Đã bao giờ bạn tự nhủ rằng sẽ giữ bình tĩnh nhưng rồi lại thường xuyên rơi vào trạng thái tức giận mất kiểm soát, dù chỉ là chuyện nhỏ nhặt? Những cơn nóng giận không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn âm thầm tàn phá sức khỏe thể chất của bạn, gây căng thẳng, mất tập trung, làm giảm chất lượng sống nghiêm trọng.
Nhưng đâu là cơ chế khiến cảm xúc tiêu cực này trở thành kẻ thù nguy hiểm của cơ thể? Và làm thế nào để kiểm soát những cơn giận dữ trước khi chúng “nuốt chửng” bạn? Hãy cùng Dược Bình Đông khám phá những phương pháp hiệu quả để xoa dịu tâm trí và bảo vệ sức khỏe toàn diện!
1. Hiểu thêm về cơn giận dữ
Giận dữ, nóng giận hay tức giận – dù bạn gọi nó bằng cái tên nào – đều là trạng thái cảm xúc tự nhiên của con người, một phản ứng bản năng trước những tình huống khó chịu hoặc đe dọa, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Yếu tố bên ngoài như các mâu thuẫn trong giao tiếp, khó khăn trong công việc, sự bất công trong xã hội hoặc cảm giác bị xúc phạm,…
- Yếu tố bên trong là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng mãn tính,…

Mất kiểm soát khi tức giận
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, khi giận dữ, hệ thần kinh giao cảm sẽ kích hoạt cơ chế “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Lúc này, cơ thể giải phóng hormone adrenaline và cortisol, tạo ra hàng loạt phản ứng sinh lý như:
- Nhịp tim tăng nhanh và mạnh hơn;
- Cơ bắp căng cứng, đặc biệt ở vùng cổ, vai;
- Mặt đỏ, toát mồ hôi;
- Lời nói lớn, sắc bén, hành vi mất kiểm soát;
- Cảm giác bực bội, muốn phá hủy hoặc tấn công;…
Những thay đổi sinh lý này là cơ chế bảo vệ tự nhiên, nhưng khi xảy ra thường xuyên có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Tức giận đập đồ
2. Cơn nóng giận gây ra ảnh hưởng như thế nào?
2.1. Nóng giận hại Gan như nào?
Cơn giận dữ không chỉ là một trạng thái cảm xúc thoáng qua mà còn là kẻ thù thầm lặng của Gan – cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể. Trong triết lý y học phương Đông, mỗi tạng phủ đều có mối liên hệ mật thiết với một cảm xúc cụ thể, và Gan chính là “nơi trú ngụ” của sự tức giận.
Khi cơn giận bùng phát, một loạt phản ứng sinh hóa diễn ra trong người bạn. Hệ thần kinh giao cảm lập tức được kích hoạt, thúc đẩy cơ thể tiết ra hormon catecholamin, khiến nhịp tim, huyết áp và đường huyết đột ngột tăng cao. Lúc này, Gan phải tăng cường giải phóng nhiều glucose để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Nếu cơn giận diễn ra thường xuyên, Gan liên tục chịu áp lực, lâu dần dẫn đến tình trạng “Gan bị nóng”.

Tức giận hại Gan
Từ đó, cả người của bạn sẽ dễ xuất hiện các biểu hiện như sau:
- Cảm giác nóng trong người, bốc hỏa, đặc biệt là về ban đêm.
- Da xuất hiện mụn nhọt, mẩn ngứa, sắc da kém hồng hào, có dấu hiệu vàng da.
- Cảm giác tức nặng vùng hạ sườn phải, đau nhức lan ra sau lưng.
- Tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên đầy hơi, chướng bụng.
- Tâm trạng dễ cáu gắt, hay bực bội, khó tự kiểm soát cảm xúc.
Giận dữ kéo dài không chỉ gây rối loạn chức năng mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được khống chế kịp thời:
- Tăng nguy cơ viêm gan.
- Rối loạn chức năng gan.
- Gan nhiễm mỡ và xơ gan.
2.2. Tổn thương não bộ
Khi tức giận, máu sẽ đột ngột dồn lên não, tạo áp lực lớn lên các mạch máu não. Điều này gây mất cân bằng nghiêm trọng: lượng máu tăng cao nhưng oxy cung cấp cho não lại không đủ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ tổn thương não, đẩy nhanh quá trình lão hóa não, suy giảm khả năng tư duy, trí nhớ, tập trung và tăng khả năng đột quỵ.

Cần có cách điều chỉnh cảm xúc khi tức giận để hạn chế ảnh hưởng thần kinh
2.3. Tổn thương phổi
Khi nóng giận, cơ thể bạn đột ngột chuyển sang nhịp thở nhanh và gấp gáp, buộc Phổi phải hoạt động cường độ cao để đáp ứng nhu cầu oxy tăng vọt.
Trong trạng thái này, Phổi phải liên tục giãn nở để hút không khí vào nhưng thời gian nghỉ giữa các nhịp thở bị rút ngắn đáng kể. Phổi không có đủ thời gian để điều chỉnh và phục hồi. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên, Phổi sẽ dần bị tổn thương, làm suy giảm chức năng hô hấp và khả năng trao đổi khí, đặc biệt ở những người mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn hoặc bệnh viêm phế quản.

Tức giận đến khó thở
2.5. Tổn thương dạ dày
Khi giận dữ, cơ thể sẽ lập tức dồn máu về não và cơ bắp để chuẩn bị cho phản ứng phòng vệ. Lúc này, lượng máu cung cấp cho dạ dày và ruột giảm mạnh, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây đầy hơi, khó tiêu.
Nếu tình trạng này kéo dài, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, dễ dẫn đến viêm loét hoặc xuất huyết. Vì vậy mà những người hay giận dữ thường gặp các triệu chứng như buồn nôn, đau rát vùng thượng vị và mất cảm giác ngon miệng.

Hạn chế giận dữ, nóng giận để không gặp tình trạng chán ăn, ảnh hưởng dạ dày
2.6. Tổn thương tim
Khi cơn giận bùng phát, tim sẽ đập nhanh hơn, máu dồn lên não khiến mặt đỏ và nóng bừng. Lúc này, tim lại không được cung cấp đủ máu và oxy để co bóp bình thường, khiến nhịp tim rối loạn, dễ dẫn đến các vấn đề như tim mạch, cao huyết áp hoặc bệnh mạch vành,…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ đau tim tăng gấp đôi trong hai giờ sau cơn giận dữ. Nếu bạn thường xuyên nóng giận, tim phải chịu áp lực lớn, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, suy tim hoặc đột quỵ.

Kiềm chế cơn tức giận để giảm nguy cơ về tim mạch
2.7. Những tổn thương khác
Ngoài ra, khi bạn tức giận, cơ thể sẽ kích hoạt hàng loạt phản ứng sinh lý có thể dẫn đến các tổn thương sau:
- Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: Khi giận dữ, cơ thể tiết ra nhiều cortisol – hormone gây căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài, cortisol sẽ tích tụ và làm suy giảm hoạt động của hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, thậm chí là ung thư.
- Béo phì: Hormone căng thẳng kích thích cảm giác thèm ăn và sự tích tụ mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng. Những người thường xuyên tức giận có xu hướng ăn nhiều hơn để giảm căng thẳng, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
- Đột quỵ: Giận dữ làm tăng đột biến huyết áp và nhịp tim, tạo áp lực lên thành mạch máu. Ở những người có yếu tố nguy cơ, điều này có thể kích hoạt cơn đột quỵ do vỡ mạch máu não hoặc tắc nghẽn mạch máu.
3. Các cách giúp kiểm soát cơn nóng giận
Để kiểm soát cơn giận một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng mô hình ABC – một phương pháp đơn giản nhưng rất hữu ích trong việc nhận diện và điều chỉnh cảm xúc.
Mô hình ABC rất phổ biến trong các kiến thức về Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý hay liệu pháp xúc cảm, hành vi hợp lý về nhân cách (REBT) được phát triển bởi nhà tâm lý học Albert Ellis. Mô hình này gồm 3 bước chính:
- A (Activating event): Xác định sự kiện gây ra cảm xúc tức giận.
- B (Beliefs): Xác định niềm tin hoặc suy nghĩ của bạn về sự kiện đó, đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong các bước.
- C (Consequences): Xác định cảm xúc và hành vi sau khi giận dữ.
Mấu chốt của cách giảm tức giận này tập trung ở bước B. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác và thực hiện các cách giúp kiềm chế cảm xúc nóng giận tạm thời như sau:
- Hít thở sâu: Hít một hơi thật sâu, giữ trong vài giây, sau đó thở mạnh ra để làm dịu hệ thần kinh.
- Tập đếm số: Đếm ngược từ 10 đến 1 và đếm xuôi từ 1 đến 10 để giúp tâm trí bình tĩnh hơn.
- Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, đạp xe hoặc tập thể dục nhẹ có thể giúp xoa dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng.
- Uống nước: Uống một ly nước sẽ giúp cơ thể thư giãn và tâm trạng trở nên thoải mái hơn.
- Thay đổi môi trường: Tạm rời khỏi tình huống gây giận dữ để tái lập sự cân bằng, giúp đầu óc tỉnh táo và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
- Điều chỉnh cách nhìn nhận: Xem xét lại vấn đề từ một khía cạnh khác, thay đổi cách nhìn nhận về tình huống để kiểm soát cảm xúc dễ dàng hơn.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý để giải tỏa cảm xúc.

Học cách tĩnh tâm khi nóng giận, chia sẻ với chuyên gia tâm lý, bạn bè,…
4. Thói quen sống lành mạnh để kiểm soát cơn giận và tăng cường sức khỏe
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học để cơ thể hồi phục, tăng cường sức đề kháng và hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ cảm xúc giận dữ. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả có thể kiểm soát cơn tức giận:
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống điều độ, đúng giờ và đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng chính là bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Uống đủ nước: Cung cấp khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm trong cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Xem ngay: Nếu bị thiếu nước sẽ có tác hại gì?
- Hạn chế các chất kích thích: Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các thực phẩm gây nóng trong người như đồ ngọt, đồ cay để giảm nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương Gan.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ trung bình 8 giờ mỗi ngày và trước 23h để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng.
- Duy trì vận động: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Cân bằng công việc và nghỉ ngơi: Tránh làm việc quá sức vì điều này không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần.
- Áp dụng biện pháp thư giãn: Thực hiện các phương pháp như thiền, yoga, nghe nhạc, hoặc tắm nước ấm để giảm căng thẳng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Tránh thừa cân, béo phì để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề tiềm ẩn.
- Hạn chế lạm dụng thuốc: Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc để giảm nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn.
5. Tổng kết
Giận dữ, nóng giận hay tức giận là những cảm xúc tất yêu mà ai cũng từng trải qua trong cuộc sống. Có người từng ví rằng, giận dữ chẳng khác nào việc “tự mình uống thuốc độc và mong người khác chịu tổn thương”. Và đúng như vậy, khi những cảm xúc này xuất hiện thường xuyên và không được kiểm soát, chúng không chỉ tác động tâm lý mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như huyết áp tăng cao, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, phổi và tim mạch.
Vì vậy, để bảo vệ cơ thể và hạn chế tức giận, bạn nên tập cách kiềm chế cơn nóng giận, rèn luyện thói quen kiểm soát cảm xúc bằng cách hít thở sâu, tập đếm số, vận động nhẹ nhàng hoặc thay đổi môi trường khi cảm thấy cơn giận đang đến gần.
Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống khoa học như ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng cũng là những giải pháp hiệu quả để giữ tinh thần ổn định, cơ thể khỏe mạnh và hạn chế giận dữ.
Ngoài việc cung cấp cho bạn thông tin về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân, Dược Bình Đông còn mang đến cho bạn những sản phẩm chăm sóc sức khỏe uy tín, bao gồm:
- Thiên Môn Bổ Phổi: Sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bạc hà, Kinh giới,… Hỗ trợ bổ phế bổ phổi và giảm các triệu chứng hô hấp như ho khan, ho có đờm đặc, ho kéo dài, đau rát họng và khàn tiếng do viêm họng, viêm phế quản. Phù hợp với cơ địa người Việt Nam, giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp.
- Long Đởm Giải Độc Gan: Là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, lành tính như Diệp hạ châu, Long đởm thảo, Nhân trần, Atiso,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giảm các triệu chứng nóng trong người, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa trên da,…
- Bát Tiên Bình Đông: Là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như Bạch phục linh, Thục địa, Lạc tiên,… cùng nhiều thảo dược quý khác, giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và giúp ăn ngon, ngủ ngon giấc hơn.
- Bổ Thận Bình Đông: Là thực phẩm có sự kết hợp giữa các nguyên liệu thảo dược như Độc hoạt, Đỗ trọng, Phá cố chỉ, Ngưu tất, Cẩu tích, Thỏ ty tử, Thục địa, Đương quy giúp bổ thận, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ù tai do Thận kém.
Dược Bình Đông là đơn vị có hơn 70 năm cung ứng cho thị trường Việt Nam những sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng. Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực, nghiên cứu và cải tiến mỗi ngày để mang đến những sản phẩm phù hợp hơn với cơ địa người dùng. Để được tư vấn về các sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!