Tiểu đêm nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể tham khảo mẹo chữa tiểu đêm từ các bài thuốc dân gian được Dược Bình Đông tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về tình trạng tiểu đêm
Tiểu đêm là tình trạng người bệnh không thể nhịn tiểu và bắt buộc thức dậy đi tiểu từ 2 lần mỗi đêm. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó gây nên tình trạng mệt mỏi vào ban ngày. Khả năng mắc bệnh này sẽ tăng dần theo tuổi tác, nhất là người từ 50 tuổi trở lên.
Tiểu đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ và thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác, báo hiệu các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như: tiểu không tự chủ vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu, hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu són, tiểu ra mủ hoặc ra máu, bàng quang thường xuyên căng tức, nóng niệu đạo,… Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau lưng, mỏi gối, lạnh ở lòng bàn tay và bàn chân.
Nguyên nhân gây tiểu đêm có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh như hội chứng ngưng thở khi ngủ, chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não hoặc các bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi thận, suy thận,… Theo quan điểm Đông y, tiểu đêm nhiều lần là biểu hiện của tình trạng thận hư dẫn đến rối loạn trao đổi thủy dịch và mất kiểm soát khi tiểu tiện. Ngoài ra, tiểu đêm có thể do uống nhiều nước vào buổi tối, thay đổi nội tiết tố, lão hóa, sử dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc hoặc căng thẳng, mệt mỏi.
Tiểu đêm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Điển hình như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn dung nạp glucose, tim mạch và rối loạn nhịp thở khi ngủ. Đặc biệt ở người cao tuổi, tiểu đêm có thể làm tăng nguy cơ té ngã, gãy xương, hoặc thậm chí tử vong.
Với trường hợp nhẹ, đi tiểu đêm với tần suất thấp và không xuất hiện những biểu hiện bất thường khác, việc ứng dụng các bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng này. Người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và chọn lựa những bài thuốc phù hợp với cơ thể của mình. Điều này sẽ giúp cho quá trình cải thiện trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Những bài thuốc dân gian giúp chữa tiểu đêm
Đi tiểu đêm nhiều lần làm bạn có giấc ngủ không được trọn vẹn. Từ đó, gây cảm giác khó chịu và bức bối trong người. Không chỉ vậy, việc thức giấc nhiều lần sẽ làm bạn trở nên mệt mỏi vào ngày hôm sau, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Để cải thiện tình trạng tiểu đêm, bạn có thể tham khảo những bài dân gian giúp tăng cường sức khỏe bàng quang.
2.1. Rau má
Sử dụng Rau má tươi không chỉ giúp lưu thông khí huyết, chữa đau đầu tốt mà còn có khả năng diệt vi khuẩn, giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải Natri và nước thừa ra khỏi cơ thể, làm giảm gánh nặng cho thận. Ngoài ra, Rau má còn giúp giảm căng thẳng, lo âu,… Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm.
Cách thực hiện:
- Lấy 300g Rau má đem đi rửa sạch, tiếp theo đem ngâm nước muối pha loãng từ 15-20 phút rồi để ráo.
- Sau khi rau đã ráo, cho rau vào máy xay sinh tố, thêm 300ml nước và vài hạt muối tinh. Cuối cùng là dùng 1 miếng vải sạch lọc lấy nước cốt.
- Bạn có thể uống nước Rau má 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.2. Nước Giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng bởi những lợi ích tốt cho sức khỏe. Giá đỗ có tính mát nên được dùng làm các bài thuốc kháng viêm, thanh nhiệt và giải độc. Giá đỗ được Đông Y ghi nhận là thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đêm, tiểu buốt hiệu quả.
Ngoài ra, trong loại thực phẩm này chứa nhiều Vitamin E, Vitamin C, giúp bảo vệ tế bào của thận tránh khỏi các tác hại của nguồn gốc tự do.
Cách thực hiện:
- Lấy 500g Giá đỗ rửa sạch, sau đó để cho ráo nước.
- Mang đi luộc cùng với 1 lít nước và 500g đường trắng.
- Dùng nước luộc uống ngay trong ngày, sau 2-3 ngày tình trạng tiểu đêm sẽ được cải thiện đáng kể.
2.3. Mề gà và Đậu đỏ
Đậu đỏ chứa rất nhiều dưỡng chất, Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường đề kháng hiệu quả. Không những vậy, Đậu đỏ còn có tác dụng giúp hạn chế viêm sưng, nhiễm trùng, thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố và chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Đặc biệt, Kali có trong đậu giúp lợi tiểu, giảm các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu bí, tiểu rắt.
Cách thực hiện:
- Lấy 200g Đậu đỏ rửa sạch và để ráo nước. Sơ chế mề gà sạch sẽ, thái nhỏ (từ 2-3 cái).
- Sau đó cho Đậu và mề gà vào nồi nấu cho đến khi đậu chín bở thì bắt xuống.
- Có thể ăn món này hàng ngày hoặc 3 lần một tuần để tình trạng tiểu đêm được cải thiện.
2.4. Bầu dục hầm khiếm thực
Trong Đông Y, Bầu dục được cho là có tính hàn, không độc, có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh, chữa thận hư đi tiểu đêm nhiều lần. Bên cạnh đó, trong thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất như Protein, Chất béo, Phốt pho, Sắt và Vitamin thuộc nhóm A, B. Người bệnh có thể sử dụng món ăn này để bồi bổ cơ thể, tăng khả năng hoạt động của hệ bài tiết, giúp lợi tiểu.
Thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất béo, phốt pho, sắt và Vitamin thuộc nhóm A, B
Cách thực hiện:
- Sơ chế một cặp bầu dục lợn hoặc bầu dục dê sạch sẽ, sau đó thái lát mỏng.
- Sau khi rửa xong đem đi hầm với 50g Khiếm thực.
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.
- Bảo quản ở trong tủ lạnh ngăn mát và ăn trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày.
2.5. Cháo cù mạch và hạt kê
Cù mạch trong Đông y có tính hàn, vị đắng, lành tính có công dụng thông kinh, hoạt huyết, lợi niệu, rất tốt cho những ai hay đi tiểu đêm nhiều lần.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm Cù mạch vừa đủ, cho vào 1 lít nước để nấu.
- Đun sôi từ 15-20 phút thì tắt bếp.
- Giữ lại phần nước, cho hạt kê vào và nấu thành cháo.
- Nên ăn cháo hạt kê cù mạch từ 2-3 lần 1 tuần để giảm tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
2.6. Phá cố chỉ và tiểu hồi
Phá cố chỉ là bài thuốc được Đông y được khuyên dùng cho nữ giới vì trong thành phần của loại dược liệu này có chứa Bavanchi – hoạt chất tựa như Estrogen nội sinh. Thảo dược có công dụng trong việc cải thiện tiểu đêm do thận dương suy.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lượng Phá cố chỉ kèm Tiểu hồi tương đương nhau.
- Tẩm hỗn hợp với rượu cho đến khi chuyển sang vàng và thơm mùi dược liệu.
- Tán nhỏ ra, trộn đều rồi làm thành hoàn.
- Mỗi tối cho vào nước ấm uống khoảng 40g.
3. Những thông tin cần biết khi sử dụng mẹo dân gian trong giảm tình trạng tiểu đêm
3.1. Những lưu ý khi sử dụng mẹo nhân gian hỗ trợ giảm tình trạng tiểu đêm
Tiểu đêm là một vấn đề sức khỏe phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nhiều người tìm đến các mẹo dân gian như một phương pháp tự nhiên, an toàn để hỗ trợ giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc từ dân gian cũng cần có những lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là những điều cần chú ý khi sử dụng mẹo trong giảm tình trạng tiểu đêm:
- Sử dụng nguyên liệu sạch: Chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không ẩm mốc và không tồn dư hóa chất.
- Bảo quản đúng cách: Bảo quản thành phẩm ở ngăn mát tủ lạnh và dùng trong ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Dùng đúng liều lượng: Không lạm dụng, tuân thủ liều lượng khuyến cáo để tránh tác dụng phụ.
- Kiên trì áp dụng: Sử dụng đều đặn, không ngắt quãng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tham khảo bác sĩ nếu không hiệu quả: Nếu sau thời gian dài không cải thiện, nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
- Kết hợp chế độ ăn uống và vận động: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tổng thể.
3.2. Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm
Việc tìm ra nguyên nhân gây ra tiểu đêm là “chìa khóa” giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị theo phương pháp Tây y hoặc Đông y, đồng thời cần phải áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, làm giảm nhanh chóng bệnh tình.
Điều trị theo phương pháp Tây y
Người bệnh nên ghi lại nhật ký hàng ngày, bao gồm các loại đồ uống đã tiêu thụ, lượng nước nạp vào và tần suất đi tiểu. Khi đi khám, hãy mang theo những ghi chép này để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ. Qua thăm khám và 1 số xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm. Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân gây tiểu đêm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dành cho từng bệnh nhân.
Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị chứng tiểu đêm có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc Desmopressin.
- Nhóm thuốc kháng Cholinergic.
- Thuốc lợi tiểu Furosemid.
- Thuốc chẹn Alpha 1.
- Nhóm thuốc kháng Androgen.
- Nhóm thuốc Antimuscarinic.
Điều trị theo phương pháp Đông Y
Điều trị tiểu đêm bằng phương pháp Đông y đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao. Những bài thuốc này được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, đảm bảo an toàn và ít tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Theo Đông y, tiểu đêm nhiều lần thường do rối loạn chức năng của thận và bàng quang. Một số loại thảo dược phổ biến giúp giảm tình trạng tiểu đêm gồm Phá cố chỉ, Đỗ trọng, Cẩu tích, Ngũ gia bì, Sơn thù, Câu kỷ tử, Sâm cau, Ba kích, Ích trí nhân, Kim tiền thảo,…
Dưới đây là hai bài thuốc Đông y trị tiểu đêm mà bạn có thể tham khảo:
Thận Khí Hoàn
- Công dụng: Chữa các chứng thận dương bất túc như tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, tiểu són, đau lưng, mỏi gối, lạnh hoặc đau bụng dưới, tiêu khát, đàm ẩm, mạch hư nhược.
- Thành phần: 120g Thục địa, 60g Sơn thù du, 60g Sơn dược (Củ mài, Hoài sơn), 45g Phục linh, 45g Trạch tả, 45g Đan bì, 15g Phụ tử, 15g Quế chi.
- Cách làm: Tán tất cả thành bột mịn rồi trộn với mật để làm thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần với nước ấm hoặc nước muối nhạt, mỗi lần dùng 8g.
Thập Bổ Hoàn
- Công dụng: Ôn thận bổ dương, giúp trị các chứng thận yếu, thận hư, tiểu không thông, đau lưng, sắc mặt sạm đen, ù tai, điếc, lạnh chân, sưng chân, gầy yếu, chân yếu.
- Thành phần: 30g Phụ tử, 30g Ngũ vị tử, 15g Thục địa, 15g Sơn thù du, 15g Lộc nhung, 15g Nhục quế, 15g Trạch tả, 15g Phục linh, 15g Đan bì.
- Cách làm: Tán tất cả các thành phần thành bột mịn, sau đó trộn với mật ong để tạo thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần với nước muối nhạt, mỗi lần 8g.
3.3. Kết hợp các phương pháp khác để giảm tình trạng tiểu đêm
Việc điều trị tiểu đêm cần được thực hiện theo đúng phác đồ do bác sĩ chỉ định và kết hợp với các biện pháp dân gian an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp các liệu pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống và thực hiện các bài tập hỗ trợ:
- Luyện tập thể dục: Cơ thể ít vận động sẽ góp phần giữ nước trong cơ thể, làm tăng khả năng sản xuất nước tiểu và đi tiểu đêm. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông, squat,… không chỉ giảm số lần đi tiểu đêm mà còn tốt cho tim mạch.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Tránh caffeine, thức uống có ga, thực phẩm cay và có tính axit, rượu bia, thuốc lá,…
- Uống ít nước trước khi ngủ: Bạn nên uống nước từ 3 – 4 giờ trước khi vào giấc để cơ thể có thời gian bài tiết.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin, chất xơ.
- Thay đổi thói quen: Uống 2 lít nước mỗi ngày, không uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên luyện tập thói quen đi tiểu theo lịch trình ở những khung giờ cố định.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress: Tâm lý lo lắng, căng thẳng thường gây mất ngủ, ngủ chập chờn.
- Thực hiện các mẹo giảm tình trạng tiểu đêm: Kê cao chân khi ngủ để ngăn ngừa tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết:
- Tập bài tập Kegels: Tăng cường các cơ vùng chậu, giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang. Thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu, giữ trong 5-10 giây, rồi thả lỏng trong 10 giây và lặp lại 10 lần. Bạn nên duy trì bài tập hỗ trợ thận này mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
3.4. Tiểu đêm nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đi tiểu đêm nhiều lần có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Bao gồm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn dung nạp glucose và rối loạn nhịp thở khi ngủ. Đặc biệt, người lớn tuổi đi tiểu đêm có nguy cơ cao bị té ngã, gãy xương hoặc thậm chí tử vong.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám kịp thời:
- Tiểu đêm kéo dài, gây mất ngủ và suy nhược cơ thể.
- Cảm giác không thoải mái sau khi đi tiểu, khó tiểu dù rất buồn tiểu, hoặc tiểu không tự chủ.
- Căng tức vùng bụng dưới.
- Nước tiểu có máu, đục hoặc màu sắc bất thường.
- Đau thắt lưng hoặc đau một bên.
- Sút cân, sốt, ớn lạnh.
- Tăng cảm giác thèm ăn hoặc khát nước.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
4. Tổng kết
Thông qua bài viết này, Dược Bình Đông hy vọng giúp bạn bổ sung nhiều mẹo dân gian chữa bệnh tiểu đêm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cơ thể, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thường xuyên để tình trạng tiểu đêm được cải thiện hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Dược Bình Đông để hỗ trợ điều trị tiểu đêm. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, Dược Bình Đông luôn được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng. Công ty tự hào vì được đồng hành cùng sức khỏe của người tiêu dùng Việt trong suốt thời gian qua và cam kết không ngừng nỗ lực phát triển hơn mỗi ngày. Hãy liên hệ số Hotline 028.39.808.808 để được Dược Bình Đông hỗ trợ tư vấn những vấn đề liên quan đến sức khỏe và tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm chất lượng tại Dược Bình Đông!