Tìm kiếm

Thuốc giảm khó thở nên dùng như thế nào?

Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn 1709299465

Khó thở là một trong những tình trạng phổ biến nhất hiện nay. Khó thở là biểu hiện của một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Vậy để giảm khó thở, người bệnh nên làm gì? Thuốc giảm khó thở nên dùng như thế nào?

1. Khó thở là gì? Các dấu hiệu nhận biết khó thở

Khó thở là tình trạng cơ thể gặp khó khăn khi hô hấp. Người gặp triệu chứng khó thở thường có cảm giác lồng ngực căng tức, phổi bị chèn ép, không thể hít thở dễ dàng.

Tình trạng khó thở có thể xảy ra một cách đột ngột hoặc phát triển theo thời gian. Khi cơ thể có các dấu hiệu như: Thường xuyên cảm thấy ngạt thở, căng tức ngực, thở gấp, tim đập nhanh, ho,… Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở? 

Khó thở có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây: 

  • Triệu chứng hậu COVID- 19: Sau khi nhiễm COVID-19, sức khỏe người bệnh ít nhiều bị ảnh hưởng, chức năng các tạng đều bị suy giảm, đặc biệt là phổi. Khi phổi bị tổn thương sẽ gây khó thở.
  • Rối loạn lo âu: Ở độ tuổi 30 – 40, nhiều người thường xuyên lo lắng quá mức. Chính những lo lắng thoái hoá này, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như khó thở, chóng mặt, khó ngủ, stress,…
  • Viêm phổi: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng khó thở, kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau tức ngực, hay mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Hen suyễn: Bệnh lý này có thể gây hẹp đường thở, làm khó thở, thở dốc và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
  • Ung thư phổi: Sự phát triển của các tế bào ung thư sẽ gây khó thở, ho dai dẳng, đau xương, khản giọng, căng tức ngực,…

Ngoài ra, khó thở còn là triệu chứng của các bệnh về tim mạch, thiếu máu, tràn khí màng phổi,…

3. Thuốc giảm khó thở cho người bệnh tại nhà bao gồm những loại nào? 

Để điều trị khó thở, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Thông thường, các loại thuốc điều trị khó thở sẽ giúp làm giảm tổn thương niêm mạc hô hấp, tái cấu trúc phổi và phế quản. Dưới đây là một số loại thuốc giảm khó thở cho người bệnh tại nhà:

Thuốc làm giãn phế quản

Với các loại bệnh lý viêm đường hô hấp, có kèm theo tình trạng khó thở, các bác sĩ thường chỉ định dùng những loại thuốc làm giãn phế quản. Những loại thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng hô hấp, khai thông đường thở nhanh chóng. Thuốc giãn phế quản bao gồm: Thuốc phòng cơn khó thở và thuốc cắt nhanh cơn khó thở.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giãn phế quản bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc giảm ho, long đờm

Đây là loại thuốc thường được sử dụng giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở do ho, long đờm. Thuốc giảm ho, long đờm sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở hiệu quả.

Mặc dù có tác dụng nhanh chóng nhưng bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc kháng sinh, chống viêm

Thường được sử dụng kết hợp với thuốc giãn phế quản, thuốc giảm ho, long đờm giúp làm giảm tình trạng khó thở cho bệnh nhân. Bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm.

Thuốc giảm khó thở nên dùng như thế nào?

Tuỳ vào nguyên nhân và bệnh trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng và liều dùng khác nhau. Do đó, bạn cần tuân theo phác đồ điều trị, thời gian, liều dùng, thời điểm sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Cách làm giảm khó thở hiệu quả, an toàn cho người bệnh

Để làm giảm tình trạng khó thở, bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây:

Giảm khó thở bằng những bài tập thở

Tập thở là một trong những phương pháp giúp kiểm soát hơi thở rất tốt, góp phần làm giảm không khí ứ cặn trong phổi và hô hấp dễ dàng hơn.

Thở sâu

  • Đầu tiên, nằm xuống, đặt hai bàn tay lên bụng
  • Hít sâu qua mũi cho đến khi bụng phình to, không khí được chứa đầy trong phổi
  • Nín thở sâu trong vài giây, sau đó, từ từ thở ra bằng miệng cho đến khi phổi hết không khí

Tiếp tục thực hiện động tác từ 5 – 10 phút để cải thiện hô hấp và làm giảm tình trạng khó thở.

Thở mím môi

  • Trước hết, thư giãn, thả lỏng vai và cổ, sau đó đặt hai tay lên thành bụng
  • Hít thật sâu bằng mũi trong hai nhịp, lúc này môi vẫn mím chặt, thành bụng bắt đầu căng lên
  • Chụm môi lại và thở ra, cho đến khi không khí thoát hết ra ngoài

Luyện tập thở mím môi thường xuyên sẽ làm giảm khó thở hiệu quả.

5. Giảm khó thở với Thiên Môn Bổ Phổi

Sản phẩm được bào chế từ các vị thuốc Đông y quý, giúp giảm khó thở

Thiên Môn Bổ Phổi là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Đông Y, được nghiên cứu và bào chế từ những vị thuốc quý, có công dụng như thuốc bổ phổi, giúp giảm khó thở hiệu quả. Thành phần của Thiên Môn Bổ Phổi bao gồm:

  • Thiên môn đông: Giúp dưỡng phế âm, bổ phổi, thanh nhiệt, nhuận phế
  • Bạc hà: Có công dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất
  • Trần bì: Hỗ trợ dưỡng phế khí, hoá đờm hiệu quả, giúp hô hấp dễ dàng hơn
  • Bình vôi: Thành phần có tác dụng bổ phế, an thần, giảm mệt mỏi, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa

Ngoài ra, sản phẩm còn có một số dược liệu khác như Gừng, Kinh giới, Tang bạch bì, Atiso,… Đây là những thành phần rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng khó thở, đồng thời giúp cải thiện chức năng của các tạng, giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn.

Bên cạnh thành phần, bạn cũng nên quan tâm đến đối tượng được sử dụng sản phẩm. Thiên Môn Bổ Phổi phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như:

  • Người từ 11- 20 tuổi bị ho, đau họng do cảm lạnh, viêm phế quản, ho hen.
  • Người có những bệnh lý liên quan đến hô hấp do ngồi máy lạnh nhiều, tiếp xúc nhiều với khói bụi, hút thuốc lá nhiều.
  • Người mắc các bệnh lý về tim, phổi với biểu hiện ho, khó thở, thở khò khè về đêm, người có chức năng phổi và hệ miễn dịch suy giảm

Hy vọng rằng với những chia sẻ bên trên, bạn đã có thêm những kiến thức về các loại thuốc giảm khó thở cho người bệnh tại nhà và biết thêm những phương pháp làm giảm khó thở an toàn, hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, đừng ngần ngại liên hệ đến hotline:  02839808808 để được tư vấn tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)