng và hỗ trợ các vấn đề ở đường tiêu hóa.
- Đường và axit amin: Trong quả Kha tử còn có chứa các loại đường như Glucose, Arabinose, Fructose cùng với các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
- Tinh chất dầu vàng: Quả Kha tử còn có chứa tinh chất dầu vàng với nhiều loại axit béo như axit Palmitic, Linoleic, Oleic,…
Đây là những thành phần hóa học quan trọng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên: Các hợp chất trong quả Kha tử có khả năng ức chế, tiêu diệt nhiều loại virus như Adenovirus, virus cúm Epstein-Barr (EBV), virus HPV, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho, bị khan tiếng và làm dịu đường hô hấp. Ngoài ra, những chất này còn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như liên cầu khuẩn, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, tự cầu vàng và Salmonella typhi.
- Chống co thắt cơ trơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa: Các thành phần hóa học trong Kha tử có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp làm giảm triệu chứng đau bụng, dùng trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ kinh niên. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp chống co thắt cơ ruột và dạ dày, dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.
- Điều trị trĩ và đổ mồ hôi trộm: Kha tử còn được dùng để điều trị bệnh trĩ nội, đổ mồ hôi trộm, đặc biệt ở trẻ em.
- Làm đẹp: Quả Kha tử có đặc tính chống oxy hóa nên được dùng trong một số sản phẩm dưỡng da và trị mụn.
2.2. Theo Đông y
Theo Đông y, Kha tử là một loại thảo dược quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số đặc điểm riêng biệt của vị thuốc này:
- Tính vị: Tính ấm, vị đắng và hơi hăng.
- Quy kinh: Phế, Đại tràng.
- Công dụng: Chỉ khái (giúp làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm), liễm phế (làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp như viêm họng, khản tiếng và hen suyễn), chỉ tả sáp tràng (giúp làm săn chắc ruột, trị tiêu chảy, hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa).
- Chủ trị: Trị ho có đờm, ho khan, viêm họng, khản tiếng, hen suyễn, cầm máu,…
3. Những bài thuốc hiệu quả từ cây Kha tử
Với các đặc tính riêng biệt như trên, Kha tử được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc điều trị các vấn đề về đường hô hấp và một số loại bệnh khác. Cụ thể:
3.1. Kha tử trong hỗ trợ điều trị ho, đau họng và các vấn đề hô hấp
Trong Đông y, Kha tử có tính ấm nên được dùng để trị các vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp bị ho có đờm, ho khan, viêm họng, khản tiếng. Sau đây là những cách sử dụng Kha tử để điều trị ho và viêm họng:
- Cách dùng Kha tử để trị ho, khó nuốt, viêm họng ở người lớn và trẻ em: Loại bỏ phần vỏ ở bên ngoài quả, có thể loại bỏ luôn hạt, ngậm phần thịt quả trong vòng khoảng 5 phút, nuốt nước miếng từ từ sẽ giúp làm dịu cổ họng. Mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 lần, mỗi lần một quả.
- Trị ho hen do phế hư, khàn giọng, ho mãn tính: Dùng 10g Kha tử, 5g Cam thảo, 5g Hạnh nhân. Tất cả đem rửa sạch với muối, sắc với 600ml nước cho đến khi cạn còn một nửa, lọc lấy nước bỏ bã. Mỗi ngày sắc một thang, uống 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
- Trị viêm họng, ho: Ngâm Kha tử với Mật ong từ 2 – 3 tháng, dùng để ngậm trong miệng, phần thịt quả nhai nuốt, ngày dùng 2 – 3 lần.
- Chữa ho lâu ngày: Dùng 4g Kha tử, 4g Đảng sâm, sắc chung với 400ml nước cho đến khi còn 200ml, chia thành 3 phần để uống trong ngày.
3.2. Kha tử trị các bệnh lý khác
Trong quả Kha tử có chứa nhiều thành phần quý như Tanin, Chebutin và các axit béo, có tác dụng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp và nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn, các bệnh mãn tính. Sau đây là một số bài thuốc dân gian, Y học cổ truyền có sử dụng Kha tử được sử dụng phổ biến:
- Bài thuốc trị tiêu chảy, lỵ mãn tính, trĩ nội: Chuẩn bị 10g Kha tử, 5g Mộc hương, 5g Hoàng liên. Kha tử đem rửa sạch với nước muối loãng, phơi dưới bóng râm cho đến khi khô hoàn toàn. Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, chia thành 3 phần để pha uống trong ngày, mỗi phần pha với 200ml nước sôi để nguội. Dùng liên tục từ 7 – 10 ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn: Dùng Kha tử đã nướng chín loại bỏ hạt, 5g Mộc hương, 5g Hoàng tiễn, tất cả đem rửa sạch với nước muối, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Bột được chia thành 3 phần để dùng trong ngày, mỗi phần pha với 200ml nước để uống. Kiên trì dùng liên tục từ 7 – 10 ngày để giải độc hiệu quả.
- Chữa xích bạch lỵ: Dùng 12g Kha tử (6 quả sống, 6 quả đã được nướng bỏ hạt, sao vàng, tán thật nhỏ). Chiêu thuốc với nước sắc Cam thảo để chữa lỵ ra máu.
4. Một số lưu ý khi sử dụng Kha tử
4.1. Lưu ý khi sử dụng Kha Tử
Để dùng vị thuốc Kha tử một cách an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
- Liều lượng sử dụng được khuyến cáo từ 3 – 10g mỗi ngày.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào có liên quan đến vị thuốc Kha tử.
- Kha tử có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc Tây. Do đó, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào để có liệu trình điều trị tốt nhất.
- Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau đầu, buồn nôn, dị ứng,… trong quá trình sử dụng vị thuốc Kha tử, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị.
4.2. Đối tượng không sử dụng Kha tử
Mặc dù Kha tử là một dược liệu quý, có công dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng một số đối tượng dưới đây cần tránh sử dụng vị thuốc này:
- Những người mắc hội chứng ngoại cảnh hoặc tích tụ nhiệt thấp thì nên tránh sử dụng vị thuốc này.
- Chưa có nghiên cứu chứng minh tác dụng phụ của Kha tử đối với bà bầu và trẻ nhỏ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Không dùng Kha tử cho người mới bị táo bón, cảm ngoại.
4.3. Kết hợp với các thói quen có lợi sức khỏe
Bên cạnh việc sử dụng dược liệu Kha tử để điều trị bệnh, bạn cần duy trì các thói quen tốt để cải thiện sức khỏe như:
- Cần xây dựng một chế độ ăn có chứa đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Ăn uống điều độ, không bỏ bữa.
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày và đi ngủ trước 23h. Nhấn vào đây để tìm hiểu bài viết về “Cách giúp ngủ ngon và sâu giấc” để cải thiện giấc ngủ của bạn
- Giữ tinh thần thoải mái, làm giảm căng thẳng bằng cách thiền, tắm nước ấm,… trước khi đi ngủ.
- Rèn luyện thân thể thường xuyên bằng cách thực hiện các bài tập yoga, đi bộ,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong một tuần để giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tổng thể. Đọc ngay những bài tập giúp làm sạch phổi và tăng cường hệ hô hấp.
- Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh để tránh những bệnh lý do thừa cân, béo phì gây ra.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và điều trị kịp thời.
5. Tổng kết
Kha tử có tác dụng làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp như ho khan liên tục, ho có đờm, viêm họng, khan tiếng, hen suyễn,… hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, vị thuốc này còn có tác dụng giải độc, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả nên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho.
Ngoài ra, để làm giảm nhanh các cơn ho bạn có thể sử dụng Viên ngậm Bình Đông. Sản phẩm này được điều chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như lá Thường xuân, Bạc hà, Húng chanh, Xuyên bối mẫu, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Đông trùng hạ thảo. Nhờ đó, sản phẩm có công dụng giảm ho, giảm đờm do viêm họng, viêm khí phế quản gây ra, làm dịu các triệu chứng đau rát họng, khản tiếng hiệu quả.
Dược Bình Đông là đơn vị chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên dựa trên dây chuyền sản xuất công nghệ cao. Các sản phẩm của Dược Bình Đông ngày càng được cải tiến để phù hợp hơn với cơ địa của người dùng. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông, vui lòng liên hệ đến hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng.