Ảnh hưởng của chất bảo quản đến cơ thể?

Chất bảo quản

Chất bảo quản là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là ngành thực phẩm. Tuy mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng, đây lại là nguyên nhân gây lo ngại cho nhiều người khi thường xuyên được nhắc đến với những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Vậy chất bảo quản là gì? Sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn? Liệu tiêu thụ quá nhiều có ảnh hưởng đến cơ thể hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư không? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết về các loại chất bảo quản, cách sử dụng an toàn và những lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn!

1. Thông tin liên quan chất bảo quản

Chất bảo quản là những chất phụ gia được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa, hạn chế và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc cùng các vi sinh vật có hại. Từ cơ chế đó, các chất này giúp giảm nguy cơ thực phẩm bị thối rữa, hư hỏng, giữ được độ tươi ngon và kéo dài thêm thời gian sử dụng.

Hình chụp về các loại chất bảo quản

Các loại hóa chất bảo quản, bạn cần trang bị cách sử dụng đúng đắn

Chất bảo quản trong thực phẩm có thể được phân loại dựa trên tính chất và nguồn gốc, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và đánh giá mức độ an toàn khi sử dụng. Trong đó:

  • Các chất bảo quản tự nhiên gồm đường, muối, giấm và rượu đã được ứng dụng từ lâu đời trong chế biến thực phẩm truyền thống. Các chất này giúp ức chế vi khuẩn, nấm mốc mà không làm thay đổi màu sắc hay hương vị.
  • Chất bảo quản tổng hợp được chia thành hai nhóm chính là vô cơ và hữu cơ. Trong đó, chất bảo quản vô cơ gồm nitrat, nitrit, sulfit, phosphate hypochlorite, hydrogen peroxide và chất bảo quản hữu cơ gồm acid benzoic, acid sorbic, acid acetic, acid propionic, acid citric, acid lactic, acid formic và các dạng este của acid p-hydroxybenzoic (paraben).
  • Bacteriocin là chất kháng khuẩn tự nhiên do vi khuẩn tổng hợp, có khả năng ức chế vi khuẩn có hại nhưng không gây tác dụng phụ. Do có bản chất là protein, bacteriocin an toàn và không gây dị ứng khi sử dụng.

Chất bảo quản thực phẩm thường được phân loại theo mã số E-number, giúp nhận diện và kiểm soát mức độ sử dụng an toàn trong ngành. Mỗi loại đều có liều lượng tối đa được phép sử dụng, giúp đảm bảo không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

  • Sorbates (E200 – E203) gồm acid sorbic, natri sorbat, kali sorbat, calci sorbat, với liều lượng cho phép từ 200-3000 mg/kg, có công dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn trong các thực phẩm như bánh mì, phô mai, nước trái cây và đồ hộp.
  • Benzoates (E210 – E213) gồm acid benzoic, natri benzoate (E211), kali benzoate, calci benzoate, có mức sử dụng tối đa từ 200-3000 mg/kg, là nhóm chống vi khuẩn và nấm men, thường có trong nước ngọt có gas, nước ép trái cây, gia vị, thực phẩm đóng hộp, dược phẩm và mỹ phẩm.
  • Nitrites và Nitrate (E249, E251, E252) gồm kali nitrit, natri nitrat và natri nitrit, với liều lượng tối đa 80 mg/kg, thường được sử dụng trong bảo quản thịt nguội, xúc xích, giăm bông, giúp chống vi khuẩn gây ngộ độc.
  • Sulfit (E220 – E228) gồm sulfua dioxyd, natri sulfit, natri hydro sulfit, natri metabisulfit, kali metabisulfit, kali sulfit, natri thiosulfat, với liều lượng từ 15-1000 mg/kg, có tác dụng ngăn chặn sự oxy hóa, giúp bảo quản rượu vang, trái cây sấy khô và một số sản phẩm đông lạnh.
  • BHA (E320) và BHT (E321) là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chất béo khỏi bị ôi thiu, thường được tìm thấy trong ngũ cốc, bơ thực vật, đồ ăn nhanh và thực phẩm đóng gói lâu ngày.
Tác hại của việc thường xuyên ăn thức ăn nhanh

BHA dễ tìm thấy trong các loại thức ăn nhanh

2. Ảnh hưởng của chất bảo quản đến cơ thể khi không được sử dụng đúng

Chất bảo quản giúp bảo vệ thực phẩm, nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc tiêu thụ quá mức, chúng có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số hợp chất trong chất bảo quản có thể tích tụ trong cơ thể, gây rối loạn chức năng của nhiều hệ cơ quan bên trong:

2.1. Tổn thương hệ hô hấp

Một số chất bảo quản, đặc biệt là sulphite (E220 – E228), có thể gây kích ứng hô hấp. Cụ thể, sulphite giải phóng khí sulphur dioxide (SO₂) gây ra tình trạng kích ứng và co thắt đường hô hấp, đặc biệt nhạy cảm với người bị hen phế quản.

Do đó, người già, trẻ nhỏ và những người có tiền sử bệnh hô hấp là nhóm dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần đặc biệt lưu ý khi tiêu thụ thực phẩm chứa chất bảo quản này.

2.2. Ảnh hưởng chức năng gan và thận

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi tiêu thụ chất bảo quản trong thời gian dài, các chất này có thể tích lũy trong gan và thận, khiến hai cơ quan này phải hoạt động liên tục để xử lý. Điều này làm tăng gánh nặng cho cơ thể, từ đó khiến gan và thận dần suy yếu theo thời gian. 

Hậu quả của gan nóng thận yếu do tiêu thụ nhiều chất bảo quản có thể kể đến như sau:

Hình chụp về gan bị nhiễm độc

Gan nóng thận yếu do hấp thụ quá nhiều chất bảo quản

2.3. Rối loạn nội tiết

Nhiều loại chất bảo quản được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Một số nghiên cứu cho rằng paraben là hóa chất gây rối loạn nội tiết, còn được gọi là hóa chất bắt chước hormone. Paraben đã được tìm thấy trong các tế bào ung thư vú, điều này cho thấy rằng paraben có khả năng hoạt động giống như estrogen.

Natri benzoat được xác định có ảnh hưởng đến nồng độ hormone giới tính. Các nghiên cứu khác cho thấy sử dụng natri benzoat có thể làm suy giảm đáng kể các hormone như FSH và testosterone, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại châu Âu đã phân loại BHA là chất gây rối loạn nội tiết. BHT thậm chí còn nguy hiểm hơn vì cũng chứa thành phần có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn đến tác dụng phụ trong sinh sản và ở một số trường hợp có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u. 

2.4. Tác động đến hệ thần kinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất bảo quản thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như rối loạn thị giác, ảnh hưởng đến cử động cơ thể, thậm chí là gây tê liệt tủy. Một số chất có khả năng tác động tiêu cực đến hệ thần kinh gồm BHA, BHT, natri benzoat, carbon monoxit (CO). 

2.5. Nguy cơ ung thư

Một số chất bảo quản, đặc biệt là chất tổng hợp, có thể tạo ra hợp chất có khả năng gây ung thư khi vào cơ thể. Các hợp chất này có thể làm tổn thương DNA, gây đột biến tế bào và kích thích sự phát triển của khối u. Những chất có liên quan đến nguy cơ ung thư gồm nitrites và nitrates (E249 – E252), BHA, BHT (E320, E321).

Việc giới hạn tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đọc kỹ nhãn thực phẩm và lựa chọn thực phẩm không chứa chất bảo quản nhân tạo là cách quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư liên quan đến thực phẩm.

2. Gây dị ứng và phản ứng da

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một số thành phần trong thực phẩm, trong đó chất bảo quản là một trong những tác nhân phổ biến. Những chất này có thể làm thay đổi chức năng của các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị kích ứng hơn với các tác nhân bên ngoài.

Một số triệu chứng thường gặp khi dị ứng gồm:

  • Phát ban, nổi mề đay, sưng da do hệ miễn dịch phản ứng mạnh.
  • Ngứa ngáy, đỏ da, đặc biệt ở vùng mặt và cổ.
  • Sốc phản vệ (trong trường hợp nghiêm trọng), gây khó thở và cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em, người già và những người có tiền sử dị ứng thực phẩm cần hạn chế thực phẩm chứa chất bảo quản hóa học để giảm nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Hình ảnh ngườ phụ nữ đang bị mẩn ngứa ở mặt

Ngứa ngáy ở cổ khi bị dị ứng

3. Lựa chọn và sử dụng sản phẩm chứa chất bảo quản để an toàn cho sức khỏe

Chất bảo quản đóng vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm, nhưng việc sử dụng sai cách hoặc tiêu thụ quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hạn chế rủi ro, cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn sau:

3.1. Cách sử dụng đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Việc sử dụng cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:

  • Chỉ sử dụng các phụ gia thực phẩm được phép và phù hợp với từng loại thực phẩm.
  • Không sử dụng vượt quá giới hạn cho phép đối với từng loại hoặc nhóm thực phẩm; chỉ dùng với lượng tối thiểu cần thiết để đảm bảo hiệu quả bảo quản mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ghi rõ thông tin chất bảo quản trên bao bì sản phẩm.

Nếu bạn lo ngại về thành phần hoặc ảnh hưởng, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng theo đúng quy định, bạn nên ưu tiên các phương pháp bảo quản tự nhiên hơn như muối, đường, giấm, chanh, dầu thực vật hoặc ủ đông, phơi khô,… giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon mà không cần thêm phụ gia hóa học. 

Trong điều kiện cho phép, bạn hãy ưu tiên sử dụng những thực phẩm tươi sống thay vì những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản.

3.2. Cách đọc nhãn sản phẩm

Khi chọn mua thực phẩm, người tiêu dùng không chỉ nên chú ý đến thương hiệu và chất lượng mà còn cần đọc kỹ nhãn mác, đặc biệt là thông tin về các chất bảo quản có trong sản phẩm. Việc hiểu rõ công dụng cũng như vai trò của từng loại sẽ giúp bảo vệ sức khỏe an toàn hơn và tránh sử dụng những chất có nguy cơ gây tác động xấu đến cơ thể.

  • Các chất phẩm màu (E1XX) có chức năng chính là tạo màu cho thực phẩm, giúp sản phẩm trông bắt mắt và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, một số phẩm màu cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị thực phẩm. Nhóm này được ký hiệu với chữ E đi kèm các con số trong phạm vi 100 – 199 (ví dụ E100, E101, E172, E182). Một số chất nguy hiểm cần tránh: E103 (màu vàng), E111 (màu cam), E124, E128, E143, E173,…
  • Các chất bảo quản (E2XX) có công dụng ức chế hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong thực phẩm. Một số chất còn giúp ngăn chặn sự hình thành các hợp chất độc hại trong thực phẩm chế biến sẵn. Nhóm này thường được sử dụng trong thực phẩm chín, rượu vang, phô mai, nước hoa quả. Một số chất nguy hiểm cần tránh: E240, E230, E231, E232, E236, E237, E238, E219,…
  • Các chất chống oxy hóa (E3XX) ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp thực phẩm không bị mất màu, hư hỏng và kéo dài độ tươi. Một số chất nguy hiểm cần tránh: E386, E310, E320, E385.
  • Các chất định hình (E4XX và E14XX) giúp thực phẩm giữ được trạng thái và kết cấu, tạo độ mềm, cứng, rắn, lỏng phù hợp. Các chất này ngăn chặn sự tách lớp của thành phần thực phẩm, giúp các nguyên liệu hòa quyện đồng đều. Một số chất nguy hiểm cần tránh: E443, E488, E1452, E1441, E1442, E1443,…
  • Nhóm các chất khác (E5XX trở lên) là nhóm các chất có công dụng đa dạng, thường có vai trò nhỏ và ít quan trọng hơn, nhưng vẫn được sử dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn.

4. Tổng kết

Chất bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm, giúp hạn chế tình trạng hư hỏng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Nhờ đó, thực phẩm được lưu trữ lâu hơn, giảm hao phí và tối ưu chi phí sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc tiêu thụ quá mức, một số chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và nội tiết.

Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, kiểm tra kỹ nhãn sản phẩm để nhận diện các chất này theo mã số E-number, đồng thời sử dụng đúng hàm lượng theo quy định để hạn chế nguy cơ tác động xấu đến cơ thể.

Với hơn 70 năm hoạt động, Dược Bình Đông luôn cam kết mang đến các sản phẩm an toàn, lành tính với thành phần từ thảo dược tự nhiên, giúp bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Bằng việc kết hợp y học cổ truyền với công nghệ hiện đại, Dược Bình Đông hướng đến giải pháp chăm sóc sức khỏe bền vững, với các sản phẩm không chứa chất bảo quản có hại và mang lại sự an tâm, tin tưởng cho người tiêu dùng.

Vui lòng liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được chúng tôi hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chat-bao-quan-thuc-pham-la-gi-dinh-muc-hop-chat-dung-de-bao-quan-thuc-pham-la-bao-nhieu.html
  2. Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_b%E1%BA%A3o_qu%E1%BA%A3n
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng