Tìm kiếm

Đau nhức khớp tay: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị

Hình chụp người đàn ông đang bị đau nhức khớp tay tay

Đau khớp tay là tình trạng người bệnh bị đau nhức, sưng viêm, thậm chí là biến dạng ở các khớp ngón tay, cổ tay hoặc khuỷu tay. Đây là một căn bệnh phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là các đối tượng như người lớn tuổi, nhân viên văn phòng, công nhân sản xuất,… Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp điều trị, mời bạn theo dõi thêm những thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Đôi nét về tình trạng đau khớp tay

1.1. Giới thiệu về tình trạng đau khớp tay

Khớp là vị trí kết nối giữa 2 đầu xương, giúp cơ thể có thể di chuyển một cách linh hoạt dưới sự hỗ trợ của mô liên kết, dây chằng, gân và sụn. Nếu không có khớp tay, các xương tay sẽ không thể di chuyển được, trở nên cứng ngắc và không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.

Đau khớp tay là cảm giác đau nhức, khó chịu ở các khớp khác nhau trên vùng cánh tay, khuỷu tay, cổ tay hoặc bàn tay. Trong đó, tình trạng đau mỏi khớp thường diễn ra ở các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp.

Các cơn đau khớp tay có thể xuất hiện ở các vị trí như khuỷu tay, cổ tay, ngón tay,… Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị đau đồng thời ở cả tay trái và tay phải.

Tìm hiểu kỹ về các vị trí xuất hiện cơn đau khớp tay qua các bài viết:

Nếu trong trường hợp vị trí đau khớp tay của bạn nằm ở vùng khớp cánh tay hay khớp vai, bạn có thể theo dõi nội dung “Đau khớp vai” của Dược Bình Đông để có thêm nhiều thông tin chi tiết về tình trạng này.

Để có thể nhận biết liệu mình có đang bị đau khớp tay hay không, bệnh nhân có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Các ngón tay và bàn tay bị cứng khớp nên không thể nắm chặt lại được.
  • Các đầu ngón tay bị đau nhức và sưng đỏ.
  • Cổ tay, khuỷu tay bị đau nhức.

Ngoài các dấu hiệu đau khớp tay cụ thể như trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác như:

  • Viêm, sưng, nóng, đỏ tại khớp: Các khớp bị sưng to lên nên kích thước to hơn bình thường hoặc có hình dạng kỳ lạ. Tìm hiểu kỹ hơn về Sưng khớp qua bài viết: Sưng khớp là gì?
  • Cứng khớp khiến các hoạt động thường ngày bị hạn chế: Các khớp bị đau sẽ trở nên cứng và khó cử động vào mỗi buổi sáng sớm hoặc sau thời gian nghỉ ngơi dài. Biểu hiện cụ thể là cổ tay của bệnh nhân không thể xoay và di chuyển bình thường được.
  • Khớp tay tê bì, nhức mỏi: Đây là tình trạng rối loạn cảm giác hoặc dị cảm của khớp tay, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau nhói bất thường như kim châm, không liên quan đến kích thích cảm giác.
  • Khớp kêu: Khi lớp sụn bị mòn, các đầu xương sẽ lộ ra. Mỗi khi bệnh nhân xoay khớp, các đầu xương sẽ trực tiếp ma sát với nhau, tạo ra âm thanh lạo xạo, lục cục.
  • Một số triệu chứng khác: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tê bì chân tay, đổ mồ hôi,… Từ đó có thể dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
  • Đau khớp tay là bệnh lý phổ biến, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Trong đó, phải kể đến đối tượng bệnh nhân phổ biến là phụ nữ, người lớn tuổi, người lao động sử dụng đôi tay nhiều như vận động viên, nhân viên văn phòng, thợ cắt tóc, thợ may, công nhân làm việc trong các dây chuyền sản xuất, tài xế lái xe đường dài,…
Người đàn ông bị đau khớp tay
Người cao tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng đau khớp tay

1.2. Biến chứng đau khớp tay

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau khớp tay còn tùy thuộc vào những yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh hiện tại,… Dù nguyên nhân gây ra đau khớp tay là gì, nếu không được điều trị thì đều có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần phải đi thăm khám và điều trị kịp thời bệnh để tránh các biến chứng như:

  • Mất chức năng vận động;
  • Viêm màng bao hoạt dịch khớp ngón tay;
  • Bàn tay bị biến dạng;
  • Teo khớp;
  • Dính khớp;
  • Nguy cơ tàn phế.

1.3. Khi nào đi khám bác sĩ

Bệnh nhân khi gặp các dấu hiệu cho thấy mình đang bị đau khớp tay nên nhanh chóng thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình. Bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Bác sĩ đang thăm khám bệnh đau khớp tay cho bệnh nhân
Nên đi khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng đau khớp tay

Nếu tình trạng đau khớp tay xảy ra không rõ nguyên nhân hoặc gặp phải những trường hợp sau đây, người bệnh cũng cần phải đi thăm khám bác sĩ ngay:

  • Tình trạng đau, sưng không thuyên giảm, mặc dù đã nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau.
  • Tình trạng đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, tay cần phải đổi tư thế liên tục mới có thể cử động.
  • Khi uốn các ngón tay có âm thanh lách cách, lạo xạo.
  • Không thể mở hoặc nắm chặt các ngón tay hoàn toàn.
  • Hình thành các nốt xương nhỏ trên khớp giữa của các ngón tay (nốt Bouchard) hoặc trên các khớp trên cùng của ngón tay (nốt Heberden).
  • Các khớp ngón tay sưng to, biến dạng, cong bất thường, bàn tay yếu đi, làm cản trở và không thể hoàn thành các công việc thường ngày.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp tay

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp tay khá đa dạng, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

2.1. Chấn thương

Chấn thương là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau khớp tay. Một số loại chấn thương (trật khớp, bong gân, gãy xương,…) xảy ra khi bị tai nạn, té ngã, tập thể dục thể thao,… khiến khớp tay trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ tổn thương. 

Người đàn ông bị đau khớp tay
Đau khớp tay do chấn thương khi luyện tập thể dục thể thao

2.2. Bệnh lý 

  • Thoái hóa khớp tay: Là tình trạng xương dưới sụn và sụn khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay hoặc khuỷu tay bị mài mòn, sưng viêm. Tình trạng này gây ra cứng khớp, khó vận động do có những cơn đau nhức nghiêm trọng. Khi bị thoái hóa nặng, các đầu xương cọ xát vào nhau gây biến dạng khớp. Ngoài ra, người bệnh còn nghe thấy tiếng kêu lục cục, cảm thấy nóng ran và hạn chế tầm vận động.
  • Viêm khớp tay: Viêm khớp tay là tình trạng sưng viêm, đau nhức ở các khớp tay khiến chức năng và độ dẻo dai của tay bị giảm sút. Khi bị viêm, các sụn bị phá vỡ, đầu xương bị lộ ra và cọ xát vào nhau dẫn đến cảm giác đau nhói, sưng, cứng khớp và biến dạng khớp. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng các màng hoạt dịch khớp, sụn và mô mềm bị tổn thương, gây sưng đau, nóng đỏ vùng khớp. Khi bệnh trở nặng, có thể gây ra tình trạng biến dạng khớp, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như việc mở chai lọ, viết, mặc quần áo và mang vác đồ vật.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng đau khớp tay như gout, viêm khớp vảy nến, tiểu đường, viêm khớp do lupus ban đỏ, viêm bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp khuỷu sau chấn thương, viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay, viêm cột sống dính khớp, u nang hạch, hội chứng de quervain…  

2.3 Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng đau khớp tay, chủ yếu thường rơi vào nhóm người có những yếu tố nguy cơ như: 

  • Nghề nghiệp: Những người có việc làm thường xuyên phải sử dụng đôi tay trong thời gian dài như công nhân, nhân viên văn phòng. Các khớp tay này hoạt động quá lâu sẽ bị quá tải, dần dần dẫn đến tình trạng đau khớp.
  • Tuổi tác: Đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra đau khớp tay. Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị đau khớp tay cao. Những ai trên 50 tuổi thường có nguy cơ cao bị viêm xương khớp, còn những người độ tuổi từ 35 đến 50 lại dễ xuất hiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.
  • Giới tính: Phụ nữ thường dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, ở một số ít bệnh về khớp khác, chẳng hạn như bệnh gout lại phổ biến ở nam giới hơn.  
  • Thói quen sinh hoạt: Các hoạt động sử dụng hệ khớp thường xuyên, đặc biệt là các công việc nặng cần dùng búa, xẻng hoặc chấn thương ở vùng tay có thể gây ra viêm khớp sau này. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá cũng gây ra viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, sinh hoạt hàng ngày sai tư thế, thường xuyên khuân vác đồ nặng hoặc ít tập thể dục thể thao cũng làm tăng nguy cơ bị đau khớp tay.
  • Di truyền: Thoái hoá khớp hay viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra do yếu tố di truyền.  
  • Cân nặng: Người thừa cân, béo phì hoặc thường xuyên hấp thụ các thực phẩm có chức nhiều chất béo bão hoà, dầu mỡ có nguy cơ mắc đau khớp tay cao hơn người bình thường.
Hình chụp người phụ nữ đang tập yoga
Người thường xuyên vận động mạnh cũng có nguy cơ bị đau khớp tay

3. Chẩn đoán dấu hiệu đau khớp tay

Bệnh nhân khi bị đau khớp tay không nên chủ quan để bệnh tiếp diễn mà nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm. Qua các chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân có thể có các thông tin chi tiết về tình trạng bệnh, đâu là khu vực bị đau, khả năng di chuyển của các khớp tay,… cũng như các bác sĩ cũng có thể đưa ra được các phương án tốt nhất để điều trị bệnh dứt điểm.

Phương pháp khám lâm sàng bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, MRI, X-quang hoặc chụp CT.
  • Nội soi khớp.

4. Phương pháp giảm tình trạng đau khớp tay do bệnh lý

Tình trạng đau khớp tay do nguyên nhân bệnh lý gây ra có rất nhiều phương pháp điều trị. Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. 

4.1. Phương pháp Tây y

Khi bị đau khớp tay, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân mới có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tùy vào mức độ tổn thương của các khớp tay, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay phẫu thuật. 

Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc trị đau khớp tay sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau đây để trị đau khớp tay:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc  giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs) 
  • Thuốc kháng viêm corticoid
  • Thuốc bôi ngoài da
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc khác: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những nhóm thuốc điều trị đặc trưng. Đối với viêm khớp dạng thấp, các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc kháng sinh và DMARD (thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh). Thoái hóa khớp thường được điều trị bằng axit hyaluronic và các nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm.
Hình chụp các loại thuốc tây dạng viên
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp phổ biến để điều trị đau khớp

Lưu ý: Các loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) và thuốc Corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ liên quan tới đường tiêu hoá, thận, gan, tim mạch,… Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh tác hại khôn lường.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bị đau khớp tay nặng, việc sử dụng thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy vào tuổi tác, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ quyết định áp dụng kỹ thuật nào cho phù hợp. Sau đây là một số hình thức phẫu thuật có thể áp dụng trong điều trị đau khớp tay:

  • Nội soi khớp;
  • Mổ mở;
  • Thay khớp nhân tạo.

4.2 Phương pháp Đông y

Bên cạnh phương pháp Tây y đã phổ biến, việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để trị dứt điểm tình trạng đau khớp tay cũng là một trong những giải pháp hiệu quả được khuyên dùng.

Trong các bài thuốc Đông y dùng để điều trị đau khớp tay, các thành phần thảo dược thiên nhiên thường dùng có thể kể đến như: 

  • Khương hoạt: Vị thuốc này có tính ấm vị đắng, chát, quy vào các kinh bàng quang, thận, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, dùng để trị các bệnh đau nhức xương khớp, nhức đầu, cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, phong hàn.
  • Cẩu tích: Theo Đông y, Cẩu tích có tính ôn, vị đắng, ngọt, quy vào hai kinh thận, can, có tác dụng bổ gan, thận trị đau lưng, đau gối, đau khớp xương, chữa phong thấp.
  • Kê huyết đằng: Vị thuốc này có vị ngọt, đắng, tính ôn, quy vào kinh Can và Thận, có công dụng giúp làm hoạt huyết, thông kinh lạc, mang đến tác dụng giảm đau nhức xương khớp ở người bệnh.
  • Mộc qua: Theo Đông y, Mộc qua có vị chua, tính ôn, quy vào các kinh Tỳ, Vị, Phế, Can, có tác dụng thư cân, bình can, hóa thấp giúp chữa trị phong thấp, tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Cốt toái bổ: Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, quy vào hai kinh Can, Thận, có tác dụng bổ thận, giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe từ bên trong, làm mạnh gân xương và  giảm đau nhức xương khớp.
  • Ngưu tất: Vị thuốc có tính bình, vị đắng, chua, quy vào kinh Can và Thận. Ngưu tất có công dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, thông kinh lạc, mang đến tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa và giúp nuôi dưỡng hệ xương khớp, gân, cơ.
  • Dây đau xương: Vị thuốc này có vị đắng, tính lương, quy vào kinh Can, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc. Do đó, Dây đau xương được dùng trong điều trị tê bại, phong thấp, đau nhức xương.
  • Đỗ trọng: Vị thuốc có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh Can, Thận. Đỗ trọng có tác dụng bổ Can, Thận, bồi bổ xương khớp, mạnh gân cốt, giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp. 
  • Tục đoạn: Vị thuốc này có tính ấm, vị đắng, cay, ngọt, quy vào hai kinh Can và Thận. Tục đoạn có tác dụng cường gân cốt, liền xương, bổ can thận, dùng để trị gãy xương, đứt gân, sang chấn, đầu gối và thắt lưng đau yếu,…

Để tìm hiểu thêm về các cây thuốc tốt cho xương khớp bạn có thể xem thêm tại đây: Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe

Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị tiểu đêm

Có nhiều bài thuốc dân gian có tác dụng làm giảm đau, giảm viêm hiệu quả, được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp tay. Sau đây là một số bài thuốc dùng để trị đau khớp tay cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc với lá Ngải cứu: Ngải cứu tươi rửa sạch, đem rang cùng với muối, hoặc xào lên cùng với rượu gạo. Sau đó, đem đi đắp hoặc chườm vào các khớp tay đang bị đau để giảm đau nhức.
  • Bài thuốc với lá Chìa vôi: Lá Chìa vôi tươi đem nghiền nát rồi đem sao khô với muối trắng. Sau đó đem hỗn hợp này đi đắp hoặc chườm vào vị trí các khớp tay bị đau. 
  • Bài thuốc với Sả và muối: Đem xay nhuyễn Sả thành bột rồi đem trộn cùng với muối. Sử dụng hỗn hợp này thoa lên vị trí khớp tay đang bị đau, massage nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước ấm.

Trong Đông y cũng có một số bài thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả được áp dụng rộng rãi. Dưới đây là bài thuốc “Quyên tý thang” mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc Quyên tý thang:

  • Công dụng: Ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp. 
  • Nguyên liệu: 15-20g Khương hoạt, 15-20g Hoàng kỳ, 15-20g Phòng phong, 15-20g Khương hoàng, 15-20g Xích thược, 15-20g Đương quy, 4g Chích cam thảo.
  • Cách làm: Đem sắc với nước gừng tươi, mỗi ngày uống 1 thang. 

Ngoài việc sử dụng các loại cây thảo dược, bài thuốc để trị chứng đau khớp tay, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp có nguyên liệu từ thiên nhiên. Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như Ngưu Tất, Tang Thầm, Đỗ Trọng, Kê Huyết Đằng, Độc Hoạt, Mộc Qua, Cốt Toái Bổ, Đảng Sâm, Dây Đau Xương mang đến công dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận, trừ phong hàn, phong thấp, thanh nhiệt và hỗ trợ làm giảm tình trạng đau khớp tay, đau nhức xương khớp hiệu quả.

Hình chụp sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên Bình Đông – sản phẩm bảo vệ xương khớp giúp làm giảm triệu chứng đau khớp tay

4.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị đau khớp tay giúp giảm đau, tăng khả năng vận động cho các khớp và chống cứng khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp tăng cường sức mạnh, kéo giãn và tăng sự linh hoạt cho dây chằng. Sau đây là một số hình thức vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp tay:

  • Tích cực: Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ, bài tập di chuyển thiết bị, bài tập tăng cường cơ bắp hoặc bài tập dưới nước.
  • Thụ động: Dùng nhiệt nóng hoặc lạnh để trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, dùng sóng âm, siêu âm trị liệu, kích thích điện, nắn hoặc xoa bóp khớp,…
Người đàn ông đang thực hiện bài tập vật lý trị liệu để phòng bệnh đau khớp tay
Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị phổ biến hiện nay

5. Hỗ trợ giảm tình trạng đau khớp tay tại nhà

Bên cạnh việc thăm khám và thực hiện theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ sau đây giúp làm giảm tình trạng đau khớp tay tại nhà nhanh hơn:

  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp: Người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sức khỏe thể chất, giảm cảm giác khó chịu khi bị đau khớp tay. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp làm chậm quá trình thoái hoá khớp. Đặc biệt, bạn nên chú ý lựa chọn thực phẩm có chứa các chất như: Canxi, Vitamin D, Omega-3, chất chống oxy hoá,… Để có thể biết thêm thông tin về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh về xương khớp, bạn có thể tham khảo bài viết “Thực phẩm tốt cho xương khớp” của Dược Bình Đông.
  • Thực hiện các bài tập khớp tay: Lựa chọn và tập đúng cách các bài vận động dành cho khớp tay sẽ giúp bệnh nhân tăng cường cơ bắp và thể chất, giúp các khớp xương linh hoạt trở lại. Xem thêm bài viết của Dược Bình Đông về các bài tập khớp ngón tay, bài tập cổ tay, bài tập khuỷu tay để có thêm thông tin chi tiết.
  • Nên massage thư giãn các vùng khớp bị sưng: Phương pháp này giúp làm cơ thể bớt đau nhức và căng thẳng. Qua đó giúp khớp tay được thư giãn, giảm đau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thay đổi thói quen: Không uống rượu bia, hút thuốc lá, tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài, thư giãn nghỉ ngơi hợp lý để duy trì tâm trạng thoải mái, …
  • Chườm lạnh: Có thể sử dụng đá để chườm lên các vùng khớp bị đau để làm giảm đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Tư thế đúng: Luôn đảm bảo tư thế đúng trong khi sinh hoạt, làm việc để tránh làm tổn thương đến hệ xương khớp.
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe hệ xương khớp. Thảo Linh Tiên Bình Đông là một sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược như Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ giúp nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp do bị viêm khớp, thoái hóa khớp, phong thấp.
  • Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa: Nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất.

6. Phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau khớp tay

Để phòng ngừa tình trạng đau khớp tay, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, hệ xương khớp cứng cáp và dẻo dai, từ đó làm giảm nguy cơ bị đau khớp tay. Đặc biệt, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh và trái cây để cân bằng hàm lượng axit uric, giúp xương luôn khỏe mạnh.
  • Tránh chấn thương: Bạn hãy cẩn thận với mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày, khi tham gia giao thông hay những lúc tập luyện thể dục thể thao để hạn chế tối đa nguy cơ bị chấn thương. Ngoài ra, tránh mang vác vật nặng và có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và đúng cách: Bạn nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, không gây kích thích nhiều vào vùng khớp tay như bơi lội, đi bộ, yoga,… Điều này vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe mà không làm tình trạng đau khớp tay trở nên trầm trọng hơn.
  • Tạo thói quen tốt khi làm việc: Tạo thói quen nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục,  đặc biệt là khi làm công việc đánh máy, may vá hoặc vẽ,…
  • Thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về xương khớp.
Hình chụp các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp
Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất và lành mạnh

7. Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phương pháp điều trị khi bị đau khớp tay. Ngoài việc chủ động thăm khám và điều trị sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm bạn cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt khoa học để có một hệ xương khớp khỏe mạnh. 

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp để cải thiện tình trạng của mình. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông với các thành phần thảo dược thiên nhiên có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra. Đây chắc chắn sẽ là giải pháp hữu hiệu và an toàn, giúp cho các cơn đau khớp tay không còn là nỗi lo của bạn.

Hình chụp sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên Bình Đông có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức khớp tay…

Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông chuyên cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ chất lượng với hơn 70 năm hình thành và phát triển đã trở thành một thương hiệu uy tín, chất lượng, có chỗ đứng trên thị trường. Chúng tôi luôn không ngừng cải tiến những bài thuốc Đông y cổ truyền để mang lại những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng hiện đại. Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 028 39 808 808 để được tư vấn miễn phí ngay nhé!

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)