Kinh nguyệt rối loạn, đến trễ, kinh ít, đau bụng nhiều là những tình trạng phổ biến ở rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân có thể đến từ việc mất cân bằng nội tiết, căng thẳng kéo dài, thiếu dưỡng chất hoặc lối sống thiếu điều độ. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, rối loạn chu kỳ kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của bạn.
Một trong những cách đơn giản để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt là sử dụng các loại thức uống giúp cơ thể ổn định từ bên trong. Vậy chị em nên uống gì để điều kinh? Cách sử dụng ra sao để đạt hiệu quả mà vẫn an toàn? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
1. Đôi nét về uống gì giúp điều hòa kinh nguyệt
Khi cần ổn định kinh nguyệt, “nên uống gì điều hòa kinh nguyệt là suy nghĩ xuất hiện đầu tiên của nhiều chị em, bởi vì sự tiện lợi và dễ thực hiện. Mặt khác, khi sử dụng các loại thức uống phù hợp, cơ thể sẽ hấp thụ nhanh chóng, giúp hỗ trợ điều kinh, bổ huyết và điều tiết nội tiết tố hiệu quả.
Hơn nữa, nếu được áp dụng đúng lúc, quá trình điều hòa vòng kinh cũng sẽ diễn ra thuận lợi hơn, cơ thể cũng dần ổn định và cải thiện rõ rệt các triệu chứng rối loạn.

Chu kỳ kinh bình thường của chị em
Tuy nhiên, việc bổ sung quá mức mà không hiểu rõ nhu cầu thực tế của cơ thể có thể vô tình làm nội tiết thêm rối loạn và phản tác dụng. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau đây thì có thể là cảnh báo rối loạn kinh nguyệt đang diễn ra và bạn cần chú ý:
- Kỳ kinh đến sớm hoặc trễ hoặc kéo dài bất thường so với chu kỳ thông thường.
- Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, có cục máu đông hoặc màu sắc khác lạ (đen sẫm, nâu, hồng nhạt,…).
- Đau bụng kinh dữ dội, kèm mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Xuất hiện mụn, nóng trong, dễ cáu gắt, mất ngủ hoặc có biểu hiện stress kéo dài.
- Kinh nguyệt không đều trong nhiều tháng liên tiếp, khó dự đoán ngày hành kinh.
Hơn nữa, một điểm mà bạn cần lưu ý là các phương pháp hỗ trợ chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, không thay thế phương pháp điều trị y khoa. Đặc biệt là khi cơ thể tiềm ẩn nhiều bệnh gây ra rối loạn kinh nguyệt như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử hay các bệnh về gan – thận.
Do đó, khi kỳ kinh diễn ra bất thường kéo dài hơn 3 chu kỳ hoặc xuất hiện những biểu hiện như sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân,… bạn cần thăm khám để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm, nhất là rủi ro về sức khỏe sinh sản.

Thăm khám khi có dấu hiệu bất thường
2. Uống gì để ổn định kinh nguyệt?
2.1. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Nước tham gia vào hết hầu hết các quá trình trao đổi chất nhằm duy trì các hoạt động của cơ thể, trong đó có cả việc ổn định nội tiết và điều kinh. Khi không uống đủ nước, máu lưu thông kém, nội tiết tố dễ bị rối loạn khiến kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng nhiều hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2-2.5 lít, điều chỉnh theo thể trạng và mức độ vận động.
- Ưu tiên uống nước ấm để không gây co bóp dạ dày đột ngột.
- Nên uống ở tư thế ngồi để hỗ trợ hệ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
- Chia đều lượng nước trong ngày, uống từng ngụm nhỏ thay vì uống quá nhanh hoặc quá nhiều cùng lúc để các cơ quan luôn được cung cấp đủ nước.
- Tránh uống nước ngay khi đang ăn vì có thể làm loãng dịch vị, giảm hấp thu dinh dưỡng.
- Uống một ly nước ngay sau khi thức dậy giúp thanh lọc gan, hỗ trợ thải độc và khởi động cơ thể nhẹ nhàng mỗi sáng.
Đọc thêm tác hại của uống ít nước với cơ thể và kinh nguyệt

Uống đủ nước mỗi ngày
2.2. Uống trà thảo dược gì giúp điều hòa kinh nguyệt?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, nhiều người tìm đến các loại trà thảo dược như một giải pháp nhẹ nhàng và dễ thực hiện tại nhà. Những thức uống này không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên, lành tính.
Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn nhiều loại trà tươi, trà khô hoặc trà túi lọc, với những nguyên liệu phổ biến như sau:
- Trà gừng ấm hỗ trợ điều kinh bằng cách làm ấm vùng bụng dưới, thúc đẩy lưu thông máu và ổn định nội tiết tố trước kỳ hành kinh. Bạn có thể uống 1-2 ly trà gừng ấm mỗi ngày, bắt đầu từ 3-5 ngày trước chu kỳ.
- Trà ngải cứu có khả năng hỗ trợ làm đều kinh nguyệt, giảm đau bụng và cải thiện tuần hoàn, khí huyết. Bạn nên hãm 5-10g ngải cứu khô với nước sôi, uốngmỗi ngày một lần trước kỳ kinh vài ngày.
- Trà quế hỗ trợ điều kinh bằng cách làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm dịu những biểu hiện rối loạn nội tiết nhẹ trước kỳ kinh. Bạn có thể pha một thìa cà phê bột quế với nước ấm, thêm chút mật ong và uống vào buổi tối mỗi ngày.

Uống gì điều hòa kinh nguyệt? Một số loại trà giúp điều kinh khi uống đúng cách
Bên cạnh đó, một số loại thảo dược khác như trà hoa cúc, trà ích mẫu, trà cam thảo, trà atiso đỏ,… khi được uống đúng cách, cũng có thể giúp chu kỳ đều hơn, giảm cơn đau thắt hay các triệu chứng khó chịu khi hành kinh.
2.3. Uống nước ép trái cây giúp điều kinh
Ngoài trà, một số loại trái cây và rau củ chứa hợp chất tự nhiên có khả năng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, từ đó giúp chu kỳ diễn ra đều đặn và ổn định. Bên cạnh đó, lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong trái cây còn giúp cơ thể khỏe hơn, giảm cảm giác mệt mỏi và khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”.
Dưới đây là những loại nước ép nên dùng để hỗ trợ chu kỳ kinh ổn định hơn theo cách tự nhiên.
- Nước ép củ dền chứa nhiều sắt và folate, giúp điều kinh, hỗ trợ tạo hồng cầu và bổ sung máu cho kỳ kinh.
- Nước ép ngò tây có tác dụng kích thích nhẹ tử cung, điều chỉnh nội tiết tố và hỗ trợ thải độc giúp chu kỳ ổn định hơn.
- Nước ép đu đủ chứa enzyme papain cùng vitamin C và caroten, giúp cân bằng nội tiết, làm dịu tử cung và giảm đau bụng trong kỳ kinh.
- Nước ép dứa bổ sung enzyme bromelain, giúp làm mềm niêm mạc tử cung, tăng lưu thông máu và hỗ trợ chu kỳ diễn ra nhẹ nhàng.
- Nước cam giàu vitamin C giúp tăng hấp thu sắt, cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ tăng lượng máu kinh ở người có chu kỳ ra ít.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung nước ép từ đào, chanh, táo, việt quất hoặc dưa hấu,… để hỗ trợ điều kinh.
Đặc biệt, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên ưu tiên sử dụng nước ép trái cây tươi, không thêm đường, cũng như hạn chế dùng nước ép đóng chai sẵn vì các sản phẩm này thường chứa chất bảo quản và đường tinh luyện có thể gây rối loạn hormone và làm giảm tác dụng.
2.4. Các loại nước khác giúp điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh trà thảo dược và nước ép trái cây, một số loại nước khác có nguồn gốc tự nhiên cũng được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều hòa chu kỳ.
Không chỉ giúp ổn định, những loại nước này còn bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi gặp tình trạng bất thường do kinh nguyệt.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa bổ sung canxi và vitamin D – hai vi chất có khả năng hỗ trợ điều tiết hormone và làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, cáu gắt hoặc mệt mỏi.
- Giấm táo giúp điều hòa chu kỳ kinh nhờ khả năng cân bằng hormone tự nhiên, đồng thời hỗ trợ thải độc và điều chỉnh pH trong cơ thể.
- Nước dừa cung cấp kali, magie và chất điện giải, giúp điều chỉnh quá trình tuần hoàn máu và cải thiện hoạt động của hệ nội tiết.
- Nước gạo lứt giàu vitamin nhóm B và chất chống oxy hóa, hỗ trợ đào thải độc tố, bổ máu và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn trong những ngày kinh không đều.

Nước gạo lứt
2.5. Các sản phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm điều kinh từ thảo dược được tin dùng. Các sản phẩm này thường có dạng viên uống, siro hoặc cao lỏng – giúp dễ sử dụng và phù hợp với đa dạng nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cần biết một vài tiêu chí để lựa chọn sản phẩm như:
- Ưu tiên sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên, rõ ràng nguồn gốc và không chứa chất bảo quản độc hại.
- Nên chọn sản phẩm được chứng nhận an toàn bởi cơ quan y tế và có thông tin minh bạch từ nhà sản xuất.
- Xem xét tình trạng cá nhân (kinh nguyệt không đều, ít kinh, đau bụng kinh, rối loạn nội tiết,…) để chọn sản phẩm phù hợp, đúng công dụng.
- Tránh lạm dụng, sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm có chức năng tương tự để không gây rối loạn nội tiết ngược.
- Lựa chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín, đã được nhiều người sử dụng và đánh giá hiệu quả rõ ràng.
Tìm hiểu cách lựa chọn sản phẩm điều kinh
Song Phụng Điều Kinh là sản phẩm bảo vệ sức khỏe đến từ thương hiệu Dược Bình Đông – với công thức kết hợp từ các vị thuốc quý như Đương quy, Ngải cứu, Ích mẫu, Thục địa, Bạch thược,… giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh,…
3. Những thông tin quan trọng cần biết
3.1. Những lưu ý quan trọng
Việc sử dụng các loại nước uống tự nhiên hỗ trợ điều kinh là một lựa chọn an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn và tránh gây tác dụng phụ, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng trong quá trình sử dụng.
- Lựa chọn nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc để tránh tồn dư hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nội tiết.
- Sử dụng đúng liều lượng và đúng thời điểm; không nên lạm dụng hay uống liên tục một loại nước như ngải cứu, nghệ hoặc gừng trong thời gian dài.
- Thận trọng khi kết hợp cùng thuốc điều trị hoặc các thực phẩm chức năng khác để tránh tương tác không mong muốn.
- Nếu đang có bệnh nền, đặc biệt bệnh liên quan đến gan, thận hoặc hệ tiêu hóa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại nước uống hỗ trợ nào.
- Các loại nước hỗ trợ không thể thay thế hoàn toàn cho nước lọc hằng ngày, do đó bạn vẫn cần đảm bảo uống đủ nước lọc đầy đủ mỗi ngày từ 2-2.5 lít.
3.2. Theo dõi những phản ứng của cơ thể
Dù các loại nước uống tự nhiên thường lành tính, nhưng mỗi cơ địa lại phản ứng khác nhau. Việc theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể sau khi sử dụng là cách quan trọng để kịp thời điều chỉnh hoặc ngừng sử dụng nếu cần thiết. Bên dưới là những dấu hiệu bạn cần chú ý:
- Cơ thể mệt mỏi kéo dài, uể oải hoặc khó ngủ sau khi sử dụng trong vài ngày.
- Da nổi mẩn, ngứa, nổi mụn nhiều bất thường hoặc phát ban nhẹ.
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc đầy hơi liên tục.
- Chu kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu thay đổi đột ngột, rong kinh, kinh vón cục kéo dài hoặc ra máu giữa kỳ.
3.3. Hạn chế các yếu tố gây ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
Một số thực phẩm có tính nóng hoặc dễ gây tích nhiệt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết, làm rối loạn chu kỳ hoặc khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nặng nề hơn. Một số loại thực phẩm như:
- Thức ăn cay nóng;
- Thức ăn nhiều dầu mỡ;
- Trà đặc, cà phê, nước tăng lực và các chất kích thích khác;
- Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp;
- Thực phẩm ngọt, nhiều đường;
- Các loại đồ muối chua,…
Bên cạnh nhóm thực phẩm, một số thói quen sinh hoạt hằng ngày như căng thẳng kéo dài, nóng giận thường xuyên, làm việc quá sức, thức khuya, sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc, rượu bia thường xuyên,… cũng khiến cơ thể sinh nhiệt và rối loạn nội tiết.
Tìm hiểu ảnh hưởng của nóng trong người ở phụ nữ
4. Kết hợp những phương pháp tốt cho cơ thể khác
Với lối sống khoa học, bạn có thể giúp nội tiết ổn định và chu kỳ kinh diễn ra đều đặn hơn một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, những thói quen lành mạnh còn góp phần tăng cường sức đề kháng và làm giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh hay thay đổi tâm trạng trong những ngày “đèn đỏ”.
- Chế độ dinh dưỡng ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể có đầy đủ sức đề kháng và cân bằng nội tiết từ đó cải thiện kinh nguyệt. Đặc biệt, bổ sung một số loại thực phẩm cải thiện kinh nguyệt như thực phẩm giàu sắt, giàu omega-3, trái cây giàu vitamin C,…
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, đi ngủ trước 23h để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tái tạo hormone và ổn định kinh nguyệt tự nhiên. Tìm hiểu thêm “22 cách dễ ngủ nhanh hơn, hỗ trợ chìm vào giấc ngủ hiệu quả“.
- Duy trì một lối sống tích cực, suy nghĩ thoải mái, hạn chế căng thẳng hay nóng giận, áp dụng các biện pháp thư giãn như thiền, tắm nước ấm thường xuyên,… giúp hạn chế ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ.
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, yoga,… để giúp làm thư giãn cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, giúp kích thích tuần hoàn máu, ổn định hormone và làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Xem thêm bài viết “Top 8+ bài tập yoga điều kinh cho nữ giới tại nhà an toàn, hiệu quả“. - Luôn giữ đúng tư thế khi làm việc và sinh hoạt để hỗ trợ tuần hoàn máu đều đặn, giảm đau vùng lưng và bụng dưới trong kỳ kinh.
- Duy trì cân nặng lý tưởng giúp hạn chế nguy cơ rối loạn nội tiết, giảm tình trạng kinh nguyệt không đều và phòng tránh bệnh lý liên quan đến chu kỳ.

Hình ảnh thừa cân béo phì
Bảo vệ sức khỏe sinh sản không chỉ nằm ở việc điều hòa kinh nguyệt mà còn cần phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa. Dưới đây là một vài thói quen đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn nên duy trì:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng vệ sinh mỗi 4 tiếng/lần trong kỳ kinh.
- Tránh quan hệ trong ngày hành kinh vì sẽ khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao. Tệ hơn, chị em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục cao hơn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để phát hiện sớm các bệnh lý, điều trị kịp thời.
5. Tổng kết
Nếu bạn từng băn khoăn “Uống gì điều hòa kinh nguyệt?”, thì câu trả lời rất đơn giản: hãy bắt đầu từ những loại nước gần gũi, dễ tìm. Các thức uống nên dùng bao gồm: nước lọc (2 – 2.5 lít/ngày), trà thảo dược (gừng, ngải cứu, ích mẫu, quế…), nước ép trái cây (đu đủ, dứa, củ dền, cam…), nước dừa, giấm táo, sữa,…
Bạn nên lưu ý lựa chọn nguyên liệu sạch, uống đúng liều lượng và đúng thời điểm. Đồng thời, bạn cần hạn chế lạm dụng một loại nước quá nhiều ngày liên tục, kết hợp tùy tiện với thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác. Đặc biệt, trước hoặc trong quá trình sử dụng, bạn nên theo dõi phản ứng cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bệnh nền.
Để giúp kinh nguyệt ổn định hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm có chứa 9 loại thảo dược quý là Ngải diệp, Hương phụ, Ích mẫu, Thục địa, Xuyên khung, Đương quy, Xuyên đại hoàng, Bạch thược, Bạch phục linh chuyên dùng trong việc hỗ trợ bổ huyết, điều kinh và hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh, trễ kinh.
Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông giúp điều kinh bổ huyết cho phái đẹp
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm này của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline (028)39.808.808 để được hỗ trợ nhanh nhất và có thêm thông tin về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác!
Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.