Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, từ âm ỉ đến đau dữ dội. Trong tình huống này, nhiều chị em lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau để cảm thấy thoải mái hơn. Thế nhưng việc sử dụng thuốc giảm bụng kinh như thế nào cho an toàn và hiệu quả vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để tìm hiểu cách sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn nhé!
1. Đau bụng kinh là gì? Khi nào nên sử dụng thuốc giảm triệu chứng?
1.1. Đôi nét về tình trạng đau bụng kinh
Đau bụng kinh là những cơn đau thắt, nhói hoặc co rút xuất hiện ở vùng bụng dưới vào thời điểm trước và trong khi hành kinh. Mức độ đau bụng dao động từ nhẹ đến nặng tùy theo cơ địa mỗi người.
Khi tử cung co bóp mạnh hơn, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và có thể lan rộng xuống vùng thắt lưng, đùi. Ngoài ra, phụ nữ còn trải qua những triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, cơ thể mệt mỏi, uể oải,…

Đau bụng kỳ kinh là những cơn đau thắt, nhói hoặc co rút xuất hiện ở vùng bụng dưới
Đau bụng kinh xuất phát từ sự thay đổi nội tiết. Trong kỳ kinh nguyệt, hormone Prostaglandin được sản xuất nhiều hơn để kích thích sự co bóp của tử cung và đẩy máu kinh ra ngoài. Chính Prostaglandin là nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau cùng với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy. Khi niêm mạc tử cung bong ra hoàn toàn, lượng Prostaglandin sẽ giảm, từ đó sẽ giảm đi cảm giác đau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm các nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát, cụ thể:
- Nguyên nhân nguyên phát: Cơn đau bụng kỳ kinh dữ dội xảy ra là do nồng độ prostaglandin trong cơ thể tăng cao, khiến cho tử cung co bóp mạnh hơn và gây đau nặng. Ngoài prostaglandin, còn có các yếu tố khác gây đau như cấu tạo lỗ cổ tử cung hẹp, tiền sử gia đình, tuổi bắt đầu kinh nguyệt và lối sống không lành mạnh,…
- Nguyên nhân thứ phát: Đau bụng kỳ kinh dữ dội không giảm theo tuổi hoặc sau sinh đẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, và viêm nhiễm vùng chậu. Bên cạnh đó, có có một số nguyên nhân như dính buồng tử cung, dị tật tử cung bẩm sinh và vấn đề tâm lý,…

U nang buồng trứng cũng gây ra tình trạng đau bụng dữ dội
1.2. Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh
Thuốc giảm đau bụng kinh là loại thuốc được sử dụng để làm giảm cảm giác đau ở vùng bụng dưới trước và trong kỳ kinh. Uống thuốc là giải pháp giảm đau nhanh chóng được nhiều chị em áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý các loại thuốc này chỉ có mục đích làm giảm các triệu chứng không thoải mái, khó chịu của cơn đau, chứ ko có mục đích điều trị nguyên nhân trong các trường hợp đau do bệnh lý (đau bụng kinh thứ phát).
Khi gặp phải tình trạng đau bụng hành kinh, bạn nên ưu tiên áp dụng các phương pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng như: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thư thái và sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán giảm đau,… Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không cho hiệu quả thì nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng dẫn sử dụng các loại thuốc an toàn, hiệu quả nhé.
2. Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả
Phần lớn phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt thường trải qua các cơn đau bụng ở mức độ nhẹ và không cần dùng đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trong trường hợp đau dữ dội, liên tục và kéo dài thì việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh là cần thiết.
Thuốc giảm đau bụng khi hành kinh thường hoạt động theo 2 cơ chế chính. Một là giãn cơ tử cung, làm giảm tình trạng co thắt, từ đó hỗ trợ giảm đau. Hai là giúp ức chế tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân gây đau và gây co thắt tử cung. Các nhóm thuốc bao gồm:
- Thuốc chống co thắt, làm giãn cơ trơn tử cung: Thường chứa các thành phần như Dipropylin, Alverin, Drotaverin.
- Thuốc nội tiết tố nữ: Sử dụng kết hợp các loại thuốc chứa estrogen và progesteron hoặc dydrogesterone, lynestrenol (dẫn chất của progesteron). Trong trường hợp này, các loại thuốc tránh thai cũng có thể được sử dụng để giảm đau hiệu quả.
- Thuốc ức chế prostaglandin: Bao gồm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) và Paracetamol
Mặc dù thuốc giảm đau bụng kinh mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng chị em không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Điều này giúp đảm bảo sử dụng thuốc một cách an toàn, tránh nguy cơ đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai.
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay:
2.1. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau. Nhóm thuốc này ức chế sản xuất prostaglandin – một loại chất trung gian được tạo ra trong chu kỳ kinh để kích thích sự co bóp của tử cung. Tuy nhiên, nhóm NSAIDs này có thể gây ra kích ứng dạ dày và tương tác với một số loại thuốc khác, do đó không phải ai cũng có thể sử dụng chúng.
Những người có tiền sử bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược, vấn đề thận, tim, hen suyễn hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng NSAIDs để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
2.2. Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc giảm đau Paracetamol có thể giúp làm dịu cơn đau khó chịu. Đặc biệt, Paracetamol phù hợp cho những chị em bị đau từ nhẹ đến trung bình hoặc thuộc đối tượng không thể sử dụng nhóm thuốc NSAIDs. Thuốc cũng có thể được chỉ định cho người có vấn đề về dạ dày, thường bị buồn nôn, nôn hoặc có các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc Paracetamol trong thời gian dài vì có thể dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận và ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Thuốc Paracetamol chống chỉ định trong những trường hợp quá mẫn với thuốc, người bị suy gan, suy thận nặng, người bị thiếu máu nhiều lần,…

Thuốc giảm Paracetamol có thể giúp làm dịu cơn đau bụng khó chịu
Một phương pháp khác để tăng hiệu quả giảm đau là kết hợp sử dụng Paracetamol và Caffeine, tuy nhiên cần có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
2.3. Thuốc chống co thắt cơ trơn
Đau bụng hành kinh bắt nguồn từ những cơn co thắt cơ trơn đột ngột tại tử cung. Vì vậy, chị em có thể sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn để giảm cơn đau. Hiện nay, có hai loại thuốc chống co thắt trên thị trường:
- Hyoscine: Giúp giảm cơn co thắt do đau bụng nhanh chóng, trong đó có đau bụng hành kinh. Tuy nhiên, thuốc Hyoscin có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón. Ngoài ra, nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác, do đó cần phải có chỉ định của bác sĩ.
- Alverin: Cũng giúp ức chế cơn co thắt cơ trơn, nhờ đó giảm đau. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng cho những người có huyết áp thấp.

Alverin cũng giúp ức chế cơn co thắt cơ trơn, giảm cơn đau bụng
2.4. Thuốc nội tiết tố nữ
Uống thuốc tránh thai không chỉ giúp chị em kiểm soát quá trình thụ thai, mà còn là một giải pháp hiệu quả để giảm đau bụng khi đến tháng. Thuốc tránh thai ngăn cản quá trình rụng trứng và sự phát triển của niêm mạc tử cung từ đó giảm lượng prostaglandin trong cơ thể.

Thuốc tránh thai giảm lượng prostaglandin trong cơ thể từ đó giúp giảm đau bụng hành kinh
Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng thuốc tránh thai hiệu quả và an toàn, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách. Điều này giúp tránh các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, thay đổi tâm trạng hoặc tăng cân.
Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh
Thuốc giảm đau bụng kinh được chị em sử dụng phổ biến và đánh giá cao về hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để tối ưu hiệu quả và tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
3.1. Các tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng thuốc giảm đau, chị em phụ nữ có thể gặp những tác dụng phụ do thuốc gây ra như:
- Khó tiêu, tiêu chảy.
- Đau bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày.
- Chóng mặt, đau đầu thường xuyên.
- Thay đổi tâm lý thất thường.
- Dễ tăng cân.
Ngoài ra, thuốc giảm đau còn có một số tác dụng phụ ít gặp hơn như:
- Ảnh hưởng đến gan: suy giảm chức năng gan, suy gan cấp tính,…
- Ảnh hưởng đến da: da bị phồng rộp, bong tróc nhiều, viêm da dị ứng, xuất hiện ban nổi, dát sần hoặc mụn mủ,…
- Xuất hiện một số rối loạn về máu: giảm tiểu cầu, bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu hạt,…
- Xuất hiện các phản ứng phù mạch, sưng dây thanh quản.
3.2. Các lưu ý khác
Trước khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng các chỉ định cũng như liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Tránh tuyệt đối việc tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau bụng kinh.
Không nên phụ thuộc quá mức vào việc sử dụng thuốc, vì sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận và khả năng sinh sản.
Nếu sử dụng thuốc mà các triệu chứng không giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường khác, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến thăm khám tại bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Thăm khám bác sĩ khi tình trạng đau bụng không giảm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh và kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện điều độ, và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giảm triệu chứng. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm chất vitamin A, E, B6, B12, magie, sắt, kali; hạn chế đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn; tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine.
- Thực hiện tập thể dục thể thao điều độ, lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và phù hợp với cơ thể trong thời gian hành kinh.
- Bảo đảm nghỉ ngơi hợp lý: Sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để giúp cải thiện cơn đau và đủ giấc ngủ, có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga để giữ tinh thần thoải mái và tích cực.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng giảm đau bụng kinh, một trong số đó là Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, với công dụng giảm đau hiệu quả, đồng thời còn giúp hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.
3.3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù đau bụng khi hành kinh là một hiện tượng thường gặp trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tuy nhiên chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân trong những tình huống sau đây:
- Cơn đau bụng ngày càng dữ dội, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt cá nhân và công việc hằng ngày.
- Các triệu chứng đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể mệt mỏi.
- Cơn đau dữ dội liên tục.
4. Tổng kết
Đau bụng kinh là nỗi lo lắng và sợ hãi của rất nhiều chị em khi đến ngày “rụng dâu”. Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể giúp chị em nhanh chóng cải thiện cảm giác khó chịu này. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em cần chú ý cải thiện sức khỏe từ bên trong qua việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học,…
Một giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt mà chị em cũng có thể tham khảo là sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên gồm: Ích mẫu, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Hương phụ, Thục địa, Đại hoàng, Phục linh, Ngải cứu Bình Đông Cao Ích Mẫu mang đến công dụng tuyệt vời trong bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, mệt mỏi do những cơn đau bụng kinh gây ra.
Sản phẩm thuộc công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm của Dược Bình Đông cam kết 100% đạt chuẩn GMP–WHO theo quy định của Bộ Y tế, nhận được sự đánh giá cao từ người tiêu dùng về công dụng cải thiện và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Để biết thông tin chi tiết về sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu, vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề Đau bụng kinh:
- Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc nam chữa đau bụng trong kỳ kinh hiệu quả, an toàn
- Đau bụng khi tới tháng nên ăn gì? Các loại thực phẩm giảm đau bụng ngày “đèn đỏ”
- Đau bụng hành kinh nên uống gì? TOP 14 loại nước uống giúp giảm đau ngày “đèn đỏ”
- Top 9 loại trà tốt nhất giảm đau bụng trong kỳ kinh
- “Bỏ túi” 7 Mẹo giảm đau bụng hành kinh nhanh nhất tại nhà
- Tư thế nằm nào giúp giảm đau bụng khi tới tháng
- Bài tập giảm đau bụng kỳ kinh đơn giản, hiệu quả tại nhà