Ho khan thường chỉ xuất hiện thoáng qua với cảm giác ngứa cổ, rát nhẹ hay vài tiếng ho đơn lẻ nên dễ bị xem nhẹ. Chính sự chủ quan ấy có thể khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm các bệnh hô hấp tiềm ẩn, để rồi cơn ho kéo dài dai dẳng và ngày càng khó kiểm soát hơn.
Thực tế cho thấy, tại các đô thị lớn, số ca mắc các vấn đề hô hấp có xu hướng tăng mạnh. Trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 17.000 ca liên quan đến ho và viêm đường thở. Vào thời điểm giao mùa từ tháng 10 đến 12, con số này có thể lên đến 20.000 ca/tuần.
Vậy ho khan thực sự là dấu hiệu của bệnh lý gì? Khi nào cần điều trị và đâu là cách giảm ho tại nhà an toàn? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết này!
1. Ho khan là gì? Có nguy hiểm không?
Ho khan là tình trạng ho không có đờm, tức là không kèm theo chất nhầy trong cổ họng. Cơn ho có thể nhẹ và ít hoặc ho nhiều, dữ dội, kéo dài liên tục, gây cảm giác khó chịu và thường xuất hiện ở mọi độ tuổi.
Tùy vào nguyên nhân, người bị ho khan có thể gặp thêm nhiều biểu hiện như cổ họng thường ngứa, rát, mất tiếng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Ngoài ra, đôi khi họ cũng gặp các triệu chứng kèm theo là ớn lạnh, sốt, ra mồ hôi về đêm, chán ăn và thường xuyên mất ngủ.

Ho khan về đêm gây mất ngủ
Trong nhiều trường hợp, tình trạng ho khan không xuất phát từ bệnh lý mà liên quan đến yếu tố sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày. Một số yếu tố ảnh hưởng có thể bao gồm:
- Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trong giai đoạn giao mùa có thể khiến niêm mạc họng dễ bị kích ứng và gây ho khan kéo dài. Tình trạng này thường rõ hơn vào sáng sớm hoặc lúc đêm xuống khi không khí lạnh tác động cổ họng.
- Ô nhiễm không khí như khói bụi, khí thải, bụi mịn từ môi trường sống khiến cổ họng bị kích thích nhẹ, gây ra cơn ho không đờm lặp đi lặp lại trong ngày.
- Không khí khô, đặc biệt khi ở trong phòng máy lạnh lâu, cổ họng dễ mất độ ẩm tự nhiên, từ đó dễ khô rát và ho kéo dài.
- Dị ứng nhẹ với các yếu tố như phấn hoa, lông thú, bụi nhà hoặc thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể gây ho khan, đi kèm hắt xì và ngứa họng.
- Lối sống thiếu khoa học như hút thuốc, uống ít nước, nói nhiều, hét lớn, thở bằng miệng hoặc ăn uống thất thường làm tăng áp lực lên cổ họng và khiến niêm mạc dễ bị kích thích.
- Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc điều trị huyết áp, tim mạch, chống trầm cảm hay lợi tiểu cũng có thể gây ho khan mà không kèm đờm hay dấu hiệu viêm nhiễm rõ rệt.
Nếu nhận diện đúng các nguyên nguyên nhân này và điều chỉnh kịp thời, cơn ho sẽ giảm nhanh chóng chỉ sau vài ngày mà không cần dùng đến thuốc.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi tình trạng ho kéo dài hơn 3 tuần, dù đã áp dụng nhiều cách chăm sóc tại nhà nhưng vẫn không thuyên giảm. Đặc biệt, nếu cơn ho đi kèm các biểu hiện bất thường sau đây, hãy đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ thăm khám và xác định rõ nguyên nhân.
- Cơn ho ngày càng dữ dội hơn theo thời gian.
- Chuyển từ ho khan sang tình trạng ho có đờm với màu sắc bất thường (xanh, vàng, nâu, đen) hoặc có lẫn máu.
- Thở khò khè, thở gấp hoặc cảm thấy khó thở.
- Ho kéo dài gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Khó nuốt hoặc có cảm giác mắc nghẹn trong cổ họng, chán ăn, sụt cân bất thường,…
Những dấu hiệu này có thể là cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm mà bạn cần quan tâm. Các nguyên nhân bệnh lý cụ thể sẽ được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo để giúp bạn hiểu rõ và chủ động xử lý sớm.
2. Nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng ho khan
2.1. Ho khan cảnh báo những bệnh lý gì?
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh gặp phải, bao gồm đặc điểm cơn ho, thời điểm xuất hiện, mức độ kéo dài và các biểu hiện đi kèm khác.
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như nội soi thanh quản, nội soi dạ dày, xét nghiệm máu hoặc chất nhầy đường hô hấp, chụp X-quang phổi hay CT scan ngực để xác định chính xác nguyên nhân.
Dưới đây là một số bệnh lý gây ho khan thường gặp, kèm theo các triệu chứng điển hình giúp bạn nhận diện sớm:
- Cảm lạnh và cảm cúm do virus khiến mũi họng bị viêm nhẹ, dẫn đến ho khan trong vài ngày, thường kèm theo hắt hơi, sốt nhẹ, nghẹt mũi và cảm giác mệt mỏi.
- Dị ứng hô hấp xảy ra khi cơ thể phản ứng với các yếu tố như bụi, khói, phấn hoa hoặc lông thú cưng, gây kích ứng niêm mạc khiến cổ họng ngứa rát, nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho khan không dứt.
- Viêm xoang gây ứ đọng dịch trong hốc xoang làm nghẹt mũi, khiến người bệnh phải thở bằng miệng khi ngủ, từ đó cổ họng khô rát và dễ ho khan hơn về đêm, đi kèm cảm giác nặng mặt, chảy dịch mũi sau và hơi thở có mùi.
- Viêm họng, viêm phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp khiến niêm mạc sưng đỏ và tiết nhiều dịch, làm xuất hiện cơn ho khan hoặc ho có đờm, thường đi kèm đau họng, sốt nhẹ, nghẹt mũi, khò khè và mệt mỏi.
- Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản bị kích thích do nhiễm trùng hoặc nói nhiều, khiến cổ họng ngứa rát và người bệnh ho khan liên tục, đôi khi mất tiếng tạm thời.
- Trào ngược dạ dày – thực quản gây axit trào ngược lên thực quản và vùng họng, dẫn đến ho khan, kèm theo cảm giác nóng rát, ợ chua, đau ngực, khàn giọng và khó nuốt.
Ngoài những nguyên nhân thường gặp, ho khan cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chú ý khác. Các bệnh lý này tuy ít phổ biến nhưng thường khiến cơn ho kéo dài dai dẳng, khó kiểm soát và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được phát hiện sớm.
- Ho gà là bệnh do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra, khiến đường thở bị viêm và kích ứng. Người bệnh thường ho khan dữ dội từng cơn kéo dài, kéo theo các biểu hiện đau ngực, đau bụng, có thể chảy nước mắt hoặc nôn sau cơn ho.
- Cơ thể bị mất tân dịch nghĩa là thiếu hụt lượng nước và dịch cần thiết để nuôi dưỡng các cơ quan. Khi đó, niêm mạc bị khô khiến người bệnh ho khan, cổ họng khô rát, mũi khô, da khô, táo bón, tiểu ít và dễ bị sụt cân.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và một số bệnh hô hấp mạn tính khác có thể là nguyên nhân gây ho khan kéo dài.

Một số bệnh lý làm ảnh hưởng hệ hô hấp, gây ho
Đặc biệt, khi tình trạng ho kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, đây có thể là biểu hiện sớm của các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần được kiểm tra y tế ngay. Những tình trạng dưới đây không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe lâu dài.
- Ung thư phổi có thể gây ra ho khan liên tục không dứt, kèm theo khó thở, thở khò khè, mất tiếng, mệt mỏi, giảm cân nhanh hoặc có cảm giác tức ngực.
- Viêm phổi làm phổi bị tổn thương và tích tụ dịch, dẫn đến ho, sốt cao, ớn lạnh, đau ngực khi thở sâu và cảm giác khó thở, mất sức.
- Lao phổi thường bắt đầu bằng cơn ho kéo dài trên 3 tuần, có thể ho ra máu, kèm theo triệu chứng như sụt cân không rõ lý do, sốt nhẹ vào chiều tối, đổ mồ hôi ban đêm và mệt mỏi kéo dài.
2.2. Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan
Sau khi xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng từng người. Việc điều trị có thể khác nhau tùy vào bệnh nền, nguyên nhân chính gây ho và các triệu chứng đi kèm.
- Thuốc giãn phế quản thường được dùng trong trường hợp đường thở bị co thắt như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các loại thuốc như Salbutamol, Terbutalin hoặc Ipratropium có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giúp người bệnh dễ thở hơn và giảm bớt các cơn ho, thường xảy ra vào ban đêm.
- Thuốc giảm ho được chỉ định khi ho khan nhiều, gây mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tuy nhiên, nhóm thuốc chữa ho khan này chỉ nên dùng ngắn hạn theo hướng dẫn y tế để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc kháng viêm có thể giúp giảm sưng viêm đường hô hấp trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan,… Một số thuốc như Prednisolone hoặc Betamethasone được chỉ định ngắn hạn để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn rõ ràng, ví dụ như sốt cao kéo dài, đờm đặc màu vàng xanh hoặc kết quả xét nghiệm xác định có vi khuẩn. Một số kháng sinh phổ biến gồm Amoxicillin, Cefuroxim hoặc Clarithromycin, và luôn cần dùng đúng chỉ định bác sĩ.
Lưu ý quan trọng, kháng sinh chỉ có hiệu quả khi ho do vi khuẩn gây ra. Việc tự ý sử dụng khiến tình trạng không thuyên giảm, thậm chí dẫn đến kháng thuốc. Đây cũng là lý do nhiều người bị ho kéo dài dù đã dùng nhiều loại thuốc.
Trong những trường hợp ho kéo dài do tổn thương thực thể hoặc không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc hướng can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật loại bỏ khối u, mở khí quản, nạo VA,…
2.3. Điều trị ho khan bằng Đông y
Theo quan điểm Đông y, ho khan không chỉ là triệu chứng đơn lẻ mà là phản ánh sự mất cân bằng trong cơ thể, đặc biệt là âm – dương và khí huyết. Việc điều trị cần dựa trên từng thể bệnh cụ thể để lựa chọn bài thuốc phù hợp.
Dưới đây là hai bài thuốc trị ho thường được sử dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng ho khan.
Bài thuốc 1 giúp giảm triệu chứng ho, giảm sưng họng, tiêu viêm, kháng khuẩn, phù hợp để trị các chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
- Nguyên liệu: 20g Bồ công anh, 16g Tía tô, 16g lá Húng chanh, 16g Kinh giới, 12g Huyền sâm, 12g Cam thảo, 12g Liên kiều,10g Ngân hoa, 10g Phòng phong, 10g Bán hạ, 10g Trần bì.
- Cách dùng: Các dược liệu trên làm sạch và phơi khô, sau đó đun với 400ml nước cho đến khi cô lại còn một nửa, chia đều nước sắc ngày uống 3 lần.
Bài thuốc 2 trị ho khan đau cổ họng, không có đờm, hơi thở nóng, miệng khô rát, khô họng.
- Nguyên liệu: 16g Cát cánh, 16g rễ Xương sông, 16g Đinh lăng, 16g Sâm đại hành, 16g Tang bạch bì, 16g Bạch mao căn, 16g Mã đề, 12g Trần bì, 12g Mơ muối, 12g Cam thảo, 12g Rễ chanh, 10g Bán hạ.
- Cách dùng: Sắc với lượng nước vừa đủ, sắc đến khi cạn còn một nửa lượng thuốc thì dừng lại. Uống 1 thang/ngày.

Cát cánh trong điều trị ho
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị đúng cách và tránh rủi ro không mong muốn, bạn nên đến gặp thầy thuốc Đông y để được bắt mạch, chẩn đoán và kê toa cá nhân hóa. Tuyệt đối không nên tự ý cắt thuốc hoặc sử dụng bài thuốc theo truyền miệng mà chưa rõ nguồn gốc. Việc sử dụng sai cách có thể không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
3. Phương pháp hỗ trợ giảm ho khan tại nhà
3.1. Bài mẹo trị ho giúp giảm ho khan
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, một số mẹo dân gian đơn giản có thể giúp làm dịu cổ họng và hỗ trợ giảm ho khan hiệu quả. Những cách này thường dễ thực hiện, lành tính và phù hợp để áp dụng tại nhà nhằm cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu ở cổ họng.
- Lá hẹ trị ho có thể dùng bằng cách xay nhuyễn với nước ấm, lọc lấy nước cốt và uống 2-3 lần trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể nấu cháo lá hẹ để ăn nóng hoặc hơ lá rồi chườm nhẹ lên cổ giúp làm dịu nhanh cảm giác rát họng.
- Gừng trị ho hiệu quả khi nhai trực tiếp vài lát gừng tươi hoặc ngậm nhẹ trong miệng nhiều lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể pha trà gừng uống ấm hoặc nấu cháo gừng để giữ ấm cơ thể và cải thiện các cơn ho do cảm lạnh.
- Mật ong trị ho bằng cách uống trực tiếp 1-2 thìa mỗi ngày giúp làm dịu cổ họng và giảm ngứa rát. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong với nước gừng ấm, chưng cùng tắc hoặc hấp với lá hẹ để tăng hiệu quả làm dịu và kháng khuẩn tự nhiên.
Ngoài ra, những mẹo dân gian từ các cây thuốc nam quen thuộc như húng chanh, tía tô,… có thể được sử dụng tại nhà để hỗ trợ giảm ho, dịu cổ họng và cải thiện cảm giác khó chịu một cách nhanh chóng. Tìm hiểu thêm tại bài viết Mẹo trị ho đơn giản tại nhà để biết thêm nhiều phương pháp hữu ích khác.
3.2. Các phương pháp giảm ho khan tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc hay mẹo dân gian, bạn hoàn toàn có thể chủ động áp dụng một số cách đơn giản ngay tại nhà để làm dịu cổ họng và giảm ho khan hiệu quả. Những phương pháp này không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hạn chế tái phát cơn ho trong sinh hoạt hằng ngày.
- Kê gối cao đầu khi ngủ giúp hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị lên cổ họng, kích thích phản xạ ho khi nằm.
- Ăn tối nhẹ, không quá no hoặc sát giờ đi ngủ để giảm áp lực lên dạ dày, tránh hiện tượng axit trào ngược khiến cổ họng bị kích ứng.
- Uống đủ nước ấm (khoảng 2.0-2.5 lít mỗi ngày) giúp làm ẩm niêm mạc và làm dịu cảm giác khô rát ở vùng họng.
- Giữ ấm toàn thân, đặc biệt là vùng cổ, tai và ngực, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc vào ban đêm, nhằm giảm kích thích từ môi trường lạnh.
- Súc miệng với nước muối sinh lý mỗi tối để làm sạch vùng họng, giảm viêm nhẹ và sát khuẩn tự nhiên.
- Xông mũi họng bằng hơi nước hoặc tinh dầu từ các loại lá quen thuộc như lá sả, chanh, tre, cúc tần,… có thể giúp làm dịu niêm mạc và hỗ trợ hô hấp thông thoáng hơn.
- Duy trì độ ẩm không khí trong phòng ngủ bằng máy tạo ẩm hoặc một chậu nước nhỏ để tránh làm khô cổ họng – yếu tố dễ khiến tình trạng kéo dài hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như siro, viên ngậm, xịt họng hoặc bổ sung vitamin C, kẽm,… để tăng cường bảo vệ đường thở. Việc lựa chọn giải pháp phù hợp với thể trạng và mức độ triệu chứng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
3.3. Hạn chế những thói quen gây tình trạng ho trầm trọng hơn
Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ giảm ho, việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục.
Các thực phẩm như đồ chiên rán, món cay nóng, đồ nướng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ đều dễ gây nóng trong người. Khi cơ thể sinh nội nhiệt, vùng cổ họng đang viêm sẽ càng bị kích thích, khiến cảm giác khô rát và các cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài chế độ ăn, các thói quen có hại như thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có gas, hút thuốc lá, nói nhiều, hét lớn, ít vận động, thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh, hay bị stress và giận dữ đều có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi cơ thể mất cân bằng và niêm mạc đường thở bị tổn thương, cổ họng trở nên nhạy cảm hơn, từ đó dễ xuất hiện hoặc kéo dài tình trạng ho không dứt.
3.4. Thay đổi lối sống có lợi giúp cải thiện tình trạng ho khan
Duy trì những thói quen lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn góp phần cải thiện chức năng hô hấp. Từ đó, các biểu hiện ho khan cũng giảm dần tần suất, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát.
- Ăn uống đúng giờ và cân bằng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính là bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hô hấp, đồng thời tăng cường sức đề kháng để chống lại các yếu tố gây kích ứng. Đọc thêm thông tin về nhóm thực phẩm trị ho.
- Ngủ đủ giấc và lý tưởng là trước 23h để giúp cơ thể có đủ thời gian tái tạo năng lượng, giảm mệt mỏi và phục hồi chức năng hô hấp.
- Hít thở sâu, thiền hoặc tập yoga vào buổi tối là cách giúp thư giãn tinh thần, cải thiện nhịp thở và hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn – đặc biệt hữu ích với những người thường bị ho nhẹ khi nằm.
Bên cạnh việc chăm sóc và phục hồi bằng thói quen lành mạnh, người đang gặp vấn đề về ho khan cũng nên chủ động bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường sống như:
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc mùi hóa học trong sinh hoạt hằng ngày.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt ở những khu vực ô nhiễm hoặc trong thời điểm có nhiều bụi mịn, phấn hoa,…
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, máy lạnh, máy lọc không khí để giảm nguy cơ nhiễm vi sinh vật trong không khí.
- Tiêm vắc xin phòng cúm và các bệnh hô hấp theo khuyến cáo là biện pháp đơn giản giúp cơ thể tạo kháng thể, tăng đề kháng và phòng ngừa các đợt viêm nhiễm hô hấp – đặc biệt quan trọng trong thời điểm giao mùa.
- Duy trì cân nặng hợp lý vì tình trạng thừa cân – béo phì có thể làm cản trở cơ chế hô hấp, đặc biệt ở người lớn tuổi, dễ gây khó thở, thở nông hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến đường thở và có hướng xử lý kịp thời.
4. Tổng kết
Ho khan có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân bên ngoài như thay đổi thời tiết, cảm lạnh,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi, lao phổi, thậm chí ung thư phổi. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.
Hãy đặc biệt chú ý nếu bạn ho kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng mẹo dân gian hoặc thuốc thông thường. Các dấu hiệu đi kèm như ho vào ban đêm, ngứa cổ, đau rát họng, ho từng cơn dữ dội, hoặc ho kèm mệt mỏi, sụt cân, khó thở,… là lúc bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Nếu đang tìm giải pháp hỗ trợ an toàn và hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi – chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Trần bì, Bạc hà, Bách bộ,… giúp bổ phế, làm dịu cổ họng, hỗ trợ giảm ho khan, ho dai dẳng lâu ngày và tăng cường sức khỏe hô hấp.
Lưu ý, các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
5. Câu hỏi thường gặp
Trả lời:
Ho khan là tình trạng ho không kèm theo dịch đờm hoặc chất nhầy. Tình trạng này thường kéo dài dai dẳng và gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát họng, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.
Trả lời:
Ho khan kéo dài (trên 8 tuần) có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:
- Hen suyễn: Gây ho khan kéo dài, kèm theo khó thở, thở khò khè, đau tức ngực.
- Viêm phế quản mãn tính: Gây ho khan dai dẳng, có thể kèm theo đờm.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Gây ho khan mãn tính, kèm theo ợ nóng, ợ chua, khàn giọng.
- Ung thư phổi: Gây ho khan kéo dài, kèm theo khó thở, thở khò khè, sụt cân.
- Lao phổi: Gây ho khan dai dẳng, có thể kèm theo ho ra máu.
Nếu bạn bị ho khan kéo dài, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trả lời:
Ho khan không phải là một bệnh cụ thể mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp. Một số nguyên nhân phổ biến gây ho khan bao gồm:
- Nguyên nhân bệnh lý: Các triệu chứng về cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, viêm phế quản, ho gà, ung thư phổi, viêm phổi, lao phổi, trào ngược dạ dày thực quản, mất tân dịch.
Nguyên nhân khác:
- Hút thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động thường gặp phải tình trạng ho khan. Điều này sẽ làm tổn thương phổi, gây ho khan.
- Yếu tố môi trường: Xảy ra khi bị ô nhiễm không khí, không khí quá khô hoặc quá lạnh sẽ gây nên tình trạng ho khan.
Ho khan bản thân nó không nguy hiểm, nhưng nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Nếu ho khan kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trả lời:
Để điều trị ho khan hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp Tây y:
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định theo từng tình trạng bệnh của mỗi người mà sử dụng thuốc ức chế cơn ho, viên ngậm trị ho, thuốc điều trị nguyên nhân gây ho khan (thuốc giãn phế quản, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit).
- Điều trị ngoại khoa: Sẽ phẫu thuật loại bỏ khối u, mở khí quản, nạo VA… trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Phương pháp Đông y: Sử dụng các bài thuốc Đông y kết hợp các loại thảo dược như Bách bộ, Tang bạch bì, Bạc Hà, Tô diệp, Kinh giới, Mạch môn, Thiên môn đông, Bình vôi, Bối mẫu, Tỳ bà diệp…
Phương pháp hỗ trợ tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
- Bổ sung đủ nước: Uống 2 – 2.5 lít nước ấm mỗi ngày.
- Tránh thuốc lá và khói thuốc: Các chất độc hại như khói thuốc sẽ làm nặng thêm tình trạng ho khan.
- Súc miệng nước muối sinh lý: Muối có khả năng sát khuẩn, giúp giảm bớt tình trạng đau họng, ho khan, ho có đờm.
- Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế thực phẩm tạo dịch nhầy (sữa, cà phê, bia rượu, đồ chiên rán, nhiều đường…), bổ sung thực phẩm chống viêm (gừng, tỏi, mật ong, nghệ, chanh…) (tham khảo bài viết “Thực phẩm trị ho”).
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho khan như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm ho khan, ho gió, ho đờm, ho lâu ngày, đau rát họng, khàn tiếng.
Trả lời:
Ho khan về đêm có thể do:
- Viêm xoang: Các hốc xoang chứa đầy dịch nhầy ứ đọng ở cổ họng khi ngủ sẽ gây ra tình trạng ho.
- Hen suyễn: Khiến đường thở bị sưng tấy và thu hẹp nên dễ gây ra một số triệu chứng như ho khan kéo dài liên tục, ho có đờm. Ngoài ra, bệnh có thể đi kèm một số biểu hiện khác như thở khò khè, khó thở, đau tức ngực, khó ngủ về đêm.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng Axit dạ dày trào ngược lên thực quản khi nằm sẽ gây ho.
Trả lời:
Ho khan ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Cảm lạnh, cảm cúm: Các triệu chứng điển hình như ho khan, hắt hơi, sổ mũi.
- Hen suyễn: Gây ra các triệu chứng như ho khan liên tục, khó thở, thở khò khè, khó ngủ về đêm.
- Viêm xoang: Khi bị viêm xoang, các hốc xoang chứa đầy dịch nhầy gây nghẹt mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng khi ngủ, làm cổ họng bị khô, rát và gây ho khan.
- Viêm mũi dị ứng: Gây ho khan, ngứa mũi, hắt hơi.
- Viêm thanh quản: Dẫn đến những triệu chứng như ho khan, khàn tiếng, ngứa mũi, hắt xì liên tục.
- Viêm phế quản: Tiết ra nhiều dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở gây ho khan hoặc ho có đờm, khó thở, sốt.
- Ho gà: Gồm các biểu hiện đi kèm như đau ngực, bụng và lưng do các cơ hô hấp bị co bóp quá mức, chảy nước mắt, nôn ói,…
Trả lời:
Ho khan và ho có đờm đều là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp. Sự khác biệt chính là:
- Ho khan: Ho không có đờm, thường gây cảm giác khô rát họng.
- Ho có đờm: Ho kèm theo đờm nhầy, là chất dịch tiết ở đường hô hấp.
Trả lời:
Khi ho khan, người bệnh thường gặp các triệu chứng kèm theo như:
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần suy giảm
- Đau đầu, buồn nôn
- Khó thở, thở khò khè
- Cổ họng đau rát, ngứa liên tục, bị mất tiếng
- Ớn lạnh, sốt cao
- Ra mồ hôi trộm
- Bụng và ngực có cảm giác bị đau tức gây mất ngủ thường xuyên, mất vị giác, chán ăn
Trả lời:
Nếu bạn bị ho khan kéo dài hơn 3 tuần, đặc biệt là khi kèm theo các triệu chứng như sốt, khó thở, ho ra máu, sụt cân, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trả lời:
Ho khan có thể lây lan nếu nó là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, ho gà. Để tránh lây lan, bạn nên che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên, và tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
Chào ad, em bị ho khan mấy ngày nay rồi, cổ họng ngứa rát, khó chịu lắm. Em có uống nước ấm, ngậm chanh muối mà không đỡ. Em phải làm sao bây giờ?
Chào chị My,
Mặc dù uống nước ấm và ngậm chanh muối là những mẹo hữu ích để giảm ho, nhưng chúng có thể không đủ để giải quyết triệt để tình trạng chị đang gặp phải.
Để điều trị ho khan hiệu quả, chị nên xác định rõ nguyên nhân. Tôi khuyên chị nên sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ giúp chị tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, và chị có thể cần xem xét việc sử dụng thuốc ho hoặc viên ngậm trị ho khan theo hướng dẫn.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi bị ho khan, nhất là về đêm, ngủ không ngon giấc. Xin hỏi có cách nào khắc phục tình trạng này không?
Chào anh An,
Ho khan vào ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của anh và để cải thiện tình trạng này, anh có thể thử một số biện pháp sau:
Thay đổi tư thế ngủ: Nằm nghiêng, kê cao gối giúp giảm trào ngược dạ dày, hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng, từ đó giảm ho.
Giữ ấm cơ thể: Mặc ấm, đắp chăn kín khi ngủ, đặc biệt là vùng cổ và ngực.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp tăng độ ẩm không khí, giảm khô họng, giảm ho.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ: Giúp làm dịu cổ họng, giảm kích ứng.
Sử dụng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ: Như thuốc kháng histamin, thuốc ức chế ho…
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Em bị ho khan kéo dài hơn 2 tuần rồi, có lúc ho ra máu. Em sợ quá, không biết có phải bị ung thư phổi không?
Chào chị Nhi,
Ho khan kéo dài kèm theo ho ra máu là một triệu chứng rất nghiêm trọng và không nên xem nhẹ. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc những bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến đường hô hấp.
Chị tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý điều trị tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Chị cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm…Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
e bi ho khan, co hong rat, khan tieng. uong nc mat ong co do k a?
Chào anh Hậu,
Uống nước mật ong ấm là một phương pháp tự nhiên hiệu quả giúp làm dịu cơn ho khan, giảm cảm giác đau rát và khàn tiếng. Mật ong nổi bật với tính năng kháng viêm và kháng khuẩn, hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan của bạn không thuyên giảm sau vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, tránh để bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Xin hỏi tác giả, thuốc ức chế ho có tác dụng phụ gì không? Nên sử dụng loại thuốc ức chế ho nào an toàn, hiệu quả?
Chào chị Hằng,
Việc sử dụng thuốc ức chế ho có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, táo bón và khô miệng. Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cơ địa của từng người.
Một số loại thuốc ức chế ho an toàn, hiệu quả thường được sử dụng là:
Dextromethorphan: Ít gây tác dụng phụ, an toàn cho cả trẻ em và người lớn.
Codeine: Có tác dụng mạnh hơn dextromethorphan, nhưng có thể gây nghiện, cần thận trọng khi sử dụng.
Pholcodine: Có tác dụng tương tự codeine, nhưng ít gây nghiện hơn.
Chị nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn lựa chọn loại thuốc ức chế ho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi bị ho khan do viêm phế quản mạn tính. Bác sĩ có kê đơn thuốc kháng sinh cho tôi, nhưng tôi sợ uống nhiều kháng sinh sẽ bị nhờn thuốc. Có cách nào điều trị ho khan mà không cần dùng kháng sinh không?
Chào anh Hiếu,
Viêm phế quản mãn tính có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nếu tình trạng ho khan của anh do vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn.
Nếu anh lo lắng về tác dụng phụ của kháng sinh, anh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc khác hoặc áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị từ Đông y như sử dụng mật ong, gừng, tắc chưng đường phèn…
Ngoài ra, anh có thể tham khảo sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông, được điều chế từ thảo dược giúp bổ phổi, tăng đề kháng cho hệ hô hấp, đồng thời sản phẩm có chứa tinh dầu làm dịu cổ họng sẽ giúp giảm ho đáng kể.
Bên cạnh đó, anh cũng nên kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất… để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Em bị ho khan do dị ứng thời tiết, có nên dùng thuốc kháng histamin không ạ?
Chào chị Ngọc,
Thuốc kháng histamin có tác dụng hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng dị ứng, bao gồm cả tình trạng ho khan. Tuy nhiên, chị không nên tự ý sử dụng loại thuốc này mà nên đến khám bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và cách dùng phù hợp, nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi có thực sự hiệu quả trong việc điều trị ho khan không? Tôi bị ho khan do viêm họng, đã uống nhiều loại thuốc mà không khỏi.
Chào anh Duy,
Thiên Môn Bổ Phổi là sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho, được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên như Thiên môn đông, Trần bì, Bạc hà và Gừng. Sản phẩm này có tác dụng bổ phổi, giảm ho, long đờm và kháng viêm giúp tăng đề kháng cho hệ hô hấp.
Mặc dù sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị ho khan do viêm họng, nhưng hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Anh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp trước khi bắt đầu.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Bài viết rất hay. Xin hỏi ho khan ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho khan?
Chào chị Phương,
Ho khan ở trẻ sơ sinh có thể là do nhiều nguyên nhân, từ những nguyên nhân đơn giản như khô họng, kích ứng do thay đổi thời tiết đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như viêm phổi, hen suyễn…
Nếu trẻ ho khan nhẹ, không sốt, vẫn bú, ngủ ngon thì chị có thể theo dõi tại nhà, áp dụng các biện pháp giảm ho như cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể cho trẻ…
Tuy nhiên, nếu trẻ ho khan nhiều, ho kéo dài, kèm theo sốt cao, khó thở, thở khò khè, bỏ bú, quấy khóc… thì chị cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
toi bi ho khan do hut thuoc la lau nam, gio bo thuoc roi ma van ho. co cach nao chua tri dut diem k?
Chào anh Quang,
Hút thuốc lá lâu năm có thể gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tổn thương phổi,… dẫn đến tình trạng ho khan. Ngay cả khi anh đã bỏ thuốc, triệu chứng ho vẫn có thể tiếp diễn trong một thời gian dài.
Để điều trị dứt điểm ho khan do hút thuốc lá, anh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa về hô hấp để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chụp X Quang phổi, …, từ đó có hướng điều trị thích hợp, đồng thời anh phải tuân thủ hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ (nếu có).
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.