Bạn có từng trải qua tình trạng đau nhức vùng sườn mỗi khi ho không? Đây là vấn đề phổ biến đặc biệt khi ho kéo dài hoặc ho dữ dội. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc nhói buốt, gây mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều người lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tim, phổi, hệ tiêu hóa hoặc xương khớp hay không. Và làm thế nào để giảm cơn ho đau xương sườn một cách nhanh chóng và an toàn?
Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho tình trạng ho đau sườn qua bài viết dưới đây!
1. Ho đau sườn trái hoặc sườn phải cảnh báo những bệnh lý gì?
Ho đau sườn là tình trạng ho kéo dài hoặc ho dữ dội kèm đau ở vùng sườn, có thể xảy ra ở hạ sườn trái, hạ sườn phải hoặc cả hai bên sườn. Cơn đau tức bên sườn thường xuất hiện khi ho, hắt hơi, hít thở sâu hoặc ấn vào vùng bị đau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ đau ở từng người có thể khác nhau, từ đau nhức âm ỉ nhẹ đến nhói buốt dữ dội.
Ho nhiều bị đau sườn có thể bắt nguồn từ các tổn thương phổi do tác động bên ngoài. Những tổn thương này ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và gây ra những cơn ho dai dẳng kèm theo đau tức vùng sườn.

Ho nhiều dẫn đến đau sườn
Nguyên nhân phổ biến gây nên ho đau sườn thường là do môi trường ô nhiễm hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đặc biệt là hút thuốc lá. Trong nhiều trường hợp, nếu không xuất phát từ bệnh lý nghiêm trọng, ho đau sườn có thể thuyên giảm khi thay đổi thói quen sống.
Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt chú ý nếu bị ho nhiều làm đau sườn kéo dài hơn 2 tuần hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường như đau dữ dội, khó thở, sốt cao, ho ra máu hoặc cảm giác chèn ép ở ngực, bạn không nên chủ quan mà cần được thăm khám y khoa càng sớm càng tốt. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về phổi, tim mạch hoặc hệ tiêu hóa.
2. Ho đau sườn cảnh báo những bệnh lý gì?
Khi gặp tình trạng ho kèm đau tức vùng sườn, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để đánh giá mức độ triệu chứng và tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn như thời gian xuất hiện triệu chứng, mức độ đau, tần suất ho,… Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây ho đau sườn, bao gồm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu – chất nhầy, nội soi dạ dày,… để xác định nguyên nhân.
- Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra những cơn ho dữ dội, kéo dài. Áp lực từ những cơn ho mạnh có thể gây đau tức vùng sườn.
- Viêm mũi dị ứng xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật,… làm niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến ho dai dẳng gây áp lực lên cơ liên sườn kèm chảy nước mũi, hắt hơi liên tục,.
- Viêm hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản,… gây ho nhiều kèm theo đau sườn, sốt, khó thở, thở khò khè. Đặc biệt, viêm phổi có thể khiến phổi chứa nhiều đờm, gây tức ngực.
- Hen suyễn xảy ra khi đường thở bị thu hẹp, khiến người bệnh bị ho kéo dài, khó thở, tức ngực, gây căng cơ vùng sườn. Cơn ho có thể xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên.
Ngoài ra, một số bệnh lý nghiêm trọng như lao phổi và u phổi cũng có thể gây ra ho đau sườn, ho ra máu hoặc khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện sớm.
Bên cạnh đó, nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra ho đau sườn:
- Chấn thương hoặc thoái hóa cột sống, viêm dây thần kinh liên sườn có thể gây đau sườn mỗi khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh, đặc biệt là khi có tổn thương xương sườn.
- Bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản (GERD, loét dạ dày – tá tràng,… do axit dạ dày trào lên thực quản gây ho mãn tính kéo dài kèm theo đau sườn hoặc cảm giác nóng rát ngực.
- Các vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh lý tim mạch, ung thư,… có thể gây ho đau sườn kèm ho ra máu, khó thở và cần được chẩn đoán sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
2.2. Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Phác đồ điều trị ho đau sườn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể được xác định qua kết quả chẩn đoán y khoa. Điều trị đúng nguyên nhân sẽ giúp kiểm soát cơn ho, giảm đau sườn và cải thiện tình trạng bệnh nền.
- Điều trị bằng thuốc bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát cơn ho và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc ức chế cơn ho, long đờm, kháng dị ứng, kháng viêm; thuốc kiểm soát cơn hen; thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn; thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản,…
- Điều trị bằng phẫu thuật sẽ được chỉ định trong một số trường hợp ho nhiều do các bệnh lý cần can thiệp ngoại khoa.
Lưu ý quan trọng: Bạn không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh để chữa ho, vì việc lạm dụng có thể gây kháng thuốc, dẫn đến những tác dụng ngoài ý muốn và làm giảm hiệu quả điều trị. Tìm hiểu ngay: Lý do và cách sử dụng kháng sinh đúng cách!
3. Các phương pháp giúp giảm ho nhiều gây đau sườn tại nhà
3.1. Mẹo giúp giảm ho, đau họng, tiêu đờm tại nhà
Trong dân gian có nhiều phương pháp tự nhiên giúp giảm ho, đau họng, tiêu đờm. Nhờ tính an toàn, dễ thực hiện, với các nguyên liệu đơn giản, có sẵn trong gian bếp hoặc dễ dàng tìm mua, những bài thuốc này càng trở nên thông dụng hơn:
- Lá hẹ và đường phèn giúp giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm và làm dịu cổ họng hiệu quả, thích hợp dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
- Siro húng chanh đường phèn có tác dụng kháng khuẩn, giảm ho khan, ho có đờm, làm dịu và giảm đau họng nhanh chóng. Đọc thêm bài viết: Mẹo làm siro trị ho, tiêu đờm tại nhà.
- Lê chưng đường phèn giúp giảm ho, tiêu đờm do cảm lạnh hiệu quả, dùng được cho nhiều đối tượng kể cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
3.2. Các phương pháp khác giúp giảm ho đau sườn tại nhà
Ngoài các mẹo dân gian, việc kết hợp những phương pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, đau họng, đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục cho cơ thể:
- Uống nhiều nước ấm (trung bình 2 lít mỗi ngày) giữ ẩm cho cổ họng, làm dịu tình trạng khô rát, kích thích niêm mạc và hỗ trợ tiêu đờm.
- Súc họng bằng nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, làm dịu cơn đau họng với cách pha đơn giản là hòa tan 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm, súc miệng trong 10-15 giây, sau đó nhổ ra.
- Xông mũi họng với nước ấm hoặc bằng tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, tràm giúp thông đường thở, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
- Duy trì độ ẩm không khí giúp ngăn ngừa tình trạng khô họng, kích ứng niêm mạc, đặc biệt hữu ích trong mùa khô hoặc khi sử dụng điều hòa thường xuyên.
- Viên ngậm chứa các thành phần như mật ong, bạc hà, gừng có tác dụng làm dịu cổ họng và hạn chế phản xạ ho.
- Xịt họng kháng khuẩn giúp giảm viêm, sát trùng họng, làm giảm cảm giác đau rát và khó chịu khi ho kéo dài.
- Dùng siro từ thảo dược thiên nhiên giúp làm dịu cổ họng, giảm ho mà không cần kháng sinh.
3.3. Thói quen sinh hoạt khoa học
Lối sống và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hệ hô hấp, giúp ngăn ngừa các bệnh lý gây ho, đau họng cũng như tăng cường sức đề kháng tổng thề từ đó phòng tránh tình trạng bệnh lý.
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, điều độ đúng giờ, đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng chính như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên một số nhóm thực phẩm có công dụng bổ phổi giảm ho.
- Hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống lạnh, rượu bia, caffeine vì dễ làm cổ họng kích ứng và gia tăng cơn ho.
- Ngủ đủ giấc 7-8 giờ mỗi đêm và ngủ sớm trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng các biện pháp như thiền, tắm nước ấm, kết hợp với các liệu pháp thư giãn
- Duy trì hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát để bảo vệ hệ hô hấp.
- Không để máy lạnh quá thấp, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cổ họng bị kích ứng và dễ viêm nhiễm.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng, chân, tay để giảm nguy cơ nhiễm lạnh, tránh ho kéo dài.
- Không hút thuốc lá vì dễ làm tổn thương niêm mạc hô hấp, gây kích thích cổ họng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động đều làm tăng nguy cơ bệnh về hô hấp
4. Tổng kết
Ho gây đau sườn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và hen suyễn thường là nguyên nhân chính. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến xương khớp, thần kinh liên sườn, hệ tiêu hóa (như trào ngược dạ dày thực quản) và tim mạch. Môi trường ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá và ho kéo dài đều có thể tạo áp lực lên vùng sườn, gây đau nhức.
Nếu tình trạng ho đau sườn kéo dài hơn 2 tuần, kèm theo đau tức ngực, khó thở, ho ra máu hoặc sốt cao, bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ tại nhà như uống nước ấm, súc miệng nước muối, xông hơi, sử dụng viên ngậm hoặc siro thảo dược cũng giúp làm dịu cổ họng, giảm tình trạng ho dẫn đến đau sườn,
Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông là một trong những lựa chọn được nhiều người tin dùng.
Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Thiên Môn Bổ Phổi 280ml, Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho Trẻ em, Thiên Môn gói 15ml, Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn với các thành phần thiên nhiên như Thiên môn đông, Bạc hà, Gừng, Atiso, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới. Đây là giải pháp từ thảo dược thiên nhiên giúp giảm ho, tiêu đờm và hỗ trợ làm dịu cổ họng, bảo vệ hệ hô hấp an toàn, hiệu quả. Có công dụng bổ phế, giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, giảm các triệu chứng ho nhiều, ho ra đờm, khan tiếng,… Các sản phẩm đều có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính.
Hãy liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được chúng tôi hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Lưu ý, các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.