Tìm kiếm

Trễ kinh đau bụng dưới: Nguyên nhân, Cách chẩn đoán và Hướng điều trị

Hình ảnh người phụ nữ đang bị trễ kinh kèm đau bụng dưới

Trễ kinh (hay còn gọi là chậm kinh) là một dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Khi đi kèm với cảm giác đau bụng dưới, tình trạng này không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn ảnh hưởng về sức khỏe sinh sản. Bài viết dưới đây Đông y cổ truyền Dược Bình Đông sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về triệu chứng trễ kinh đau bụng dưới.

1. Đôi nét về tình trạng trễ kinh đau bụng dưới

Trễ kinh đau bụng dưới là một trong những biểu hiện cho thấy kinh nguyệt phụ nữ đang bị rối loạn với dấu hiệu cụ thể:

  • Trễ kinh: Là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày. Tức là, tính từ ngày hành kinh tháng này cho đến 35 ngày sau mà chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo vẫn chưa xuất hiện thì được xem là trễ kinh.
  • Đau bụng dưới: Là khi vùng bụng dưới (vùng dưới rốn) có cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Tùy thuộc vào nguyên nhân, biểu hiện và tính chất của từng cơn đau sẽ có sự khác biệt.

Đau bụng dưới là một triệu chứng phổ biến của phụ nữ khi kinh nguyệt không đều, đặc biệt là khi chị em bị trễ kinh.

Nếu thời gian trễ kinh kéo dài tới tận 6 kỳ liên tiếp nhau thì được xem là hiện tượng vô kinh, điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản. Vì vậy, khi có dấu hiệu trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ trong một thời gian dài hoặc kèm theo những biểu hiện bất thường như dưới đây thì bạn nên sớm đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất:

  • Tình trạng trễ kinh liên tục từ 3 tháng trở lên.
  • Đau bụng dữ dội, cơn đau kéo dài liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Kèm theo một số biểu hiện khác như sốt, buồn nôn, đau lưng, đau đùi dưới, mệt mỏi.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau bụng kinh
Trễ kinh đau bụng dưới là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh đau bụng dưới là gì? 

Để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này, trước tiên bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra. Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề trễ kinh, cụ thể như sau:

2.1. Do nguyên nhân sinh lý

  • Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố trong cơ thể ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn. Ngược lại, nếu nội tiết tố thay đổi, không ổn định sẽ gây tình trạng chậm kinh, đau bụng dưới âm ỉ. 
  • Tăng hoặc giảm cân quá mức: Cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một lượng hormone Estrogen rất lớn khi đột ngột tăng cân quá mức. Ngược lại, cân nặng sụt giảm quá nhiều trong một thời gian ngắn sẽ làm lượng hormone Estrogen giảm sút nghiêm trọng. Do đó, tăng hoặc giảm cân quá mức sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố và gây ra rối loạn kinh nguyệt, có thể gây trễ kinh.
  • Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học: Chế độ sinh hoạt không lành mạnh với thói quen thức khuya, lười vận động hay làm việc quá sức cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng trễ kinh đau bụng dưới ở phụ nữ. Ngoài ra, việc ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chẳng hạn như thường xuyên ăn thực phẩm đóng hộp, sử dụng các thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

2.2. Do các nguyên nhân bệnh lý

Trễ kinh đau bụng dưới ngoài nguyên nhân sinh lý còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh lý thường gặp gây nên triệu chứng này như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng khi các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến nhất khi bị lạc nội mạc tử cung là đau vùng chậu mãn tính, đặc biệt là trong giai đoạn trước và trong kỳ hành kinh. Cơn đau cũng có thể xảy ra khi quan hệ tình dục hoặc khi đi đại tiện, tiểu tiện.
  • U nang buồng trứng: Là khối u hình thành ở trên hoặc trong buồng trứng, có vỏ bọc mỏng, chứa đầy dịch lỏng bên trong. Đối với những khối u nhỏ, hầu hết không có triệu chứng và có thể tự tiêu biến. U nang buồng trứng với kích thước lớn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới dữ dội, đau vùng chậu và thắt lưng do khối u chèn ép các cơ quan lân cận.
  • Đa nang buồng trứng: Bệnh xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng nồng độ hormon androgen dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng. Các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mắc đa nang buồng trứng như kinh nguyệt không đều, đau vùng chậu, lông tóc phát triển quá mức, tăng cân bất thường,…
  • Bệnh lý phụ khoa khác: Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm buồng trứng cũng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bên cạnh thường xuyên đau bụng dưới âm ỉ, người bệnh còn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, da xanh xao,…
  • Các bệnh lý khác: Ngoài các bệnh lý phụ khoa kể trên, khi mắc các bệnh tuyến giáp hay bệnh viêm đại tràng, polyp trực tràng, sỏi bàng quang cũng dẫn đến trễ kinh. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể bị sốt, tiểu rắt hoặc buốt, tiểu nhiều, nước tiểu đục,…

2.3. Do các nguyên nhân khác

  • Tác dụng phụ của thuốc: Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ có thể là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh liều cao, thuốc an thần, thuốc nội tiết,…
Hình ảnh về các loại thuốc điều trị trễ kinh đau bụng dưới
Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ có thể là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc
  • Mang thai: Trễ kinh là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy phụ nữ đã mang thai. Một số dấu hiệu mang thai khác như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ngực căng tức, ra máu báo thai,…
  • Mang thai ngoài tử cung: Trường hợp trễ kinh kèm theo đau bụng dưới, có khả năng mang thai ngoài tử cung. Cơn đau bụng có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài, hoặc đau âm ỉ, đau mạnh ở một bên của bụng dưới và lan sang vùng vai và lưng. Đây là hiện tượng nguy hiểm, cần phải thăm khám bác sĩ kịp thời.

3. Chẩn đoán tình trạng trễ kinh đau bụng dưới

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trễ kinh đau bụng dưới ở phụ nữ. Để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để có thể thăm khám bệnh tình kịp thời.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để bước đầu xác định tình trạng bệnh. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và khám tổng quát các bộ phận cơ thể để xác định các bất thường.

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm nhằm khẳng định chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Các phương pháp xét nghiệm hoặc kỹ thuật chẩn đoán thường được sử dụng là chụp CT, siêu âm vùng chậu và bụng, chụp cộng hưởng từ MRI.

Hình ảnh người bác sĩ đang thực hiện biện pháp xét nghiệm máu cho bệnh nhân
Thực hiện các phương pháp xét nghiệm để phát hiện ra tình trạng trễ kinh đau bụng dưới

4. Phương pháp điều trị trễ kinh đau bụng dưới

Trễ kinh đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với trường hợp đau bụng kinh do nghi ngờ mang thai, bạn nên quan sát thêm những dấu hiệu khác hoặc sử dụng que thử thai sau ít nhất 5 ngày trễ kinh để xác định chắc chắn. Nếu kết quả thử thai cho 2 vạch thì bạn nên sắp xếp thời gian đi khám thai lần đầu.

Đối với trễ kinh đau bụng dưới do nguyên nhân bệnh lý, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị và hỗ trợ trễ kinh đau bụng dưới áp dụng trong trường hợp do bệnh lý phụ khoa hoặc các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.

4.1. Phương pháp Tây y

Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh đau bụng dưới là do rối loạn nội tiết tố nữ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:

  • Bạn có thể được chỉ định uống thuốc nội tiết tố để cân bằng nội tiết.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm các triệu chứng đau, khó chịu.
  • Thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giảm các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố. 

Ngoài ra trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các khối u gây ra sự thay đổi nội tiết tố. 

Lưu ý: Khi sử dụng các phương pháp điều trị, bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc vì điều này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng 

4.2. Phương pháp Đông y

Trễ kinh đau bụng dưới là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hư hàn, đàm thấp hoặc huyết nhiệt, huyết hư, ứ huyết,…Do đó để điều trị cần chú trọng bổ huyết điều kinh, dưỡng huyết,… chu kỳ kinh nguyệt trở lại ổn định.

Chị em có thể sử dụng một số loại thảo dược như Ích mẫu, Ngải cứu, Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Hương phụ,… có công dụng hỗ trợ điều hòa và duy trì sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt.

Các loại thảo dược thường được kết hợp với nhau để tạo ra bài thuốc dưỡng huyết và điều kinh hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc được đánh giá cao:

Tứ Vật Thang bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

  • Nguyên liệu: 12 – 24g Thục địa, 12 – 16g Bạch thược, 12 – 16g Đương quy, 6 – 8g Xuyên khung.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên và uống hàng ngày trong khoảng 1 tháng. Thực hiện trước kỳ kinh từ 5 đến 10 ngày có thể giúp mang lại kết quả tốt nhất.

Đào Nhân Tứ Vật Thang chữa kinh ra sau kỳ do huyết ứ

  • Nguyên liệu: 12g Sinh địa, 12g Xuyên quy, 12g Bạch thược, 8g Xuyên khung, 8g Đào nhân, 4g Hồng hoa. 
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn, uống khi thuốc còn ấm.

Ngải Tiễn Hoàn chữa kinh ra sau kỳ do hư hàn

  • Nguyên liệu: 12g Ngô thù du, 12g Thục địa, 12g Bạch thược, 12g Nhân sâm, 8g Quất hồng bì, 8g Xuyên khung, 6g Thạch xương bồ, 4g Ngải diệp.
  • Cách dùng: Sắc 1 thang thuốc chia làm 3 lần trong ngày hoặc tán bột làm viên hoàn, mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 2 viên (mỗi viên tương đương với 4g) dùng nước đun sôi để làm ấm.

Thập toàn đại bổ chữa kinh ra sau kỳ do khí huyết hư

  • Nguyên liệu: 20g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung 12g, 12g Bạch thược, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo, 10g Hoàng kỳ, 6g Quế nhục.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 1 thang, sau đó chia thành 2 lần uống.

Ngoài ra, một cách nữa đó là có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm kế thừa tinh hoa của bài thuốc “Tứ vật thang” bao gồm Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, kết hợp thêm Ích mẫu, Hương phụ, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh giúp bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh thưa hiệu quả. Sản phẩm được bào chế dạng cao lỏng dễ uống, tiện lợi, được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của Dược Bình Đông
Sản phẩm Song Phụng Điều Kinh thương hiệu Dược Bình Đông

4.3. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Để tình trạng trễ kinh đau bụng dưới sớm được cải thiện, bạn nên kết hợp việc điều trị bằng phương pháp Đông y hoặc Tây y với các biện pháp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt dưới dây:

  • Chú ý theo dõi sức khỏe cơ thể khi sử dụng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường, nên dừng uống thuốc và đi thăm khám bác sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lý. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn gì, uống gì, tham khảo thực phẩm điều hòa kinh nguyệt.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Song Phụng Điều Kinh Bình Đông là một trong những sản phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

5. Phương pháp giúp chu kỳ khỏe mạnh, phòng tránh trễ kinh đau bụng dưới

Để phòng tránh tình trạng trễ kinh đau bụng dưới, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh.
  • Cố gắng giữ tinh thần ở trạng thái vui vẻ, thoải mái.
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, hãy nhớ thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần trong ngày “rụng dâu”.
  • Khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời.

6. Tổng kết

Trễ kinh đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Để cải thiện và khắc phục tình trạng này, việc điều hòa kinh nguyệt là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh thực hiện các phương pháp điều hòa kinh nguyệt tại nhà và duy trì một lối sống khỏe mạnh, chị em có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ như Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm kế thừa bài thuốc “Tứ vật thang” với các thành phần thảo dược có công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt vô cùng an toàn và lành tính.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của Dược Bình Đông
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh

Nếu bạn quan tâm đến Song Phụng Điều Kinh Bình Đông cũng như các sản phẩm khác của Dược Bình Đông hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Song Phụng Điều Kinh giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)