Đau khớp vai là một trong những triệu chứng phổ biến hiện nay. Theo ước tính có từ 18 – 26% người trưởng thành gặp phải tình trạng đau khớp vai trong quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày. Theo một nghiên cứu năm 2017, tùy thuộc vào loại chấn thương, đau khớp vai mà sẽ có những bài tập vận động, vật lý trị liệu phù hợp, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Dược Đông Bình sẽ giới thiệu 15 bài tập khớp vai đơn giản, hỗ trợ giảm đau hiệu quả để bạn đọc tham khảo.
1. Đôi nét về khớp vai và bài tập hỗ trợ giảm đau khớp vai
1.1. Vấn đề thường gặp với khớp vai
Khớp vai là một bộ phận khá phức tạp của cơ thể người với sự kết hợp của nhiều bộ phận nhỏ khác nhau, bao gồm: Các xương quanh vai (xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn); Các khớp (khớp ổ chảo và cánh tay, khớp giữa xương ức với xương đòn, khớp giữa lồng ngực với bả vai, khớp giữa xương đòn với xương cùng vai); Chóp xoay; Sụn; Bao khớp vai; Cơ bắp. Các bộ phận này liên hợp với nhau để đảm bảo tốt nhất vai trò điều khiển vùng vai, cánh tay và nửa thân trên được ổn định.
Vì là khớp lớn và hoạt động linh hoạt nhất trên cơ thể, khớp vai rất dễ bị tổn thương. Trong đó, các vấn đề khớp vai thường gặp nhất gồm: đau khớp, sưng khớp, cứng khớp,… Lúc này tầm vận động khớp vai bị hạn chế, người bệnh có cảm giác đau nhức, khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân dẫn đến khớp vai bị tổn thương thường gặp nhất là do chấn thương trong khi vận động, làm việc hoặc mắc phải các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…
Ngoài những nguyên nhân đó, nhóm đối tượng dễ gặp phải các vấn đề ở khớp vai bao gồm: những vận động viên bơi lội, tennis, cử tạ, cầu thủ đá bóng hoặc những người thường xuyên mang vác vật nặng,..
Mặc dù các loại chấn thương, bệnh lý ở khớp vai không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể kể đến là teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp,… làm giảm hoặc mất khả năng hoạt động và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Đọc thêm:
- Viêm quanh khớp vai và những điều người bệnh cần biết
- Thoái hóa khớp vai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa
- Các nguyên nhân gây đau khớp vai và cách phòng tránh
1.2. Đôi nét về những bài tập khớp vai
Các bài tập khớp vai đúng cách sẽ giúp phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương một cách nhanh chóng. Người bệnh thực hiện kiên trì các bài tập này sẽ làm giảm bớt các cơn đau nhức, cải thiện độ linh hoạt của khớp vai, tăng cường sức mạnh của các cơ quanh khớp vai và tăng sự ổn định ở khu vực này.
Những trường hợp sau đây nên thực hiện các bài tập khớp vai để giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn:
- Những người cao tuổi hoặc người đang có triệu chứng đau khớp.
- Người gặp vấn đề bệnh lý do xương khớp muốn tìm kiếm bài tập hỗ trợ điều trị, giảm đau.
- Những người cần phục hồi chức năng sau chấn thương, phẫu thuật khớp vai.
2. Danh sách 15 bài tập khớp vai tại nhà và văn phòng
Những bài tập khớp vai tại nhà, văn phòng do Dược Bình Đông giới thiệu sau đây được thiết kế để mọi người có thể thực hiện một cách đơn giản cùng với các vật dụng có sẵn, giúp mọi người dễ dàng tập luyện. Cụ thể như sau:
2.1. Thực hiện tại nhà
2.1.1. Pendulum Exercise (Bài tập con lắc)
Đây là bài tập khớp vai mang đến hiệu quả giảm đau, tăng khả năng vận động nhẹ nhàng cho khu vực khớp vai.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Bệnh nhân sử dụng tay không bị đau bám vào bàn, ghế hoặc một vật dụng chắc chắn có trong nhà để đảm bảo an toàn khi thực hiện động tác. Tay bị đau khớp vai có thể để buông thả tự do bên thân mình.
- Tiến hành cho tay bị đau dao động, đung đưa nhẹ như con lắc theo hướng trước sau, ngang, vòng tròn.
Lưu ý: Thực hiện bài tập 10 vòng mỗi hướng, 2-3 lần/ ngày. Nên đảm bảo tay chuyển động nhẹ nhàng, không dùng sức, không dao động tay ra phía sau lưng hay chạm vào đầu gối.
2.1.2 Arm Circles (Bài tập xoay tay thành vòng tròn)
Đây là bài tập khớp vai giúp khởi động, làm nóng khớp để cải thiện độ linh hoạt cho khớp vai. Bài tập đồng thời có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng, đau nhức vai.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Đứng thẳng với 2 chân rộng bằng hông.
- Nâng 2 cánh tay lên tạo thành hình chữ T so với cơ thể.
- Thực hiện các chuyển động xoay vòng tròn nhỏ bằng cánh tay.
- Thực hiện lặp lại động tác trong vòng 10-15 giây, sau đó đổi chiều xoay.
Lưu ý: Khi thực hiện bài tập cần siết chặt cơ bụng, giữ cho lưng thẳng, cánh tay duỗi thẳng 2 bên, đầu ngẩng cao để tạo hình chữ T trong suốt bài tập. Đồng thời bạn cần duy trì nhịp thở đều và sâu.
2.1.3. Towel Stretch (Giãn cơ bằng khăn)
Bài tập giãn cơ bằng khăn sẽ giúp kéo giãn cơ vai, tăng độ linh hoạt cho khớp vai.
Cách thực hiện:
- Tập kéo căng khớp vai ở phía sau
Dùng tay đau nắm một đầu khăn đặt phía sau lưng, tay không đau nắm phần đầu khăn còn lại đặt ở phía trên vùng vai hoặc đỉnh đầu.
Bạn sử dụng tay không đau để kéo khăn lên trên cao nhất có thể để khớp vai đau bị kéo căng về phía sau. Giữ yên trong khoảng 15-30 giây, sau đó từ từ thả lỏng tay.
- Tập kéo căng khớp vai ở phía trước
- Tương tự với bài tập ở trên, bạn đổi vị trí để tay đau nắm khăn đặt ở phía trên vùng vai. Tay không đau nắm đầu khăn còn lại đặt ở phía sau lưng.
- Kéo tay xuống dưới nhiều nhất có thể để khớp vai đau ở trên được kéo căng. Giữ trong khoảng 15-30 giây thì từ từ thả lỏng tay.
Lưu ý: Chiều dài khăn sử dụng cần đủ dài để thuận tiện khi cầm nắm 2 đầu. Thực hiện bài tập 2 lần/ ngày, mỗi động tác thực hiện 10-15 lần thì thay đổi vị trí tay.
2.1.4. Doorway Stretch (Bài tập giãn cơ bằng khung cửa)
Đây là bài tập kéo giãn tĩnh, mang đến hiệu quả cải thiện tính linh hoạt cho vai, cơ ngực.
Cách thực hiện:
- Đứng quay mặt về một góc phòng, ngưỡng cửa đủ gần để tay chạm vào tường.
- Gập tay, khuỷu tay tạo thành góc 90 độ để các ngón tay hướng về phía trần nhà.
- 2 tay đặt lên tường hoặc hai bên ngưỡng cửa với khuỷu tay cao ngang vai.
- Ép sát người vào góc tường để kéo dài ngực, giữ yên trong khoảng 30-60 giây.
Lưu ý: Thực hiện bài tập từ 3-6 lần/ ngày.
2.1.5. Cross-Body Arm Stretch (Bài tập căng cơ chéo tay)
Đây là bài tập khớp vai vắt chéo tay trước ngực giúp tác động lên khu vực nhóm cơ deltoid phần vai sau.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, nâng cánh tay bị đau lên cao và ép sát vào ngực.
- Khi cánh tay đau chạm vào ngực, bạn dùng tay còn lại bám và kéo giữ từ từ để cánh tay đau qua ngực càng xa càng tốt.
- Giữ căng trong khoảng 30 giây, cảm nhận phần cơ vai ở tay bị đau được giãn ra. Thả lỏng trong 30 giây, đổi bên thực hiện tương tự với tay còn lại.
Lưu ý: Khi thực hiện bài tập này không dùng tay lành bám/ kéo vào phần khuỷu tay bị đau.
2.1.6. Chest Expansion (Bài tập mở rộng lồng ngực)
Bài tập này sẽ giúp mở rộng ngực, tác động lên khu vực lưng trên, vai.
Cách thực hiện:
- Đứng 2 chân rộng bằng vai, đặt 2 tay lên ngang vai với các đầu ngón tay chạm vào vai. Khuỷu tay hướng về phía trước.
- Từ từ di chuyển khuỷu tay ra 2 bên theo phương ngang và dần đưa khuỷu tay trở lại vị trí bắt đầu.
Lưu ý: Khi thực hiện cần giữ nhịp thở ở mức độ bình thường, cột sống thẳng đứng trong toàn bộ chuyển động. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập ở tư thế ngồi để việc mở rộng ngực dễ dàng hơn.
2.2. Bài tập tại văn phòng
Tương tự các bài tập khớp vai tại nhà, những bài tập vai tại văn phòng cũng có thể thực hiện tại chỗ, ngồi trên ghế hoặc sử dụng kết hợp với bàn mà không cần đến các dụng cụ quá phức tạp mà vẫn có thể mang lại hiệu quả giảm đau, cải thiện tình trạng đau khớp vai.
2.2.1. Shoulder Rolls (Bài tập xoay bả vai)
Bài tập Shoulder Rolls sẽ có tác động chính lên khu vực cơ vai, giúp làm ấm, kéo căng các cơ, gân, khớp. Thông qua đó, chúng làm giảm tình trạng căng thẳng tích tụ tại vai, đồng thời giúp giảm đau nhức, cứng khớp vai, cải thiện độ linh hoạt của vai.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, 2 chân rộng dang rộng bằng vai, 2 tay đặt 2 sát 2 bên thân.
- Từ từ xoay vai hướng về phía trước tạo thành các vòng tròn.
- Sau 30s, thực hiện đảo chiều xoay ngược lại.
Lưu ý: Khi thực hiện bài tập khớp vai này nên giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn, hít thở sâu và bắt đầu với những vòng tròn nhỏ. Từ từ tăng đường kính vòng tròn chuyển động của vai cho đến khi động tác trơn tru hơn.
2.2.2. Arm Scissors (Bài tập cắt chéo tay)
Bài tập này giúp làm nóng cơ, tăng tính linh hoạt cho cơ vai và cơ ngực.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người với 2 chân rộng bằng vai. 2 tay duỗi thẳng về 2 bên sao cho song song với mặt sàn, lòng bàn tay hướng xuống đất.
- Thực hiện bắt chéo 2 cánh tay về phía trước cơ thể, sao cho cánh tay phải bắt chéo qua cánh tay trái ở mức ngang ngực.
- Thực hiện đảo chiều, đưa tay về vị trí ban đầu.
- Tiến hành luân phiên liên tục
Lưu ý: Khi thực hiện chuyển động bắt chéo 2 tay, bạn cần kiểm soát linh hoạt động tác. Đồng thời tập trung vào vận động cơ vai trong suốt bài tập.
2.2.3. Desk Push-Ups (Bài tập chống đẩy tại bàn)
Bài tập chống đẩy trên bàn này sẽ tác động lên lưng, cánh tay và vai giúp máu lưu thông ở những khu vực này được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Đặt 2 tay lên bàn, để chân tạo góc 45 độ.
- Thực hiện động tác chống đẩy với tốc độ chậm trong 10 lần.
2.2.4. Bent-Arm Lateral Raise (Bài tập nâng tay ngang với khuỷu tay gập)
Bài tập tác động đến phần cơ vai 2 bên, giúp bạn kiểm soát tốt cơ vai và đồng thời tăng sức mạnh cơ bắp.
Cách thực hiện:
- Bài tập không dùng tạ:
- Ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng, giữ chân đặt vuông góc với mặt sàn.
- Bàn tay nắm hờ, 2 cánh tay hướng về phía trước, khuỷu tay khép lại tạo góc 90 độ.
- Dùng lực ở vai từ từ nâng 2 cánh tay lên, sao cho khuỷu tay ngang vao. Sau đó thực hiện đưa tay về bị trí ban đầu.
- Bài tập có dùng tạ:
- Đứng thẳng với 2 chân rộng bằng vai.
- Mỗi tay cầm 1 quả tạ với lòng bàn tay hướng vào cơ thể.
- Treo cánh tay 2 bên sao cho khuỷu tay tạo góc 90 độ.
- Giữ khuỷu tay cong góc 90 độ, sử dụng cơ vai để nâng tạ, từ từ giơ 2 tay lên cho đến khi bắp tay song song với mặt đất, khuỷu tay cao bằng vai.
- Từ từ hạ tạ trở về vị trí ban đầu.
Lưu ý: Nên chọn trọng lượng tạ phù hợp để thực hiện bài tập, không nên dùng đà để nâng tạ. Tránh nâng tạ quá cao so với vai.
2.3. Bài tập yoga giảm đau khớp vai
Sau đây là một số bài tập khớp vai theo các động tác Yoga cơ bản, thông qua đó sẽ giúp bạn cải thiện cơ vai, giảm tình trạng đau khớp vai hiệu quả.
2.3.1. Cow Face Pose (Tư thế mặt bò)
Tư thế Yoga Cow Face Pose giúp cơ thể tạo thành hình dáng giống như mặt của một con bò. Thông qua đó tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ vai, hông, cánh tay, ngực, mắt cá chân,… và đồng thời nâng cao sức khỏe tim mạch, tính linh hoạt của cơ thể và cải thiện khả năng tập trung.
Cách thực hiện:
- Bạn bắt đầu ở tư thế nhân viên: Ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, 2 chân duỗi trước mặt với gót chân ấn xuống thảm. 2 tay đặt cạnh người, lòng bàn tay úp xuống đặt cạnh hông, các ngón tay hướng về phía mũi chân.
- Đưa bàn chân trái xuống dưới đầu gối phải, kéo về sau đặt bên ngoài hông phải. Đưa chân phải đặt lên trên chân trái, xếp chồng để đầu gối chân phải ngay trên đầu gối chân trái, đặt bàn chân phải bên ngoài hông trái.
- Đặt mông ngồi đều 2 bên xương ngồi, giữ cho 2 gót chân cách đều 2 hông.
- Đặt bàn tay ở sau gáy với phần khuỷu tay hướng lên trên trần nhà.
- Luồn cánh tay phải ra sau lưng, để bàn tay đặt ở giữa lưng với phần khuỷu hướng xuống dưới sàn.
- Kéo 2 khuỷu tay về giữa, để nắm 2 bàn tay với nhau. Giữ đầu thẳng, không bị nghiêng về phía trước. Suốt trong quá trình thực hiện cần thở đều.
Lưu ý: Khi thực hiện bài tập cần giữ cho cột sống thẳng đứng, phần vai thẳng về phía trước, ngực ưỡn căng. Khi vung tay qua đầu không để khuỷu tay cong, vai bị vểnh lên để tránh bị chấn thương.
2.3.2. Seated Spinal Twist (Tư thế ngồi xoay lưng vặn mình)
Bài tập yoga này là một chuỗi các hoạt động vặn xoắn có tác động đến nhiều khu vực như vùng vai, cơ bụng, lưng, cột sống. Từ đó giảm bớt tình trạng đau khớp vai, đau lưng, săn chắc bụng, xoa bóp cơ quan nội tạng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên thảm, 2 chân duỗi thẳng về phía trước, tay đặt lên đùi.
- Bắt chéo chân phải qua đùi trái, để đầu gối phải hướng lên trần nhà.
- Cong đầu gối chân trái, đặt mắt cá chân trái nằm cạnh mông phải. 2 tay ôm đầu gối chân phải.
- Đưa tay phải ra sau lưng, đặt đầu ngón tay hướng xuống sàn và nhẹ nhàng vặn cơ thể sang bên phải. Từ từ nâng cánh tay trái hướng lên trên.
- Móc cánh tay trái để phần khuỷu chạm vào đầu gối chân phải. Khi vặn người sang phải kết hợp hít thở sâu. Khi thở ra hãy vặn người nhiều hơn.
- Nhẹ nhàng thả lỏng khỏi tư thế, tiếp tục thực hiện với bên còn lại.
2.3.3. Thread the Needle (Tư thế xỏ kim)
Bài tập Yoga này mang lại hiệu quả tác động kéo giãn trên nhiều bộ phận như vai, lưng, cổ, 2 bàn tay để giảm bớt cảm giác đau nhức, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, cải thiện khả năng lưu thông máu.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng tư thế 4 điểm: Quỳ trên thảm với 2 đầu gối và 2 tay chạm thảm. Giữ cho cơ thể ở tư thế cái bàn.
- Hạ dần vai phải xuống, tay phải duỗi thẳng và luồn dưới thân, đưa sang ngang sao cho cánh tay vuông góc với thân người. Lòng bàn tay ngửa ra.
- Nâng vai trái lên, tay trái duỗi thẳng và hướng về phía trước. Lòng bàn tay úp xuống.
- Giữ tư thế vặn xoắn trong tầm 30s thì thả lỏng, đổi bên.
2.3.4. Eagle Arms (Tư thế đại bàng)
Bài tập khớp vai này còn có tên gọi là Eagle Pose (Garudasana), là một tư thế Yoga giúp kéo căng cơ vai.
Cách thực hiện:
- Trong khi đứng hoặc ngồi, bạn mở rộng cánh tay sang 2 bên.
- Thực hiện động tác bắt chéo, đặt cánh tay phải phía bên trái và cánh tay trái sang phía bên phải. Cong cả 2 khuỷu tay, hướng xuống sàn. 2 cẳng tay hướng thẳng đứng, lòng bàn tay xoay vào nhau.
- Giữ tư thế này, nhẹ nhàng nâng cánh tay lên trên để duỗi vai, giữ yên trong 30s.
- Hạ cánh tay xuống và thả lỏng tư thế, đưa tay về 2 bên như ban đầu.
2.3.5. Child’s Pose (Tư thế đứa trẻ)
Tư thế này còn gọi là Balasana, một tư thế Yoga tác động nhẹ nhàng lên khu vực vai, lưng.
Cách thực hiện:
- Bạn quỳ lên thảm hoặc sàn với 2 đầu gối rộng hơn so với hông.
- Đặt 2 tay xuống thảm hoặc sàn hướng về phía trước vai tạo thành thế đi bằng 4 chân.
- Bạn ngồi lên gót chân, xoay hông về phía trước với phần bụng đặt lên đùi.
- 2 tay duỗi về phía trước cơ thể, tựa trán xuống mặt thảm hoặc sàn.
- Bạn có thể ấn ngực và vai xuống đất để giúp tác động sâu hơn đến vai, ngực, lưng. Giữ yên trong khoảng 30s.
- Thả lỏng, đưa cơ thể trở lại tư thế đi bằng 4 chân.
Lưu ý: Khi thực hiện nên thả lỏng vai, cổ và hít thở sâu.
3. Lưu ý khi thực hiện những bài tập giúp giảm đau khớp vai
3.1. Các lưu ý khi tập luyện
Để tránh tình trạng thực hiện các bài tập khớp vai sai cách làm tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bạn cần chú ý:
- Tập luyện đúng kỹ thuật, đúng cường độ và biên độ mở rộng vai phù hợp.
- Thực hiện các bài tập khớp vai theo hướng dẫn của các bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
- Lắng nghe tình trạng cơ thể, tránh tập quá sức có thể khiến cơn đau khớp vai nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng tay bị chấn thương để nâng, nhấc vật nặng.
3.2. Kết hợp bài tập với các biện pháp khác
Bên cạnh việc áp dụng các bài tập khớp vai đúng cách, bạn có thể kết hợp thêm một số biện pháp khác để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, bạn cần bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây, uống đủ nước để giữ ổn định nồng độ axit uric trong máu từ đó hỗ trợ sức khỏe của xương và khớp.
- Tập luyện thể dục thể thao hợp lý: Tập các bộ môn vận động nhẹ với cường độ vừa phải như yoga, đi bộ,… để tránh, làm tổn thương lên khu vực khớp vai.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tránh để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp: Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Thảo Linh Tiên Bình Đông. Với các thành phần như Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thần, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Kê huyết đằng, Mộc qua, Độc hoạt và Cốt toái bổ mang đến công dụng nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp do bị viêm khớp, thoái hóa khớp hay bệnh phong thấp.
Đọc thêm:
- Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp
- Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe
3.3. Khi nào gặp bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu đau nhức khớp vai, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Việc phát hiện và điều trị sớm từ ban đầu, kết hợp với duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng tránh thừa cân sẽ giúp xương khớp vai phục hồi nhanh chóng. Sau đây là một số biểu hiện cho thấy tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn mà bạn cần phải ngừng tập luyện các bài tập khớp vai và đi khám ngay:
- Tình trạng sưng đau, cứng khớp không thuyên giảm.
- Khớp xuất hiện tình trạng biến dạng rõ rệt.
- Sốt kèm theo sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp.
4. Tổng kết
Biết cách áp dụng các bài tập khớp vai phù hợp sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng đau nhức khớp vai, dần phục hồi chức năng tại khu vực này, từ đó có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động sinh hoạt, lao động như bình thường. Tuy nhiên, khi thực hiện các bài tập luyện giảm đau khớp vai, người bệnh cần có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc tuân theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả phục hồi.
Bên cạnh việc thực hiện các bài tập và vật lý trị liệu tình trạng đau khớp vai, bạn có thể tham khảo và bổ sung một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp có thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Một trong số đó có thể kể đến là Thảo Linh Tiên Bình Đông, với khả năng bồi bổ gân cốt, hỗ trợ giảm các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức do thoái hóa khớp, viêm khớp, phong thấp, cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Thảo Linh Tiên Bình Đông của thương hiệu Dược Bình Đông – Đơn vị có hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, có sự kết hợp giữa công thức cổ truyền với công nghệ sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO của Bộ Y Tế.
Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về Thảo Linh Tiên Bình Đông hay các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác của Dược Bình Đông xin vui lòng liên hệ đến Hotline 02839808808 để được đội ngũ nhân viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình!