Cơn đau nhức từ đầu gối trở xuống không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc đi lại, vận động hay thậm chí là nghỉ ngơi cũng trở nên khó khăn, khiến nhiều người lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn là liên quan đến các vấn đề về xương khớp.
Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân tiềm ẩn và khám phá những cách đơn giản giúp giảm triệu chứng nhức chân phải, chân trái từ đầu gối trở xuống tại nhà.
1. Đôi nét và nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức chân từ đầu gối
Tình trạng đau nhức từ đầu gối trở xuống là hiện tượng cơn đau khởi phát từ khu vực khớp gối và lan dọc xuống bắp chân, mắt cá chân, bàn chân, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Cơn đau thường biểu hiện dưới các hình thức:
- Đau âm ỉ là cảm giác đau nhẹ nhưng kéo dài, không rõ ràng, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đặc biệt khi vận động, đứng lâu hoặc di chuyển nhiều.
- Đau nhói là những cơn đau dữ dội, xuất hiện đột ngột như bị kim châm hoặc dao đâm, có thể gây giật mình, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Tê bì là tình trạng mất cảm giác hoặc cảm giác châm chích như kim châm, thường đi kèm với ngứa ran, có thể lan từ đầu gối xuống bàn chân, gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.

Tê chân trái từ đầu gối trở xuống hoặc kèm theo các cơn đau như âm ỉ, đau nhói
Đa số các trường hợp đau từ đầu gối xuống bàn chân ở mức độ nhẹ, phát triển từ nguyên nhân sinh lý, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu chất hoặc do ảnh hưởng của quá trình điều trị
Nguyên nhân phổ biến gồm:
- Lão hóa xảy ra khi càng lớn tuổi, mật độ của xương càng giảm, sụn khớp càng bị mòn đi, các chất dịch bôi trơn khớp càng giảm, gây nên những cơn đau nhức khó chịu, cơn đau lan tỏa từ đầu gối xuống chân.
- Béo phì, thừa cân do trọng lượng cơ thể tăng tạo áp lực lớn lên khớp gối.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như đứng lâu, ngồi lâu, ít vận động, đi giày cao gót thường xuyên.
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin nhóm B (B1, B12), vitamin E, axit folic, canxi, kali, magie, sắt, kẽm,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, statin gây đau nhức cơ và chuột rút.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau không giảm, đau nghiêm trọng hoặc mức độ đau tăng dần theo thời gian, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám và có hướng điều trị thích hợp hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp khi cơn đau xuất hiện kèm những biểu hiện sau:
- Nhức mỏi kéo dài, cơn đau lan từ đầu gối xuống bàn chân.
- Tê bì, châm chích hoặc cảm giác bỏng rát khó chịu.
- Sưng tấy, phù nề, da đổi màu (đỏ, tím hoặc nhợt nhạt).
- Chuột rút, co cứng cơ, đặc biệt vào ban đêm.
- Cảm giác nóng rát ở chân hoặc lạnh buốt bất thường.
- Giảm cảm giác ở bàn chân, ngón chân.
- Đau tăng khi vận động hoặc đứng lâu.
- Đặc biệt cần lưu ý khi cơn đau đi kèm sốt, mất cảm giác hoặc chân chuyển màu tím tái.

Cơn đau tăng khi vận động hoặc có cảm giác chuột rút, căng cứng cơ rõ rệt về đêm
2. Nhức chân từ đầu gối trở xuống: Nguyên nhân và điều trị
2.1. Các bệnh lý thường gặp gây nhức chân từ đầu gối trở xuống
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng mà người bệnh mô tả, đồng thời chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X-quang,… để xác định nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân bệnh lý có thể kể đến gồm:
- Bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp gối, loãng xương,… khiến xương và khớp yếu đi, dễ đau nhức khi vận động.
- Bệnh lý hệ thần kinh như bệnh đau thần kinh tọa, suy giãn tĩnh mạch, hội chứng ống cổ chân gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến đau nhức, tê bì từ đầu gối xuống bàn chân.
- Biến chứng tiểu đường làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, đặc biệt ở chân, gây nên tình trạng đau nhức, tê bì và giảm cảm giác ở bàn chân.
2.2. Điều trị tình trạng nhức chân từ đầu gối trở xuống
Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng nhức mỏi chân từ đầu gối trở xuống, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp nhằm giúp người bệnh giảm đau, cải thiện vận động và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp có thể được thực hiện là:
- Phương pháp Tây y gồm dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để kiểm soát cơn đau. Trong các trường hợp nghiêm trọng như thoái hóa khớp nặng, chèn ép dây thần kinh hoặc tắc nghẽn mạch máu, phẫu thuật có thể được chỉ định để giải quyết triệt để vấn đề. Đọc ngay: Các loại thuốc hỗ trợ xương khớp thường dùng
- Vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức khớp qua các bài tập chủ động như tăng cường cơ, kéo giãn và phương pháp thụ động như nhiệt trị liệu, kích thích điện, sóng âm, siêu âm, xoa bóp.
- Các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và sử dụng các bài thuốc thảo dược. Tìm hiểu ngay: Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe.

Điều trị bệnh lý bằng phương pháp vật lý trị liệu
3. Phương pháp giảm đau nhức chân từ đầu gối trở xuống
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng chính như đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe xương khớp, cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm và giúp giảm các triệu chứng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân.
Những nhóm thực phẩm nên ưu tiên bổ sung bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, cá mòi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.
- Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, quả óc chó, hạt chia có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp.
- Thực phẩm giàu vitamin D: Trứng, nấm, các loại cá béo hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, dâu tây, ớt chuông giúp tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy sản sinh collagen cho xương khớp.
- Các loại rau xanh: Bông cải xanh, cải xoăn, rau bina chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin K tốt cho xương.
Tìm hiểu thêm: Các thực phẩm tốt cho xương khớp để hỗ trợ giảm đau và duy trì sự khỏe mạnh cho đôi chân
Ngoài ra, bạn cần hạn chế dùng những thực phẩm gây nóng trong người, dễ làm tình trạng viêm và đau nhức xương khớp nghiêm trọng hơn như:
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Làm tăng viêm và gây tổn thương khớp.
- Thực phẩm nhiều muối, đường: Gây tích nước, tăng áp lực lên khớp và làm xương yếu đi.
- Thịt đỏ, nội tạng động vật: Chứa nhiều purin, làm tăng nguy cơ viêm khớp và gout.
- Rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas: Làm suy yếu xương và ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi.
Tìm hiểu thêm: Các thực phẩm gây nóng trong người để bảo vệ xương khớp của bạn tốt hơn
3.2. Phương pháp giúp giảm đau nhức tại nhà
Những phương pháp giảm đau nhức xương khớp tại nhà từ các bài thuốc dân gian đơn giản, dễ thực hiện không chỉ giúp giảm viêm, giảm đau mà còn hỗ trợ điều trị lâu dài cho người bị đau nhức chân từ đầu gối trở xuống.
Chườm Ngải cứu ấm
- Công dụng: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, giúp giảm đau, kháng viêm và hỗ trợ tuần hoàn máu hiệu quả.
- Thành phần: Ngải cứu tươi, muối hạt.
- Cách thực hiện: Rang nóng một nắm ngải cứu tươi với muối, sau đó bọc vào khăn sạch và chườm lên vùng bị viêm để giảm đau, thư giãn cơ và tăng cường lưu thông máu. Tìm hiểu thêm bài viết chữa đau xương khớp bằng Ngải cứu

Một số bài thuốc Đông Y chữa tê bì, đau nhức chân từ gối trở xuống
Đắp lá Chìa vôi
- Công dụng: Lá chìa vôi có công dụng giảm đau nhức, thoái hóa khớp, giải độc, kháng khuẩn.
- Thành phần: Lá chìa vôi tươi, muối.
- Cách làm: Nghiền nát lá chìa vôi, sau đó sao khô với muối trắng. Tiếp theo, cho hỗn hợp vào khăn hoặc túi vải và chườm lên vùng khớp gối bị đau.
Bài thuốc với Dây đau xương
- Công dụng: Dây đau xương có tác dụng khu phong, trừ thấp, làm mạnh gân cốt, hiệu quả với tê bì, thoái hóa khớp, đau lưng, đau vai gáy.
- Thành phần: Lá dây đau xương, rượu trắng, muối.
- Cách làm: Lá dây đau xương rửa sạch với nước muối loãng, sau đó giã nát. Đổ rượu vào trộn đều và chắt lấy phần nước để uống trực tiếp. Phần bã thuốc đắp lên khớp gối để tăng tính hiệu quả.

Dây đau xương sau khi được bào chế thành dược liệu
Tìm hiểu thêm: Mẹo giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà để cải thiện sức khỏe xương khớp bền vững.
Một số thói quen giúp giảm đau mà bạn có thể thử ngay:
- Massage thư giãn ở vùng khớp bị sưng.
- Chườm đá để giảm đau cho khớp.
- Ngâm chân với các loại thảo dược như lá lốt, ngải cứu giảm đau nhức xương khớp, thần kinh tọa.
- Các loại thảo dược giúp giảm đau nhức xương khớp. Tìm hiểu thêm về Đông Y chữa xương khớp
- Dùng đai hoặc băng hỗ trợ khớp gối hoặc các sản phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp khác.
- Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe hệ xương khớp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những phương pháp đơn giản này không chỉ mang lại hiệu quả giảm đau mà còn an toàn, ít tác dụng phụ và có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác để mang lại kết quả tối ưu.
3.3. Xây dựng thói quen có lợi để cải thiện tình trạng đau nhức
Việc duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp xương khớp chắc khỏe mà còn ngăn ngừa nguy cơ tổn thương và thoái hóa sớm, từ đó giảm tình trạng đau nhức mỏi 2 chân từ đầu gối trở xuống. Các thói quen sinh hoạt khoa học đó gồm:
- Đảm bảo giữ tư thế đúng khi sinh hoạt và làm việc để giảm áp lực lên khớp gối và cột sống, tránh gây tổn thương cho hệ xương khớp.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày để duy trì độ ẩm cho sụn khớp, giúp quá trình bôi trơn và di chuyển của khớp được trơn tru, giảm ma sát và đau nhức.
- Ngủ đủ 8 tiếng một ngày và trước 23h để cơ thể phục hồi và tái tạo các mô bị tổn thương. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “18 cách ngủ ngon giấc hơn, giúp hạn chế thức giấc“.
- Phòng tránh chấn thương bằng cách thận trọng khi tham gia giao thông, chơi thể thao, sinh hoạt thường ngày và hạn chế mang vác vật nặng. Khi cần di chuyển đồ đạc, hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ thích hợp.
- Tạo thói quen nghỉ ngơi từ 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc, đặc biệt với những công việc đòi hỏi ngồi hoặc đứng lâu. Trong thời gian nghỉ, thực hiện các động tác kéo giãn nhẹ nhàng.
- Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân, béo phì để giảm áp lực lên khớp gối và cổ chân.

Đảm bảo tư thế làm việc đúng để tránh đau nhức xương khớp
4. Tổng kết
Tình trạng nhức chân từ đầu gối trở xuống có thể được cải thiện đáng kể khi người bệnh điều chỉnh thói quen sinh hoạt, duy trì lối sống khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài kèm theo các triệu chứng như tê bì, sưng tấy, chuột rút hoặc da đổi màu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa khớp, viêm khớp, đau thần kinh tọa hoặc rối loạn mạch máu. Khi đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được ứng dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp. Tiêu biểu như sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông – sản phẩm kết hợp tinh túy từ các dược liệu quý như Dây đau xương, Đảng sâm, Đỗ trọng, Ngưu tất, Cốt toái bổ,… mang đến giải pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng cho người bị đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm xương khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra.
Liên hệ ngay hotline 028.39.808.808 để được tư vấn chi tiết và tìm hiểu thêm về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp từ Dược Bình Đông.
Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.