Giấc ngủ là điều cần thiết và rất quan trọng để cơ thể phục hồi và chuẩn bị cho một ngày mới. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của giấc ngủ, nó không chỉ gồm mất ngủ mà còn có nhiều loại khác nhau. Bài viết dưới đây Dược Bình Đông sẽ cung cấp cho bạn những biểu hiện của 5 loại rối loạn giấc ngủ thường gặp.
1. Biểu hiện thường gặp của rối loạn giấc ngủ
1.1. Mất ngủ
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến hay gặp nhất, có đặc điểm là khó đi vào giấc ngủ, thức dậy thường xuyên hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại.
Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn, diễn ra trong vài đêm hoặc vài tuần. Ở nhiều trường hợp, mất ngủ có thể kéo dài vài tháng đến 1 năm, và được gọi là mất ngủ mãn tính, đặc biệt thời gian gần đây có rất nhiều người bị rối loạn cần cải thiện giấc ngủ hậu covid-19, bệnh không tha bất kỳ ai.
Các biểu hiện của chứng mất ngủ:
- Khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ được
- Cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau
- Tâm trạng thay đổi dễ cáu gắt
- Thiếu tập trung, tỉnh táo
- Hay quên
- Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày
Mất ngủ có thể có tác động tích lũy, có nghĩa là càng kéo dài các triệu chứng càng nghiêm trọng. Ví dụ, việc mất ngủ 1 đêm có thể khiến bạn hơi mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nhưng nếu bạn mất ngủ trong một tuần hoặc một tháng, bạn có thể thấy những tác động nghiêm trọng hơn.
1.2. Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ được đặc trưng bởi nhiều đợt ngừng thở kéo dài ít nhất 10 giây mỗi lần, do hẹp hoặc xẹp đường thở trên. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm giảm lượng oxy trong máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn và nó cũng gây ra sự gián đoạn giấc ngủ. Các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ có thể từ nhẹ đến nặng và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ…
Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:
- Ngáy hoặc thở ồn ào khi ngủ
- Ngừng thở hơn 10 giây mỗi lần trong giấc ngủ (điều này thường được cha mẹ hoặc vợ / chồng quan sát thấy)
- Nghẹt thở hoặc thở hổn hển khi ngủ
- Thức giấc nhiều lần
- Buồn ngủ quá mức vào ban ngày (do đêm không ngủ đủ giấc)
- Khó thức dậy vào buổi sáng
- Nhức đầu khi thức giấc
- Gặp các vấn đề về suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung
- Khó chịu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, suy nhược thần kinh
- Thở bằng miệng có thể dẫn đến khô miệng hoặc đau họng khi thức dậy
1.3. Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias)
Bệnh mất ngủ giả hay còn gọi là Parasomnias, được đặc trưng bởi những hành vi bất thường, không mong muốn xảy ra trong khi ngủ.
Một số biểu hiện có thể xuất hiện ở người mắc chứng mất ngủ giả như:
- Mộng du
- Gặp ác mộng
- Giấc ngủ kinh hoàng (chứng sợ hãi ban đêm)
- Nói mớ
- Bóng đè
- Chuột rút
- Nghiến răng khi ngủ
- Đái dầm…
1.4. Chứng ngủ rũ
Một người mắc chứng ngủ rũ có nghĩa họ sẽ buồn ngủ quá mức vào ban ngày, không thể ăn ngon ngủ ngon và có thể ngủ vào những thời điểm không thích hợp, chẳng hạn như khi đang làm việc hoặc lái xe.
Một số triệu chứng có thể gặp khi mắc chứng ngủ rũ gồm:
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày là triệu chứng cơ bản của chứng ngủ rũ, ảnh hưởng đến tất cả những người mắc chứng rối loạn này. Buồn ngủ quá mức vào ban ngày liên quan đến sự thôi thúc muốn ngủ và cảm thấy không thể cưỡng lại được. Buồn ngủ nghiêm trọng thường gây ra tình trạng mất tập trung. Chứng ngủ rũ có thể gây ra “cơn ngủ”, liên quan đến việc ngủ thiếp đi mà không có dấu hiệu báo trước. Sau những giấc ngủ ngắn, những người mắc chứng ngủ rũ thường cảm thấy sảng khoái tạm thời.
Hành vi tự động: Cố gắng tránh buồn ngủ có thể kích hoạt các hành vi tự động xảy ra trong vô thức và không hề hay biết. Ví dụ, một học sinh trong lớp có thể tiếp tục viết nhưng thực chất chỉ là những dòng nguệch ngoạc hoặc vô nghĩa trên trang giấy.
Tê liệt khi ngủ (bóng đè) có tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở người có chứng ngủ rũ, đó là cảm giác không thể di chuyển, nói chuyện xảy ra khi đang ngủ hoặc thức dậy.
Ảo giác liên quan đến giấc ngủ: Hình ảnh sống động có thể xảy ra khi đang ngủ hoặc khi thức dậy. Điều này có thể đi kèm với chứng tê liệt khi ngủ, có thể gây khó chịu hoặc hoảng sợ khi tỉnh dậy.
Mất trương lực cơ đột ngột là tình trạng mất kiểm soát các cơ bắp xảy ra đột ngột. Việc này thường xảy ra để đáp lại những cảm xúc tích cực như tiếng cười hoặc niềm vui. Mất trương lực cơ đột ngột thường ảnh hưởng đến cả hai bên của cơ thể và kéo dài trong vài giây đến vài phút.
Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể không xảy ra đồng thời, và một người có thể chỉ có 1 hoặc vài triệu chứng.
1.5. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên là một tình trạng thần kinh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn và sẽ nặng dần theo tuổi tác. Nó gây ra cảm giác muốn được cử động ở chân và không thể kiểm soát.
Các triệu chứng thường xảy ra vào buổi tối khi một người đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ. Các triệu chứng bao gồm bị đau nhức xương khớp, bỏng rát, ngứa gan, nhói hoặc cảm giác côn trùng bò qua chân, và tăng nhu cầu di chuyển chân để làm mất cảm giác khó chịu đó. Ngoài xảy ra ở chân, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở tay, ngực, đầu.
Hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì nó khiến bạn liên tục thức dậy vào ban đêm. Tình trạng này sẽ đỡ hơn vào buổi sáng.
2. Phương pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ
Để có thể ngủ ngon hơn, đặc biệt mất ngủ hậu covid-19 bạn có thể thực hiện các bước để cải thiện thói quen ngủ của mình. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn dành đủ thời gian để ngủ. Ngủ đủ giấc mỗi đêm, bạn có thể thấy mình tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau.
Một số cách để cải thiện thói quen ngủ của bạn như:
Cần tránh:
- Tránh tập thể dục gắng sức và ánh sáng nhân tạo chói chang, chẳng hạn như từ màn hình TV hoặc máy tính trước khi ngủ ít nhất 1 giờ.
- Tránh ăn bữa tối trễ hoặc ăn quá no trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Tránh dùng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.
- Tránh nicotine (ví dụ, thuốc lá) và caffeine (bao gồm soda có chứa caffein, cà phê, trà và socola).
Nên:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn.
- Giữ phòng ngủ của bạn yên tĩnh, mát mẻ và tối (đèn ngủ mờ cũng được).
- Tắm nước nóng hoặc sử dụng các phương pháp thư giãn trước khi đi ngủ.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm sản phẩm Bát Tiên Bình Đông, sản phẩm phát triển dựa trên bài thuốc cổ phương Bát Tiên Trường Thọ và gia thêm các vị thuốc như Lạc tiên, Phục linh giúp dưỡng tâm, an thần. Không chỉ giúp bạn có một giấc ngủ tự nhiên, không cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, mà còn giúp bồi bổ phục hồi, tăng cường sức khỏe.
Giấc ngủ rất quan trọng, các rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của giấc ngủ, lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến rối loạn giâc ngủ bạn cần đi khám và điều trị kịp thời.
3. Tổng kết thông tin về rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người. Rối loạn giấc ngủ đang có xu hướng trẻ hóa do áp lực, căng thẳng kéo dài. Việc chú ý xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để tránh bị rối loạn giấc ngủ là rất cần thiết. Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp phòng tránh, điều trị rối loạn giấc ngủ như trên thì bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ.
Bát Tiên Bình Đông là giải pháp tuyệt vời giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ giảm mệt mỏi hiệu quả, tăng cường sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn, hạn chế tối đa tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bát Tiên Bình Đông là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược: Thục Địa, Hoài Sơn, Mạch Môn, Lạc Tiên, Bạch Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du. Đây đều là các thảo dược quý và có nguồn gốc từ thiên nhiên với công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon và ngủ sâu hơn.
Bát Tiên Bình Đông thuộc công ty TNHH Dược Bình Đông. Để biết thêm về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông đặc biệt là Bát Tiên Bình Đông, hãy truy cập website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline hotline (028)39 808 808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.