Tìm kiếm

Khi mắc cảm lạnh nên uống thuốc gì?

Thuốc cảm lạnh

“Cảm lạnh uống thuốc gì để đỡ mệt?” là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường càng làm cơ thể thêm suy yếu. Nếu bạn muốn biết cảm lạnh uống thuốc gì và những phương pháp điều trị cảm lạnh hiệu quả thì hãy cùng Dược Bình Đông tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Khi gặp những triệu chứng của cảm lạnh, đôi khi mọi người thường lầm tưởng với bệnh cúm. Vì cả hai đều là bệnh về đường hô hấp nên có những biểu hiện khá giống nhau.

Tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là do các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Trong khi đó, bệnh cúm là do các virus cúm A và B. Biểu hiện cũng như triệu chứng của cảm lạnh sẽ nhẹ hơn so với cảm cúm.

Hình ảnh người phụ nữ đang bị khó chịu do sổ mũi
Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến ở đường hô hấp

Diễn biến của bệnh khi ở tình trạng nhẹ sẽ dễ chữa trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh thờ ơ và vô tình để bệnh trở nặng sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân nào gây ra cảm lạnh?

Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh thường là do:

  • Trong Y học cổ truyền, cảm lạnh là do sức khỏe của người bệnh bị suy yếu, khiến cho phong hàn dễ xâm nhập vào phế và gây ra bệnh. Biểu hiện dễ thấy của bệnh là: sợ gió, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, hắt xì liên tục.
  • Trong Y học hiện đại thì bệnh cảm lạnh thường là do virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra. Các triệu chứng ban đầu thường khá nhẹ và đối với người có hệ miễn dịch khỏe thì có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng đối với những người có sức đề kháng yếu, nếu không can thiệp và điều trị thì virus sẽ xâm nhập vào sâu hơn, thậm chí gây ra nhiễm trùng máu.

Cảm lạnh thường lây qua đường không khí và tiếp xúc gần. Do vậy, khi mắc cảm lạnh, người bệnh nên sử dụng vật dụng riêng, không ăn uống chung với người khỏe để tránh lây bệnh. Cảm lạnh uống thuốc gì còn tùy thuộc vào phương pháp mà bạn muốn sử dụng để chữa trị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hay loại thuốc nào, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn.

3. Triệu chứng khi bị cảm lạnh

Triệu chứng của bệnh cảm lạnh rất dễ nhận biết. Vì là bệnh đường hô hấp nên chúng sẽ có những biểu hiện cụ thể như: ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, chán ăn, khó thở, sưng hạch bạch huyết. Các triệu chứng này nếu nhẹ thì có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày và tự khỏi. Nhưng nếu trong khoảng thời gian này bạn cảm thấy triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu chuyển nặng thì nên đi khám ngay để nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

Vậy khi nào thì người bị cảm lạnh nên đến gặp thầy thuốc hoặc bác sĩ?

  • Đối với người lớn, khi bị sốt đến 38,5°C kéo dài hơn 5 ngày và không có dấu hiệu hạ nhiệt, họng bị đau rát, hơi thở khò khè hoặc khó thở, đau đầu nghiêm trọng.
  • Đối với trẻ em: khi bị sốt 38°C kéo dài, chán ăn, thở khò khè, thường hay quấy khóc, khó chịu.
Hình ảnh người phụ nữ bị sốt và đang nằm trên giường bệnh
Khi bị cảm lạnh, nếu bị sốt cao trên 5 ngày thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay

4. Cảm lạnh kéo dài để lại biến chứng gì?

Bệnh cảm lạnh xảy ra rất phổ biến, nhưng nếu bạn chủ quan để cảm lạnh kéo dài thì sẽ gây nên một số căn bệnh nghiêm trọng hơn về đường hô hấp như:

  • Hen suyễn: Biến chứng này thường gặp ở những người có tiền sử bệnh hen suyễn. Nó sẽ kích thích cơn hen suyễn và khiến tình trạng của người bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.  
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Khi bị cảm lạnh kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây ra bệnh viêm phế quản, thậm chí nghiêm trọng hơn là viêm phổi. 
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Loại vi khuẩn gây nên căn bệnh này thường tấn công vào khoang mũi, họng và trú ngụ tại đó. Khi gặp bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những chuyển biến phức tạp. 
  • Một số bệnh nhiễm trùng khác như viêm tai giữa, viêm xoang mũi,…
Người phụ nữ bị sổ mũi
Người bệnh không nên chủ quan khi bị cảm lạnh lâu ngày

Phát hiện bệnh sớm và kịp thời giúp người bệnh có những biện pháp thích hợp để phòng tránh cảm lạnh chuyển biến thành những căn bệnh khác nguy hiểm hơn như đã kể trên. Lúc này, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi “Cảm lạnh uống thuốc gì?” để có thể ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng.

5. Phương pháp điều trị cảm lạnh

Từ xưa đến nay, khi có những biểu hiện của bệnh cảm lạnh thì mỗi người sẽ có cách xử trí khác nhau. Một số người sẽ đến thăm khám tại bệnh viện. Một số người sẽ để tự khỏi nếu những triệu chứng của chúng không đáng kể. Còn một số người sẽ thực hiện những biện pháp chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian.

Các phương pháp thường được áp dụng để giảm triệu chứng của bệnh cảm lạnh có thể kể đến như:

5.1. Phương pháp xông bằng các loại thảo dược điều trị cảm lạnh

Đây là một phương pháp phổ biến và cực kỳ thông dụng đối với người Việt Nam. Khi bị cảm lạnh, chỉ với một nồi nước xông sẽ giúp người bệnh đào thải phong hàn và ngăn ngừa phong hàn tấn công vào phế. Khi thực hiện phương pháp này, người ta thường dùng những loại thảo dược có tính ôn như: hương nhu, sả, bưởi.

Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp xông cần lưu ý: 

  • Khi xông nên nhắm mắt để tránh hơi nước xông làm ảnh hưởng đến giác mạc mắt. 
  • Không nên xông quá lâu cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi. 
  • Thời gian xông trong khoảng 15 đến 20 phút.
  • Đối với người lớn tuổi có những bệnh lý như huyết áp, tiền đình thì nên có người giữ để tránh bị ngã khi xông.

5.2. Giải cảm lạnh bằng cháo

Trong Y học cổ truyền thì hành và tía tô đều có tính ôn và có tác dụng phát tán phong hàn – nguyên nhân chính gây nên bệnh cảm lạnh theo Đông Y.

Với một bát cháo loãng với hành hoặc tía tô sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, hạ sốt và làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

Hình ảnh về bát cháo hỗ trợ điều trị cảm lạnh
Một bát cháo loãng với hành sẽ giúp làm giảm triệu chứng cảm lạnh

5.3. Châm cứu, bấm huyệt điều trị cảm lạnh

Thực hiện việc xoa bóp châm cứu tại một số huyệt đạo như: bách hội, thái dương để giảm triệu chứng đau nhức đầu; huyệt xích trạch thái uyên giúp giảm triệu chứng ho; huyệt nghinh hương giúp thông mũi.

Lưu ý, phương pháp này phải được thực hiện bởi những người thầy thuốc có chuyên môn cao để xác định chính xác huyệt đạo cầm châm cứu và xoa bóp bấm huyệt.

5.4. Sử dụng thực phẩm giúp giảm triệu chứng hoặc thuốc điều trị

Khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm lạnh, bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng thuốc không đúng sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng chuyển biến phức tạp hơn.

Khi gặp những triệu chứng của bệnh cảm lạnh, bạn còn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi để giúp bổ phổi, giảm ho hiệu quả, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho khan, ho gió, ho có đờm, bệnh ho lâu ngày không khỏi, ho kích ứng về đêm viêm họng, viêm phế quản,… 

Thiên Môn Bổ Phổi là một sản phẩm của Dược Bình Đông được điều chế từ những thành phần thảo dược thiên nhiên như: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bạc hà, Kinh giới,… Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn để làm dịu các cơn ho và đau rát họng do cảm lạnh. 

Thuốc trị cảm lạnh
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ giảm triệu chứng ho và đau rát họng

Nếu thực hiện một trong những phương pháp trên hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp trên nhưng tình trạng không thuyên giảm thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cũng như điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển biến nặng.

6. Tóm lược

Sức khỏe bị suy yếu sẽ khiến phong hàn dễ dàng tấn công và gây bệnh cảm lạnh. Để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thì nên uống thuốc gì, Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông chắc chắn sẽ là lựa chọn cực kỳ hợp lý. Sản phẩm được bào chế theo bài thuốc cổ truyền kết hợp với công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng ho và đau rát họng do cảm lạnh cực kỳ hiệu quả. Để hiểu thêm về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi, bạn có thể tham khảo trên trang web hoặc liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

7. Câu hỏi thường gặp

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Triệu chứng của bệnh cảm lạnh rất dễ nhận biết. Vì là bệnh đường hô hấp nên chúng sẽ có những biểu hiện cụ thể như: ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, chán ăn, khó thở, sưng hạch bạch huyết. Các triệu chứng này nếu nhẹ thì có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày và tự khỏi. Nhưng nếu trong khoảng thời gian này bạn cảm thấy triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu chuyển nặng thì nên đi khám ngay để nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

Vậy khi nào thì người bị cảm lạnh nên đến gặp thầy thuốc hoặc bác sĩ?

  • Đối với người lớn, khi bị sốt đến 38,5°C kéo dài hơn 5 ngày và không có dấu hiệu hạ nhiệt, họng bị đau rát, hơi thở khò khè hoặc khó thở, đau đầu nghiêm trọng.
  • Đối với trẻ em: khi bị sốt 38°C kéo dài, chán ăn, thở khò khè, thường hay quấy khóc, khó chịu.

Bệnh cảm lạnh xảy ra rất phổ biến, nhưng nếu bạn chủ quan để cảm lạnh kéo dài thì sẽ gây nên một số căn bệnh nghiêm trọng hơn về đường hô hấp như:

  • Hen suyễn: Biến chứng này thường gặp ở những người có tiền sử bệnh hen suyễn. Nó sẽ kích thích cơn hen suyễn và khiến tình trạng của người bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.  
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Khi bị cảm lạnh kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây ra bệnh viêm phế quản, thậm chí nghiêm trọng hơn là viêm phổi. 
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Loại vi khuẩn gây nên căn bệnh này thường tấn công vào khoang mũi, họng và trú ngụ tại đó. Khi gặp bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những chuyển biến phức tạp. 
  • Một số bệnh nhiễm trùng khác như viêm tai giữa, viêm xoang mũi,…

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)