Đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, đau lưng mỏi gối,… mà không rõ nguyên nhân? Đây có thể là dấu hiệu Thận của bạn đang gặp vấn đề. Dù thầm lặng, Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng, đảm nhiệm chức năng lọc máu, đào thải độc tố và duy trì sức khỏe cho cơ thể khỏe mạnh. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu cách Thận hoạt động, nhận biết dấu hiệu Thận suy giảm và những thói quen bảo vệ Thận khỏe mạnh.
1. Vai trò của Thận
Mỗi người trưởng thành thường có hai quả Thận, với kích thước trung bình dài khoảng 10-12,5cm, rộng từ 5-6cm, dày 3-4cm và nặng 150-170g.

Hai quả Thận nằm ở hai bên cột sống
Thận nằm trong khoang bụng, sau phúc mạc, đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận có hình hạt đậu và giữ vai trò quan trọng như một “bộ lọc tự nhiên” giúp duy trì sự cân bằng nội môi nhằm duy trì các hoạt động sống của cơ thể:
- Lọc máu và độc tố: Mỗi ngày, Thận lọc 150-200 lít máu, giữ lại Protein và tế bào máu, đưa chất thải vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
- Bài tiết nước tiểu: Nước tiểu được tạo tại các đơn vị chức năng của Thận. Lượng dịch sau khi lọc qua cầu Thận sẽ tiếp tục đến ống Thận để tái hấp thu hoặc đào thải thêm các chất thừa. Các chất không được tái hấp thu sẽ theo đường ống Thận tham gia quá trình tạo nước tiểu và được thải ra bên ngoài.

Màu sắc nước tiểu khác nhau biểu hiện Thận khỏe hay yếu
- Tái hấp thu: Nước tiểu đầu đi vào ống Thận sẽ được lọc lần nữa. Các chất quan trọng như Glucose, Natri và các chất dinh dưỡng khác được đưa trở lại máu, trong khi chất thải như Ure, Creatinine và các chất khác không cần thiết được tập trung trong nước tiểu.
- Duy trì độ pH máu bằng cách điều chỉnh lượng Acid và Bicarbonate. Khi máu đi qua Thận, Acid được tiết vào nước tiểu, trong khi Bicarbonate được hấp thụ lại vào máu.
- Cân bằng điện giải cho cơ thể như Natri, Kali, Phốt pho, Canxi tại ống Thận sẽ được tái hấp thụ hoặc tiếp tục bị thải ra ngoài theo nước tiểu theo nhu cầu cơ thể.
- Sản xuất hormone quan trọng như Renin điều chỉnh huyết áp; Erythropoietin kích thích tạo hồng cầu; và chuyển hóa vitamin D giúp hấp thu canxi.
- Điều hòa huyết áp bằng cách kiểm soát lượng nước và muối trong cơ thể. Khi huyết áp giảm, Thận giữ lại nước và muối để tăng thể tích máu, giúp huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi huyết áp tăng, Thận tăng đào thải muối và nước để đưa huyết áp về mức bình thường.

Thận liên quan trực tiếp đến điều hòa huyết áp
Như đã đề cập, Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò lọc máu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Quá trình này diễn ra liên tục suốt 24 giờ mỗi ngày, nhưng theo nhịp sinh học tự nhiên, giai đoạn thải độc hiệu quả nhất là từ 17 giờ đến 19 giờ hàng ngày. Đây là thời điểm lưu lượng máu chảy qua Thận tăng cao, giúp cơ quan này hoạt động tối ưu để thanh lọc độc tố.
2. Tạng Thận trong Đông y
Trong Y học cổ truyền, Thận được xem là một trong năm tạng quan trọng của cơ thể, bao gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Thận chính là gốc tiên thiên, là nguồn gốc của sự sống và đóng vai trò nền tảng trong việc duy trì các hoạt động sống.
Khác với Tây y – khi Thận được xem là cơ quan thuộc hệ tiết niệu và đóng vai trò lọc máu, cân bằng nội môi, nội tiết – thì Đông y coi Thận như trung tâm điều phối năng lượng sống. Mọi sự phát triển, trưởng thành, lão hóa hay suy yếu của cơ thể đều có liên quan mật thiết đến nhiệm vụ của Thận.
Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc.
2.1. Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể
Tinh tiên thiên và tinh hậu thiên đều được tàng trữ ở Thận gọi là Thận tinh. Tinh tiên thiên là vật chất ban đầu, được bố mẹ truyền lại và cấu tạo nên cơ thể sống. Tinh hậu thiên có nguồn gốc từ chất dinh dưỡng của thức ăn. Tinh biến thành khí nên còn có Thận khí.
Tại Thận, Thận tinh và Thận khí nương tựa nhau bổ sung cho nhau tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể.
2.2. Thận chủ khí hóa nước
Thận khí có chức năng khí hoá nước tức là đem nước do đồ ăn thức uống đưa tới tưới cho các tổ chức và bài tiết nước ra ngoài.
Cùng với Thận, Tỳ và Phế cùng đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa nước trong cơ thể:
- Tỳ vận hoá hấp thu đưa lên Phế
- Phế túc giáng xuống Thận
- Thận khí hóa nước đưa các chất trong trở lại Phế để đi tới các cơ quan và toàn Thận. Đồng thời đẩy chất đục xuống Bàng Quang nhằm thải ra ngoài.

Thận có nhiệm vụ khí hóa nước, phối hợp với Tỳ và Phế để chuyển hóa
2.3. Thận chủ nạp khí
Phế hít không khí vào cơ thể và được giữ lại ở Thận được gọi là Thận nạp khí. Trong trường hợp Thận hư không thể nạp được phế khí thì làm cho Phế khí nghịch lên gây ra chứng ho hen và khó thở.
2.4. Thận chủ xương tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc
Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là Thận chủ cốt sinh tuỷ. Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng chắc không lung lay, không đau nhức là do Thận tốt. Thận hư sẽ gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu, đau nhức, đau răng, sâu răng,…

Thận hư dễ gây đau nhức xương khớp
Tủy ở cột sống thông lên não, Thận sinh tuỷ nên gọi là Thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh thuỷ cho não. Thận hư (thường do tiên thiên) làm não không phát triển sinh các chứng trí tuệ chậm phát triển, tinh Thận đần độn, kém sự thông minh,… Não là bể của tủy và bể tủy không đủ thì gây ra chứng choáng váng, hay quên và không tỉnh táo.
Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở Thận. Tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết, được huyết nuôi dưỡng nên Thận là căn nguyên sinh ra tóc. Vì vậy, Thận vinh nhuận ra tóc, Thận khỏe thì tóc tốt, Thận hư suy thì tóc bạc sớm, dễ rụng,…
2.5. Thận khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm
Tai do Thận tinh nuôi dưỡng, Thận hư sẽ gây ù tai, điếc tai. Điều này dễ gặp ở người già có Thận khí, Thận tinh suy yếu.
Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ. Thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là Thận chủ về tiền âm. Thận hư hay gặp chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, đái dầm, mộng tinh, di tinh,…
Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhưng Tỳ dương được Thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là Thận chủ về hậu âm. Nếu Thận khí hư hay gặp chứng gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.
Hậu âm và tiền âm thưởng quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “Thận chủ nhị tiện”.

Thận chủ nhị tiện (đại tiện, tiểu tiện)
3. Thận yếu khi nào và phương pháp bảo vệ Thận
3.1. Thận yếu khi nào?
Thận là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ để đảm bảo cơ thể luôn được thanh lọc, cân bằng nội môi và duy trì sự sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, Thận đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, môi trường sống ô nhiễm, chế độ ăn uống mất cân bằng hay các yếu tố bệnh lý đều có thể làm suy giảm hoạt động của Thận, khiến độc tố bị tích tụ trong người. Lượng độc tố tích tụ trong một thời gian dài, khiến Thận làm việc quá tải dẫn đến tình trạng suy yếu.
Thận yếu thường tiến triển âm thầm và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, thân thể bạn vẫn sẽ gửi đi những tín hiệu cảnh báo nếu bạn chú ý. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến khi Thận bắt đầu suy yếu:
- Tiểu tiện bất thường: tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra bọt.
- Đau lưng, đặc biệt đau vùng thắt lưng.
- Thay đổi mùi, màu sắc của nước tiểu.

Đau thắt lưng khi Thận yếu
Thận không hoạt động độc lập mà có mối liên hệ mật thiết với các cơ quan khác. Vì thế, khi Thận yếu, các bộ phận sau có thể bị ảnh hưởng:
- Tim mạch: Huyết áp tăng.
- Xương khớp: Loãng xương, đau nhức xương khớp.
- Da và hệ miễn dịch: Da trở nên khô, xỉn màu; hệ miễn dịch suy yếu, dễ nhiễm bệnh.
- Hệ Thần kinh: Mệt mỏi kéo dài, giảm tập trung.
- Sức khỏe sinh lý: Nam giới có thể bị suy giảm chức năng sinh lý như giảm ham muốn tình dục, di tinh, mộng tinh, liệt dương,… Nữ giới có thể xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư, bốc hỏa, nám da, sạm da,… Tìm hiểu thêm về Nữ giới bị Thận yếu có tác hại gì?

Suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới do Thận. Tìm hiểu thêm về Thận yếu ở nam giới
Ở giai đoạn nặng, chức năng Thận bị suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Lúc này, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu cảnh báo Thận yếu nghiêm trọng mà bạn cần quan tâm:
- Tiểu ra máu, tiểu rắt liên tục.
- Phù toàn thân, đặc biệt vùng mặt, chân.
- Chán ăn, buồn nôn, hơi thở mùi khai.
3.2. Thói quen sinh hoạt hằng ngày để giúp Thận khỏe mạnh
Nếu không được chăm sóc đúng cách, chức năng Thận có thể bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là những thói quen tốt giúp bảo vệ Thận khỏe mạnh mỗi ngày:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa và đảm bảo đầy đủ, cân đối 4 nhóm chất: đạm, bột đường, béo và nhóm vitamin – khoáng chất;
- Sử dụng các thực phẩm tốt cho Thận như rau xanh, quả mọng (việt quất, dâu tây,…), cá giàu Omega-3, dầu oliu và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hàng ngày giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe Thận;
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây nóng trong người, ảnh hưởng đến hoạt động chung như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối,…
- Đảm bảo uống đủ nước với trung bình 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày;
- Ngủ đủ giấc 7-9 giờ mỗi đêm, ngủ sớm trước 23h00 để toàn thân được nghỉ ngơi và phục hồi. Tìm hiểu thêm bài viết “20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu“.
- Tránh môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc hóa chất; đảm bảo nhà ở và nơi làm việc luôn sạch sẽ, thoáng khí;
- Sử dụng các mẹo dân gian, trà thảo dược có công dụng giúp cải thiện chức năng Thận như trà Câu kỷ tử, trà Bồ công anh,…
- Giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái bằng cách tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc hoặc tập thiền,…
- Kiểm soát và duy trì cân nặng ổn định,…
- Tập các bài tập tốt cho thận như đi bộ, yoga,… với tần suất đều đặn, ít nhất mỗi ngày 30 phút và 5 ngày mỗi tuần. Điều này không chỉ giúp cơ thể thư giãn, mà còn cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể;

Tập thể dục đều đặn hỗ trợ Thận khỏe
4. Cách tự kiểm tra Thận khỏe tại nhà
Sau khi kiên trì áp dụng các phương pháp bổ Thận phù hợp, sức khỏe Thận sẽ dần được phục hồi. Bạn có thể nhận biết Thận khỏe dần dần thông qua những dấu hiệu tích cực, giúp đánh giá hiệu quả của các biện pháp bổ Thận đã thực hiện. Dưới đây là những thay đổi cho thấy sức khỏe Thận của bạn đang được cải thiện:
- Nhìn vào tai: Nếu Thận khí tốt chảy qua tai thì tai nghe được ngũ âm, thính lực tốt, hồng hào, sáng bóng. Ngược lại, khi sức khỏe Thận có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí là ù tai, xanh xao,…
- Nhìn vào mái tóc: Tóc có thể phản ánh chất lượng của Thận. Thận khí tốt thì tóc sẽ đen bóng, không dễ rụng. Còn khi tóc mất đi độ bóng mượt, chuyển sang màu trắng hoặc thậm chí rụng nhiều tóc, hãy cảnh giác với các vấn đề về Thận.
- Nhìn da: Thận khí đầy đủ, da dẻ sẽ tươi sáng, căng mịn. Khi sức khỏe Thận có vấn đề, nước da có thể bị sạm đi, hốc mắt thâm quầng, nổi rõ túi dưới mắt.
- Nhìn vào xương: Thận chi phối và nuôi dưỡng sự phát triển của xương. Thận khỏe thì xương cứng cáp, không bị loãng xương, eo và bụng chắc. Ngoài ra, răng cũng là xương, người có Thận tốt thì răng sẽ chắc khỏe hơn. Nếu Thận khí suy giảm, dễ bị đau thắt lưng, loãng xương, răng lợi yếu hay lung lay.
- Nhìn ngón chân út: Ngón chân út là nơi kết nối với kinh tuyến Shaoyin của bàn chân, cũng có thể phản ánh chức năng Thận khỏe hay không. Ngón chân út dày lên chứng tỏ Thận khí đã đủ, Thận khỏe hơn. Còn nếu ngón chân út mỏng và nhỏ tức là Thận khí bị thiếu hụt, Thận đang có vấn đề.

Nhìn ngón chân út có thể biết được Thận khỏe hay không
5. Những điểm chính quan trọng về vai trò và hoạt động của Thận
Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất, hoạt động như một “bộ máy lọc tự nhiên” giúp loại bỏ độc tố, cân bằng nước, điện giải và duy trì các chức năng sinh lý thiết yếu. Với vị trí nằm sâu bên trong cơ thể, Thận không chỉ đào thải chất thải qua nước tiểu mà còn tham gia điều hòa huyết áp, sản xuất hồng cầu và hỗ trợ chuyển hóa canxi để giữ cho xương chắc khỏe.
Tuy nhiên, chức năng Thận dễ bị suy giảm nếu không được chăm sóc đúng cách. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng rượu bia, thuốc lá, nhịn tiểu thường xuyên đều là những nguyên nhân khiến Thận yếu dần. Khi Thận yếu, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như tiểu đêm nhiều lần, đau lưng, phù nề, da khô, đau lưng mỏi gối.
Vì vậy, để duy trì chức năng Thận tốt, bạn nên uống đủ nước, ăn uống cân bằng, hạn chế thực phẩm nhiều muối và đồng thời tránh rượu bia, thuốc lá. Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn, tránh nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng cũng giúp giảm áp lực lên Thận.
Khi nhận thấy các dấu hiệu Thận suy yếu như tiểu đêm thường xuyên, đau lưng kéo dài hay da khô ngứa, bạn có thể kết hợp chăm sóc Thận với sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận Bổ Thận Bình Đông.. Sản phẩm này kết hợp hài hòa các dược liệu quý như Đỗ trọng, Thục địa, Đương quy, Cẩu tích,… giúp bổ Thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rát do Thận kém một cách an toàn và bền vững.
Liên hệ Dược Bình Đông ngay hôm nay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn chi tiết về giải pháp chăm sóc Thận an toàn và hiệu quả!
Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.