Bạn có thường xuyên cảm thấy mệt mỏi uể oải, mắt thâm quầng, khó tập trung và dễ cáu gắt không? Những dấu hiệu này có thể là lời cảnh báo rằng bạn đang thiếu ngủ mà bạn chưa nhận ra. Vậy liệu giấc ngủ của bạn có thực sự đủ đầy để cơ thể bạn phục hồi sau một ngày hoạt động?
Để trả lời cho thắc mắc này, bạn nên hiểu rõ rằng một giấc ngủ chất lượng không chỉ cần đủ thời gian (6-8 tiếng mỗi đêm) mà còn phải giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái khi thức dậy. Ngược lại, khi thiếu ngủ – dù do ngủ ít hơn nhu cầu cơ thể hoặc ngủ không sâu giấc – cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách, khiến sức khỏe của bạn dần suy giảm theo thời gian.
Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, nhiều người lại xem đây là chuyện bình thường và bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Thực tế, tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy nhược cơ thể hay bệnh mãn tính.
Qua bài viết này, bạn sẽ nhận biết được những dấu hiệu quan trọng cần thăm khám bác sĩ và giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu ngủ tại nhà cũng như hạn chế tác hại. Hãy cùng khám phá để bảo vệ sức khỏe của chính mình!
1. Thiếu ngủ là gì?
Thiếu ngủ là khi bạn ngủ ít hơn thời gian cơ thể thực sự cần để phục hồi. Người trưởng thành cần 6-8 tiếng mỗi đêm, trong khi trẻ em và thanh thiếu niên cần nhiều hơn, khoảng 10-12 tiếng. Nếu không đáp ứng được nhu cầu này, sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt với các dấu hiệu ban đầu như sau:
- Mệt mỏi kéo dài và buồn ngủ suốt cả ngày.
- Khó tập trung, hay quên, dẫn đến làm việc kém hiệu quả.
- Dễ cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường.
- Đau đầu thường xuyên.
- Mắt mờ hoặc khô rát.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.

Mắt mờ, khô rát là biểu hiện thiếu ngủ thường xuyên
Tuy nhiên, tình trạng thiếu ngủ này có thể diễn ra tạm thời, do ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt, các yếu tố khách quan hoặc tình huống đặc biệt khác như:
- Ngủ không đúng giờ (thức khuya): Xảy ra khi giấc ngủ mỗi ngày không đồng nhất với đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể, thường thức khuya – dậy sớm. Khi đó, nhịp sinh học trong cơ thể sẽ bị phá vỡ, gây suy giảm chất lượng giấc ngủ.
- Mất ngủ do bệnh lý: Các vấn đề về hô hấp, thần kinh, cơ xương khớp, gan, tiêu hóa, thận – tiết niệu có thể gây cảm giác muốn ngủ nhưng không ngủ được.
- Ngủ không ngon giấc: Thường xuyên thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc, dễ bị đánh thức do môi trường quá ồn ào, nhiệt độ không thoải mái, ánh sáng quá mạnh,…
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, tivi, máy tính bảng,…) trước khi đi ngủ, uống cà phê hay trà đậm, hút thuốc, lười vận động, thiếu hụt dinh dưỡng,… đều sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị: Thuốc huyết áp, chống trầm cảm, corticoid,… có thể gây ra tác dụng phụ làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc từ đó dẫn đến thiếu ngủ.
- Các tình huống đặc biệt: Chăm con nhỏ, chăm người ốm, học tập, công việc thi cử, trực đêm,…
Nếu xuất phát từ các nguyên nhân này, tình trạng thiếu ngủ có thể chỉ diễn ra tạm thời và sẽ cải thiện nhanh chóng sau khi thay đổi cách sinh hoạt. Nhưng nếu thiếu ngủ lâu ngày, kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì tình trạng này có thể dẫn đến những tác hại khôn lường, khiến cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Cơ thể suy nhược nghiêm trọng, luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Sụp mí mắt hoặc rung giật nhãn cầu bất thường.
- Xuất hiện ảo giác, run tay, khó nói những cụm từ đơn giản.
- Mất khả năng phán đoán, suy nghĩ mông lung.
- Tạm mất ý thức trong thời gian ngắn.
- Cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng nặng nề.
- Biểu hiện lo âu, trầm cảm ngày càng rõ rệt.
- Các triệu chứng bất thường khác như đau ngực, khó thở, tiểu đêm nhiều,…
- Có bệnh lý nền khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

Chứng thiếu ngủ trầm trọng thường kèm theo bệnh lý
2. Thiếu ngủ ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời, cơ thể của bạn có thể sẽ gặp nhiều hậu quả lâu dài về sau.
2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thần kinh
Thiếu ngủ khiến tinh thần bất ổn, làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, khiến bạn dễ bùng phát cơn nóng giận, cáu gắt hoặc thậm chí là phản ứng quá mức với các tình huống nhỏ nhặt trong ngày. Từ đó, bạn dễ bị căng thẳng, lo âu kéo dài và có thể tiến triển thành trầm cảm nếu không được xử lý kịp thời.
Không chỉ vậy, tình trạng ngủ không đủ còn làm suy giảm trí nhớ, khiến bạn khó ghi nhớ thông tin và mau quên hơn. Lâu dài, não bộ không được nghỉ ngơi đủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này còn kéo theo hiệu suất học tập, làm việc giảm sút, dễ xảy ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm bạn nhạy cảm hơn với cơn đau, có thể gây đau đầu (nhất là đau nửa đầu), làm suy giảm hoạt động của não bộ và hệ thần kinh. Nguy hiểm hơn, ngủ không đủ góp phần gây thoái hóa thần kinh, teo não và thậm chí đột quỵ nếu kéo dài.
2.2. Ảnh hưởng chức năng thận
Thiếu ngủ làm thận quá tải, dần tổn thương và dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ cao gặp phải các tình trạng thận yếu, đi tiểu nhiều lần; sỏi thận và cơn gout cấp; viêm cầu thận mãn tính, nhiễm trùng tiểu,… Tìm hiểu thêm qua bài “Thức đêm có hại Thận không?“.
2.3. Ảnh hưởng chức năng gan
Thiếu ngủ do thức khuya hoặc ngủ không sâu giấc sẽ thay đổi đồng hồ sinh học vốn có của cơ thể, hủy hoại tế bào và làm rối loạn, suy giảm chức năng gan. Từ đó, tình trạng thiếu ngủ góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan. Tìm hiểu thêm qua bài “Thức khuya có ảnh hưởng đến gan không?
2.4. Ảnh hưởng riêng đối với nam giới, nữ giới
Ngoài ảnh hưởng lên hệ tinh thần – thần kinh và chức năng gan thận, ngủ thiếu giấc còn gây rối loạn hormone ở cả nam và nữ, làm mất cân bằng cơ thể. Những thay đổi này tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cả hai giới, cụ thể:
- Đối với nam giới: Thiếu ngủ làm giảm nồng độ testosterone – hormone chính điều chỉnh sức khỏe sinh sản nam. Sự suy giảm testosterone có thể dẫn đến nhiều rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu thêm qua bài “Tác hại nguy hiểm của thức khuya với nam giới“.
- Đối với nữ giới: Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ở nữ giới, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tìm hiểu thêm: “9 tác hại của thức khuya lâu ngày ở nữ giới mà bạn không ngờ tới“.

Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng do ngủ thiếu giấc
2.5. Các ảnh hưởng khác
Không dừng lại ở đó, thiếu ngủ còn gây ra hàng loạt ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, với những hậu quả tức thời hoặc kéo dài như:
- Suy giảm thị lực: ngủ không đủ giấc khiến bạn bị khô mắt, mỏi mắt, mờ mắt và tệ nhất là giảm thị lực.
- Tổn thương thính giác: thiếu ngủ sẽ khiến tai trong không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương cho thính lực.
- Suy giảm miễn dịch: giấc ngủ không đủ làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên, khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
- Lão hóa sớm: thiếu ngủ kéo dài dai dẳng làm cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng liên tục, đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ tử vong sớm.
- Tăng nguy cơ béo phì: ngủ ít hơn 6 giờ/ đêm sẽ làm rối loạn hormone kiểm soát cơn đói (ghrelin tăng, leptin giảm), khiến bạn thèm ăn đồ ngọt và chất béo, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
- Bệnh tiểu đường: thiếu ngủ khiến cơ thể sản xuất Insulin ít hơn, làm giảm khả năng dung nạp glucose, từ đó làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2.
- Bệnh tim mạch: những người ngủ không đủ giấc có nồng độ hormone gây căng thẳng và các chất gây viêm trong máu cao hơn, đây là các tác nhân chính gây ra bệnh lý tim mạch.
Không chỉ vậy, thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, ung thư và đột quỵ,… Tìm hiểu thêm về suy nhược cơ thể và giải pháp khắc phục.
3. Cải thiện tình trạng thiếu ngủ tại nhà
Bạn có thể hạn chế tác hại của thiếu ngủ và cải thiện tại nhà bằng các thói quen lành mạnh, giúp cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ và có giấc ngủ chất lượng.
3.1. Xây dựng các thói quen lành mạnh, tạo điều kiện giúp ngủ ngon
Xây dựng và duy trì những thói quen tốt sẽ hỗ trợ bạn có giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn. Điều này không chỉ giảm thiểu tình trạng thức khuya mà còn tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần và giảm mệt mỏi hiệu quả:
- Xây dựng lịch trình khoa học: sắp xếp thời gian làm việc, học tập và giải trí hợp lý, tránh làm việc quá sức sau 23h.
- Duy trì thói quen tốt: thiết lập đồng hồ sinh học cho bản thân bằng cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ (và nên ngủ vào khoảng 22-23h), uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ, không dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ,…
- Tạo một không gian ngủ thoải mái: điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, giảm ánh sáng và tiếng ồn để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
- Áp dụng các kỹ thuật ngủ nhanh, ngủ sâu để đạt được giấc ngủ chất lượng hơn, hạn chế tình trạng thiếu ngủ do ngủ không ngon. Xem thêm: Bí kíp giúp ngủ ngon.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ: máy tạo tiếng ồn trắng, nút tai chống ồn, bịt mắt ngủ, đèn ngủ, máy khuếch tán tinh dầu, nệm, gối ngủ,… Tìm hiểu những nguyên tắc lựa chọn sản phẩm giúp ngủ ngon.
- Điều chỉnh tư thế ngủ để giảm áp lực lên cơ thể và giúp ngủ ngon hơn.
3.2. Luyện tập các thói quen trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ, bạn nên thực hiện một số thói quen tốt sau đây để có giấc ngủ chất lượng, cải thiện tình trạng thiếu ngủ:
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu trước khi ngủ để giúp bạn có giấc ngủ chất lượng.
- Massage đầu và mặt để kích thích máu lưu thông lên não, giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tinh thần sảng khoái, cảm thấy khỏe khoắn sau khi ngủ dậy. Tìm hiểu thêm: Các bài massage giúp ngủ ngon tại nhà, có thể tự thực hiện.
- Ngâm chân, tắm nước ấm trước khi đi ngủ và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn. Đọc thêm bài viết ngâm chân giúp ngủ ngon bằng các loại thảo dược.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập yoga, thiền và bài tập hít thở để làm giảm căng thẳng, giúp bạn cảm thấy thư giãn và ngủ ngon hơn. Tìm hiểu bài viết Bài tập giúp ngủ ngon để có thể áp dụng các bài tập đúng cách.
- Áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ ngủ ngon đơn giản tại nhà để hạn chế thức khuya gây ra tình trạng thiếu ngủ.
- Sử dụng các loại thực phẩm giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn như hạnh nhân, chuối, sữa ấm,… Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có chứa cồn, caffeine, các loại thức ăn cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ hoặc nhiều đường vào buổi tối. Xem thêm: Thực phẩm giúp ngủ ngon.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó có Bát Tiên Bình Đông để hỗ trợ giấc ngủ ngon, giảm thiểu tình trạng thiếu ngủ.
4. Tổng kết
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ngủ đủ giấc theo nhu cầu của cơ thể. Trong một vài tình huống khẩn cấp như làm việc gấp hay chăm sóc người thân, thiếu ngủ đôi khi khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì thiếu ngủ gây mệt mỏi và kéo theo nhiều bệnh tật.
Để cân bằng giấc ngủ, hãy ưu tiên ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi đêm và duy trì giờ đi ngủ đều đặn, tốt nhất là trước 23h. Đồng thời, thực hiện các phương pháp như tập thở sâu và tạo không gian ngủ thoải mái để có giấc ngủ chất lượng.
Để cân bằng giấc ngủ, bạn cần ưu tiên ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi đêm và duy trì giờ đi ngủ đều đặn, tốt nhất là ngủ trước 23h mỗi đêm. Đồng thời, bạn cần thực hiện thêm các cách như tập thở sâu hay tạo không gian ngủ thoải mái để có giấc ngủ chất lượng và đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.
Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp giúp ngủ ngon đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bát Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông. Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên gồm nhiều loại thảo dược quý như Lạc Tiên, Thục Địa, Bạch Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Hoài Sơn, Mạch Môn, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du, Bát Tiên Bình Đông giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và giúp ăn ngon, ngủ ngon.
Để có thêm thông tin về các sản phẩm của Dược Bình Đông và được tư vấn về các vấn đề về sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808.
Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.