
Gan là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, đảm nhận hơn 500 nhiệm vụ khác nhau như thải độc, chuyển hóa dinh dưỡng, sản xuất dịch mật, chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ khoáng chất và vitamin,… Khi chức năng gan bị suy giảm, gan tích tụ độc tố sẽ gây nên tình trạng nóng gan, nóng trong người, ngứa ngáy, nổi mụn, vàng da, vàng mắt nhẹ, chướng bụng,… Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nóng gan, nguyên nhân, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa để bạn có thể chăm sóc, bảo vệ gan tốt hơn.
1. Giới thiệu về tình trạng nóng gan
1.1. Nóng gan là gì?
Nóng gan hay gan sinh nhiệt là tình trạng rối loạn, suy giảm chức năng gan cấp tính do gan phải làm việc quá tải, dẫn đến tích tụ độc tố. Tình trạng này rất dễ tái đi tái lại nhiều lần và có thể gặp phải ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, đặc biệt xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc hoặc những người cao tuổi, từ khoảng 65 tuổi.
Khi gan tích tụ độc tố, làm việc kém hiệu quả thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Một số dấu hiệu thường gặp nhất khi bị nóng gan như:
- Nổi mụn nhọt, da mẩn ngứa.
- Người bị vàng da, thâm mắt
- Hôi miệng, hơi thở có mùi, nhiệt lưỡi
- Màu phân, màu nước tiểu khác thường
- Chướng bụng, rối loạn tiêu hóa
- Nóng gan bàn chân
Ngoài ra, có một số triệu chứng nóng gan khác mà bạn có thể gặp phải như sưng ở chân, mắt cá chân, đau bụng, mệt mỏi mãn tính, ăn không ngon, dễ bầm tím, mất ngủ, bị suy nhược cơ thể, chảy máu chân răng, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng, khó ngủ, mất ngủ,…

Nóng gan có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
1.2. Nóng gan có nguy hiểm hay không? Khi nào gặp bác sĩ?
Nóng gan tuy không nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh gan (Viêm gan, xơ gan,…)
- Bệnh thận (Suy thận mạn tính)
- Bệnh tim mạch
- Bệnh hô hấp (Viêm nhiễm đường hô hấp)
- Bệnh xương khớp (Đau nhức xương khớp, loãng xương,…)
- Bệnh nội tiết (Suy giảm chức năng sinh lý, rối loạn kinh nguyệt,…)
Do đó, bạn cần phải đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt, nếu tình trạng này đã kéo dài hơn 2 tuần mặc dù đã áp dụng các phương pháp thanh nhiệt, mát gan tại nhà mà vẫn không thuyên giảm hoặc nếu có xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau sau đây, bạn nên lập tức gặp bác sĩ ngay:
- Chướng bụng, đau hạ sườn phải (triệu chứng nguy hiểm của gan).
- Triệu chứng bất thường khác như mệt mỏi, sốt, bị suy nhược cơ thể,…
2. Nguyên nhân gây nóng gan
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan như các thói quen không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, sử dụng thuốc điều trị sai cách hoặc do các nguyên nhân bệnh lý. Hiểu về nguyên nhân gây nóng gan có thể giúp người bệnh tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
2.1. Thói quen thiếu lành mạnh
Những thói quen không lành mạnh có thể gây ra tác động tiêu cực lên cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến tình trạng gan phải làm việc quá sức để loại bỏ những độc tố. Một số thói quen phổ biến có thể gây hại cho sức khỏe gan có thể kể đến như:
- Thức khuya, thiếu ngủ: Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ gây ra tình trạng nóng gan. Bởi vì gan và túi mật thải độc vào khoảng thời gian từ 23h đến 5h, do đó thức khuya sẽ khiến gan và túi mật hoạt động không không hiệu quả, dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố trong gan, gây nóng gan.
- Ăn uống không điều độ: Ăn uống không điều độ, kém khoa học như ăn nhiều thực thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc quá mặn, có chứa nhiều hóa chất độc hại, ăn thiếu rau xanh,… khiến gan chịu nhiều áp lực, hoạt động liên tục để thanh lọc và đào thải, gây ra tình trạng nóng gan.
- Hút thuốc: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều độc tố, hút thuốc lá sẽ khiến gan phải thực hiện hoạt động thải độc liên tục, gây nóng gan.
- Căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng gan, nóng gan.
- Uống ít nước: Nước giúp cho quá trình chuyển hóa chất béo tại gan diễn ra tốt hơn. Thiếu nước sẽ làm tăng quá tích tụ mỡ, do quá trình chuyển hóa chất béo bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các chức năng lọc và đào thải của thận cũng hoạt động kém đi, khiến gan gánh thêm phần việc của thận, dẫn đến tình trạng gan hoạt động quá tải.
- Lười vận động: Lười vận động trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể giảm trao đổi chất, đường huyết và huyết áp bị rối loạn, giảm quá trình chuyển hóa chất béo, gây hại gan, nóng gan. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ không lành mạnh hoặc có nhiều bạn tình sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, khiến men gan tăng, nóng gan.

Những thói quen xấu dẫn tới gan bị nóng
2.2. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Việc ăn uống thiếu khoa học sẽ vô tình tạo ra gánh nặng lớn cho gan, cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để thực hiện vai trò chuyển hóa và loại bỏ các chất độc hại. Sau một thời gian làm việc quá sức sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan.
- Thói quen ăn uống không điều độ như nhịn ăn, ăn không đúng giờ,…
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng như ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất đạm, măng tươi, đồ muối chua,…
- Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
2.3. Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường sống bị ô nhiễm khiến các cơ quan bên trong cơ thể như hệ hô hấp, gan, thận,… phải tăng cường hoạt động để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Khi tiếp xúc lâu dài với các yếu tố ô nhiễm dưới đây, gan có thể bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng gan:
- Hóa chất độc hại
- Khói bụi
- Ô nhiễm nước
- Ô nhiễm tiếng ồn và stress do môi trường
2.4. Sử dụng thuốc điều trị sai cách
Việc sử dụng thuốc không đúng cách, lạm dụng thuốc sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc. Khi đó, với vai trò là bộ phận chịu trách nhiệm chuyển hóa, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, gan phải xử lý một lượng lớn thuốc trong một thời gian dài, dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Các loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, gây nóng gan có thể được kể đến như:
- Paracetamol, Ibuprofen
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống nấm
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống co giật
- Thuốc tim mạch
- Thuốc trị liệu ung thư…
2.5. Bệnh lý gây ra tình trạng nóng gan
Nóng gan có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về gan, tình trạng tự miễn ở người hoặc do di truyền. Cụ thể:
Bệnh viêm gan
Dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm gan là gây nóng gan. Có 5 loại viêm gan virus phổ biến là:
- Viêm gan A: Nguồn lây chính là qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng của viêm gan A có thể tự hết mà không cần điều trị nhưng thời gian phục hồi khoảng vài tuần.
- Viêm gan B: Bệnh cấp hoặc mãn tính, do virus gây ra. Bệnh lây qua đường máu, do virus tấn công vào tế bào gan nên rất dễ gặp dấu hiệu nóng gan, tăng men gan.
- Viêm gan C: Bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính, thường lây lan do tiếp xúc với máu của người bị viêm gan C. Giai đoạn đầu bệnh không gây biến chứng nguy hiểm nhưng có thể gây tổn thương gan vĩnh viễn ở giai đoạn sau.
- Viêm gan D: Viêm gan D là dạng viêm gan nguy hiểm và chỉ phát triển ở những người mắc viêm gan B.
- Viêm gan E: Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính của bệnh viêm gan E. Bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần mà không để lại biến chứng nguy hiểm.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ do chất béo tích tụ lâu ngày trong gan, được chia thành 2 loại gồm bệnh gan nhiễm mỡ do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Cả 2 loại bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát đúng cách thì sẽ gây nên tình trạng nóng gan, nghiêm trọng hơn là xơ gan và suy gan.
Bệnh tự miễn
Tình trạng tự miễn ở người nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh khiến gan bị tổn thương. Tình trạng này gồm:
- Viêm gan tự miễn: Tình trạng viêm này khiến gan bị hệ thống miễn dịch tấn công làm tổn thương, dẫn tới nóng gan.
- Xơ gan mật nguyên phát: Đây là nguyên nhân làm tổn thương ống dẫn mật trong gan, tích tụ mật làm nóng gan, xơ gan, suy gan.
- Viêm đường mật nguyên phát: Tình trạng này gây nên tổn thương cho ống dẫn mật, khiến tích tụ mật trong gan và khiến gan bị nóng.
Do di truyền
Nóng gan cũng có thể do một số vấn đề di truyền từ gia đình gây nên, bao gồm:
- Hemochromatosis: Tình trạng lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết trong các cơ quan, bao gồm cả gan gây tình trạng gan nóng.
- Bệnh Wilson: Thay vì giải phóng đồng vào các ống dẫn mật, căn bệnh này khiến gan hấp thụ đồng. Điều này làm cho gan bị tổn thương, đồng hấp thụ vào máu gây tổn thương lên các bộ phận khác.
- Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AT): Alpha-1 antitrypsin là một loại protein có khả năng ngăn chặn sự phân hủy enzyme trên cơ thể. Tình trạng thiếu hụt loại protein này gây ra bệnh về gan, dẫn tới triệu chứng nóng gan.
Ngoài ra, nóng gan cũng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như xơ gan, suy gan, ung thư gan, tăng men gan,… Bạn nên chủ động đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Tìm hiểu ngay: Cách nhận biết Gan nhiễm độc, cách điều trị và phòng ngừa.

Nóng gan là triệu chứng của một số bệnh về gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ,…
2.6. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đã được nhắc đến ở trên, còn có nhiều yếu tố khác có thể góp phần gây ra tình trạng nóng gan, thận yếu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn cần lưu ý:
- Tuổi tác
- Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
- Béo phì
- Dùng chung kim tiêm hoặc có công việc phải tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể khác
- Dùng một số chất bổ sung hoặc thảo dược, đặc biệt với số lượng lớn
- Bị tiểu đường hoặc cholesterol cao,…
3. Chẩn đoán và điều trị tình trạng nóng gan
Nóng gan do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Để có được chẩn đoán chính xác nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm kiểm tra tình trạng bệnh.
3.1. Chẩn đoán
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách xem qua tiền sử bệnh của bạn cũng như hỏi về tiền sử bệnh lý liên quan tới gan của gia đình. Tiếp theo, các bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi về triệu chứng bạn gặp phải, các thói quen và chế độ dinh dưỡng của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc kê toa hoặc thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.
Sau khi thực hiện chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chức năng gan như:
- Xét nghiệm chức năng gan
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
- CT scan, MRI hoặc siêu âm nhằm kiểm tra tổn thương gan hoặc khối u
- Sinh thiết gan để kiểm tra dấu hiệu tổn thương hoặc ung thư

Đánh giá tình trạng nóng gan thông qua các phương pháp chẩn đoán
3.2. Điều trị nóng gan bằng Tây Y
Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, bác sĩ có có thể chỉ định các loại thuốc giải độc gan phù hợp như các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh, thuốc bảo vệ gan và thuốc giảm viêm có tác dụng làm giảm triệu chứng, hỗ trợ chức năng gan, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, giúp gan phục hồi và hoạt động hiệu quả hơn.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
3.3. Điều trị nóng gan bằng Đông Y
Việc điều trị dựa trên thể bệnh gây ra tình trạng nóng gan theo Đông y sẽ có một số phương pháp như sau:
- Bài thuốc Đông Y với sự kết hợp thảo dược giải độc gan thiên nhiên có tác dụng điều hòa cơ thể, giải độc, mát gan,…
- Các phương pháp khác như châm cứu bấm huyệt sẽ giúp kích thích những huyệt đạo trên cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, giảm viêm và hỗ trợ chức năng của gan.
4. Những phương pháp giải độc thanh nhiệt mát gan, detox gan tại nhà
Detox hay thanh lọc cơ thể là những phương pháp giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm tình trạng nóng trong người và hình thành các thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Thực tế, cơ thể chúng ta thải độc tự nhiên thông qua nước tiểu, mồ hôi và gan để loại bỏ các chất độc hại trong các cơ quan nội tạng như hóa chất tổng hợp, kim loại nặng, chất ô nhiễm, hóa chất trong thực phẩm,…
Tuy nhiên, nếu bị tích tụ quá nhiều thì các độc tố không thể thải ra ngoài hết được do các cơ quan thải độc bị quá tải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, các phương pháp thải độc sẽ giúp thúc đẩy quá trình thanh lọc cơ thể, làm giảm áp lực quá tải và duy trì các cơ quan luôn khỏe mạnh. Tìm hiểu thêm bài viết “Mách bạn những cách giải độc gan (thải độc gan) tại nhà hiệu quả”.
4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp gan khỏe mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng giúp gan đủ dưỡng chất để thực hiện các chức năng, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến gan. Các loại thực phẩm tốt cho gan mà bạn nên bổ sung:
- Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Thực phẩm giàu đạm như thịt trắng (thịt gà, cá..), các loại đậu, và hạt,… Tìm hiểu thêm: Cách làm những món ăn mát Gan giải độc – Giải pháp cho lá Gan khỏe.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như gác loại quả mọng, Cà rốt, Cải bó xôi, và Trà xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như các loại rau củ quả, hải sản và các sản phẩm từ sữa cung cấp vitamin A, C, E, và các khoáng chất như kẽm và selen,…Ngoài ra bạn có thể xem thêm bài viết: “Nóng gan uống gì để giải nhiệt?”
Bên cạnh đó, bạn cần phải hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế
- Rượu bia và các chất kích thích
Nếu bạn muốn biết thêm về các thực phẩm giúp giải độc và bảo vệ gan, hãy tìm hiểu thêm qua bài viết: ”Top 10 loại thực phẩm giải độc gan cực kỳ hiệu quả cho mùa hè”.
4.2. Mẹo dân gian giúp giải độc, thanh nhiệt, mát gan
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các loại nước có công dụng giúp gan thải độc và giảm bớt các triệu chứng nóng gan. Cụ thể, bạn có thể sử dụng các loại trà có tác dụng giải độc gan như:
- Trà Atiso
- Trà Bí đao
- Trà Cà gai leo
- Trà Nhân trần
- Trà xanh
Tìm hiểu ngay: Hướng dẫn cách nấu nước mát giải độc gan, thanh lọc cơ thể tại nhà
Lưu ý: Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn không nên tự ý dùng trà thải độc gan mà hãy đến bệnh viện để xét nghiệm, chẩn đoán nguyên nhân và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4.3. Phương pháp khác giúp giảm tình trạng nóng gan
Ngoài các phương pháp thông thường, bạn có thể áp dụng các phương pháp giải độc gan khác. Nhưng những phương pháp này cần có sự tư vấn và hướng dẫn thực hiện của các chuyên gia hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
- Nhịn ăn giải độc gan;
- Thực hiện các bài tập tốt cho gan như đi bộ, yoga, thiền định để giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất;
- Xóa bóp vùng gan (vùng bụng phải) để giúp kích thích lưu thông máu, giảm căng thẳng cho gan và hỗ trợ quá trình giải độc;
- Sản phẩm có công dụng giải độc mát gan.
Bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông – sản phẩm bảo vệ gan được bào chế dựa trên bài thuốc cổ phương Long Đởm Tả Can Thang, kết hợp thêm các loại thảo dược như Atiso, Nhân Trần, Diệp Hạ Châu, Đại Hoàng. Nhờ đó, sản phẩm có công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, mát gan, tăng cường chức năng gan, giúp làm giảm tình trạng nóng gan.
4.4. Thay đổi thói quen để gan hoạt động tốt hơn
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hiệu quả hoạt động của gan. Sau đây là một số thói quen tốt giúp gan khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn:
- Ăn uống đúng giờ, điều độ;
- Đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng trước 23h để giúp cơ thể phục hồi và hỗ trợ chức năng gan. Tìm hiểu thêm bài viết ”Thức khuya sau 23h hại gan, khiến gan tổn thương như thế nào?”.
- Không hút thuốc lá để giảm bớt gánh nặng thải độc của gan;
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp gan, thận thải độc tốt hơn;
- Giữ tinh thần lạc quan thoải mái, hạn chế căng thẳng bằng các kỹ thuật như thiền, yoga hoặc kỹ thuật thở sâu,…
- Cân đối thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi;
- Sử dụng thuốc đúng cách theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có thể gây hại cho gan để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp hỗ trợ thải độc cơ thể khác như: xông hơi giải độc, Ngâm chân giải độc, nhịn ăn giúp thải độc, massage giải độc gan … để gan có thời gian phục hồi và làm việc hiệu quả hơn.
5. Phòng ngừa nóng gan
Để phòng ngừa tình trạng nóng gan, bạn hãy xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, lối sống lành mạnh, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế các bệnh về gan. Cụ thể, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng gan, tầm soát các bệnh về gan, từ đó có thể phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời.
- Ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp gan đào thải độc tố và tái tạo lại các tế bào hư tổn.
- Hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ,… những loại thực phẩm làm tăng triglyceride tích trữ trong gan khiến gan nóng và làm thận yếu hơn.
- Xây dựng một chế độ ăn khoa học, đa dạng các loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng,… Chú ý uống đủ nước, bổ sung nhiều các loại rau xanh và trái cây để hạn chế tình trạng quá tải cho gan. Tìm hiểu thêm 8 loại rau giải độc Gan hiệu quả.
- Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì hoạt động của gan và các cơ quan khác.
- Luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng.
- Duy trì trọng lượng cơ thể, không để thừa cân để gan không hoạt động quá sức vì phải chuyển hóa chất béo.
- Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh lý về gan.
- Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc không cần thiết.
- Quan hệ tình dục an toàn.
6. Tổng kết
Nóng gan là tình trạng gan hoạt động kém hiệu quả do các thói quen xấu, lạm dụng thuốc, môi trường ô nhiễm hoặc do bệnh lý. Bạn cần phải phòng ngừa nóng gan, thực hiện các phương pháp giải độc gan như thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng thói quen tốt, áp dụng các mẹo dân gian,… để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ gan với các thành phần thảo dược thiên nhiên như Long Đởm Giải Độc Gan. Sản phẩm này được bào chế từ bài thuốc cổ phương Long Đởm Tả Can Thang, bổ sung thêm các nguyên liệu như Diệp Hạ Châu, Atiso, Nhân Trần, Đại Hoàng, mang đến công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, mát gan, tăng cường chức năng gan.
Dược Bình Đông là đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam chuyên nghiên cứu và bào chế các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược tự nhiên. Các sản phẩm của Dược Bình Đông được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO, cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông, vui lòng liên hệ đến hotline 028.39.808.808 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng ngay bạn nhé!
Xin chào Thầy, tôi gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến gan, bị nóng gan và tôi muốn hỏi nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh này, nóng gan thì có chuyển sang viêm gan B ko ạ. Ngoài ra, tôi cũng muốn hỏi dùn long đởm giải độc gan này thì có thật sự hiệu quả
Dạ chào thầy con đang bị mụn lưng có phải là do nóng gan hay không ạ, Con bị mụn lưng như dị thì uống long đởm giải độc gan này có hết không, uống nước ngày 2lit có giảm triệu chừng gan này kh thầy, thầy giải đáp giúp con nhé ạ con cám ơnnn
Chào Thầy, tôi đang gặp vấn đề về sức khỏe gan và được người ta giới thiệu về thuốc long đởm giải độc gan. Tuy nhiên, tôi không biết liệu sản phẩm này có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề nóng gan của tôi không, tôi bị gan nhiễm mỡ nhẹ thì có uống long đởm này được khong. Xin Thầy cho tôi biết thông tin về sản phẩm này và cách sử dụng để tôi có thể quyết định có sử dụng hay không. Cảm ơn Thầy!
Hi ad, tôi muốn hỏi về các cách điều trị cho nóng gan, một trong những vấn đề sức khỏe mà tôi đang gặp phải. Ngoài việc uống thuốc, liệu có cách nào khác để giảm các triệu chứng của nóng gan không Thầy? Ad tư vấn giúp tôi
Dạ em muốn hỏi, em năm nay 16 tuổi rồi em bị nổi mụn liti trên mặt quài luôn, em bôi kem trộn rồi thuốc bắc này kia nhưng không hết bây giờ mặt em bị sẹo rỗ quá trời, nguyên nhân em bị nổi mụn có phải do gan nhiễm độc nóng gan hay không v ạ. em uống thuốc này có hết không ạ, tư vấn giúp em với ạ, em cám ơn nhiềuuuu