Mất kinh 3 tháng là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 3,3% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản – theo một nghiên cứu tại Thụy Điển. Chính vì sự phổ biến đó, nhiều người đã chủ quan và xem nhẹ vấn đề. Tuy nhiên, tình trạng mất kinh chỉ được coi là bình thường nếu xảy ra trong thai kỳ hoặc giai đoạn cho con bú.
Mặt khác, 3 tháng không hành kinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu như không được đánh giá và xử lý đúng cách.
Vậy bị mất kinh 3 tháng có chữa được không? Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng những thắc mắc để giúp bạn hiểu rõ về sức khỏe sinh sản của mình. Đồng thời, chúng tôi sẽ chỉ ra các dấu hiệu cần thiết để bạn kịp thời thăm khám bác sĩ, điều trị sớm và tránh những hậu quả lâu dài.
1. Mất kinh 3 tháng có sao không?
Mất kinh 3 tháng là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện liên tục trong ít nhất 3 chu kỳ (tương đương khoảng 3 tháng), khác với chu kỳ kinh bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày (khoảng 1 tháng).
Tình trạng mất kinh 3 tháng thường bị nhầm lẫn với trễ kinh (chậm kinh) thông thường. Nhưng trên thực tế, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng vô kinh, khi nữ giới không có kinh nguyệt và không có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến giai đoạn mang thai, cho con bú hay trong tuổi dậy thì.

3 tháng không có kinh nguyệt sẽ khiến chị em gặp nhiều bất tiện, lo lắng
Do đó, khi 3 tháng không có kinh nguyệt xảy ra, việc thăm khám là vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề quan trọng để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp, nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng khác. Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu đi kèm như thay đổi cân nặng bất thường, rối loạn nội tiết (mọc lông mặt, da khô, sạm, nám, tàn nhang, nhiều mụn) hoặc mệt mỏi kéo dài, chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chú ý và xử lý kịp thời.

Chú ý khi cơ thể nổi nhiều mụn đỏ kèm mất kinh
Nếu trước đây chu kỳ kinh của chị em luôn đều đặn, nhưng đột ngột bị trễ kinh 3 tháng, nguyên nhân tạm thời có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
- Tuổi tác: Ở tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt dễ bị trễ do hormone không ổn định. Đặc biệt, tiền mãn kinh, mãn kinh thường xảy ra từ sau 50 tuổi, nhưng nếu bạn còn trẻ mà đã mất kinh và kèm theo các dấu hiệu như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, giảm ham muốn,… đây có thể là mãn kinh sớm. Tình trạng này cần được kiểm tra để tránh rủi ro.
- Thiếu dinh dưỡng: Ăn uống kém, nhẹ cân gây thiếu hụt estrogen, dẫn đến mất kinh, khô âm đạo. Đồng thời, chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống cà phê quá nhiều,… cũng gây nên 3 tháng không có kinh nguyệt.
- Căng thẳng, lo âu: Stress kéo dài làm tăng lượng cortisol, ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn, từ đó có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết dẫn đến vô kinh, trễ kinh, kèm theo rụng tóc, nổi mụn, khó ngủ, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
- Thói quen sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai (dưới dạng viên uống, tiêm hoặc cấy), thuốc chống loạn thần, hóa trị ung thư, chống trầm cảm, huyết áp, dị ứng,… đều có thể ảnh hưởng đến vòng kinh.
- Thói quen không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, chất kích thích, tập luyện quá mức, tăng cân quá nhanh, sức đề kháng yếu, đau ốm liên tục, thức khuya,… đều làm ảnh hưởng chu kỳ kinh, khiến kinh không đều đặn.
- Cho con bú: Hormone tạo sữa prolactin khiến kinh chưa đều, thường trễ vài tháng trong giai đoạn cho con bú.
Ngoài các yếu tố kể trên, mang thai cũng sẽ khiến cho kinh ngừng hẳn. Nếu bị vô kinh trong 3 tháng, kèm theo dấu hiệu như buồn nôn, đi tiểu nhiều hơn, thường xuyên mệt mỏi, tăng thân nhiệt, ngực đau, chuột rút,… chị em có thể thử thai hoặc đi thăm khám bác sĩ để có kết quả chính xác.
