Khí và huyết là hai yếu tố cốt lõi giúp duy trì sức khỏe. Khí huyết suy giảm sẽ tác động tiêu cực đối với cơ thể, nhất là ở phụ nữ. Điều này gây ra các triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch và khả năng miễn dịch. Qua bài viết này, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu những loại thực phẩm quan trọng giúp bồi bổ khí huyết, và thực phẩm nên tránh để giúp cơ thể có thể hồi phục dễ dàng.
1. Đôi nét về khí huyết hư suy và thực phẩm bổ khí huyết
1.1. Khí huyết hư suy
Khí và huyết chính là 2 yếu tố có vai trò quan trọng tham gia vận hành cơ thể và duy trì sức sống. Khí huyết được ví như vật chất cơ bản nhất của sự sống, mọi vấn đề về sức khỏe và vẻ đẹp đều do khí huyết mà ra.
Khí vốn có nguồn gốc hóa sinh, kết hợp giữa tinh khí chuyển hóa từ thức ăn và khí trời được cơ thể hít thở. Khí giúp vận hành huyết dịch để góp phần nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời, khí được đưa đến tạng phủ giúp tạng phủ hoạt động ổn định, góp phần duy trì hoạt động sống của con người.
Huyết là một dạng vật chất quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể. Từ da, xương, thịt, đến tạng phủ đều cần đến sự nuôi dưỡng của huyết. Huyết có tác dụng cung cấp dinh dưỡng nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy, hình thể cũng sẽ suy. Khi huyết mạch được điều hòa, tuần hoàn lưu thông thuận lợi sẽ giúp da, thịt, gân, cốt và khớp xương hoạt động một cách mạnh mẽ.
Khí huyết kém, cơ thể sẽ suy nhược vì Y học cổ truyền cho rằng: Huyết thuộc về âm, khí thuộc về dương. Huyết được sinh ra từ khí và di chuyển theo khí, nhưng bản thân khí cũng cần phải dựa vào huyết để phát huy vai trò trong các hoạt động sinh hóa (dương sinh âm trưởng). Huyết và khí hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của nhau. Khi khí huyết không được điều hòa, bệnh tật sẽ xuất hiện.
Vậy nên, khí huyết hư suy là tình trạng âm dương mất điều hòa, làm cho đường vận hành của khí huyết bị rối loạn, thậm chí không nương tựa được vào nhau mà đi sai chỗ, gây ra hiện tượng bên này hư bên kia thực. Khí huyết kém hoặc trì trệ, các cơ quan không được cung cấp đủ dưỡng chất, dẫn đến các biểu hiện:
- Biểu hiện bên ngoài: Da xanh xao, môi nhợt nhạt, tóc khô xơ, rụng tóc, móng tay yếu, chân tay lạnh,…
- Biểu hiện bên trong: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, khó thở, chán ăn, tiêu hóa kém,…
- Biểu hiện tâm lý: Lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt, kém tập trung, hay quên,…
- Biểu hiện đặc trưng ở phụ nữ: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh, đau bụng kinh, suy giảm ham muốn,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng khí huyết kém theo đông Y là do 3 yếu tố chính:
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt dẫn đến thiếu dinh dưỡng
- Bệnh lý
- Mất máu
Khi người bệnh có những biểu hiện bên trên thì nên thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, nó có thể gây ra các biến chứng như:
- Suy tim: do tim bạn phải bơm máu nhiều hơn cho cơ thể để bù cho việc thiếu oxy trong máu.
- Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc phải các chứng bệnh khác.
- Tử vong: tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cấp tính.
1.2. Thực phẩm bổ khí huyết
Thực phẩm bổ khí huyết là những loại thực phẩm giàu dưỡng chất, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và duy trì cân bằng khí huyết trong cơ thể, ngoài ra còn cải thiện quá trình lưu thông máu giúp nâng cao sức đề kháng. Trong đó:
Nhóm thực phẩm có công dụng bồi bổ khí huyết bao gồm:
- Thực phẩm giàu đạm
- Thực phẩm giàu sắt
- Thực phẩm giàu vitamin B12
- Thực phẩm giàu vitamin axit folic
Chế độ ăn bạn cần xây dựng bao gồm:
- Nghiên cứu cẩn thận nguồn gốc của thực phẩm.
- Cân bằng tỷ lệ giữa các nhóm chất dinh dưỡng.
- Chế biến món ăn một cách đúng đắn.
- Điều chỉnh lượng món ăn phù hợp với thể trạng.
2. Các loại thực phẩm bổ khí huyết
Việc sử dụng thực phẩm để bồi bổ khí huyết sẽ tùy thuộc vào sở thích của mỗi người và bạn có thể có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Dưới đây là các loại thực phẩm có thể bồi bổ khí huyết:
2.1. Ăn gì để bồi bổ khí huyết
Bạn có thể sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau như Nấu, Hấp, Luộc, Xào, Nướng và ăn những món Cháo, Canh để có thể bồi bổ khí huyết.
Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ khí huyết bạn có thể dùng gồm:
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo nạc, thịt cừu,…
- Nội tạng động vật như gan, tim, cật, huyết,…
- Hải sản và động vật có vỏ như hàu, sò huyết, ngao, cua, tôm,…
- Các loại cá
- Rau lá xanh như rau ngót, súp lơ, cần tây, rau muống, rau dền, rau đay,… chứa nhiều sắt dạng không heme
- Cà rốt
- Trứng
- Các loại hạt như mè đen, hạt bí, hạt hướng dương,…
- Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh và đậu nành,…
- Ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, yến mạch, và gạo lứt,… cung cấp sắt, axit folic, vitamin B.
- Các loại nấm như nấm mỡ, nấm hương và nấm rơm,…

Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ sẽ có tác dụng đối với việc bồi bổ khí huyết, làm đẹp da, nhất là đối với chị em phụ nữ
2.2. Uống gì để bồi bổ khí huyết
Để duy trì sức khỏe và tăng cường sức sống, việc bổ sung các loại nước uống giúp bồi bổ khí huyết là rất quan trọng. Những loại nước này không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ vào lợi ích sức khỏe đáng kể, chẳng hạn như:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Trà thảo mộc có công dụng bổ khí huyết: Trà đương quy, Trà táo đỏ, Trà hoa cúc mật ong, Trà kỷ tử,…

Khi dùng trà thảo mộc, bạn không nên uống sát giờ đi ngủ vì sẽ làm khó ngủ, gây cản trở đến quá trình bồi bổ khí huyết
2.3. Trái cây nào bổ khí huyết
Các loại trái cây dưới đây sẽ giúp bạn bồi bổ khí huyết, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố thơm ngon.
- Quả mọng như nho, việt quất, kỷ tử,…
- Các loại trái cây có múi như quýt, cam, chanh và bưởi
- Lựu, nhãn,…
Đối với phụ nữ, việc bổ sung huyết và điều hòa kinh nguyệt trong những ngày hành kinh là rất quan trọng và cần thiết, giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm cho khí huyết hồng hào và giảm thiểu tình trạng thiếu máu.
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp chị em bổ huyết điều kinh, điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.
3. Những thông tin cần biết về thực phẩm bổ khí huyết
3.1. Thực phẩm không nên sử dụng
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay nóng
- Thực phẩm đông lạnh
- Thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột đã qua chế biến
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm giàu muối
- Thực phẩm gây dị ứng
- Các chất gây kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga
3.2. Kết hợp ăn uống với phương pháp điều trị nguyên nhân gây ra khí huyết hư suy
Để điều trị hiệu quả tình trạng khí huyết kém, bên cạnh việc bổ sung thực phẩm bồi bổ khí huyết, bạn cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị nguyên nhân. Việc xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe tổng thể.
Đối với Tây Y, thiếu khí huyết (thường được xem như tình trạng thiếu máu) có thể được điều trị bằng các loại thuốc bổ máu, chẳng hạn như viên sắt, vitamin tổng hợp.
Đối với Đông Y, khí huyết kém được chia thành nhiều thể bệnh. Do đó, tùy theo nguyên nhân, các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:
- Bài thuốc từ các thảo dược thiên nhiên có công dụng bồi bổ khí huyết.
- Phương pháp khác như châm cứu, bấm huyệt,… hỗ trợ cải thiện tuần hoàn và lưu thông khí huyết.
3.3. Phương pháp bổ khí huyết khác
Ngoài việc sử dụng thực phẩm, bạn có thể áp dụng thêm nhiều phương pháp khác. Các phương pháp này không chỉ giúp cải thiện và duy trì sự cân bằng khí huyết trong cơ thể, mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Các phương pháp bao gồm:
- Lối sống lành mạnh như ngủ nghỉ đúng giờ, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá hay uống rượu bia,…
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao nhất là đối với người bị thiếu máu.
- Giảm stress, thư giãn bằng các kỹ thuật thở, nghe nhạc, đọc sách,… Bạn có thể xem thêm bài viết: 18 kỹ thuật ngủ ngon giấc hơn, giúp hạn chế thức giấc vào ban đêm.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe.
- Tiêu thụ thực phẩm nhằm nâng cao sức khỏe.
4. Tổng kết
Khí huyết góp phần quyết định sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì thế, việc bồi bổ khí huyết đóng vai trò quan trọng mà bạn cần lưu tâm. Và Một trong những cách đơn giản bạn có thể thực hiện là bổ sung các loại thực phẩm vào thực đơn hằng ngày của mình. Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, các phương pháp hỗ trợ khác như Tây Y, Đông Y, thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục đều đặn cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Song Phụng Điều Kinh, một sản phẩm nổi bật với khả năng bổ huyết, điều kinh và cải thiện sức khỏe dành riêng cho chị em phụ nữ của Dược Bình Đông. Dược Bình Đông là thương hiệu Dược phẩm uy tín với kinh nghiệm hơn 70 năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, hiệu quả cho người dùng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline (028)39 808 808 để được tư vấn về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng.