Trái cây nào tốt cho thận và giúp thải độc hiệu quả?

Nội dung chính

Một số loại trái cây như táo, lê, dưa hấu, đu đủ, dứa, việt quất,… rất tốt cho thận nhờ chứa ít natri, kali, phốt pho và giàu chất chống oxy hóa. Chúng giúp giảm áp lực lọc thải, ngăn ngừa sỏi thận, duy trì cân bằng điện giải và hạn chế tổn thương tế bào thận.

Tuy nhiên, không phải trái cây nào cũng phù hợp với người có vấn đề về thận.
Cần tránh các loại giàu kali như chuối, bơ, kiwi, mơ khô, nho khô… vì có thể gây rối loạn điện giải hoặc tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra, nên ăn trái cây đúng thời điểm, không ăn lúc đói hoặc tối muộn, và ưu tiên trái cây tươi, ít chế biến để giữ trọn giá trị dinh dưỡng.

Danh sách câu hỏi liên quan

  1. “Tôi nghe nói ăn trái cây có thể hỗ trợ chức năng thận, vậy loại trái cây nào giúp thải độc cho thận hiệu quả nhất ạ?” – Anh Thành
  2. “Chào bác sĩ, tôi bị thận yếu nhẹ, có loại hoa quả nào nên ăn để thanh lọc thận tự nhiên không?” – Cô Hạnh
  3. “Dạ cho em hỏi ăn dứa hay đu đủ mỗi ngày có giúp giải độc thận không, hay cần kết hợp thêm loại nào khác ạ?” – Thảo Nhi
  4. “Tôi đang chạy thận, không biết có thể dùng loại trái cây nào giúp cải thiện sức khỏe mà không ảnh hưởng đến điện giải?” – Bác Dũng
  5. “Em thấy dưa hấu và táo thường được nhắc đến là tốt cho thận, vậy nên dùng như thế nào để phát huy tác dụng?” – Hiền Lê
  6. “Chào bác sĩ, em bị sỏi thận, có loại trái cây nào giúp hỗ trợ đào thải cặn sỏi tốt không ạ?” – Tuấn Khang
  7. “Bé nhà em hay ăn chuối và kiwi, em nghe nói giàu kali có hại cho thận, điều này có đúng không?” – Chị Thu
  8. “Mẹ em huyết áp cao và có vấn đề về thận, bác sĩ có thể gợi ý loại trái cây nào vừa lợi tiểu vừa an toàn không ạ?” – Kim Chi
  9. “Xin hỏi người thận yếu nên tránh loại quả nào để không làm tăng gánh nặng cho thận?” – Anh Quang
  10. “Em muốn xây dựng chế độ ăn nhiều trái cây giúp bảo vệ thận lâu dài, mong bác sĩ hướng dẫn cách chọn và dùng phù hợp.” – Nguyễn Linh
… Đang cập nhật
Các loại trái cây tốt cho gan thận

Trái cây không chỉ cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, mà còn giúp giảm viêm, hỗ trợ quá trình lọc thải độc tố và cải thiện chức năng của thận mà không cần dùng đến thuốc. Vì vậy, để hỗ trợ sức khỏe thận một cách tự nhiên, nhiều người chọn bổ sung các loại trái cây vào chế độ ăn hằng ngày. Đây là một phương pháp an toàn, lành tính, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và phù hợp với mọi đối tượng.

Điều này càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hiện đại, khi thận phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường ô nhiễm, thực phẩm chứa hóa chất và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho thận. Một số loại cần hạn chế hoặc thậm chí là tránh hoàn toàn nếu bạn mắc bệnh thận. Vậy, trái cây tốt cho thận là những loại nào? Làm sao để chọn và sử dụng trái cây phù hợp, mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe? Hãy cùng Dược Bình Đông khám phá câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Trái cây tốt cho thận

Những loại trái cây tốt cho thận thường chứa ít natri, kali, protein, phốt pho và canxi, giúp giảm tải áp lực lên thận, đồng thời hỗ trợ cơ thể đào thải chất dư thừa hiệu quả. Ngoài ra, nhờ giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ, những loại trái cây này còn giúp giảm viêm, ngăn ngừa sỏi thận và duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

Bên cạnh đó, theo thuyết ngũ hành trong Đông y, thận thuộc hành thủy, tương ứng với màu đen. Vì vậy, những loại trái cây có màu đen hoặc tối màu thường được xem là có tác dụng bổ trợ và tăng cường chức năng thận, giúp hỗ trợ quá trình thanh lọc và bảo vệ thận khỏi tổn thương.

Hình chụp về thận - Thận thuộc hành Thủy, tương ứng với các loại thực phẩm có màu đen

Thận thuộc hành Thủy, tương ứng với các loại thực phẩm có màu đen

Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo để được hỗ trợ kịp thời. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Tiểu đêm nhiều, tiểu buốt hoặc giảm lượng nước tiểu bất thường.
  • Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng thắt lưng, đặc biệt là sau khi làm việc nặng.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Da trở nên khô ráp, xuất hiện mụn và tóc rụng nhiều hơn.
  • Huyết áp cao.

Việc bổ sung trái cây, rau củ bổ thận hay các thực phẩm tốt cho thận có thể giúp hỗ trợ thận giảm áp lực lọc thải và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp thay thế điều trị y khoa, đặc biệt đối với những người đã mắc các bệnh lý như bệnh thận mạn tính, sỏi thận hoặc tăng huyết áp.

Vì vậy, việc bổ thận quá mức hoặc không đúng cách có thể khiến thận làm việc quá tải và lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm chức năng. Khi thận không còn đảm bảo tốt vai trò lọc thải độc, các chất cặn bã sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể, gây tác động tiêu cực đến gan, tiêu hóa, tim mạch và hệ miễn dịch, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

2. Các loại trái cây giúp bồi bổ và bảo vệ thận, cách sử dụng hiệu quả

2.1. Táo

Táo là một trong những trái cây tốt cho thận nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, ít kali, phốt pho và natri. Ngoài ra, táo còn chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan có khả năng giảm viêm, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa cholesterol cao, từ đó giảm áp lực lên thận.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp.
  • Uống nước ép hoặc sinh tố nguyên chất.
  • Kết hợp với thực phẩm khác như salad.

Lưu ý khi dùng táo:

  • Ăn cả vỏ táo, vì phần vỏ giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.
  • Tránh ăn táo quá chín, bởi lúc này chất pectin trong táo dễ bị phân hủy.
  • Ngâm táo trong nước muối loãng trước khi ăn để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu (nếu có).
Hình chụp về nước ép táo - trái cây tốt cho thận

Nước ép táo chứa pectin và chất xơ hòa tan

2.2. Lê

Lê là một trong những loại hoa quả có hàm lượng kali, natri thấp và giàu chất xơ tự nhiên, giúp giảm áp lực lên thận và hỗ trợ quá trình lọc thải tự nhiên. Ngoài ra, lê chứa nhiều nước, vitamin C, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe chung.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp.
  • Uống nước ép lê nguyên chất.
  • Kết hợp với thực phẩm khác.

Lưu ý khi dùng lê:

  • Người bệnh suy thận, mắc tiểu đường thì không nên ăn lê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên ăn quá 2 quả/ngày để tránh gây tiêu chảy do hàm lượng nước cao.
  • Không ăn lê khi bụng đói vì có thể làm tăng axit trong dạ dày.
  • Không ăn lê ướp lạnh vì dễ gây đau bụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Hình chụp về quả lê trái cây tốt cho thận

Kết hợp Gừng và Lê giúp giảm ho

2.3. Dưa hấu

Dưa hấu là trái cây lợi tiểu nhẹ, giúp hydrat hóa và làm sạch thận. Nhờ chứa lycopene, dưa hấu không chỉ tốt cho tim mạch mà còn duy trì chức năng thận khỏe mạnh. Ngoài ra, với lượng muối kali dồi dào, dưa hấu còn điều chỉnh độ chua của nước tiểu và ngăn ngừa sỏi thận.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp.
  • Uống nước ép hoặc sinh tố dưa hấu.

Lưu ý khi dùng dưa hấu:

  • Không ăn quá 300g dưa hấu một ngày.
  • Không ăn dưa hấu khi bụng đói vì có thể gây lạnh bụng, đầy hơi.
  • Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, vì dễ gây tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Không nên ăn dưa hấu đã để quá lâu, vì có thể sinh ra vi khuẩn gây hại cho thận.

2.4. Đu đủ

Đu đủ có hàm lượng kali thấp, là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C tuyệt vời, có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ tiêu hoá và loại bỏ các chất dư thừa, rất tốt cho người chạy thận.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp.
  • Làm sinh tố đu đủ.
  • Kết hợp với chanh hoặc gừng.

Lưu ý khi dùng đu đủ:

  • Không ăn đu đủ xanh khi đói vì có thể gây xót ruột, do đó người bệnh nên ăn đu đủ khi no.
  • Phụ nữ có thai không nên áp dụng bài thuốc trị suy thận bằng đu đủ vì có thể gây sảy thai.

2.5. Dứa

Dứa chứa nhiều vitamin C, chất xơ và enzyme bromelain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và tăng cường khả năng loại bỏ chất dư thừa của thận. Nhờ hàm lượng kali thấp, dứa là lựa chọn an toàn cho người gặp vấn đề về thận.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp.
  • Uống nước ép dứa.
  • Kết hợp với thực phẩm khác.
  • Nấu canh hoặc làm sốt.

Lưu ý khi dùng dứa:

  • Do chứa axit tự nhiên, ăn quá nhiều dứa có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và đau dạ dày. Vậy nên, theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nam giới trên 19 tuổi hay phụ nữ từ 19-30 tuổi chỉ nên sử dụng khoảng 2 ly sinh tố dứa/ngày. Mặt khác, phụ nữ trên 31 tuổi chỉ nên uống tối đa 1.5 ly/ ngày.
  • Tránh ăn dứa khi bụng đói.

2.6. Việt quất

Việt quất là một trong những loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanins, giúp bảo vệ tế bào thận khỏi tổn thương do gốc tự do. Đồng thời, nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin và mangan, việt quất hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Với hàm lượng kali, natri và phốt pho thấp, quả này phù hợp với người suy thận hoặc có nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải.

Cách sử dụng:

  • Ăn trực tiếp.
  • Sấy khô.
  • Nước ép.
Hình chụp về quả Việt Quốc trái cây tốt cho thận

Việt quất không chỉ tốt cho thận mà còn tốt cho Gan

2.7. Các loại trái cây tốt cho thận khác

Ngoài các loại trái cây đã đề cập, một số loại quả khác cũng có tác dụng tích cực đối với chức năng thận, giúp hỗ trợ thải độc, giảm viêm và duy trì cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, như:

  • Nho đỏ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa resveratrol – một loại flavonoid đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm, bảo vệ tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường. Nho đỏ có thể ăn trực tiếp hoặc trộn vào salad.
  • Dâu tây chứa vitamin C, ellagitannin và anthocyanins, giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương do oxy hóa, hỗ trợ phục hồi mô thận và duy trì sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, dâu tây có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và giúp kiểm soát huyết áp. Dâu tây có thể ăn trực tiếp, dùng chung với thực phẩm khác hoặc ép sinh tố.
  • Quả mâm xôi có hàm lượng kali thấp phù hợp với người suy thận. Loại quả này chứa axit ellagic và anthocyanins, có tác dụng chống viêm, giảm tổn thương tế bào và hỗ trợ đào thải chất độc.

Ngoài ra, một số loại trái cây khác cũng có tác dụng hỗ trợ thận như sung, mận, xoài, đào,… nhờ chứa ít kali và giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ, giúp cải thiện chức năng lọc thận và bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do.

3. Những thông tin quan trọng khi dùng trái cây bổ cho thận

3.1. Nhóm hoa quả nên kiêng

Một số loại trái cây chứa hàm lượng kali cao có thể làm tăng gánh nặng cho thận và gây rối loạn điện giải. Dưới đây là những loại trái cây nên tránh hoặc hạn chế sử dụng:

  • rất giàu kali, với khoảng 485 mg kali trong 100g bơ, có thể làm tăng áp lực lên thận.
  • Chuối các loại bao gồm chuối xiêm, chuối cau, chuối Nam Mỹ… có lượng kali rất cao (một quả trung bình khoảng 422 mg kali), ảnh hưởng nghiêm trọng đến người suy thận.
  • , đặc biệt là mơ khô, có hàm lượng kali cao (165g quả mơ tươi cắt lát cung cấp 427 mg kali, mơ khô có lượng kali còn cao hơn nhiều lần).
  • Nho khô chứa nhiều kali, 100g nho khô có đến 749 mg kali.
  • Ổi có lượng kali cao, 165g ổi chứa tới 688 mg kali.
  • Kiwi là loại hoa quả giàu kali và vitamin C, có thể làm tăng gánh nặng lên thận nếu ăn  quá nhiều.
  • Hồng chứa nhiều kali và cũng chứa oxalat nên những người bị sỏi thận cần hạn chế.

3.2. Cách sử dụng trái cây bổ cho thận hiệu quả

Việc bổ sung trái cây đúng cách không chỉ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tối ưu, mà còn tránh những tác động tiêu cực đến cơ thể và chức năng của thận. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng về thời điểm ăn trái cây:

  • Tránh ăn trái cây ngay sau bữa chính vì dạ dày đang tiêu hóa thức ăn, ăn trái cây lúc này có thể làm giảm hấp thu dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn trái cây vào tối muộn do lượng đường fructose trong trái cây cao sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng và chất béo.
  • Không nên cắt hoặc gọt vỏ trái cây rồi để lâu ngoài không khí, vì vitamin và khoáng chất dễ bị oxy hóa, làm mất dưỡng chất vốn có.

3.3. Lưu ý khi chế biến trái cây thành thức uống

Chế biến trái cây thành các thức uống như nước ép, sinh tố hoặc nước detox là cách phổ biến giúp bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng khi chế biến đồ uống:

  • Ưu tiên trái cây tươi, không thêm đường.
  • Không nên lọc bỏ hoàn toàn chất xơ.
  • Không bảo quản nước ép quá lâu.
  • Không nên dùng trái cây quá chín.

Đọc ngay: Các loại nước tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng!

3.4. Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ dựa vào việc bổ sung trái cây, mà còn cần đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng để hỗ trợ thận và tăng cường sức khỏe tổng thể. Một chế độ ăn uống khoa học bao gồm ăn đúng, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng chính: Carbohydrate, Protein, Lipid, Vitamin và khoáng chất giúp duy trì hoạt động ổn định của cơ thể, hạn chế nguy cơ tích tụ độc tố.

Một số thực phẩm có thể gây nóng trong người, làm mất cân bằng điện giải và tăng gánh nặng lên thận. Để hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể, bạn nên hạn chế các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối.
  • Đồ ngọt, nước có gas.
  • Gia vị cay nóng.
  • Thức uống có cồn.

Việc cân bằng dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm gây hại sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn và duy trì sức khỏe lâu dài!

4. Kết hợp với những thói quen có lợi cho sức khỏe, cải thiện chức năng thận

Ngoài ra, để tối ưu hóa khả năng thải độc và duy trì sức khỏe thận lâu dài, việc kết hợp với những thói quen sống lành mạnh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là những thói quen cần được xây dựng và duy trì thường xuyên để hỗ trợ hoạt động của thận.

  • Uống đủ nước từ 1,5l – 2l. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại nước như trà xanh, nhân trần, râu ngô,… để hỗ trợ thận, giúp quá trình thải độc diễn ra tốt hơn.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao từ 30-45 phút/ngày, ít nhất 2-3 ngày/tuần. Đặc biệt, các bài tập yoga như tư thế con cá, tư thế rắn hổ mang sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến thận. Tìm hiểu thêm: Những bài tập thể dục tốt cho thận yếu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
  • Ngủ trước 23h và duy trì ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày để thận có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Tránh thức khuya vì thói quen này khiến thận phải hoạt động liên tục, dễ suy giảm chức năng thận. Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của thức khuya tới thận?
  • Hạn chế những yếu tố gây ảnh hưởng đến thận như thuốc lá, rượu bia và thức uống có cồn; hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ chiên rán,…
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không để tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6-12 tháng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có phương án điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.
  • Tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm bổ thận an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5. Tổng kết

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa, giúp bổ thận và hỗ trợ chức năng thận hiệu quả. Những loại trái cây tốt cho thận thường chứa ít natri, kali, phốt pho và canxi, giúp giảm áp lực lọc thải và bảo vệ thận khỏi các nguy cơ.

Mặc dù thận có khả năng tự đào thải chất độc, nhưng khi chức năng suy giảm, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo như tiểu đêm, tiểu nhiều, đau lưng, mỏi gối,… Do đó, việc lựa chọn các loại trái cây bổ cho thận phù hợp như cam, chanh, bưởi, táo,lê, dưa hấu, dứa, việt quất, tâu tây,… sẽ giúp hỗ trợ thận hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế ăn trái cây quá giàu đường, quá chín hoặc bảo quản lâu để tránh gây thêm áp lực cho thận.

Đồng thời, để tăng hiệu quả bổ thận, bạn nên kết hợp việc dùng trái cây với thói quen tốt như uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn. Những thói quen này tuy đơn giản nhưng đóng góp to lớn vào “nhiệm vụ trợ thủ” cho thận.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận từ thảo dược như Bổ Thận Bình Đông. Sản phẩm này là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược bổ thận dương như Ngưu Tất, Phá Cố Chỉ, Độc Hoạt, Thỏ Ty Tử, Đỗ Trọng, Cẩu Tích và các thảo dược bổ thận âm như Thục Địa, Đương Quy. Sự phối hợp này mang lại tác dụng bổ thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rắt do thận kém.

Hình chụp về Bổ thận Bình Đông

Bổ Thận Bình Đông lựa chọn phù hợp cho những ai cần hỗ trợ thận

Nếu bạn quan tâm đến các dòng sản phẩm thảo dược tốt cho cơ thể, vui lòng liên hệ đến hotline (028)39.808.808 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.  

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: https://tamanhhospital.vn/than-yeu-an-gi/
  2. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-loai-trai-cay-tot-cho-than-suy-than-nen-an-trai-gi.html
  3. Johnson, J. (2019, June 5). What foods are good for kidneys? Medical News Today. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325390
  4. Kubala, J. (2019, November 18). The 20 Best Foods for People with Kidney Disease. Healthline. https://www.healthline.com/nutrition/best-foods-for-kidneys
  5. The National Kidney Foundation (NKF) Singapore. (2024, January 4). Eating right for CKD patients. https://nkfs.org/kidney-failure/eating-right-for-ckd-patients/
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí

Bình luận

Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan

      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng