Uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không? Dùng sao cho đúng?

Nội dung chính

Uống trà thanh nhiệt nhiều không tốt, có thể gây hại gan, thận và hệ tiêu hóa nếu lạm dụng.
Dù trà thanh nhiệt mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ giải độc, làm mát cơ thể, giúp ngủ ngon và làm đẹp da, nhưng dùng quá mức hoặc sai cách có thể dẫn đến mất nước, suy gan thận, rối loạn hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, người thể hàn, huyết áp thấp, đang điều trị bệnh lý hoặc sử dụng thuốc cần thận trọng vì nguy cơ phản tác dụng.

Để uống trà đúng cách, cần chú ý về liều lượng, thời điểm và đối tượng sử dụng.
Chỉ nên uống 200–500ml mỗi ngày, không dùng thay nước lọc, tránh uống lúc đói, trước khi ngủ hoặc trà để qua đêm. Nên chọn trà có nguồn gốc rõ ràng, pha vừa phải, không quá đậm hoặc quá nóng. Người đang mang thai, cho con bú, mắc bệnh nền hoặc dùng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp cơ thể thải độc hiệu quả và an toàn hơn.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Danh sách câu hỏi liên quan

  1. “Em uống trà thanh nhiệt mỗi ngày thay nước lọc, nhưng gần đây lại thấy hay mệt và tiểu nhiều. Liệu có phải do uống quá nhiều không ạ?” – Trang
  2. “Bác sĩ cho em hỏi: trà atiso em nghe nói rất tốt cho gan, vậy em uống mỗi ngày có sao không? Uống trà giải độc gan nhiều có hại không?” – Minh Tuấn
  3. “Chào bác sĩ, tôi có cơ địa huyết áp thấp và hay lạnh tay chân. Vậy tôi có nên uống trà thanh nhiệt hàng ngày không?” – Cô Lan
  4. “Em bị nóng trong, nổi mụn nên hay uống trà rau má mỗi tối. Dạo này lại hay mất ngủ, không biết có liên quan không ạ?” – Huyền
  5. “Tôi đang mang thai 3 tháng, thấy nhiều người khuyên uống trà diệp hạ châu để mát gan. Dùng như vậy có an toàn không bác sĩ?” – Chị Phượng
  6. “Mỗi lần ăn nhiều đồ nóng em đều uống trà thanh nhiệt để cân bằng lại. Nhưng nếu cứ uống liên tục như vậy có ảnh hưởng gì đến gan thận không?” – Quốc Bảo
  7. “Chào bác sĩ, mẹ tôi bị suy thận độ 2, liệu có thể dùng các loại trà thảo mộc như trà bồ công anh hay nhân trần được không ạ?” – Anh Dũng
  8. “Tôi đang dùng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ, nếu uống thêm trà giải độc gan thì có bị tương tác thuốc không?” – Anh Vinh
  9. “Con tôi mới 10 tuổi, có hay bị nhiệt miệng. Tôi muốn cho bé uống trà bí đao mỗi ngày. Liệu độ tuổi này có uống được không ạ?” – Chị Hạnh
  10. “Bác sĩ ơi, em hay pha trà thanh nhiệt rất đặc vì nghĩ uống đậm mới hiệu quả. Có đúng không, hay nên pha loãng hơn?” – Kim Ngân
… Đang cập nhật

Trà thanh nhiệt là lựa chọn lý tưởng cho người thường xuyên bị nóng trong, nổi mụn, nhiệt miệng hay đang bị căng thẳng, mất ngủ. Nhờ khả năng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và bổ sung chất chống oxy hóa, các loại trà ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, uống trà thanh nhiệt nhiều có thực sự tốt?

Việc lạm dụng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm sao để sử dụng trà đúng cách và an toàn? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu ngay trong bài viết này!

1. Trà thanh nhiệt là gì?

Trà thanh nhiệt là đồ uống được pha chế từ các loại thảo dược tự nhiên có tính mát. Các loại trà này có thể ở dạng trà tươi, trà khô hoặc các loại trà đóng gói sẵn. Đồ uống này mang lại cho người dùng một số lợi ích như:

  • Thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố nhờ các loại thảo mộc trong trà giúp gan và thận hoạt động tốt hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu và mang lại cảm giác nhẹ nhàng.
  • Cải thiện giấc ngủ do một vài loại trà có tác dụng an thần, giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
  • Ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Làm đẹp da, bổ sung chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm mụn do nóng trong.
  • Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, giúp tinh thần tỉnh táo, thoải mái hơn mỗi ngày.
Hình ảnh về trà giải độc gan nhân trần - uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không?

Trà giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể

Với những công dụng đa dạng vừa kể, mọi người thường lựa chọn loại trà phù hợp theo sở thích cá nhân và nhu cầu sức khỏe cụ thể. Một số loại trà phổ biến có thể kể đến như trà xanh, trà rau má, trà atiso, trà bồ công anh, trà bí đao, trà râu ngô, trà hoa cúc, trà diệp hạ châu, trà lá vối, trà nhân trần, trà ngải cứu, trà cam thảo, trà cà gai leo, trà cỏ ngọt, trà bí đao, trà sâm đất, trà bạc hà,…

Tìm hiểu thêm về: Trà giải độc gan qua bài viết của Dược Bình Đông

2. Những sai lầm thường gặp khi uống trà thanh nhiệt

Trà thanh nhiệt từ thảo dược tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngày càng được nhiều người yêu thích và sử dụng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, không ít người đã mắc các sai lầm khi dùng, làm giảm hiệu quả khi uống hoặc thậm chí làm phản tác dụng như:

  • Sai lầm về nguồn gốc: Dùng dược liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, có thể chứa tạp chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
  • Sai lầm về liều lượng và thời gian: Uống trà thanh nhiệt quá nhiều, trong thời gian quá dài (đặc biệt là dùng liên tục 1 loại trà).
  • Sai lầm về kết hợp: Kết hợp trà với thuốc tây có thể gây tương tác nguy hiểm, làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Sai lầm về cách chế biến: Pha trà quá đậm, ngâm trà quá lâu hoặc uống khi quá nóng làm mất dưỡng chất, gây hại cơ thể.
  • Sai lầm về thời điểm uống – cho rằng uống trà lúc nào cũng được: Thực tế thì không nên uống khi bụng đói, trước khi đi ngủ hoặc ngay sau bữa ăn vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
  • Sai lầm về đối tượng uống – cho rằng ai cũng có thể uống trà: Thực tế thì người có cơ địa nhạy cảm, bị suy thận hoặc đang điều trị bệnh lý liên quan đến thận, đang sử dụng thuốc đặc trị, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú,… cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ để dùng. Việc uống trà thanh nhiệt còn không phù hợp với người có huyết áp thấp, thể trạng hàn (với những biểu hiện như huyết áp thấp, hay thấy lạnh, thường xuyên sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh, dễ bị cảm cúm,…) và người giả nhiệt (mặc dù cơ thể vẫn thấy nóng, thậm chí còn xuất hiện những cơn bốc hỏa nhưng bên trong cơ thể thực ra lại là thể trạng hàn).
  • Sai lầm về lựa chọn nguyên liệu: Dùng những thảo dược quá lạnh (đặc trưng là vị đắng nhiều) để làm trà.

3. Những tác hại khi sử dụng quá nhiều trà

Tuy các loại trà thanh nhiệt tự nhiên và lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.  Trường hợp mắc phải một trong các sai lầm đã nêu, bạn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những tác hại phổ biến cần chú ý.

3.1. Tác hại đến gan

Uống quá nhiều trà, đặc biệt là dùng liên tục trong thời gian dài, sẽ khiến các chất trong trà tích tụ dư thừa. Trong đó, gan – cơ quan đảm nhận nhiệm vụ lọc thải chất độc ra ngoài phải làm việc nhiều hơn để xử lý. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan, làm nóng gan.

Khi gan yếu đi, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như mệt mỏi, nóng trong, nổi mẩn đỏ, ngứa hay mụn nhọt, vàng da, vàng mắt, chán ăn, khó tiêu hoặc nước tiểu sậm màu,… Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan cấp tính do gan không kịp đào thải độc tố. Xem thêm: Gan nhiễm độc là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả.

Đáng chú ý, một số dược liệu vốn được xem là có lợi cho gan như cam thảo, diệp hạ châu hoặc atiso, khi dùng quá mức lại có thể gây phản tác dụng và làm tích tụ độc tố trong gan.

Hình ảnh về vị thuốc cam thảo nằm trong các bài thuốc điều trị ho có đờm - uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không

Cam thảo là dược liệu quen thuộc dùng để giải nhiệt nhưng dễ bị phản tác dụng nếu dùng quá mức

3.2. Tác hại đến thận

Hầu hết các loại trà thanh nhiệt thường có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, khi uống quá nhiều trà, cơ thể sẽ bị mất nước và các điện giải (ion natri, kali, canxi…) qua đường nước tiểu. Hiện tượng mất nhiều nước kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên thận, đồng thời, thận phải làm việc quá mức để lọc và đào thải các chất, dần dần dẫn đến suy thận, kèm cơ thể sẽ mệt mỏi, đau mỏi cơ, rối loạn nhịp tim,… 

Khi thận suy yếu, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

3.3. Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Uống trà đặc liên tục, nhất là khi đói, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể như làm giảm hấp thu dưỡng chất như sắt, caxi và kali. Ngoài ra, một số loại trà có chứa chất tannin, cản trở cơ thể tiếp nhận khoáng chất quan trọng. Điều này khiến bạn dễ thiếu chất dù ăn uống đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc uống trà thanh nhiệt quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Nếu uống ngay sau bữa ăn sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón và tích tụ chất độc hại.

3.4. Các tác hại khác

Ngoài các tác hại trên, uống trà thanh nhiệt quá mức có thể âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn cơ thể. Việc thường xuyên dùng các loại thảo dược thanh nhiệt có trong trà, sẽ khiến người thể hàn mất tân dịch (hao hụt các chất lỏng quan trọng trong cơ thể như nước, dịch tiêu hóa,…), chân âm hao tổn (suy giảm phần âm khí nền tảng, gây khô khát, nóng trong, mệt mỏi,…). Lâu dài, cơ thể sẽ bị mất cân bằng âm dương, dẫn đến nhiều bệnh tật hơn,…

4. Lời khuyên khi uống trà thanh nhiệt

4.1. Cách dùng trà an toàn

Sử dụng trà đúng cách giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích và bảo vệ sức khỏe. Ngược lại, việc dùng sai cách có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như đã đề cập. Dưới đây là những nguyên tắc cần ghi nhớ.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, đừng tự ý dùng trà mà hãy đi khám ngay. Đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bệnh nền.
  • Liều lượng hợp lý: Chỉ nên uống 200-500ml mỗi ngày để tránh ảnh hưởng cơ thể.
  • Lựa chọn thời điểm: Nên uống trà vào buổi sáng sau ăn, sau bữa ăn 30 phút hoặc tối trước ngủ 1-2 giờ; tránh uống lúc tối muộn để không tiểu đêm và ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Không uống trà thay nước lọc: Cơ thể vẫn cần nước lọc để duy trì hoạt động bình thường. Bạn vẫn cần uống đủ nước vì trà có tính lợi tiểu.
  • Pha trà đúng cách: Tránh hãm trà quá lâu, pha trà quá đậm đặc hoặc uống khi trà quá nóng để tránh gây hại cơ thể.
  • Không uống trà để qua đêm: vì trà cũ dễ sinh vi khuẩn và nấm mốc, gây hại sức khỏe.
  • Không uống trà dùng thảo dược có tính quá đắng vì các vị thuốc càng đắng sẽ càng có tính lạnh, với tác dụng thanh nhiệt mạnh, dễ gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

4.2. Cách chọn trà thanh nhiệt phù hợp

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi uống trà thanh nhiệt, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp:

  • Chọn trà có nguồn gốc tự nhiên, không phẩm màu, không chất bảo quản, cẩn thận với trà thảo dược có vị ngọt quá mức.
  • Thảo dược dùng để làm trà cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không bị nấm mốc, ẩm ướt hoặc nhiễm khuẩn. 
  • Lựa chọn các loại sản phẩm trà có thương hiệu uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng và còn hạn sử dụng,…

4.3. Đối tượng đặc biệt cần lưu ý

Một số người cần cẩn thận khi dùng trà để tránh tác dụng phụ:

  • Người có thể trạng hàn hoặc giả nhiệt;
  • Người có huyết áp thấp;
  • Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng;
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Người bị suy thận hoặc đang điều trị các bệnh lý liên quan đến thận;
  • Người đang sử dụng thuốc đặc trị,…

Nếu bạn thuộc một trong các nhóm trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại trà nào.

5. Xây dựng các thói quen lành mạnh để giúp cơ thể thải độc tự nhiên

Kết hợp các thói quen lành mạnh không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp cơ thể thải độc hiệu quả hơn. Khi duy trì được những thói quen tốt, hệ miễn dịch sẽ được cải thiện, từ đó tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là những cách đơn giản bạn có thể áp dụng ngay.

  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi đêm, đi ngủ trước 23h để gan tái tạo và thải độc tốt hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái bằng các phương pháp như thiền, tắm nước ấm giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ cơ thể cân bằng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân để giảm áp lực cho gan và ngăn ngừa bệnh lý thừa cân, béo phì.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống giúp hạn chế độc tố từ bên ngoài.
  • Không hút thuốc lá để giảm gánh nặng thải độc cho gan và phổi.
  • Tránh lạm dụng thuốc, không tự ý dùng kháng sinh hay thuốc giảm đau để bảo vệ gan thận.
  • Thăm khám định kỳ và tiêm vaccine theo khuyến nghị của Bộ Y tế.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học với thực đơn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ dầu mỡ để hỗ trợ thải độc tự nhiên.
Thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe

Lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp thanh nhiệt giải độc tại bài viết “Detox tại nhà” của Dược Bình Đông!

6. Tổng kết

Uống trà đúng cách và đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích như làm mát cơ thể, hỗ trợ gan thận và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc uống sai cách, bạn có thể làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan thận, kèm theo đó là tình trạng mất ngủ hay rối loạn tiêu hóa.

Để tránh những tác hại không đáng có, bạn cần tránh các sai lầm phổ biến khi uống trà thanh nhiệt. Các sai lầm thường gặp là do sử dụng trà không rõ nguồn gốc xuất xứ, uống quá nhiều, kết hợp sai với thuốc, pha chế không đúng, chọn thời điểm không phù hợp hay dùng khi có cơ địa đặc biệt cần tránh. Những lỗi này có thể làm giảm lợi ích và gây hại không đáng có cho sức khỏe của bạn.

Vì vậy, bạn nên chọn các loại trà chất lượng cao và tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc thuộc nhóm đối tượng đặc biệt (người có thể trạng hàn, huyết áp thấp, suy thận, phụ nữ mang thai), hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài các loại trà tự nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng nóng trong người, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt,… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan, trong đó có Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông. Sản phẩm này thường được ưu tiên lựa chọn nhờ nguồn gốc từ các dược liệu tự nhiên như Diệp hạ châu, Atiso, Long đởm thảo, Nhân trần, Hoàng cầm, Sài hồ, Cam thảo,… Đây đều là những dược liệu “có tiếng” với công dụng thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan, tăng cường chức năng thải độc của gan, giảm các biểu hiện nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa,…Hình ảnh Long đởm giải độc gan Bình Đông

Để có thêm thông tin về các sản phẩm của Dược Bình Đông và được tư vấn về các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là về sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan của Bình Đông, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808.

Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

1. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/luu-y-khi-su-dung-cac-thao-duoc-mat-gan-vi

 

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Bình luận

Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan

      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng