Gừng là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày. Chúng còn có các tên gọi “lạ tai” như Khương, Sinh khương, Can khương,… Ngoài hai loại Gừng thường dùng trong Đông y, còn có hai loại khác là Gừng trắng và Gừng xám. Theo Đông y, Gừng có tính ấm, vị cay. Với Y học hiện đại, Gừng mang một lượng lớn tinh dầu như: Phellandrene, Borneol, Zingiberol, Chavicol, Capsaicin, Nonanal, Citral, Zingiberene, Methyl Heptenone,… và được tin dùng để điều trị các triệu chứng như ho, ho có kèm đờm, đau họng,… Nếu dùng đúng liều lượng và đúng cách, Gừng sẽ có ích cho trẻ nhỏ cũng như phụ nữ mang thai. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu đến bạn những mẹo từ Gừng trị ho đơn giản, hiệu quả tại nhà.
1. Đôi nét về mẹo trị ho bằng Gừng
Những bài thuốc dân gian từ Gừng phổ biến bởi những tính ấm, vị cay và giàu tinh dầu đặc trưng. Gừng vốn là nguyên liệu tự nhiên, lành tính, dễ tìm. Đồng thời, cách chế biến Gừng đa dạng, dễ làm tại nhà giúp cho việc trị bệnh trở nên dễ dàng. Bạn có thể sử dụng bằng đa dạng cách như ăn, uống, chườm, ngậm, xông hơi,… với mức chi phí hợp lý.
Với đầy đủ các ưu điểm nổi bật trên, Gừng phát huy công dụng trong việc điều trị các vấn đề về hô hấp cụ thể như sau:
- Làm ấm cổ họng, khử phong tán hàn.
- Tiêu đờm
- Giảm ho: Làm giảm các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho gió kéo dài, ho do cảm lạnh, viêm họng hạt hoặc bệnh viêm phế quản.
- Giảm đau rát họng: Làm giảm triệu chứng đau rát họng, khàn tiếng, mất tiếng, làm dịu cổ họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài Gừng, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo giảm đau họng từ các loại dược liệu quen thuộc.
- Cải thiện các tình trạng đang gặp phải: Giúp giảm tình trạng viêm, sưng, giảm ngứa, thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương, cải thiện sức đề kháng, giúp người bệnh về hô hấp nhanh hồi phục thể trạng.
Không chỉ thế, Gừng còn có các công dụng khác như giữ ấm cơ thể, chữa đau đầu, đào thải độc tố, kích thích hệ tiêu hóa và hạ sốt. Đồng thời, Gừng còn giúp tăng cường tuần hoàn tiết dịch, chống cơn buồn nôn hoặc nôn ói,…
Dù các mẹo dùng Gừng để trị ho là một biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả tại nhà, nhưng bạn không thể sử dụng như một giải pháp thay thế các phương pháp trị bệnh. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài hoặc đã sử dụng mẹo này trị ho nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách. Đặc biệt là khi triệu chứng ho có liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm phế quản mãn tính.
2. Các mẹo trị ho bằng Gừng
Bạn có thể tự làm nước Gừng, Trà gừng, Siro gừng, bột Gừng,.. tại nhà bằng cách thực hiện riêng biệt hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Tham khảo ngay 10 cách thực hiện các mẹo trị ho ra nhiều đờm bằng các dược liệu đơn giản cho người bận rộn.
2.1. Mẹo dùng Gừng trị ho không kèm theo nguyên liệu khác
Gừng có chứa Gingerols sẽ giúp điều trị cảm lạnh thông thường và giảm ho, bạn có thể sử dụng Gừng bằng những cách dưới đây:
- Nhai trực tiếp: Nếu bạn chịu được sự cay nóng của gừng thì bạn có thể nhai trực tiếp Gừng sống, ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách này giúp giảm ho và cảm lạnh.
- Ngậm Gừng tươi: Trường hợp khó nhai Gừng trực tiếp, bạn có thể ngậm vài lát Gừng tươi sát vùng hầu họng. Bạn nên ngậm nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt trong việc long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Đọc thêm cách ngậm những loại sản phẩm khác để bớt rát họng, giảm ho
- Trà Gừng: Bạn lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, cắt thành lát mỏng và cho vào ly hoặc chén nước sôi. Đậy nắp và ngâm trong 10 phút. Sau đó uống khi nước còn ấm. Cách này giúp bạn làm dịu cổ họng, giảm ngứa rát khó chịu và giảm ho.
- Cháo Gừng: Bạn nấu cháo trắng như bình thường đến khi sôi, thì cho thêm Gừng, Hành và Giấm vào nấu thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp. Món này phù hợp với trẻ nhỏ, bạn có thể cho ăn ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ để điều trị cảm lạnh, cảm cúm và những bệnh về hô hấp khác. Đây là món ăn thanh đạm, dễ ăn, dễ tiêu, không chỉ hỗ trợ giải cảm hiệu quả mà còn giúp kích thích vị giác.
- Bột Gừng: Bạn có thể nghiền Gừng thành bột mịn hoặc mua những loại bột Gừng uy tín trên thị trường. Khi nấu ăn, bạn có thể rắc thêm bột gừng vào thức ăn để có được lợi ích sức khỏe trong mỗi bữa ăn.
Ngoài việc ăn uống Gừng trực tiếp, bạn có thể dùng Gừng để ngâm chân nhằm khai thác được tối đa tác dụng của chúng. Bạn hãy sử dụng Gừng tươi và đun nhỏ lửa, tránh đun sôi vì sẽ làm mất đi tinh dầu và làm giảm dược tính của Gừng. Mẹo ngâm chân bằng nước Gừng ấm không chỉ giúp bạn giải cảm, ngủ ngon giấc hơn mà còn giúp làm dịu trung khu thần kinh phó giao cảm. Ngoài ra, cách làm này sẽ thúc đẩy tuần hoàn, giảm viêm và giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút.
2.2. Gừng và Muối
Trong công thức này có sự xuất hiện của muối – gia vị có khả năng khử trùng và loại bỏ chất bẩn ở niêm mạc cổ họng, giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Khi kết hợp với Gừng sẽ tạo nên hỗn hợp có tác dụng kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng ho như ho ngứa họng, đau họng, sổ mũi, khó thở và cảm lạnh.
Nguyên liệu: 1 củ Gừng và Muối hột.
Cách làm nước Gừng Muối uống trị ho như sau:
- Cạo bỏ vỏ của Gừng, sau đó rửa sạch và để cho ráo.
- Thái Gừng thành từng lát mỏng.
- Cho Gừng vào nồi với khoảng 400ml nước lọc, thêm ít Muối vào.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước giảm phân nửa so với ban đầu.
- Để nguội, lọc lấy phần nước Gừng để dùng. Bạn nên uống Nước Gừng này 2 lần mỗi ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ) để trị ho.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng Gừng và Muối để làm nước xông hơi hay rửa mũi, thao tác này giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm các triệu chứng ho hiệu quả.
2.3. Gừng và Mật ong nguyên chất
Cả Gừng và Mật ong đều mang đặc tính chống oxy hóa. Sự kết hợp giữa hai dược liệu trên được áp dụng từ lâu để điều trị các vấn đề như cảm lạnh và ho. Hơn nữa, hỗn hợp Gừng và Mật ong sẽ giúp làm dịu cơn đau họng và giảm đau, giảm viêm.
Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi do Mật ong có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng đường phèn thay thế cho Mật ong để trị ho cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Tìm hiểu thêm: 6+ tác dụng không ngờ đến của Mật ong trong điều trị ho
Cách 1: Hãm Gừng tươi với Mật ong
Hỗn hợp này có công dụng tránh ho, giảm đau rát họng với các bước thực hiện sau:
- Nguyên liệu: Gừng tươi: 1 củ; Nước: 250ml; Mật ong: hàm lượng tùy khẩu vị.
- Cách làm: Cạo vỏ Gừng, rửa sạch, xắt lát mỏng. Đun sôi 250ml nước và đổ Gừng vào đun khoảng 10 – 15 phút. Cho thêm ít Mật ong vào nồi, khuấy đều. Dùng uống khi còn ấm. Bạn có thể hãm hỗn hợp nước này trong bình giữ nhiệt để uống đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể uống hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chúng phát huy tác dụng giảm đau họng, giảm những cơn ho vào ban đêm và sáng sớm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, Gừng tươi có thể gây ra mất ngủ.
Cách 2: Gừng ngâm Mật ong
Hỗn hợp này có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em với các bước thực hiện sau:
- Nguyên liệu: 5 củ Gừng tươi và Mật ong nguyên chất
- Cách làm: Cạo vỏ Gừng, rửa sạch, để ráo. Thái Gừng thành từng lát mỏng.Cho Gừng vào lọ thủy tinh và rót Mật ong phủ ngập lượng Gừng sau đó đậy nắp lọ.
Lưu ý: Bạn cần đậy kính nắp và bảo quản tại nơi khô ráo đến khi Gừng se quắt lại là có thể dùng được. Hỗn hợp Gừng ngâm Mật ong nên uống vào buổi sáng, trưa là tốt nhất. Và nên sử dụng 1 lần mỗi ngày trong 3 ngày để đạt hiệu quả.
Cách dùng:
- Người lớn: Ngậm trực tiếp, sau đó nhai và nuốt.
- Trẻ em: Dùng nước ấm để pha, uống khi ngủ dậy.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các biện pháp giảm ho tại bài viết “Mẹo chữa ho tiêu đờm bằng siro trị ho cho người lớn và trẻ em“.
2.4. Siro Gừng Tỏi hấp Mật ong
Trong Đông Y, Tỏi có khả năng làm tiêu đờm cổ họng, giải cảm nhờ có tính ấm. Mật ong có tính bình giúp làm dịu cổ họng. Ngoài ra, Mật ong giúp chống lại một số vi khuẩn gây bệnh và giúp an thần, ngủ ngon hiệu quả. Hỗn hợp siro Gừng, Tỏi, Mật ong có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. Cả ba đều là những thực phẩm thiên nhiên rất lành tính thích hợp cho người lớn và cả trẻ nhỏ. Tìm hiểu thêm về thực phẩm giúp giảm cơn đau họng và đồ ăn, thức uống dành cho người ho ra đờm.
Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi do Mật ong có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu: 2 củ tỏi ta, loại nhánh nhỏ, bên ngoài màu tím, 1 lít mật ong và 1 củ gừng tươi.
Cách làm:
- Làm sạch vỏ của Tỏi và Gừng, rửa sạch, sau đó đập dập.
- Trộn Tỏi, Gừng vào tô, cho Mật ong vào ngập hỗn hợp trên. Trong bước này, bạn có thể dùng thìa để dằm Tỏi và Gừng.
- Cho hỗn hợp trên vào hấp cách thủy đến khi nào Tỏi và Gừng nổi trên bề mặt Mật ong là được.
Lưu ý: Chờ hỗn hợp nguội thì cho vào hũ bảo quản và sử dụng trong 1 tuần. Bạn nên sử dụng siro này bằng cách pha với nước ấm.
2.5. Gừng và Đường phèn
Đường phèn mang vị ngọt nhẹ và giúp làm dịu cơn đau cũng như cảm giác rát ở cổ họng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho và giảm tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể dùng đường phèn kết hợp với gừng nguyên chất hoặc thêm các nguyên liệu khác.
Cách 1: Gừng và Đường phèn nguyên chất
Gừng chưng Đường phèn là một bài thuốc giúp giảm các triệu chứng ho, ho nhiều đờm và loại bỏ hàn khí, làm ấm bụng giúp đẩy lùi cơn ho lâu ngày kéo dài.
- Nguyên liệu: Gừng và Đường phèn, lượng Đường phèn tùy thuộc theo khẩu vị của bạn.
- Cách làm: Rửa sạch Gừng, thái lát mỏng. Cho Đường phèn và Gừng đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút, để nguội là có thể dùng được.
- Cách dùng: Mỗi ngày ngậm khoảng 2 – 3 lần, sau 2 – 3 ngày cơn ho sẽ thuyên giảm.
Cách 2: Gừng kết hợp Đường phèn và Lê
Lê có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, trừ ho, tiêu đờm. Khi kết hợp Gừng với Đường phèn và Lê sẽ cho ra hỗn hợp với hương vị lạ và trung hòa (do Gừng có tính ấm, Lê có tính mát), giúp chữa các bệnh về đường hô hấp, ho khan, ho có nhiều đờm.
- Nguyên liệu 2 quả Lê, 1 củ Gừng và ít Đường phèn.
- Cách làm: Gừng và Lê gọt vỏ, rửa sạch. Gừng thái nhỏ, Lê cắt thành từng miếng. Cho 2 hỗn hợp này vào chén và hấp cách thủy với Đường phèn tầm 20 phút.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những cách trị ho với Lê qua bài viết “Cách làm lê chưng (hấp) đường phèn trị ho, thanh mát giải độc” của Dược Bình Đông.
2.6. Gừng và Chanh
Chanh tươi là nguyên liệu chứa đầy vitamin C, có tác dụng giải khát. Ngoài ra, Chanh còn là thực phẩm hỗ trợ giảm cân, tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.
Cách 1: Gừng kết hợp với Chanh và Mật ong
Gừng, Mật ong và Chanh đều là các nguyên liệu giúp giảm viêm và kháng khuẩn. Hỗn hợp này sẽ không chỉ hỗ trợ cắt cơn ho, làm dịu cổ họng, chữa cảm lạnh, cảm cúm mà còn giúp quá trình chuyển hóa chất diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, Gừng, Mật ong và Chanh khi kết hợp với nhau sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa, làm sạch và loại bỏ độc tố khỏi dạ dày. Ngoài ra, thức uống này còn có thể giúp giảm cân.
Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi do Mật ong có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu: 1 quả Chanh vàng; Nửa củ Gừng tươi; 120ml Mật ong nguyên chất.
Cách làm: Rửa sạch Gừng và thái mỏng. Làm sạch vỏ chanh bằng muối, vắt lấy nước cốt chanh. Nấu Gừng và vỏ chanh với lửa nhỏ khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy nước, giữ lại vỏ chanh. Cho nước cốt chanh và hỗn hợp vừa thu được với Mật ong, nấu ở lửa nhỏ khoảng 5 phút nữa là hoàn thành.
Lưu ý: Bạn có thể thêm một số nguyên liệu khác vào hỗn hợp Gừng, Chanh và Mật ong,… để tăng hương vị và chữa trị theo từng triệu chứng cụ thể khác nhau.
Kết hợp công thức với một số nguyên liệu khác
Để làm tăng hương vị và phát huy thêm những tác dụng khác, bạn có thể kết hợp hỗn hợp Gừng chanh, mật ong đã có ở cách 1 với một số gia vị lành tính sẵn có với hàm lượng phù hợp. Cụ thể:
- Kết hợp với Sả: Sả không chỉ giúp giảm ho và giải cảm mà còn có tác dụng giảm đau, giải độc, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa và trị đầy hơi, nôn mửa. Đặc biệt, đối với phụ nữ, sả có công dụng sát khuẩn da, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân lành mạnh cũng như hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể thêm số lượng sả (đập dập) tùy theo khẩu vị của mình.
- Kết hợp với Tía tô: Tía tô có tác dụng tiêu đờm, dùng chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Bạn có thể thêm 100g Tía tô vào hỗn hợp để có thể phát huy tác dụng.
- Kết hợp với Tỏi: Tỏi có tác dụng phòng ngừa – điều trị cảm cúm, cải thiện chức năng xương khớp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch cũng như hỗ trợ điều trị ung thư. Bạn có thể thêm tỏi đã bóc vỏ, đập dập rồi xay nhuyễn bỏ vào hỗn hợp Gừng, Chanh, Mật ong.
Cách 2: Gừng kết hợp với Chanh đào, Mật ong
Chanh đào giúp thanh nhiệt, trừ đàm, trừ ho, lợi tiểu, kháng viêm và tiêu độc. Tương tự hỗn hợp Gừng kết hợp Mật ong và Chanh tươi, hỗn hợp này không chỉ giúp trị ho mà còn tăng cường chức năng hệ miễn dịch, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể.
Nguyên liệu: 5 nhánh Gừng; 1kg Chanh đào; 1 lít Mật ong; 700g Đường phèn; 1 quả Lê; 4 nhánh Quế; 400g Hoa hồi.
Cách làm: Các nguyên liệu trên rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 1 tiếng rồi vớt ra. Gừng đã sạch vỏ, xắt nhỏ. Cho Gừng vào nồi nấu cùng với hoa Hồi, Quế. Đun lửa lớn, khoảng 5 – 10 phút. Chuẩn bị một nồi nước khác khoảng 1 lít, cho Lê, Chanh và Đường phèn. Khuấy liên tục và nấu cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Đổ hai hỗn hợp trên vào lọ thủy tinh, thêm mật ong vào là hoàn thành.
Tìm hiểu thêm về Chanh đào mật ong qua bài viết “Cách làm chanh đào ngâm mật ong trị ho như thế nào” của Dược Bình Đông.
Lưu ý: Cách làm này tuy không tốn nhiều chi phí nhưng bạn cần bỏ nhiều công sức để thực hiện từ giai đoạn lựa chọn nguyên liệu đến cả giai đoạn thực hiện. Đối với những ai đang bận rộn, bạn có thể lựa chọn phương án sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có nguồn gốc từ thảo dược để tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đạt được hiệu quả tích cực.
3. Thông tin cần biết khi sử dụng Gừng trị ho
3.1. Lưu ý khi sử dụng
Tuy mang lại nhiều công dụng nhưng để tránh tác dụng phụ, người có triệu chứng dị ứng với một số thành phần tự nhiên của Gừng cần cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bạn nên lưu ý như sau:
- Không dùng Gừng trong trường hợp thận âm hư sinh nội nhiệt (với các vấn đề sinh lý thường gặp ở nam giới như di tinh, mộng tinh, hoạt tinh,…), nóng trong người, bốc hỏa. Nếu bị sốt cao không nên dùng Gừng để tránh thân nhiệt tăng cao hơn.
- Không dùng Gừng cho những bệnh nhân huyết áp cao (vì Gừng có tác dụng làm tăng huyết áp), không dùng cho những người bệnh trĩ (vì ăn Gừng nhiều hoặc uống rượu kèm theo sẽ phát bệnh nhanh), không dùng cho những người ung nhọt (ăn nhiều thì sinh ác nhục).
- Hạn chế dùng Gừng cho phụ nữ mang thai, vì khi dùng với liều lượng nhiều, Gừng có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ sảy thai.
- Không dùng quá nhiều Gừng, vì ăn Gừng lâu sẽ làm tích nhiệt mắc bệnh, gây nóng trong người.
- Không uống rượu bia khi đang dùng mẹo, tránh kết hợp gừng với các chất như Aspirin hoặc Coumarin.
- Trường hợp gặp phải những triệu chứng bất thường, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
3.2. Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Mẹo dùng Gừng trị ho chỉ có tác dụng khi bệnh mới bắt đầu, triệu chứng nhẹ. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng Gừng như một biện pháp hỗ trợ, không thay thế thuốc tây trong các trường hợp bệnh nặng.
Bạn cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây ho là gì để có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin bệnh sử, triệu chứng cụ thể và chỉ định một số xét nghiệm khác để xác định chính xác bệnh lý và mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng bệnh nhân nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định gồm:
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để kiểm soát các bệnh lý gây ho. Bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc trị ho tại bài viết “Top 3 thuốc trị ho khan giảm viêm họng hiệu quả và lưu ý khi sử dụng“.
- Điều trị ngoại khoa: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định khi cần thiết.
3.3. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bác sĩ để thăm khám
Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, bạn cần kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác để giúp sức khỏe nhanh chóng bình phục. Sau đây là những biện pháp hỗ trợ mà bạn có thể áp dụng khi điều trị ho:
- Thực phẩm bổ phổi: Bạn nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe phổi nói riêng. Đặc biệt, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ trị ho có chứa nhiều Vitamin C, E, và Omega-3 như Cam, Bưởi, hạt Chia, Rau xanh, các loại cá béo.
- Hạn chế các loại thực phẩm không lành mạnh: Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm gây viêm nhiễm như đường, thịt chế biến sẵn, xúc xích,… và các loại đồ uống có cồn để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Duy trì các thói quen tốt: Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc, uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để bảo vệ đường hô hấp. Xem thêm lý do vì sao cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày tại bài viết của Dược Bình Đông.
- Tránh môi trường ô nhiễm: Tránh ở trong môi trường có quá nhiều khói bụi, hóa chất, đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ và thoáng khí.
- Sử dụng các loại thảo dược trị ho: Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như Gừng, Nghệ, Tỏi,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc làm trà để giúp tăng cường sức khỏe của phổi.
- Sản phẩm hỗ trợ cho hệ hô hấp: Dùng các loại Dung dịch súc miệng, Xịt giảm đau họng, Máy tạo độ ẩm không khí, Tinh dầu, Vitamin,… để sức khỏe đường hô hấp được cải thiện.
- Ngủ đủ giấc: Bạn cần ngủ đủ từ 7 – 9 giờ đồng hồ mỗi đêm, ngủ trước 23h để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Xem thêm bí quyết ngủ ngon và sâu hơn tại bài viết “10 kỹ thuật ngủ nhanh hơn, hỗ trợ chìm vào giấc ngủ hiệu quả“.
- Giữ tinh thần thoải mái: Bạn có thể làm giảm cảm giác căng thẳng bằng cách tắm nước ấm, thiền,… trước khi đi ngủ.
- Rèn luyện sức khỏe thường xuyên: Bạn hãy tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập tốt cho phổi như đi bộ, yoga,… để giúp cơ thể thư giãn, tăng cường lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
3.4. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bác sĩ để thăm khám
Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng sau, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Ho kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt khi có các biểu hiện ho ra máu, ho có đờm màu xanh, màu vàng hoặc có mùi hôi.
- Cảm thấy khó thở, thở khò khè.
- Đau dữ dội ở vùng ngực, đặc biệt khi bạn ho hoặc hít thở sâu.
- Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân, mệt mỏi cực độ, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Bị sốt cao kéo dài, có cảm giác ớn lạnh hoặc ra mồ hôi đêm.
- Đầu ngón tay hoặc môi chuyển sang màu xanh tím, đây là biểu hiện của tình trạng thiếu oxy.
4. Tổng kết
Gừng luôn được sử dụng như một phương thuốc trị ho tự nhiên từ lâu đời trong nền Y học cổ truyền, nhờ vào các thành phần hoạt chất giúp giảm viêm và làm dịu đường hô hấp. Việc sử dụng Gừng để chế biến thành những sản phẩm giảm ho không chỉ mang lại hiệu quả điều trị cao mà còn dễ thực hiện và có chi phí thấp, giúp người dùng dễ dàng áp dụng.
Tuy nhiên, việc thực hiện các mẹo trị ho mất khá nhiều thời gian chuẩn bị, đặc biệt là đối với nhịp sống bận rộn như hiện nay. Do đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông để thay thế. Hiện nay, dòng sản phẩm này được chia thành 3 loại như sau:
- Thiên Môn Bổ Phổi dành cho người lớn, dung tích 280ml: Sản phẩm này được chiết xuất từ các loại thảo dược quý như Thiên môn đông, Bách bộ, Atiso, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Bạc hà, Gừng, Kinh giới có công dụng bổ phổi, làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho gió, ho lâu ngày kéo dài, ho nhiều về đêm, làm dịu cảm giác đau rát họng kéo dài, khàn tiếng.
- Thiên Môn Bổ Phổi dành cho trẻ em từ 3-10 tuổi, dung tích 90ml: Đây là sản phẩm được nhiều người lựa chọn nhờ công dụng bổ phổi, giảm tình trạng ho khan, đau rát họng do các bệnh viêm họng, viêm phế quản gây ra. Sản phẩm này được chiết xuất 100% từ các loại thảo dược thiên nhiên như Cát cánh, Tỳ bà diệp, Bạc hà, Trần bì, Kinh giới, Tang diệp, Tô tử, Tang bạch bì, Mạch môn còn có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé mau chóng khỏe.
- Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông: Với thành phần là các loại thảo dược quý như Đông trùng hạ thảo, Tỳ bà diệp, Thiên môn đông, Xuyên bối mẫu, Húng chanh, Bạc hà, lá Thường xuân, sản phẩm mang đến công dụng giảm ho, giảm đờm do bệnh viêm họng, viêm phế quản gây ra, làm giảm các cơn đau rát họng hiệu quả.
Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông đã và đang không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Các sản phẩm của Dược Bình Đông ngày càng được cải tiến cho phù hợp với cơ địa của người dùng, được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP nên bạn có thể hoàn toàn an tâm sử dụng. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, xin vui lòng gọi tới hotline (028) 3980 8808 để được hỗ trợ sớm nhất.