Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 20 ngày hay 1 tháng có sao không?

Nội dung chính

Kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày hay 1 tháng là dấu hiệu bất thường, cần được thăm khám kịp thời.
Thông thường, kỳ kinh chỉ kéo dài từ 3–7 ngày. Nếu máu ra liên tục hoặc gián đoạn suốt 15 ngày trở lên, đó có thể là hiện tượng rong kinh. Nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, stress, hoặc bệnh lý như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, rối loạn tuyến giáp,…

Nếu kèm theo các dấu hiệu như đau bụng nhiều, máu ra nhiều, có mùi hôi, máu vón cục, chóng mặt, xanh xao,… bạn nên đi khám ngay.
Kinh nguyệt kéo dài không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt mà còn tăng nguy cơ thiếu máu, viêm nhiễm phụ khoa và thậm chí ảnh hưởng khả năng sinh sản nếu không được điều trị đúng cách.

Danh sách câu hỏi liên quan

  1. “Chu kỳ kinh của em kéo dài 15 ngày liên tục, không đau bụng nhưng ra máu lúc ít lúc nhiều, có sao không bác sĩ?” – Thùy An
  2. “Chào bác sĩ, con gái tôi mới 17 tuổi nhưng kỳ kinh đầu đã kéo dài 20 ngày chưa dứt, điều này có bình thường không?” – Cô Mai
  3. “Em bị hành kinh gần 1 tháng nay, máu có mùi hôi và màu đen, có phải dấu hiệu bệnh lý gì nguy hiểm không ạ?” – Kim Yến
  4. “Kỳ kinh của tôi dạo gần đây kéo dài hơn 15 ngày, kèm mệt mỏi, chóng mặt, liệu có bị thiếu máu không?” – Chị Hương
  5. “Em từng bị rong kinh nhưng chỉ vài ngày, giờ kéo dài suốt 20 ngày, vậy có liên quan đến rối loạn nội tiết không?” – Thanh Trà
  6. “Tôi nghe nói nếu chu kỳ kéo dài 1 tháng là do u xơ tử cung, điều đó có đúng không bác sĩ?” – Lan Chi
  7. “Chào bác sĩ, em bị đau bụng dữ dội trong kỳ kinh kéo dài 18 ngày, em nên làm gì để giảm bớt đau?” – Ngọc Thảo
  8. “Em có thể dùng trà ngải cứu hoặc cao ích mẫu để điều hòa kỳ kinh kéo dài hơn 2 tuần được không?” – Mỹ Duyên
  9. “Tôi từng uống thuốc tránh thai khẩn cấp, sau đó kỳ kinh kéo dài đến 20 ngày, có liên quan không?” – Bích Ngọc
  10. “Em đang dùng Song Phụng Điều Kinh mỗi ngày, nếu kinh vẫn kéo dài thì có cần đi khám ngay không?” – Diệu Linh
… Đang cập nhật
Kinh nguyệt kéo dài 15, 20, 1 tháng

Bạn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, xanh xao, chán ăn khi kinh kéo dài 15, 20 ngày, hay thậm chí dài đến 1 tháng? Nỗi lo lắng càng gia tăng khi kinh kéo dài dai dẳng mà không rõ nguyên nhân hoặc khi những triệu chứng khó chịu đó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bạn?

Liệu đây có phải là dấu hiệu đáng lo ngại hay chỉ là thay đổi tạm thời trong cơ thể?

Bài viết giúp bạn hiểu vì sao kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày, thậm chí 1 tháng và dấu hiệu cần thăm khám. Đồng thời, bài viết giúp bạn có những phương pháp điều trị và các cách làm giảm triệu chứng đơn giản hiệu quả tại nhà.

1. Kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày hay 1 tháng có bình thường không?

Kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày, hay thậm chí 1 tháng là khi máu kinh ra liên tục hoặc gián đoạn trong nhiều ngày, vượt quá mức trung bình 3-7 ngày của một kỳ kinh bình thường. Đây còn được gọi là rong kinh và mức độ nghiêm trọng sẽ tăng dần theo thời gian kéo dài (15 ngày, 20 ngày hay cả tháng.

Hình ảnh người phụ nữ đang có dấu hiệu trước kỳ kinh 1 tuần

Kinh kéo dài gây nhiều bất tiện

Hiện tượng kinh kéo dài 1 tháng, 20 ngày hoặc 15 ngày có thể được xem là bình thường (hay còn được gọi là rong kinh cơ năng) nếu xảy ra do thói quen sinh hoạt hằng ngày làm thay đổi sinh lý bên trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi kỹ sức khỏe của mình để đảm bảo không có vấn đề bất thường. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguyệt san của bạn gồm:

  • Tuổi tác: Ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, nội tiết tố dễ thay đổi khiến kỳ kinh kéo dài.
  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm, thuốc nội tiết,… có thể gây nên tình trạng chảy máu kinh bất thường.
  • Tâm lý: Căng thẳng, áp lực công việc,… làm rối loạn kinh nguyệt, kéo dài thời gian hành kinh.
  • Yếu tố khác: Giảm cân đột ngột, tập luyện quá sức, hay đổi môi trường sống, chế độ ăn không điều độ, thiếu chất  (thiếu sắt, vitamin B) hoặc lạm dụng chất kích thích (như rượu bia, caffeine,…) có thể làm tình trạng trầm trọng hơn.

Kinh kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh, gây viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh. Đồng thời, bạn sẽ bị thiếu máu (da xanh xao, khó thở, tim đập nhanh), suy nhược cơ thể và dễ gặp biến chứng từ các bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. 

Dưới đây là những dấu hiệu bất thường cần theo dõi và đi khám ngay:

  • Đau bụng kinh: Đau nhiều, kéo dài, hoặc đau âm ỉ suốt thời gian hành kinh.
  • Lượng máu kinh bất thường: Ra nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục (thậm chí dùng 2 miếng cùng lúc để tránh thấm ra ngoài), kéo dài 7-10 ngày hoặc lúc ít lúc nhiều, khác mức trung bình 50-80ml mỗi chu kỳ.
  • Máu kinh bất thường: Vón cục lớn, có mùi hôi, màu máu lạ (đặc biệt là màu đen).
  • Triệu chứng thiếu máu: Khó thở, mệt mỏi, kiệt sức, da nhợt nhạt, rụng tóc hoặc thèm ăn đồ lạ (như giấy, tóc – gọi là PICA).
  • Triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, tiêu chảy, chóng mặt, hoặc ngất xỉu. 

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên, hãy đi khám ngay để bảo vệ sức khỏe!

2. Kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày, hay 1 tháng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào?

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, khám trực tiếp và có thể làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm PAP, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung, soi ổ bụng, soi tử cung, hoặc chụp cản quang tử cung vòi trứng,… để phát hiện bất thường. Dưới đây là các bệnh lý có thể gây kinh kéo dài. 

Rối loạn nội tiết tố: Thường gặp ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh do mất cân bằng giữa Estrogen và Progesterone, dẫn đến kinh kéo dài và chảy máu nhiều.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Gây rối loạn phóng noãn, dẫn đến kinh nguyệt bất thường, kèm theo kèm rụng tóc, nổi mụn, khô âm đạo, mệt mỏi,…
  • Bệnh phụ khoa: U xơ tử cung, polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung,… khiến kinh dai dẳng hơn.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh như đái tháo đường, suy giáp, viêm gan mạn tính, rối loạn đông máu di truyền, Lupus ban đỏ,… có nguy cơ làm kinh kéo dài. 

Bệnh ung thư:  Ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung gây kinh nguyệt dài, kèm những cơn đau khó chịu,…

Nếu kinh nguyệt kéo dài bất thường, đặc biệt kèm các triệu chứng lạ, bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

2.2. Điều trị nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tình trạng kinh kéo dài phù hợp, tuổi tác và mong muốn sinh con của bạn:

  • Dùng thuốc: Nếu không có bất thường về cấu trúc tử cung, bác sĩ có thể kê thuốc cầm máu, kháng viêm hoặc thuốc hormone như COC, Orgametril, Progesterone tùy theo nhu cầu sinh sản của bệnh nhân.
  • Thủ thuật: Gồm nạo buồng tử cung, cắt polyp hoặc soi buồng tử cung nạo nhân xơ để cầm máu và điều trị các tổn thương.
  • Phẫu thuật: Chỉ thực hiện khi thuốc và thủ thuật không hiệu quả, có thể phải nội soi cắt tử cung toàn phần, nhưng sẽ làm mất khả năng mang thai. Phương pháp này chỉ tiến hành tại các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn.

Theo Đông y, rong kinh được chia làm 7 thể bệnh với những triệu chứng khác nhau: thể huyết ứ, thể thấp nhiệt, thể thực chứng và huyết chứng, thể hư chứng, thể khí uất, thể dương hư, thể âm hư. Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với từng thể bệnh:

  • Bài thuốc kết hợp các thảo dược như Đương quy, Xuyên khung, Đan bì, Hoàng kỳ,… Bạn có thể xem thêm tại bài viết thảo dược giúp điều hòa kinh nguyệt hoặc các bài thuốc trong bài chữa trị Rong kinh.
  • Châm cứu, bấm huyệt giúp lưu thông máu, tập trung vào các huyệt đạo vùng bụng như A thị huyệt, Thần khuyết, Thiên khu, Hoang du, Âm giao, Khí hải, Thạch môn,… Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.

Những cách trên sẽ được điều chỉnh theo tình trạng cụ thể của bạn, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

3. Những cách hỗ trợ tại nhà cho người bị kinh kéo dài

Những biện pháp hỗ trợ tại nhà sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và cảm giác khó chịu khi bạn bị kinh bị kéo dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bác sĩ.

3.1. Chế độ ăn uống tốt cho kinh nguyệt

Một chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng sẽ giúp chị em bổ sung chất thiếu hụt, duy trì sức khỏe tổng thể. Đồng thời, ăn uống khoa học giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, hạn chế làm tình trạng thêm trầm trọng. Một số thực phẩm có lợi cho kỳ kinh mà bạn có thể thêm vào danh sách bữa ăn hằng ngày như:

  • Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau xanh đậm giúp bổ sung máu, giảm mệt mỏi khi kinh nguyệt không đều.
  • Các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu,… sẽ có tác dụng giảm viêm, giảm đau cho phụ nữ khi tới tháng.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mệt mỏi cho chị em.
  • Rau xanh có chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Một số loại rau xanh như rau cần tây, rau chân vịt, lá bạc hà,… có chứa hàm lượng nitrat cao giúp làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, ngũ cốc,… có chứa nhiều protein, khoáng chất (magie, mangan,…), các loại vitamin B, vitamin E và lượng lớn chất xơ sẽ giúp bạn cân bằng lại hormone trong cơ thể, giúp cải thiện tình trạng trễ kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng trở nên đều đặn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần nên lưu ý nhóm thực phẩm gây nóng trong người làm ảnh hưởng đến nội tiết, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt. Các loại thực phẩm cần tránh gồm: 

  • Đồ ăn cay nóng làm cơ thể nóng, dễ rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng kinh nguyệt.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên, thức ăn nhanh gây mất cân bằng hormone, khiến kinh không đều.
  • Trà và chất kích thích như cà phê, rượu bia làm tăng căng thẳng, dẫn đến hành kinh kéo dài.
  • Đồ ăn sẵn, ngọt, muối chua như bánh kẹo, dưa muối tăng khó chịu, làm trầm trọng tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

3.2. Dùng mẹo dân gian giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt

Để giảm các triệu chứng khi kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, 20 ngày hay 1 tháng và giúp kinh đều đặn hơn, chị em có thể thử các mẹo dân gian từ nguyên liệu quen thuộc sau:

  • Gừng: giúp giảm đau bụng kinh, giảm khó chịu và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trong đó, trà gừng còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giúp chu kỳ kinh đều đặn hơn và giảm lượng máu kinh mất đi.
  • Quế: có tính ấm, giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế chảy máu quá nhiều, giảm triệu chứng nôn mửa khi hành kinh, góp phần điều kinh, hỗ trợ cân bằng khí huyết.
  • Nghệ: hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tuần hoàn máu, giúp chu kỳ kinh đều hơn. Bạn có thể uống nước nghệ pha mật ong hoặc thêm nghệ vào các món ăn.
  • Ngải cứu: được biết đến với khả năng điều hòa kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng kinh. Bạn có thể uống trà ngải cứu hoặc dùng lá ngải cứu tươi chườm nóng để thư giãn cơ thể và cải thiện chu kỳ.
  • Ích mẫu: là loại thảo dược phổ biến trong Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết và điều hòa chu kỳ kinh. Dùng cao ích mẫu hoặc trà ích mẫu trước kỳ kinh nguyệt để giúp hỗ trợ kinh nguyệt đều đặn.

Top 7 cây thuốc, bài thuốc điều kinh an toàn trong Đông y.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh được kế thừa từ bài thuốc cổ phương Tứ vật thang, với nhiều thảo dược quý như Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung và được gia thêm Hương phụ, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh. Với phương pháp sản xuất hiện đại, sản phẩm giúp hỗ trợ bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng kinh nguyệt không đều, trễ kinh, đau bụng kinh,…

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Hình chụp về Song Phụng Điều Kinh

3.3. Xây dựng các thói quen tốt cho kinh nguyệt

Các thói quen tốt được xây dựng từ sớm sẽ giúp bạn giảm được tình trạng kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày, hay 1 tháng.

