Diễn biến dịch bệnh Covid 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh hiện nay đang rất phức tạp với số ca nhiễm luôn ở mức cao. Xác suất nhiễm bệnh của mỗi người dân tại đây cũng tăng cao. Bạn không thể nào biết được bao giờ mình trở thành F0.
Bên cạnh việc chuẩn bị sẵn thuốc, những mẹo vặt cũng như cách phòng ngừa dưới đây sẽ giúp chăm sóc sức khỏe mùa dịch cho bạn và người thân nếu chẳng may nhiễm bệnh. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chăm sóc cho mũi, họng là các chốt chặn virus covid 19
Khoang họng, mũi là nơi virus covid 19 xâm nhập vào cơ thể nên cần được chăm sóc, vệ sinh kỹ càng. Nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn vệ sinh hằng ngày là lựa chọn hàng đầu. Nếu không tìm mua được các sản phẩm này, bạn hoàn toàn có thể tự mình pha pha dung dịch muối để dùng.
Để phát huy tác dụng tốt nhất, dung dịch nước muối cần phải pha chính xác với nồng độ 0,9%, tương đương với nồng độ muối của cơ thể nên sẽ không gây hại và nguy hiểm cho người dùng. Để pha 1 lít nước muối cần 9g muối tinh khiết và không có iod.
Nếu chỉ có muối hạt thì bạn có thể áp dụng cách sau:
- Hòa tan khoảng 20g muối hạt trong 200ml nước lọc
- Lấy bông y tế vo lại cho vào phễu và lọc dung dịch muối qua bông y tế 2 đến 3 lần
- Cho dung dịch muối đã lọc vào chảo sạch đun lửa nhỏ, khuấy đều cho cạn hết nước để thu được muối sạch
- Lấy 9g muối đã làm sạch pha với 1 lít nước lọc đã được đun sôi để nguội.
Cách súc họng:
- Súc họng với khoảng 5ml nước muối trong 2 phút, trong đó có 3 lần đưa nước muối xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây.
- Sau khi súc họng xong thì để nguyên, không súc lại bằng nước.
- Nên súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác.
Các bước rửa mũi:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi. Nếu có thể thì chuẩn bị 1 ống tiêm loại lớn, hoặc bình mềm (chai nước khoáng) tạo 1 lỗ ở nắp. Dụng cụ trước khi sử dụng phải được rửa sạch sẽ.
- Bước 2: Cúi đầu và nghiêng 45 độ về phía bên phải, sau đó đặt đầu vòi của bình vào mũi trái, thực hiện thở bằng miệng và bóp nước muối vào mũi. Khi bóp, bạn không nên bóp quá mạnh, chỉ cần bóp nhẹ từ từ nhưng cần dứt khoát, không gián đoạn. Dòng nước muối khi di chuyển sẽ qua khoang xoang và chảy sang bên mũi kia rồi ra ngoài. Cố gắng giữ trán cao hơn cằm và không hít vào khi đang rửa mũi để tránh bị sặc. Bóp khoảng 3 – 4 lần và ngừng lại. Giữ khoảng 3 – 5 giây để đước muối thừa sẽ chảy ra ngoài. Dùng khăn mềm để lau sạch. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại. Trong suốt quá trình này thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
- Bước 3: Bỏ dịch nước muối thừa, làm sạch dụng cụ và lau khô.
Nếu không ra ngoài, bạn có thể thực hiện rửa mũi 1 lần/ngày trước khi ngủ. Nếu ra ngoài, khi về bạn cần thực hiện rửa mũi.
2. Chăm sóc sức khỏe mùa dịch bằng cách xông hơi
Xông hơi là tạo nhiệt tiếp xúc với cơ thể trong thời gian ngắn, có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như thải độc, giải độc phổi, tăng cường chuyển hóa, giảm cân, tăng lưu thông máu, giảm đau, chống lão hóa, cải thiện chức năng tim mạch, cải thiện chức năng miễn dịch, cải thiện miễn dịch,…
Tác dụng của xông hơi không chỉ do nhiệt độ hơi nước sinh ra mà còn có tác dụng của các thảo dược, đặc biệt là tinh dầu của các thảo dược đó. Các tinh dầu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giãn cơ trơn đường hô hấp, giảm stress, giảm đau.
Chuẩn bị:
- Sả: tinh dầu sả tác động thần kinh, tác động kháng sinh, kháng viêm, chống oxy hóa, kháng kết tập tiểu cầu, tác động lên tim mạch…
- Gừng: có tác dụng giúp hạ nhiệt, kháng nhiều vi khuẩn, giảm ho.
- Vỏ quýt, vỏ cam, vỏ bưởi: có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, tiêu đờm.
- Bạc hà: tinh dầu bạc hà bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát giúp thông mũi và làm dịu cổ họng,…
- Nếu không có loại nào trong đây thì bạn có thể xông bằng nước và dầu xanh. Nhưng không nên sử dụng quá nhiều, chỉ cần 1-2 giọt cho 1 lần xông.
Cách xông hơi:
- Bước 1: Cho các thành phần đã chuẩn bị vào nồi, thêm khoảng 2-3 lít nước, đậy nắp, nấu trong 10 phút. Lưu ý chọn nồi lớn sao cho mức nước khoảng nửa nồi để tránh trào khi nấu.
- Bước 2: Đem nồi đã sôi vào 1 phòng kín, đặt nồi dưới sàn nhà. Khi xông không nên mặc quá nhiều quần áo. Sau đó chùm chăn kín, bắt đầu hé từ từ nắp để hơi thoát ra chậm giúp cơ thể thích nghi. Thời gian xông chỉ 10- 15 phút, không nên xông quá lâu vì có thể làm thoát quá nhiều mồ hôi, gây mất nước.
- Bước 3: Sau khi xông, lau bớt mồ hôi và ngồi yên trong phòng cho tới khi nhiệt độ cơ thể về lại bình thường. Tuyệt đối không tắm nước lạnh sau khi xông
Trước và sau khi xông, bạn nên uống từ từ 1 ly nước ấm để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Lưu ý:
- Không nên dùng phương pháp xông với người đang có tình trạng mất nước như sốt ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy, có bệnh về thận,…
- Nếu sốt có ra mồ hôi kèm đau nhức toàn thân, có thể thay bằng cách chà lưng với gừng xào rượu:
Lấy khoảng 200g (khoản 2 củ gừng vừa) gừng tươi, đập dập, bỏ lên chảo với ít rượu trắng xào lên cho ráo khô sao cho bóp mạnh miếng gừng vẫn ướt tay. Bỏ gừng đã xào vào khăn chà lên vai lưng, ngày 1 lần trong 2-3 ngày. Cẩn thận bỏng da. Nếu bị dị ứng sau khi chà thì nên ngừng ngay.
Hy vọng những thông tin trên đây có ích cho các bạn trong tình hình dịch hiện nay, cũng như gợi ý cho bạn và người thân về những biện pháp giúp phòng ngừa Covid hiệu quả. Dược Bình Đông cam kết luôn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe và mong rằng mọi người luôn an toàn vượt qua mùa dịch.
Dược Bình Đông mong quý khách hàng thông cảm về việc thiếu hụt hàng hóa trên thị trường, cũng như không kịp giao sản phẩm đến người bệnh lúc họ cần do tình hình vận chuyển hiện đang bị hạn chế.
Xem thêm bài viết: Chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch Covid