Tìm kiếm

Qua lâu – Vị thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích

Hình ảnh về các vị thuốc qua lâu

Qua lâu là thảo dược quý được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của cây Qua lâu đều được dùng để làm thuốc, mỗi bộ phận có một công dụng và cách dùng khác nhau. Để biết thêm về đặc điểm và cách sử dụng vị thuốc này, Dược Bình Đông mời bạn tham khảo những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về Qua lâu

Qua lâu có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Qua lâu còn được biết đến với những tên gọi khác như dưa trời, dưa nút, dây bạc bác, thau ca (theo cách gọi của người Tày),…

1.1. Đặc điểm thực vật

Cây Qua lâu là loại cây thân dây leo, dài từ 3 – 10m, có rễ củ thuôn dài như củ sắn, thắt khúc. Thân cây có rãnh và những chấm trắng (bì khổng). Lá dày và dai, đường kính 10 – 20cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, mọc so le nhau. Phiến lá xẻ thành 5 thuỳ nông, mỗi thuỳ có 5 răng cưa không đều. Hai mặt lá nhẵn và mặt trên của lá thường có điểm những vết trắng. Cuống lá dài từ 3 – 4cm, có tua cuốn mọc đối xứng với lá, chia 3 – 5 nhánh.

Hoa Qua lâu thuộc loại đơn tính, có màu trắng. Đầu cánh hoa có nhiều sợi dạng mi dài. Cụm hoa đực dài khoảng 10 – 15cm. Đài hoa có hình ống loe ở đầu, 5 răng có lông nhỏ; cánh hoa có lông; nhị hoa hợp thành đầu, chỉ nhị 3. Còn hoa cái mọc đơn độc, đài và tràng giống hoa đực, nhưng hơi tiêu giảm, bầu hình trứng và có lông mịn.

Quả Qua lâu có hình cầu hoặc hình trứng, màu xanh lục có sọc trắng. Khi chín, quả có màu đỏ, bên trong có nhiều hạt. Hạt có màu nâu nhạt, hình trứng dẹt. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 3 – 6 và cho ra quả từ tháng 7 – 10 hàng năm.

Cây qua lâu trước khi được chế biến
Hình ảnh cây Qua lâu

1.2. Phân bố

Dưa trời là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu được bóng, thường mọc ở những vùng đất ẩm, nhiều mùn và tươi xốp. Ngoài ra, có thể thể thấy Qua lâu mọc leo trùm lên những cây mọc bụi hoặc dây leo khác ở vùng núi đá vôi ẩm.

Qua lâu tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới như ở các vùng Đông Á bao gồm Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được trồng nhiều tại Ấn Độ, Pakistan, Sritanca.

Ở Việt Nam, cây thường mọc ở độ cao 300m vùng Thái Nguyên lên đến 1300m vùng Hà Giang. Ngoài ra, Dưa trời cũng phân bố nhiều các tỉnh giáp với biên giới ở phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Thuận.

1.3. Bộ phận dùng làm thuốc và cách thu hái, chế biến

Toàn cây Qua lâu đều có thể dùng làm thuốc với các tên gọi như sau:

  • Hạt: Qua lâu nhân
  • Vỏ quả: Qua lâu bì
  • Vỏ quả và hạt: Toàn Qua lâu
  • Rễ củ: Dưa trời căn hoặc Thiên hoa phấn
Hình ảnh cây thuốc qua lâu sau khi được phơi khô
Hạt qua lâu màu nâu nhạt, có hình trứng dẹt

Mỗi bộ phận của Qua lâu đều có thời điểm thu hoạch khác nhau:

  • Quả Qua lâu thường được thu hái vào tháng 9 – 10 hàng năm.
  • Rễ củ Qua lâu thường được thu hoạch vào mùa đông. Nếu muốn thu hoạch những rễ củ to mập thì khi cây ra hoa phải ngắt bỏ hết hoa không cho cây kết quả, để dinh dưỡng chỉ tập trung vào rễ.

Cách sơ chế các dược liệu cho từng bộ phận của cây Dưa trời:

  • Qua lâu bì: Sau khi thu hoạch quả, đem bỏ hạt, rồi dùng vải ẩm lau sạch bụi bẩn mà không rửa nước. Sau đó thái sợi vỏ, rồi đem phơi khô.
  • Qua lâu nhân: Nên chọn lấy hạt của những quả Qua lâu già, chắc, mập; rồi đem hạt mang đi phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đập nhẹ cho vỏ hạt tách đôi để lấy phần nhân. Phần nhân có thể đem nghiền nát để dùng sống trực tiếp hoặc đem đi sao chín đều được.
  • Thiên hoa phấn: Sau khi thu hoạch rễ củ, đem rửa sạch loại bỏ tạp chất. Sau đó, thái lát hoặc thái thành từng đoạn bổ dọc, rồi đem đi phơi khô.

Một số cách chế biến Dưa trời trong y học cổ truyền như sau:

  • Qua lâu thái sợi: Sau khi sơ chế, đem vỏ quả Qua lâu thái sợi dài 5-7cm, rộng 2-3mm. Sau đó, đem phơi nắng hoặc phơi âm can cho khô.
  • Qua lâu chưng: Quả đem bỏ cuống, bỏ hạt, rồi chưng 1-2 giờ cho mềm, ép dẹp, thái thành sợi, phơi khô.
  • Qua lâu chích mật: Đem trộn 10kg Qua lâu sợi với 2kg mật ong, ngâm trong 30 phút cho ngấm đều, rồi sao thuốc trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc không còn dính tay.
  • Qua lâu sao vàng: Đem sao Qua lâu sợi trên lửa nhỏ cho đến khi có màu vàng sẫm và các chấm màu nâu cánh gián.
  • Qua lâu nhân sao thơm: Sao Qua lâu nhân cho đến khi dược liệu chuyển màu vàng, và khi có mùi thơm, cho thêm đồng lượng Thiên hoa phấn vào sao cùng để giữ chất đầu của dược liệu.

Sau khi chế biến, nên bảo quản dược liệu ở những nơi thoáng, kín gió và tránh mối mọt, ẩm mốc.

2. Công dụng của Qua lâu

Dưa trời được biết đến là loại dược liệu quý có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cũng bởi vậy vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong cả Tây y và Đông y. Dưới đây là những công dụng mà Qua lâu mang lại:

2.1. Theo Tây y

Theo các nghiên cứu cho thấy trong mỗi bộ phận của cây Qua lâu sẽ có những thành phần hóa học đặc trưng:

Trong hạt Qua lâu có thành phần hóa học sau:

  • Các chất triterpenoid gồm: 7 oxo isonmulti i florcnol, 3 epi karounido, 3  epibriotlolol, Brionolol.
  • Protein.
  • Các axit béo gồm: các triacetylglycerrol chứa các picolinyl ester 38,2 mol % và axit punicic 38,0 mol%.

Trong rễ Qua lâu có thành phần hóa hóc sau:

  • Các protein: Karasurin B, karasurin C.
  • Chất trichosanthin.
  • Hoạt chất triterpenoid saponin
  • TAP-29

Công dụng của Qua lâu trong Y học hiện đại khá đa dạng, có thể kể đến như sau:

  • Làm loãng đờm nhờ hoạt chất Triterpenoid saponin trong quả.
  • Làm giãn động mạch vành, đồng thời tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giúp hạ mỡ máu.
  • Gây tẩy xổ mạnh (đối với hạt Qua lâu) hoặc nhẹ (đối với vỏ Qua lâu).
  • Ngăn ngừa tế bào ung thư.
  • Kháng khuẩn, ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, các trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả và các bệnh nấm ngoài da.

2.2. Theo Đông y

Theo sách Y học cổ truyền ghi lại, Dưa trời có những đặc điểm và tác dụng dược lý như sau:

Qua lâu bì (Vỏ quả)

  • Tính vị: vị ngọt, hơi chua; tính hàn, không độc
  • Quy kinh: Phế, Vị, Đại trường
  • Công dụng: trừ đàm, thanh nhiệt, nhuận táo, tán kết
  • Chủ trị: Ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, phế ung, nhũ ung, trường ung, đại tiện bí kết.

Qua lâu nhân (Hạt)

  • Tính vị:  Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn
  • Quy kinh: Phế, Vị, Đại trường
  • Công dụng: Nhuận phế, hóa đàm, nhuận tràng
  • Chủ trị: Ho có đờm dính, mụn nhọt, táo bón, ít sữa.

Thiên hoa phấn (Rễ) 

Hình ảnh về người phụ nữ bị ho
Vị thuốc Qua lâu có tác dụng chữa bệnh ho, khản tiếng

3. Bài thuốc sử dụng với Qua lâu

Qua lâu có rất nhiều công dụng và đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc. Ngay sau đây, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu tới các bạn một số bài thuốc trị bệnh từ Dưa trời hiệu quả, an toàn:

3.1. Một số bài thuốc trị bệnh từ dược liệu Qua lâu bì (Vỏ qua lâu)

Bài thuốc chữa viêm họng, khản tiếng

  • Nguyên liệu: 10g Qua lâu bì, 10g Cam thảo, 10g Bạch cương tằm, 4g Gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Đem sắc chung tất cả dược liệu trên lấy nước thuốc, dùng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa đau thắt ngực

  • Nguyên liệu: 12g Qua lâu bì, 12g Hương phụ chế, 12g Xích thược, 12g Hẹ, 20g Xuyên khung, 20g Trầm hương, 20g Đan sâm, 20g Uất kim, 16g Hồng hoa, 10g Xuyên quy vĩ.
  • Cách thực hiện: Đem sắc uống trong ngày.

3.2. Một số bài thuốc trị bệnh từ dược liệu Qua lâu nhân (Hạt qua lâu)

Bài thuốc chữa lao phổi

  • Nguyên liệu: 8g Qua lâu nhân, 8g Chỉ xác, 8g Tang bạch bì, 8g Bán hạ chế, 16g Hạ khô thảo, 16g Sài hồ, 16g Huyền sâm.
  • Cách thực hiện: Đem sắc uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm tắc động mạch

  • Nguyên liệu: 16g Qua lâu nhân, 16g Ngưu tất, 16 Xích thược, 16g Kim ngân hoa, 20g Cam thảo, 20g Đương quy, 12g Đan bì, 12g Huyền sâm, 12g Đào nhân.
  • Cách thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Hình ảnh về các vị thuốc qua lâu
Các bài thuốc trị bệnh từ Qua lâu

3.3. Một số bài thuốc trị bệnh từ dược liệu rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn)

Bài thuốc chữa mụn nhọt lâu ngày

  • Nguyên liệu: 8g Thiên hoa phấn, 12g Ý dĩ, 10g Bạch chỉ.
  • Cách thực hiện: Đem sắc uống hoặc tán thành bột để uống.

Bài thuốc chữa trị sốt nóng do viêm họng, da vàng, miệng khô khát

  • Nguyên liệu: 8g Thiên hoa phấn, 8g rễ cây Ké lớn đầu.
  • Cách thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa trị viêm amidan mạn tính

  • Nguyên liệu: 8g Thiên hoa phấn, 8g Sơn thù, 8g Đan bì, 8g Tri mẫu, 8g Địa cốt bì, 8g Phục linh, 8g Trạch tả, 12g Huyền sâm, 12g Ngưu tất, 12g Hoài sơn, 16g Sinh địa, 6g Xạ can.
  • Cách thực hiện: Đem sắc chung tất cả dược liệu trên lấy nước thuốc, dùng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa thấp khớp mạn

  • Nguyên liệu: 12g Thiên hoa phấn, 12g Thổ phục linh, 12g Khương hoạt, 12g Độc hoạt, 12g Cốt toái bổ, 12g Thạch cao, 12g Đan sâm, 12g Sinh địa, 12g rau Má, 12 Uy linh tiên, 12g Uy thiêm, 12g Kê huyết đằng, 8g Bạch chỉ, 4g Cam thảo.
  • Cách thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh vàng da ở trẻ nhỏ

  • Nguyên liệu: 10g Thiên hoa phấn.
  • Cách thực hiện: Đem dược liệu giã nhỏ, cho thêm nước đun sôi để nguội, rồi gạn lấy nước uống. Bạn có thể cho thêm ít mật ong cho dễ uống.

Bài thuốc chữa đái tháo đường

  • Nguyên liệu: 8g Thiên hoa phấn, 20g Thục địa, 20g Hoài sơn, 12g Đan bì, 12g Kỷ tử, 12g Thạch hộc, 8g Sơn thù, 8g Sa sâm.
  • Cách thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

4. Một số lưu ý để sử dụng Qua lâu an toàn

Bất kỳ dược liệu nào dù có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời đến đâu, thì cũng đều có những lưu ý riêng khi sử dụng. Với vị thuốc Qua lâu, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Dưa trời nhân không mang lại hiệu quả trong điều trị chứng thấp, hàn và thực tích sinh đờm, khí hư.
  • Dưa trời nhân có tác dụng nhuận tràng, tẩy xổ mạnh nên không dùng cho người bệnh có tỳ vị yếu để tránh tình trạng thuốc gây tiêu chảy.
  • Không nên dùng Dưa trời cho người gặp các vấn đề về sức khỏe như bị tiêu chảy hoặc mắc chứng rối loạn co giật.
  • Không nên dùng dược liệu cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Dưa trời thường hay kết hợp với các dược liệu khác trong bài thuốc để tăng tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên để tránh được những ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc, bạn cần tham khảo tư vấn của thầy thuốc, bác sĩ sử dụng thuốc hiệu quả nhất.

5. Tổng kết

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc Dưa trời. Có thể thấy Qua lâu là dược liệu quý của Đông y, đóng vai trò chủ lực trong những bài thuốc viêm họng, khản tiếng, vàng da, viêm tắc động mạch,… Tuy vậy, không nên lạm dụng Dưa trời, cũng như cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc này điều trị bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe từ loại thảo dược thiên nhiên trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe của Dược Bình Đông. Qua đó, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thì bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Dược Bình Đông – thương hiệu Việt uy tín trên thị trường hơn 70 năm qua. Các sản phẩm của Dược Bình Đông là sự kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Đặc biệt Dược Bình Đông luôn nghiên cứu kỹ lưỡng để các sản phẩm vừa mang lại hiệu quả tốt nhất, vừa phù hợp với cơ địa của người Việt. 

Hiện nay, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Dược Bình Đông được nhiều gia đình tin dùng và nhận được sự đánh giá cao từ người tiêu dùng suốt thời gian dài. Trong đó, nổi bật nhất là các sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như: 

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Phổi Thiên Môn Bổ Phổi được bào chế từ Thiên môn đông, Bạc hà, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới, Atiso giúp giảm ho, bổ phổi nhanh chóng. Sản phẩm này còn hỗ trợ giảm triệu chứng như ho gió, bệnh ho khan, ho có đờm, ho ban đêm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, viêm họng cấp, bệnh viêm phế quản,… Sản phẩm dành cho người lớn và trẻ từ 11 tuổi trở lên.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiên môn bổ phổi
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em dành cho trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi. Sản phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn của các vị thuốc tự nhiên, lành tính như: Mạch môn, Trần bì, Bạc hà, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Kinh giới, Tô tửTang diệp. Đây đều là các dược liệu giúp bổ phổi, giảm ho khan, trẻ hay ho về đêm, ho có đờm, viêm họng ở trẻ, đau rát cổ họng, khan tiếng ở trẻ.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe trẻ em
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em

Hãy liên hệ hotline 028.39.808.808 để được đội ngũ Dược Bình Đông tư vấn thông tin chi tiết về sản phẩm trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)