  • Uống đủ 2.0 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Tìm hiểu thêm về tác dụng của uống đủ nước.
  • Luyện tập thể dục đều đặn với cường độ thích hợp (ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần), không làm việc quá sức đối với bản thân. Xem thêm bài viết “Top 8+ bài tập yoga điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn, hiệu quả“.
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đi ngủ trước 23h để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc. Tìm hiểu thêm “22 cách dễ ngủ nhanh hơn, hỗ trợ chìm vào giấc ngủ hiệu quả“.
  • Hạn chế tiếp xúc với những chất gây hại cho cơ thể như khói thuốc, môi trường ô nhiễm,…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, giảm stress qua các bài thiền, yoga hoặc tư vấn tâm lý.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh quá gầy hoặc tăng cân quá mức. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.
  • Không lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc mà tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không lạm dụng các loại thuốc

3.4. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện của cơ thể

Bên cạnh việc xây dựng thói quen tốt, bạn nên dùng lịch hoặc ứng dụng để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, thời gian hành kinh và các triệu chứng kèm theo. Việc ghi chép chi tiết không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình mà còn hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

  • Lượng máu mất đi: Theo dõi tần suất thay băng vệ sinh hoặc đo lượng máu trong cốc nguyệt san để đánh giá mức độ ra máu.
  • Đặc điểm kinh nguyệt: Ghi chú màu sắc (như đỏ tươi, nâu, đen) và kết cấu của máu kinh (lỏng, vón cục) để nhận biết sự bất thường.
  • Âm đạo chảy máu bất thường: Chú ý ghi chép lại nếu bị chảy máu ngoài chu kỳ, ví dụ như sau khi bạn đã sạch kinh (hết hành kinh) một tuần.
  • Thay đổi tâm trạng: Lưu lại các thay đổi tâm lý để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán cùng triệu chứng khác.
  • Dấu hiệu chuột rút: Ghi lại chính xác thời gian xuất hiện, vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn chuột rút. 

Trong quá trình ghi chép, nếu xuất hiện các dấu hiệu đã nêu ở phần Dấu hiệu cần khám bác sĩ, bạn cần thăm phụ khoa ngay, để tránh những biến chứng nguy hiểm xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý. Đặc biệt chú ý trong trường hợp:

  • Nếu chu kỳ trước đây vẫn đều đặn nay lại ngắn đi đột ngột, đặc biệt kèm theo triệu chứng như chảy máu nhiều (thấm băng vệ sinh trong 1-2 giờ), cục máu đông, chóng mặt, hoặc mệt mỏi.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường như chảy máu ngoài chu kỳ, không có kinh trong 3 tháng mà không mang thai hoặc cho con bú.
Hình chụp về máu trước kỳ kinh nguyệt

Chú ý những dấu hiệu bất thường và ghi chép lại

4. Tổng kết

Kinh nguyệt kéo dài 15, 20 ngày, hay 1 tháng là khi thời gian hành kinh vượt quá mức bình thường (7 ngày). Tình trạng này còn gọi là rong kinh, có thể xuất phát từ sinh lý hoặc là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Khi xảy ra tình trạng kinh nguyệt kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt, trong trường hợp máu ra nhiều, đau dữ dội, hay kèm sốt, bạn càng không nên chần chừ. Điều này giúp phát hiện sớm vấn đề sức khỏe, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Đồng thời, bạn cần duy trì cân nặng ổn định, tránh giảm cân quá nhanh, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh phụ khoa và quản lý stress qua hoạt động thiền, yoga,... Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông để hỗ trợ bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt.

Hình chụp về sản phẩm Song phụng điều kinh Bình Đông

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh

Sản phẩm này được kế thừa từ bài thuốc cổ phương Tứ vật thang với nhiều thảo dược quý như Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung và được gia thêm Hương phụ, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh. Sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nữ giới với công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt giảm, đau bụng kinh,…

Lưu ý: Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Bệnh viện đa khoa Medlatec: https://medlatec.vn/tin-tuc/kinh-nguyet-keo-dai-20-ngay–dau-hieu-bat-thuong-canh-bao-nguy-hiem-nao-s181-n31238
  2. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/kinh-nguyet-keo-dai-20-ngay-canh-bao-tinh-trang-suc-khoe-dang-lo-ngai.html
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí

Bình luận

Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan

      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng