Suy nhược cơ thể: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Tình trạng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là hệ quả thường gặp ở những người làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ hoặc thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian dài. Tình trạng này cực kỳ phổ biến và tàn phá sức khỏe một cách nghiêm trọng nếu không kịp thời điều trị. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ đến bạn các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh tình trạng suy nhược cơ thể một cách hiệu quả nhất nhé!

1. Giới thiệu về tình trạng suy nhược cơ thể

1.1. Suy nhược cơ thể là gì? Đối tượng thường bị suy nhược?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức và không còn năng lượng để làm việc gì. Sự mệt mỏi này khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm trầm trọng, dù đã nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn không phục hồi như ban đầu. 

Có 4 nhóm đối tượng thường dễ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể:

  • Người thường hay ốm vặt: Cơ thể sẽ dần suy yếu sau mỗi lần mắc các bệnh vặt như cảm, sốt, sổ mũi,… Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể không hấp thụ hết dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Người làm việc quá sức: Làm việc quá sức, ăn uống thiếu chất và thời gian nghỉ ngơi không hợp lý khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và dẫn đến cơ thể suy nhược. 
  • Người lớn tuổi: Ăn uống kém, thường xuyên lo âu và bệnh tật thường kéo đến khiến cơ thể người cao tuổi mất đi năng lượng dẫn đến suy nhược.
  • Người mới phẫu thuật: Bị thiếu máu và khả năng ăn uống giảm sút do cơn đau cũng có thể khiến cơ thể của người mới phẫu thuật bị suy nhược.
Hình ảnh người phụ nữ đang cảm thấy mệt mỏi

Làm việc quá sức dẫn đến suy nhược cơ thể

1.2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy nhược cơ thể

Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau thì khả năng cao cơ thể bạn đang bị suy nhược:

Mệt mỏi kéo dài:

Người bệnh cảm thấy không còn sức lực và tinh thần để làm việc. Cơ thể uể oải, đổ mồ hôi trộm thường xuyên dù thời tiết bên ngoài không quá nóng. Kèm theo đó là da dẻ xanh xao, tái nhợt và có thể ngất xỉu bất chợt. Tình trạng này thường kéo dài vài tuần và thậm chí là vài tháng. 

Dễ bị bệnh:

Cơ thể dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, mỏi cơ, viêm đường hô hấp,… Đó là do hệ miễn dịch bị suy giảm nên không chống lại được sự tấn công của vi khuẩn, virus và nhiều tác nhân gây bệnh khác.

Khó ngủ, thường bị trằn trọc về đêm:

Người bệnh cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu, thường hay nằm mơ và gặp ác mộng thậm chí là mất ngủ. Người hay lờ đờ và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Trí nhớ giảm sút, khó tập trung, chán ăn mệt mỏi và cảm thấy buồn nôn. Đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy kiệt cơ thể.

Tâm lý thay đổi:

Người bệnh thường hay cáu gắt, khó chịu, suy nghĩ bi quan và lo lắng những chuyện nhỏ nhặt. Điều này khiến họ không còn hứng thú trong cuộc sống. Thậm chí, người bệnh còn bị stress, trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Xuất hiện các vấn đề về da:

Da sẽ bị tối sạm, nhanh lão hóa, màu da nhợt nhạt, xanh xao và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đây là hậu quả của việc ăn uống không đủ chất và nghỉ ngơi không hợp lý. 

Gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa:

Người bệnh sẽ thường bị táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi,… Đó là do hệ tiêu hóa hoạt động kém làm thức ăn không được hấp thụ đúng cách. 

Sụt cân không kiểm soát:

Khi thấy cơ thể giảm cân đột ngột thì đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng. Bạn có thể thấy mệt mỏi, chán ăn và ăn không ngon miệng. Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến bạn xanh xao và thiếu sức sống.

Đau nhức cơ thể thường xuyên:

Người bệnh thường thấy các cơ đau nhức khắp người. Dù nghỉ ngơi nhưng tình trạng này vẫn nhanh chóng quay lại. 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị mất ngủ

Suy nhược khiến bạn khó ngủ, trằn trọc về đêm

2. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể

Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược mà bạn cần lưu ý: 

2.1. Nguyên nhân không phải do bệnh lý

  • Lao động quá sức: Mỗi người có tình trạng thể lực khác nhau. Nếu lao động nặng, làm nhiều giờ, thường xuyên suy nghĩ nhiều và căng thẳng nhưng thời gian nghỉ ngơi ít, ăn uống không đủ chất thì dần khiến cho cơ thể bị kiệt sức. 
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Những người phải ăn uống kiêng khem, hoặc người kén ăn, người ăn uống qua loa, thiếu chất,… đều khiến cơ thể dễ bị suy nhược.
  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 40 trở lên thường gặp phải tình trạng này. 
  • Giới tính: Nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới, nhất là phụ nữ sau sinh.
  • Căng thẳng: Bị áp lực tinh thần quá mức trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy nhược.

2.2. Nguyên nhân do bệnh lý

  • Thiếu máu: Người bệnh thường cảm thấy nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi,… Tình trạng thiếu máu thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài, mắc u xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày dẫn đến tình trạng hoạt động chậm chạp và thiếu tập trung. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và tim mạch, lâu dần làm cơ thể suy nhược.
  • Đau cơ xơ hóa: Người mắc bệnh này thường gặp các vấn đề như uể oải, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng không ổn định.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này khiến cho việc đi đứng hay cúi người của người bệnh rất khó khăn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm suy giảm sức khỏe đáng kể.
  • Trầm cảm: Người bệnh thường cảm thấy chán nản, ăn uống bất thường, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể bị suy nhược.
  • Tiểu đường tuýp 2: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, mất sức sống, giảm cân đột ngột, thường đói, khát,… 
Hình ảnh người đàn ông mệt mõi do làm việc quá sức

Làm việc quá sức dễ gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt

3. Hướng dẫn đánh giá về tình trạng suy nhược cơ thể

Để biết chính xác bạn có bị suy nhược cơ thể không và mức độ của tình trạng này như thế nào, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và tiến hành xét nghiệm.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn để xác định sơ bộ nguyên nhân gây suy nhược như: Gần đây có làm việc quá sức, áp lực cao hay không? Ăn uống và nghỉ ngơi như thế nào? Bạn có điều gì lo âu và bất an không?
  • Xét nghiệm máu/ nước tiểu: Sau khi hỏi qua sơ bộ, bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, thiếu máu hoặc các bất thường khác.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X – quang, quét MRI, chụp CT, siêu âm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị đau tim hoặc đột quỵ thì sẽ được chỉ định chụp não và đo điện tâm đồ.
Tình trạng suy nhược cơ thể

Bác sĩ khám lâm sàng

4. Những cách điều trị suy nhược cơ thể

Nếu đang bị suy nhược cơ thể mà không điều trị sớm sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: sụt cân liên tục, hệ miễn dịch suy giảm, dễ chấn động tâm lý,… Để điều trị tình trạng này kịp thời cần làm theo những phương pháp sau: 

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bạn nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường vận động ngoài trời để hít thở không khí trong lành. Bổ sung nhiều rau xanh, thực đơn ăn uống đa dạng, các món ăn đủ chất hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược để kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon. 

Điều trị bằng tâm lý

Nếu bạn bị suy nhược do lo lắng quá nhiều thì nên tìm đến bác sĩ tâm lý để chia sẻ và được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Nếu bị suy nhược cơ thể do bệnh lý thì cần phải sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thực phẩm chức năng để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện tình trạng suy nhược cho cơ thể. Xem thêm bài viết “Cây thuốc, Bài thuốc nam trị suy nhược cơ thể theo y học cổ truyền“.

Tình trạng suy nhược cơ thể

Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị suy nhược cơ thể

5. Phòng tránh suy nhược cơ thể

Suy kiệt cơ thể là tình trạng phổ biến ở nhiều người hiện nay. Để phòng ngừa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Điều này giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể và có cách điều trị kịp thời trước khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi. 
  • Không nên hút thuốc, uống rượu bia.
  • Không gây gây áp lực cho bản thân quá nhiều. Không thức đêm, tốt nhất nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7 tiếng. 
  • Hạn chế làm việc về đêm. Nên có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt ngoài trời để cơ thể được phục hồi sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, bạn cần kết hợp giữa lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học bổ sung các thực phẩm tốt dành cho người suy nhược hợp lý.

6. Điểm chính

Tình trạng suy nhược cơ thể rất dễ xảy ra, nó chuyển biến âm thầm và tệ đi nếu bạn không có biện pháp khắc phục kịp thời. Do đó, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nhất là thường xuyên mệt mỏi, lo âu thì bạn nên chia sẻ với người thân hoặc thăm khám bác sĩ.

Một trong những cách phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả tình trạng này là bạn có thể tìm hiểu và sử dụng Bát Tiên Bình Đông. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này được kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên lành tính như: Bạch Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du, Thục Địa, Hoài Sơn, Mạch Môn, Lạc Tiên. Sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon và ngủ ngon hơn. 

Tình trạng suy nhược cơ thể

Sản phẩm Bát Tiên Bình Đông cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Bát Tiên Bình Đông được sản xuất bởi công ty Dược Bình Đông – một thương hiệu uy tín đã có mặt trên thị trường hơn 70 năm qua. Nếu bạn quan tâm về sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ với qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

 

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: 

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài, dai dẳng, khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hằng ngày. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và việc nghỉ ngơi thông thường không giúp cải thiện tình hình. Bốn nhóm đối tượng dễ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể gồm:

  • Người hay ốm vặt: Hệ miễn dịch suy yếu sau những lần ốm vặt khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược.
  • Người làm việc quá sức: Cơ thể bị kiệt quệ do tiêu hao nhiều năng lượng mà không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Người lớn tuổi: Quá trình lão hóa, ăn uống kém, lo âu và bệnh tật khiến người lớn tuổi dễ bị suy nhược.
  • Người mới phẫu thuật: Thiếu máu, cơn đau sau phẫu thuật và khả năng ăn uống giảm sút sau phẫu thuật cũng là nguyên nhân dẫn đến suy nhược.

Trả lời:

Suy nhược cơ thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu đa dạng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác kiệt sức, uể oải, đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, tái nhợt, thậm chí ngất xỉu.
  • Dễ mắc bệnh: Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, viêm đường hô hấp, và các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ, ác mộng, dẫn đến mệt mỏi, lờ đờ vào ban ngày.
  • Thay đổi tâm lý: Cáu gắt, khó chịu, lo lắng, bi quan, mất hứng thú với cuộc sống, thậm chí stress, trầm cảm.
  • Vấn đề về da: Da tối sạm, lão hóa nhanh, nhợt nhạt, xuất hiện nếp nhăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi do hệ tiêu hóa hoạt động kém.
  • Sụt cân không kiểm soát: Giảm cân đột ngột kèm theo mệt mỏi, chán ăn.
  • Đau nhức cơ thể: Đau nhức khắp người, không giảm bớt dù đã nghỉ ngơi.

Trả lời: 

Suy nhược cơ thể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, được chia thành hai nhóm chính:

  • Nguyên nhân không do bệnh lý: Làm việc quá sức, chế độ dinh dưỡng kém, tuổi tác, giới tính (nữ giới dễ bị suy nhược hơn, đặc biệt là sau sinh), căng thẳng kéo dài.
  • Nguyên nhân do bệnh lý: Thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, đau cơ xơ hóa, viêm khớp dạng thấp, trầm cảm, tiểu đường tuýp 2.

Trả lời:

Không có một phương pháp điều trị duy nhất cho suy nhược cơ thể. Phác đồ điều trị cần được cá nhân hóa dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Một số biện pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường vận động ngoài trời, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Điều trị tâm lý: Nếu suy nhược do căng thẳng, lo âu, cần tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.
  • Sử dụng thuốc: Trong trường hợp suy nhược do bệnh lý, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặc trị, thuốc giảm đau, hoặc thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất.

Trả lời: 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh suy nhược cơ thể:

  • Khám sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
  • Lối sống lành mạnh: Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Quản lý tâm trạng: Tìm cách giải tỏa căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm.
  • Vận động thường xuyên: Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn.

Trả lời:

Bạn nên chọn các loại sữa giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thu như sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành, sữa hạt hoặc sữa bổ sung vitamin và khoáng chất. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Trả lời:

Chế độ ăn cho người suy nhược cơ thể cần đảm bảo đủ chất, dễ tiêu hóa và được chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Nên ưu tiên các loại thực phẩm như:

  • Rau xanh và trái cây tươi: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Giàu chất xơ và năng lượng.
  • Thịt nạc, cá, trứng, sữa: Cung cấp protein và các dưỡng chất thiết yếu.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt và đồ uống có ga.

Trả lời:

Suy nhược cơ thể sau sinh là tình trạng phổ biến. Vì vậy, sản phụ cần:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ưu tiên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi.
  • Hỗ trợ từ người thân: Chia sẻ công việc nhà và chăm sóc em bé để giảm bớt áp lực.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Tránh căng thẳng, lo âu.
  • Khám bác sĩ: Nếu tình trạng suy nhược kéo dài hoặc nghiêm trọng.

Trả lời:

  • Truyền nước hay truyền đạm chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và chỉ là biện pháp hỗ trợ tạm thời, điều quan trọng là phải điều trị nguyên nhân gây suy nhược. Bạn tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra. nhược kéo dài hoặc nghiêm trọng.

Trả lời:

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, suy nhược cơ thể có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Trả lời: 

Nên đi khám bác sĩ nếu mệt mỏi kéo dài hơn hai tuần, kèm theo các triệu chứng bất thường như sụt cân không rõ nguyên nhân, đau nhức, rối loạn tiêu hóa, thay đổi tâm lý… Chẩn đoán và điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng và cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Trả lời:

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động … 
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng. 
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

1. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: https://tamanhhospital.vn/suy-nhuoc-co-the/#:~:text=Suy%20nh%C6%B0%E1%BB%A3c%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83%20(Asthenia,kh%C3%B4ng%20th%E1%BB%83%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c.

2. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dau-hieu-canh-bao-suy-nhuoc-co-vi

3. Kahn, A. (2023, April 20). What is asthenia? Healthline. https://www.healthline.com/health/weakness

4. Kandola, A. (2023, August 22). What to know about asthenia (weakness). https://www.medicalnewstoday.com/articles/asthenia-weakness

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
10 Bình luận
Hiển thị tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao Đánh giá thấp Thêm đánh giá của bạn
  1. anh chi oi, cho e hoi la e hay bi met moi, co luc lam viec nhu robot y, la bi suy nhuoc co the khong a? e phai lam sao de biet chac chan vay?

    • Chào Thu, nếu em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và làm việc mà không có hứng thú, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy nhược cơ thể. Em có thể đến gặp bác sĩ để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết nhé. Việc này sẽ giúp em biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình và tìm ra cách điều trị phù hợp.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  2. Sao dạo này tôi cứ thấy mệt mỏi, stress quá. Ăn uống thì cũng bình thường mà. Không biết có phải do làm việc nhiều không? Có cách nào giảm bớt tình trạng này không?

    • Chào anh Đức, căng thẳng trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khiến anh cảm thấy suy nhược cơ thể. Anh có thể thử thay đổi chế độ sinh hoạt, tăng cường vận động và bổ sung chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất. Nếu tình trạng không thuyên giảm, anh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  3. Mình bị tiểu đường tuýp 2, gần đây cảm thấy mệt mỏi không muốn làm gì cả. Vậy có phải là biến chứng của bệnh không bạn? Cần phải làm sao bây giờ?

    • Chào chị Hồng, mệt mỏi có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2. Chị nên theo dõi sát sao lượng đường trong máu và không ngần ngại đi gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Bên cạnh đó, duy trì chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn cũng là cách giúp chị cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  4. mình biết là stress nhiều nó không tốt, nhưng công việc báo chí áp lực lớn quá, đôi khi cảm thấy kiệt sức. Bài viết có nói đến cách giải tỏa căng thẳng không? Tôi cần lắm đấy.

    • Chào anh Bảo, công việc báo chí thật sự có thể tạo ra áp lực lớn. Trong bài viết, Dược Bình Đông có nhấn mạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt để giảm stress. Anh có thể thử áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, tập yoga, hoặc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh và theo dõi thêm nhé!

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  5. e thấy chồng e dạo này hay cáu gắt, khó chịu lắm, không biết có phải bị suy nhược không hay chỉ là stress thôi? cách phân biệt thế nào hả tác giả?

    • Chào chị Phương, sự cáu gắt và khó chịu có thể là biểu hiện của stress hoặc suy nhược cơ thể. Để phân biệt, chúng ta cần quan sát xem có những dấu hiệu nào khác như mệt mỏi kéo dài, khó ngủ, hoặc giảm sức đề kháng hay không. Chị cần khuyến khích anh nhà đến gặp bác sĩ để được đánh giá toàn diện, đây là cách sẽ giúp chị hỗ trợ chồng mình tốt hơn.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

    Để lại lời nhắn

    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
    Dược Bình Đông
    Logo
    Đăng ký tài khoản mới

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
    Giỏ hàng