Đắng miệng – Dấu hiệu thoáng qua hay cảnh báo sức khỏe? Cách khắc phục ngay!

Đắng miệng

Bạn đã bao giờ thức dậy vào buổi sáng với cảm giác miệng đắng ngắt, dù tối hôm trước không hề ăn uống gì lạ? Cảm giác này có thể chỉ thoáng qua, nhưng cũng có trường hợp kéo dài nhiều ngày, gây lo lắng, khó chịu, làm mất đi cảm giác ngon miệng. Liệu đây chỉ là hiện tượng thoáng qua bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe từ bên trong? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nguyên nhân, những dấu hiệu cần lưu ý và những cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây!

1. Đắng miệng là gì?

Đắng miệng là hiện tượng vị giác trong khoang miệng bị thay đổi bất thường, khiến bạn cảm nhận rõ ràng vị đắng dù không ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào có vị đắng. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Người phụ nữ bị đắng miệng

Cảm giác đắng ở miệng thường xảy ra khi vừa thức dậy

Khi bị đắng miệng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như:

  • Cảm giác đắng lan tỏa từ miệng xuống cổ họng.
  • Chán ăn vì mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến ăn uống kém hơn.
  • Miệng có vị kim loại khó chịu.
  • Miệng có mùi hôi bất thường.
Hình chụp người phụ nữ đang chán ăn do đắng miệng

Vị đắng xuất hiện trong miệng gây nên chán ăn

Tình trạng xuất hiện vị đắng trong miệng thường chỉ là phản ứng tạm thời của cơ thể trước những thay đổi sinh lý tự nhiên. Do đó, cảm giác này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ tự cải thiện khi các yếu tố gây ra biến mất. Dưới đây là một số nguyên nhân sinh lý phổ biến:

  • Lão hóa khiến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ thống vị giác, bắt đầu suy giảm chức năng.
  • Thay đổi hormone trong giai đoạn mang thai gây ra cảm giác đắng trong miệng.
  • Sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thuốc hóa trị hay thuốc điều trị bệnh khác có khả năng gây tác dụng phụ làm thay đổi vị giác, khiến miệng có cảm giác đắng hoặc có vị kim loại, đặc biệt sau khi ốm dậy.
  • Tình trạng khô miệng do thiếu nước bọt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến cảm giác đắng ở miệng.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng – vitamin, căng thẳng kéo dài, thói quen ăn uống ít khoa học,…
Hình ảnh anh trai đang hút thuốc

Hút thuốc ảnh hưởng đến vị giác, làm khô miệng, tích tụ độc tố

Mặc dù hầu hết các trường hợp đắng trong miệng do nguyên nhân sinh lý thường không nguy hiểm và có khả năng tự hết, nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Đắng miệng trong thời gian dài hoặc cảm giác miệng bị đắng không cải thiện mặc dù đã thay đổi chế độ sinh hoạt.
  • Ăn không ngon, chán ăn.
  • Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Buồn nôn,
  • Đau nhức răng miệng.
  • Sốt cao.
  • Lưỡi nhiều tưa miệng,…
Hình chụp người phụ nữ đang bị nhiệt lưỡi

Cần chú ý khi lưỡi xuất hiện màu trắng, nhiều tưa

2. Đắng miệng kéo dài: Nguyên nhân bệnh lý và phương pháp điều trị

2.1. Các bệnh lý gây đắng miệng thường gặp

Khi tình trạng đắng miệng kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác triệu chứng, thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm gan mật, chụp X-quang) và xét nghiệm vi sinh,… để xác định các nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Suy giảm chức năng gan gây rối loạn quá trình sản xuất và bài tiết mật. Khi dịch mật tiết quá ít hoặc bị ứ trệ khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt, gây ra cảm giác đắng ở miệng kéo dài. Triệu chứng đi kèm thường là miệng có vị kim loại, đầy hơi, vàng da ở người lớn, mụn nhọt, mẩn đỏ ngứa,…
  • Bệnh lý đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh khiến dịch mủ chứa vi khuẩn và chất thải từ các ổ viêm nhiễm chảy xuống cổ họng, gây đắng miệng và hơi thở hôi. Triệu chứng đi kèm thường là ngứa rát họng, hiện tượng ho có đờm, nghẹt mũi.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra khi axit dịch vị dạ dày hoặc đôi khi là dịch mật trào ngược lên miệng, gây cảm giác đắng, chua khó chịu. Triệu chứng đi kèm thường là ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn.
  • Nấm miệng, viêm lưỡi là những đốm trắng thường xuất hiện ở trong vòm miệng, họng, lưỡi, gây cảm giác khó chịu trong miệng, làm đắng trong miệng và khó ăn uống.
  • Bệnh răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng khiến vi khuẩn phát triển, gây hơi thở có mùi hôi và vị đắng trong miệng. Triệu chứng kèm theo thường là đau răng, sưng nướu.
  • Tổn thương thần kinh tại vùng đầu, khối u xuất hiện xuyên não, phẫu thuật tại vùng đầu,… có thể là nguyên nhân khiến dây thần kinh bị tổn thương, ảnh hưởng đến vị giác, do vị giác luôn có mối liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh trên não bộ.
  • Điều trị ung thư, bệnh mãn tính cũng có thể làm tổn thương tế bào vị giác, gây ra cảm giác đắng miệng kéo dài.

2.2. Điều trị

Việc điều trị tình trạng đắng miệng phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra triệu chứng. Sau khi bác sĩ thăm khám, khai thác triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, các phương pháp điều trị được chia thành hai nhóm chính là:

  • Phương pháp sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác để cải thiện triệu chứng với các nguyên nhân do các bệnh lý về Gan, dạ dày, răng miệng hoặc đường hô hấp.
  • Phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật khi các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc nguyên nhân gây đắng trong miệng xuất phát từ tổn thương cơ thể từ bên trong.

3. Khi bị đắng miệng cần làm gì tại nhà?

Tình trạng đắng trong miệng thường gây ra nhiều khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống hoặc giao tiếp. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm bớt triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. 

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ vi khuẩn và mảng bám – những tác nhân chính gây đắng miệng. Khi răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn có hại không còn môi trường phát triển, từ đó giảm thiểu đáng kể vị đắng khó chịu.

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, giảm vị đắng trong miệng và mùi hôi trong hơi thở.
  • Đánh răng đúng cách, đều đặn ít nhất 2 lần/ngày (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi ngủ) bằng bàn chải lông mềm để bảo vệ nướu, giữ răng miệng sạch sẽ, tránh tạo vị đắng.
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng, ngăn ngừa viêm nướu và sâu răng.
  • Cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ cao răng tích tụ, nơi vi khuẩn dễ trú ngụ và gây hôi miệng, đắng miệng.

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp giảm đắng trong miệng mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể, ngăn ngừa nhiều vấn đề khác như sâu răng, viêm nướu và hôi miệng.

Hình chụp về hàm răng đang được cao vôi răng

Cạo vôi răng giúp sạch mảng bám, giảm tình trạng đắng ở miệng

3.2. Mẹo giảm đắng ở miệng nhanh chóng tại nhà

Khi bị tình trạng đắng miệng, cách hiệu quả nhất để cải thiện nhanh chóng là kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Nước bọt sẽ đóng vai trò quan trọng để rửa trôi vi khuẩn, trung hòa axit trong khoang miệng và giảm cảm giác đắng trong miệng đáng kể.

Các sản phẩm có vị chua hoặc giàu vitamin C chính là lựa chọn lý tưởng để đạt được hiệu quả này.

  • Nhai kẹo cao su không đường sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, giúp làm sạch và giảm vị đắng trong miệng.
  • Ăn trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, sơ ri, quýt,… không chỉ cung cấp vitamin C mà còn có vị chua tự nhiên giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả.
  • Ngậm ô mai chua, vị chua của ô mai sẽ át đi vị đắng trong miệng và kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.

Những phương pháp đơn giản này có thể áp dụng ngay tại nhà mỗi khi cảm thấy đắng ở miệng, giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng và hiệu quả.

Hình chụp về quả ô mai chua

Ô mai chua giúp giảm cảm giác miệng bị đắng

3.3. Tăng cường sức khỏe Phổi, giảm bệnh hô hấp, từ đó giảm tình trạng đắng miệng

Khi đắng miệng liên quan đến các vấn đề hô hấp như viêm xoang, viêm họng hay nhiễm trùng đường hô hấp, việc tăng cường sức khỏe Phổi và giảm viêm hô hấp có thể giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp giúp bổ Phổi, tăng cường chức năng hô hấp:

  • Bổ sung các món ăn bổ Phổi, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho Phổi có màu trắng như củ cải trắng, đậu phụ, lê, bông cải trắng, củ sen, mướp,… để giúp Phổi khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, một số món ăn bổ dưỡng để bổ Phổi mà bạn có thể tham khảo như chim cút tiềm Đông trùng hạ thảo, cháo Mạch môn đông bối mẫu, vịt xào gừng,…
  • Sử dụng các loại thảo dược bổ phổi trong các bài thuốc Đông y như Tỳ bà diệp, Thiên môn đông, Cát cánh, Tang diệp, Tía tô, Trần bì,… để cải thiện chức năng Phổi, giảm các triệu chứng hô hấp và làm dịu cảm giác đắng miệng.
  • Thực hiện đều đặn các bài tập hít thở giúp Phổi khỏe mạnh, tăng cường trao đổi khí. Xem thêm: Các bài tập giúp bổ Phổi tại nhà.
  • Cân nhắc sử dụng các sản phẩm bổ phổi được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Những sản phẩm này có tác dụng tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng Phổi, hỗ trợ làm giảm triệu chứng của các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp như viêm họng, ho khan, ho có đờm,… từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp gây hơi thở có mùi. 

Khi Phổi khỏe mạnh, các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp được cải thiện, dịch mủ không còn chảy xuống cổ họng, từ đó giảm thiểu tình trạng đắng miệng hiệu quả. Đây là phương pháp không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hình chụp về Thiên môn bổ phổi của Dược Bình Đông

Dùng các sản phẩm bổ Phổi từ thảo dược, trong đó có Thiên Môn Bổ Phổi Dược Bình Đông

Lưu ý: Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

3.4. Cải thiện chức năng gan

Khi gan bị “nóng” hoặc tổn thương, quá trình tiết dịch mật bị rối loạn sẽ gây cảm giác đắng trong miệng kéo dài. Để cải thiện chức năng Gan và giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản dưới đây:

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho Gan, ưu tiên chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, Phốt pho, Canxi, Sắt, Magie, Kẽm và Vitamin,… như nghệ, tỏi, cà rốt, rau xanh đậm,… Các loại cá giàu omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích,… cùng với các loại hạt cũng rất tốt cho gan, giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn và giảm đắng miệng. Đọc thêm về món ăn hỗ trợ mát Gan, giải độcRau làm mát Gan
  • Dùng thảo dược giải độc Gan như Cà gai leo, Chi tử, Long đởm thảo, Diệp hạ châu, Atiso, Rau má, Rau đắng đất, Diếp cá, Nhân trần, Râu ngô, cây Mã đề,… để hỗ trợ thải độc Gan. Lưu ý chọn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh kích ứng hoặc làm tình trạng ngứa bụng nặng hơn. Tìm hiểu bài viết Uống gì giúp mát gan hoặc Cách nấu nước mát giải độc cho Gan tại nhà
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giải độc Gan với thành phần thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ giải độc Gan, giúp phục hồi và tái tạo chức năng cho Gan đang bị tổn thương. Đồng thời, các sản phẩm này còn giúp bảo vệ Gan trước các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia. Hiện nay, bạn có thể chọn các sản phẩm giải độc Gan tổng hợp hoặc có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính để sử dụng.
  • Thực hiện những bài tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu đến Gan, hỗ trợ Gan hoạt động hiệu quả hơn.

Kết hợp đồng bộ các phương pháp trên sẽ giúp cải thiện chức năng Gan, từ đó giảm thiểu tình trạng đắng ở miệng hiệu quả.

3.5. Thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng đắng miệng

Chế độ sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, từ đó, các cơ quan như gan, Phổi, dạ dày hoạt động hiệu quả, dẫn đến nguy cơ rối loạn vị giác – bao gồm cả đắng miệng – sẽ giảm đáng kể. Dưới đây là những thói quen có lợi mà bạn nên duy trì để cải thiện tình trạng đắng trong miệng:

  • Duy trì chế độ ăn khoa học, lành mạnh, điều độ, đúng giờ, đảm bảo bữa ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất quan trọng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước, khoảng 2-2.5 lít/ngày để giữ ẩm khoang miệng và tăng tiết nước bọt, giảm vị đắng.
  • Hạn chế chất kích thích, giảm thuốc lá, rượu bia và các nhóm thực phẩm gây ra tình trạng nóng trong người như đồ ngọt, đồ cay, thực phẩm chiên rán,…
  • Ngủ đủ giấc, trung bình 8 giờ/ngày, nên ngủ trước 23h để cơ thể phục hồi tốt nhất. Tìm hiểu ngay: 20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu.
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên và đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để tăng cường sức khỏe và thư giãn cơ thể.
  • Cân bằng công việc và cuộc sống để hạn chế căng thẳng, vì làm việc quá sức không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến vị giác và tiết nước bọt. Áp dụng thêm các biện pháp thư giãn tại nhà để giảm stress như thiền, yoga hoặc các sở thích tích cực khác. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh nguy cơ bệnh lý do thừa cân, béo phì gây ra, trong đó có các vấn đề về gan và dạ dày – những nguyên nhân phổ biến của đắng trong miệng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề tiềm ẩn.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến vị giác. 

Bằng cách thay đổi toàn diện lối sống, bạn không chỉ giải quyết triệu chứng miệng có cảm giác đắng, mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy kiên trì duy trì những thói quen lành mạnh này để đạt kết quả tốt nhất.

Hình chụp người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân

Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Tổng kết

Đắng miệng là tình trạng phổ biến, dễ xuất hiện bất chợt và tự biến mất sau một thời gian. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần thay đổi thói quen đơn giản như uống đủ nước, vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc bổ sung thực phẩm giàu vitamin C là có thể cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, vàng da, đầy hơi, rất có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như nóng gan, trào ngược dạ dày hoặc rối loạn thần kinh vị giác. Chủ quan và trì hoãn thăm khám trong những trường hợp này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong trường hợp bạn bị nóng Gan, cảm giác đắng trong miệng kéo dài kèm theo hơi thở có mùi, vàng da, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, chán ăn mệt mỏi,… Bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông để hỗ trợ giải độc gan và cải thiện các triệu chứng khó chịu do Gan nóng gây ra.

Hoặc trường hợp khác, nếu bạn gặp tình trạng Phổi yếu, xuất hiện cảm giác đắng miệng kèm theo ho dai dẳng kéo dài, ho nhiều đờm, ho lâu ngày không khỏi, tức ngực, khó thở, mệt mỏi,… thì sản phẩm bảo vệ sức khỏe Phổi Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông có thể giúp bạn làm dịu đường hô hấp, hỗ trợ bổ Phổi hiệu quả.

Để có thêm thông tin về các sản phẩm của Dược Bình Đông và được tư vấn về các vấn đề về sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808.

Lưu ý, các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

5. FAQ

Trả lời: Sau khi ốm, bạn có thể cảm thấy miệng đắng do vi khuẩn hoặc virus làm rối loạn vị giác. Đừng quá lo lắng vì khi cơ thể hồi phục, tình trạng này sẽ dần biến mất. Bạn hãy uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

Trả lời: Câu trả lời là Có. Bởi vì khi mang thai có thể làm mất cân bằng hormone, gây nên cảm giác đắng miệng.

Trả lời: Bạn có thể nhận biết đắng miệng do Gan qua các dấu hiệu kèm theo như vàng da, đầy bụng, mẩn ngứa, chán ăn,… Những dấu hiệu này đồng thời cảnh báo gan đang hoạt động kém. 

Trả lời: Nếu đắng miệng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu kéo dài, đặc biệt khi kèm theo buồn nôn, đau bụng, chán ăn, bạn cần thăm khám để loại trừ các bệnh lý về Gan, dạ dày hoặc hô hấp.

Trả lời: Thức dậy cảm thấy đắng miệng thường liên quan đến chứng trào ngược dạ dày, khô miệng do thở bằng miệng hoặc chức năng Gan hoạt động kém. Bạn có thể cải thiện nhanh bằng cách súc miệng với nước muối loãng và uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy.

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

1. Bệnh viện đa khoa Medlatec: https://medlatec.vn/tin-tuc/dang-mieng-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-hieu-qua

2. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dang-mieng-la-benh-gi-cach-chua-dang-mieng-hieu-qua.html

3. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/vao-dang-mieng-la-benh-gi-vi

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng