Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới. Trong giai đoạn hành kinh, tâm lý và thể chất của con gái rất nhạy cảm và khó chịu. Một số cơn đau bụng kinh sẽ là nỗi ám ảnh cho chị em trong những ngày đến tháng. Vậy chị em nên làm gì để ngày “đèn đỏ” qua đi nhẹ nhàng hơn? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để biết thêm thông tin “con gái đến tháng nên làm gì” nhé!
1. Đôi nét về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung hàng tháng ở nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 35 ngày và thời gian hành kinh khoảng 3 – 7 ngày.
Khi sắp đến kỳ kinh nguyệt, chị em có thể cảm nhận được những thay đổi bên trong cơ thể. Trước khi có kinh 1 tuần, chị em thường có các dấu hiệu dễ nhận thấy bao gồm: cảm giác đầy bụng, chướng bụng; ngực căng tức; âm đạo tăng tiết dịch; đau lưng dưới; dễ cáu gắt,…
Trong quá trình hành kinh, chị em có thể xuất hiện một số triệu chứng như: người mệt mỏi, bụng dưới căng tức, mặt nổi mụn, tâm trạng thất thường, mất ngủ, thèm ăn,… Những triệu chứng này khiến chị em khó chịu về cả tinh thần lẫn thể chất.
2. Những việc nên làm giúp giảm nhẹ triệu chứng khi có kinh nguyệt
“Con gái đến tháng nên làm gì” là câu hỏi chị em thường đặt ra, với mong muốn hạn chế những triệu chứng khó chịu trong thời gian hành kinh. Để giải đáp thắc mắc đó, chị em nên thực hiện một số biện pháp sau:
2.1. Ngủ đủ giấc
Bạn cần ngủ đúng giờ và duy trì thời gian ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết. Từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên khó chịu hơn.
Để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Chọn tư thế ngủ phù hợp.
- Thiết kế không gian ngủ hợp lý.
- Hạn chế các thiết bị điện tử.
- Làm nhẹ bàng quang.
- Tránh căng thẳng.
Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ sâu, ngon giấc hơn tại bài viết “Phương pháp giúp ngủ ngon hơn”.
2.2. Ăn các thực phẩm bổ dưỡng
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể cải thiện cả thể chất và tâm lý của chị em khi đến “ngày đèn đỏ”. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày dâu:
- Ngũ cốc, các loại đậu.
- Thực phẩm giàu Vitamin E, Vitamin C như cà chua, bắp cải, cam, hạt bí, hạt hướng dương,…
- Thực phẩm giàu Kali như chuối, khoai lang, bơ,…
- Thực phẩm giàu Axit béo Omega-3 như hạt bí, hạt lanh, các loại cá, dầu cá,…
- Thực phẩm giàu Canxi.
Chị em hãy tham khảo thêm một số cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh giúp điều kinh và cải thiện các triệu chứng khó chịu vào những ngày “đèn đỏ” tại bài viết Top các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt và lưu ý khi sử dụng.
2.3. Uống đủ nước
Nước chiếm khoảng 70% cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định cho các cơ quan trong cơ thể. Bổ sung đủ nước, đặc biệt là với chị em phụ nữ sẽ giúp:
- Đào thải chất cặn bã, chất độc ra ngoài theo con đường mồ hôi và tiết niệu.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Cung cấp nguyên liệu cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng.
Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng nước lọc hoặc một số loại trà thảo mộc như trà bạc hà, húng quế, mùi tây, thì là,…
Để biết thêm thông tin về Top 7 cây thuốc, bài thuốc nam có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu khi đến tháng, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết của Dược Bình Đông.
2.4. Giữ ấm cơ thể
Để vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng và hạn chế những tác động xấu đến cơ thể, bạn nên:
- Tắm nước ấm để cải thiện tuần hoàn, kích thích lưu thông máu, giảm mệt mỏi, đau bụng kinh và thư giãn cơ bắp.
- Chườm túi ấm ở vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh và cảm thấy dễ chịu hơn.
2.5. Giải tỏa tâm lý
Căng thẳng có thể làm ức chế hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi. Tuyến này kiểm soát hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến giáp và buồng trứng. Nếu buồng trứng hoạt động không đúng cách có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
Vì vậy, một trong những câu trả lời câu hỏi “Con gái đến tháng nên làm gì” là cải thiện trạng thái căng thẳng, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Vận động nhẹ nhàng (yoga, đi bộ, thiền…).
- Dành thời gian thư giãn.
- Luôn giữ tâm trạng cân bằng, hạn chế stress, áp lực,…
- Massage vùng bụng dưới.
2.6. Bổ sung sắt
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài khoảng 3 – 7 ngày, tuỳ cơ địa mỗi người. Để hạn chế nguy cơ thiếu máu và các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau đầu,… chị em nên bổ sung sắt cho cơ thể. Cách bổ sung sắt lành mạnh nhất là qua chế độ ăn uống. Chị em nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau bina, bông cải xanh, các loại hải sản vào chế độ ăn hằng ngày.
Để biết thêm thông tin hữu ích về các biện pháp bổ huyết, điều kinh, bạn có thể tham khảo bài viết Gợi ý cách bồi bổ khí huyết trong những ngày hành kinh của Dược Bình Đông.
2.7. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu phải trải qua những cơn đau bụng kinh dữ dội và đã áp dụng nhiều biện pháp vẫn không thể cải thiện được, chị em có thể sử dụng các thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để hạn chế các tác dụng không mong muốn. Tuyệt đối không tự ý dùng cũng như lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
Đọc thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của các loại thảo dược giúp bổ huyết, điều kinh, cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh.
3. Những việc không nên làm ngày kinh nguyệt
3.1 Những việc không nên làm khi đến tháng
Ngoài câu hỏi “Con gái đến tháng nên làm gì”, trong những ngày hành kinh, để tránh tác động xấu tới cơ thể, chị em cần nên nhớ những điều không nên làm khi đến kỳ kinh:
- Không đấm lưng: Đấm lưng khi đến tháng không giúp bạn cải thiện những cơn nhức mỏi mà còn khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.
- Không dùng chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn, cà phê có thể khiến cơ thể khó chịu hơn vào những ngày đèn đỏ. Thậm chí, chúng có thể khiến máu ra nhiều hơn.
- Không ăn thực phẩm lạnh: Khi tiêu thụ các thực phẩm lạnh, có tính hàn thì cơ thể sẽ dễ bị ứ đọng máu, cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.
- Không quan hệ tình dục: Việc quan hệ sẽ khiến vùng kín bị viêm nhiễm hoặc có thể làm tổn thương âm đạo và vùng chậu của nữ giới.
3.2. Các loại thực phẩm nên tránh
Những ngày hành kinh, nữ giới thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… Nếu lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. Vào những ngày đèn đỏ, để giảm bớt những triệu chứng khó chịu, chị em nên hạn chế một số thực phẩm sau đây:
- Thức ăn cay nóng.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Trà, chất kích thích.
- Thực phẩm đóng hộp.
- Thực phẩm ngọt, nhiều đường.
- Đồ muối chua khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn.
4. Những điều cần quan tâm để có một kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
4.1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt tại nhà
Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình trong vòng 3 tháng theo các chỉ dẫn sau:
- Thời gian kỳ kinh nguyệt bắt đầu, kết thúc là khi nào?
- Lượng máu kinh ít hay nhiều, có đều không?
- Máu kinh có kèm theo cục máu đông hay không?
- Các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ ít hay nhiều?
- Tần suất thay băng vệ sinh trong ngày?
- Có máu chảy bất thường giữa các kỳ kinh hay không?
Nếu những hạng mục đã nêu nằm ở mức ổn định chứng tỏ bạn đang có sức khỏe tốt, còn nếu có sự sai lệch và có các dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Đây là điều bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Con gái đến tháng nên làm gì”.
4.2. Vệ sinh đúng cách
Để bảo vệ sức khoẻ của mình, chị em lưu ý một số vấn đề sau khi vệ sinh vùng kín trong những ngày “đèn đỏ”:
- Không nên sử dụng xà phòng: Xà phòng có chất tẩy mạnh có thể làm âm đạo khô rát. Bạn chỉ nên làm sạch bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, thành phần lành tính để tránh gây kích ứng.
- Vệ sinh “cô bé” ngày 2 lần: Trong ngày đèn đỏ, vùng kín khá khó chịu nhưng bạn chỉ nên vệ sinh ngày 2 lần vào thời điểm sáng và tối. Vệ sinh quá nhiều lần có thể khiến vùng kín bị nhiễm lạnh.
- Sử dụng băng vệ sinh đúng cách: Chị em cần lưu ý thay băng vệ sinh sau 3 – 4 tiếng sử dụng, không nên lạm dụng băng vệ sinh hằng ngày và lựa chọn sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, an toàn.
4.3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu có những dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Đột nhiên ngưng không có kinh nguyệt hơn 60 ngày nhưng không mang thai.
- Chu kỳ kinh không còn đều đặn, thời gian có kinh thất thường.
- Thời gian rụng dâu kéo dài hơn 7 ngày.
- Máu kinh ra quá nhiều, thường phải thay liên tục băng vệ sinh sau 1 – 2 giờ.
- Giữa các kỳ kinh xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường.
- Đau bụng dữ dội, buồn nôn và có tình trạng nôn ói trong thời gian hành kinh.
- Đột nhiên bị sốt cao hoặc trong người mệt mỏi sau khi dùng tampon hoặc băng vệ sinh.
- Vùng kín có tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ hoặc tiết dịch, khí hư bất thường.
5 . Tổng kết
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho thắc mắc “Con gái đến tháng nên làm gì” và những điều chị em không nên làm khi đến tháng. Để giúp bạn trải qua những ngày “đèn đỏ” thật nhẹ nhàng, bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm kế thừa tinh hoa từ bài cổ phương “Tứ vật thang” và được gia thêm một số thảo dược như Ích mẫu, Ngải diệp, Bạch phục linh, Hương phụ, Đại hoàng giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và cải thiện triệu chứng đau bụng, đau lưng khi đến kỳ.
Nếu bạn đang gặp vấn đề với kỳ kinh nguyệt, đừng ngần ngại liên hệ với Dược Bình Đông qua hotline (028) 39 808 808 để được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia sức khỏe và tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.