2. Không có kinh 3 tháng cảnh báo những bệnh lý gì?
2.1. Chẩn đoán và nguyên nhân gây ra không có kinh 3 tháng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi về tiền sử kinh, lối sống và các loại thuốc bạn dùng để tìm nguyên nhân gây mất kinh trong 3 tháng. Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu kiểm tra hormone (FSH, LH, Prolactin, TSH) để đánh giá chức năng tuyến giáp, siêu âm hoặc MRI để xem cấu trúc tử cung, buồng trứng,… nhằm xác định các nguyên bệnh lý tiềm ẩn như:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) làm hormone tăng cao bất thường, dẫn đến kinh nguyệt không đều, chậm kinh hoặc ngừng hẳn, thường kèm các triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá,…
- Bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung có thể làm chậm kinh 3 tháng, với dấu hiệu đi kèm như đau bụng, tiết dịch bất thường.
- Bệnh mãn tính, ví dụ như dị ứng celiac, gây ảnh hưởng toàn cơ thể, dẫn đến loạn kinh và mất kinh kéo dài.
- Bệnh tuyến giáp như cường giáp làm tăng hormone, suy giáp làm thiếu hormone, cả hai đều có thể gây trễ kinh hoặc rong kinh.
- Bất thường về tuyến yên như sản xuất prolactin quá mức hoặc u tuyến yên làm giảm estrogen, trì hoãn rụng trứng và gây mất kinh.
- Cấu trúc cơ quan sinh dục bất thường như sẹo tử cung, thiếu tử cung, tắc âm đạo,… ngăn cản kinh xuất hiện như bình thường.
2.2. Điều trị mất kinh 3 tháng
Dựa trên nguyên nhân gây nên tình trạng 3 tháng không có kinh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp thường được chỉ định bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc như bổ sung hormone hoặc dùng Metformin cho trường hợp PCOS, thuốc tránh thai để điều kinh, thuốc kích thích rụng trứng giúp cải thiện khả năng sinh sản,…
- Phẫu thuật sẽ được cân nhắc khi có có tổn thương, như loại bỏ u tuyến yên lành tính hoặc mô sẹo trong tử cung.
- Đông y cho rằng khí huyết rất quan trọng với sức khỏe phụ nữ. Khí huyết lưu thông tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, sức sống dồi dào; ngược lại, nếu khí huyết bất thường sẽ gây huyết hư, ứ trệ, vô kinh. Vì vậy, các bài thuốc Đông y thường tập trung dưỡng huyết, cải thiện tuần hoàn khí huyết và điều hòa kinh để trị vô kinh hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm này giúp bổ huyết, điều hòa chu kỳ kinh, là lựa chọn an toàn và hiệu quả để hỗ trợ cải thiện tình trạng mất kinh.
3. Cần làm gì khi gặp tình trạng 3 tháng không có kinh nguyệt?
3.1. Chế độ ăn uống tốt cho kinh nguyệt
Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng sẽ giúp bổ sung các chất thiếu hụt, duy trì sức khỏe tổng thể giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, hạn chế làm tình trạng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, một số thực phẩm có lợi cho kỳ kinh mà bạn có thể thêm vào danh sách bữa ăn hằng ngày:
- Các loại thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh đậm (cải xanh, cải bó xôi,…), các loại đậu hoặc thịt đỏ giúp bổ máu, giảm mệt mỏi khi kinh.
- Các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu,… sẽ có tác dụng giảm viêm, giảm đau cho phụ nữ khi tới tháng.
- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mệt mỏi cho chị em.
- Rau xanh có chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Một số loại rau xanh như rau cần tây, rau chân vịt, lá bạc hà,… có chứa hàm lượng nitrat cao giúp làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục và hỗ trợ điều kinh ở nữ giới.
- Các loại hạt như hạnh nhân, ngũ cốc,… có chứa nhiều protein, khoáng chất (magie, mangan,…), các loại vitamin B, vitamin E và lượng lớn chất xơ sẽ giúp cân bằng hormone, giúp cải thiện tình trạng trễ kinh, chu kỳ kinh cũng sẽ trở nên đều đặn hơn.
Bên cạnh đó, thực phẩm gây nóng trong người làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây ra loạn kinh hoặc có thể làm mất kinh. Các loại thực phẩm cần tránh gồm:
- Đồ ăn cay nóng làm cơ thể nóng, dễ rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng chu kỳ kinh.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên, thức ăn nhanh gây mất cân bằng hormone, khiến kinh không đều.
- Trà và chất kích thích như cà phê, rượu bia làm tăng căng thẳng, dẫn đến trễ kinh.
- Đồ ăn sẵn, ngọt, muối chua như bánh kẹo, dưa muối tăng khó chịu, làm trầm trọng tình trạng mất kinh.

Hạn chế ăn ngọt để không gây bất lợi cho kỳ kinh
3.2. Dùng mẹo dân gian giúp ổn định chu kỳ kinh
Để làm dịu đi các triệu chứng bất thường và giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại, chị em phụ nữ có thể áp dụng một vài mẹo đơn giản từ các nguyên liệu quen thuộc như:
- Gừng: giúp giảm đau bụng kinh, giảm khó chịu và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, trà gừng còn hỗ trợ điều kinh, giúp chu kỳ kinh đều đặn hơn, hạn chế bị 3 tháng không có kinh nguyệt.
- Quế: có tính ấm, giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế chảy máu quá nhiều và giảm triệu chứng nôn mửa khi hành kinh. Đặc biệt, quế còn góp phần điều kinh, hỗ trợ cân bằng khí huyết để kinh ổn định hơn, giảm thiểu tình trạng mất kinh 3 tháng.
- Nghệ: giúp hỗ trợ điều kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giúp chu kỳ kinh đều hơn. Bạn có thể uống nước nghệ pha mật ong hoặc thêm nghệ vào các món ăn để khắc phục tình trạng vô kinh trong 3 tháng.
- Ngải cứu: được biết đến với khả năng điều hòa vòng kinh và giảm đau bụng kinh. Bạn có thể uống trà ngải cứu hoặc dùng lá ngải cứu tươi chườm nóng để thư giãn cơ thể và cải thiện chu kỳ.
- Ích mẫu: là loại thảo dược phổ biến trong Đông y, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết và điều hòa chu kỳ kinh. Dùng cao ích mẫu hoặc trà ích mẫu trước kỳ kinh để giúp hỗ trợ kinh ra đều đặn hơn, hạn chế bị mất kinh.
Xem thêm bài viết:Top 7 cây thuốc, bài thuốc điều kinh an toàn trong Đông y.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông để bổ huyết, hỗ trợ giảm triệu chứng kinh nguyệt không đều, trễ kinh, đau bụng kinh kéo dài,…
3.3. Xây dựng các thói quen tốt
Các thói quen tốt được xây dựng từ sớm sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng 3 tháng không có kinh nguyệt. Một số thói quen đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay như:
- Uống đủ 2.0 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Tìm hiểu thêm về tác dụng của uống đủ nước và tác hại khi uống ít nước.
- Luyện tập thể dục đều đặn với cường độ thích hợp (ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần), không làm việc quá sức đối với bản thân. Xem thêm bài viết “Top 8+ bài tập yoga điều kinh tại nhà an toàn, hiệu quả“.
- Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đi ngủ trước 23h để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc. Tìm hiểu thêm “22 cách dễ ngủ nhanh hơn, hỗ trợ chìm vào giấc ngủ hiệu quả“.
- Hạn chế tiếp xúc với những chất gây hại cho cơ thể như khói thuốc, môi trường ô nhiễm,…
- Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế tức giận, giảm căng thẳng qua các bài thiền, yoga hoặc tư vấn tâm lý.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh quá gầy hoặc tăng cân quá mức.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
- Không lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc mà tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
4. Tổng kết
Hiện tượng không có kinh nguyệt trong 3 tháng xảy ra khi kinh ngừng xuất hiện liên tiếp 3 chu kỳ và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một số người thường nghĩ đây chỉ là trễ kinh thông thường, không đáng ngại và liên quan đến yếu tố sinh lý. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kinh nguyệt biến mất trong thời gian dài như vậy lại có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vì thế, nếu không mang thai mà kinh nguyệt của bạn vẫn trễ đến 3 tháng, bạn nên đi khám bác sĩ sớm. Đặc biệt, bạn cần để ý đến những biểu hiện bất thường như lông mọc nhiều, cân nặng thay đổi đột ngột hay bị đau kéo dài, để phát hiện kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn và có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, điều quan trọng nhất là bạn nên thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp kỳ kinh ổn định hơn, tránh tái phát. Bạn cần bắt đầu những thay đổi nhỏ, đơn giản, dễ áp dụng tại nhà như ăn uống đủ chất, ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn,… để giảm thiểu tình trạng mất kinh. Đồng thời, bạn có thể lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho riêng mình và Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông là một sản phẩm đáng tin cậy trong việc hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh ổn định.
Sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ phương Tứ vật thang với nhiều thảo dược quý như Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung và được gia thêm Hương phụ, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh. Sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nữ giới với công dụng bổ huyết, điều kinh nguyệt hiệu quả.
Lưu ý: Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.