Tìm kiếm

Ảnh hưởng bệnh nền tới bệnh nhân Covid 19

Hiện nay, tỉ lệ tử vong và biến chứng nặng ngày càng tăng, đặc biệt là ở người có bệnh nền. Vậy những bệnh nền nào cần chú ý trong mùa dịch? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu.

1. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong các bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như thế giới. Một số bệnh tim mạch hay gặp như: bệnh tim mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, thiếu máu cơ tim, bệnh viêm cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,…

Các bệnh tim mạch làm suy yếu sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể dễ dàng bị virus tấn công. Những triệu chứng của Covid 19 như sốt và viêm phổi sẽ gây thêm áp lực cho tim, tình trạng viêm do nhiễm trùng có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu dẫn đến những biến chứng nặng, tỉ lệ tử vong cao.

Chế độ chăm sóc người có bệnh tim mạch:

  • Hạn chế khẩu phần ăn, không nên ăn quá no, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây vì đây là nguồn vitamin, khoáng chất cho cơ thể và không chứa nhiều calo.
  • Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa huyết áp và sức khỏe của tim.
  • Hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh (là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa): giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một số chất béo nên sử dụng như dầu oliu, dầu hạt cải,…
  • Chọn nguồn đạm ít béo: Một số thực phẩm cung cấp nguồn protein ít béo như sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất, ức gà không da thay vì gà rán, cá, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, dầu hạt cải, các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu lăng,…
  • Giảm lượng muối trong thức ăn: Ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra huyết áp cao, nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch.
  • Đảm bảo người có bệnh tim mạch hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng sốt, ho,…
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô khi tiếp xúc với các bề mặt.
  • Đảm bảo uống thuốc điều trị tim mạch đúng theo chỉ định bác sĩ.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt

2. Bệnh hô hấp mạn tính

Bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng áp phổi,… làm suy giảm chức năng phổi, khi mắc Covid 19 tình trạng viêm phổi sẽ làm phổi tổn thương thêm khiến tình trạng hô hấp khó khôi phục, dễ dẫn đến tử vong.

Chăm sóc người bệnh hô hấp trong mùa dịch

  • Hạn chế tiếp xúc với nơi có ô nhiễm không khí.
  • Không hút thuốc, tránh nơi có người hút thuốc.
  • Về chế độ dinh dưỡng: cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng.
  • Không tiếp xúc với người có triệu chứng nghi nhiễm Covid 19.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Dự trữ thuốc điều trị đủ dùng trong 1 tháng.
Không hút thuốc
Không hút thuốc

3. Đái tháo đường

  • Người mắc bệnh đái tháo đường sẽ làm hệ thống miễn dịch bị tổn hại dẫn đến cơ thể khó khăn hơn trong việc chống lại COVID-19. Virus cũng có thể phát triển mạnh khi mức đường huyết cao chính vì thế làm tình trạng của bệnh nhân sẽ nặng hơn.
  • Ngoài ra, một người mắc bệnh đái tháo đường, khi nhiễm virus, có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng do đái tháo đường như: đột quỵ, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, loét chân,…

Chế độ chăm sóc người bị đái tháo đường: 

  • Người mắc đái tháo đường cần chú ý đến tình trạng đường huyết, phải kiểm tra thường xuyên, dùng thuốc kiểm soát đường huyết.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với người có biểu hiện nghi nhiễm Covid 19.
Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết
Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết

4. Bệnh về gan

  • Người mắc một số bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan,… đều làm tổn thương tế bào gan, tăng men gan. Việc gan bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng tới việc chuyển hóa các thuốc điều trị, hạn chế tác dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh Covid 19.
  • Ngoài ra Covid 19 cũng tác động xấu đến gan làm tình trạng bệnh về gan tăng lên, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Chăm sóc người bị bệnh về gan

  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, giàu cholesterol, ví dụ như: da động vật, lòng đỏ trứng gà,… Tốt nhất hãy sử dụng dầu thực vật để thay để mỡ động vật khi chế biến món ăn.
  • Sử dụng nhiều rau và hoa quả giúp tiêu hóa mỡ như cà chua chín, tỏi, hoặc táo, chanh, bưởi,…
  • Không dùng rượu bia.
  • Nghỉ ngơi đúng giờ, tập luyện thể dục nhẹ nhàng.
Sử dụng dầu thực vật.
Sử dụng dầu thực vật.

5. Bệnh về thận 

Người mắc bệnh về thận sẽ làm khả năng lọc và thải độc của thận bị suy giảm gây tích tụ độc tố trong người, làm suy giảm sức khỏe của người bệnh và khả năng chống chịu lại bệnh tật khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.

Chế độ chăm sóc cho người có bệnh thận:

  • Thức ăn nên hạn chế: 
    • muối – ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm.
    • đạm – hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật.
    • thức ăn chiên rán, nướng,…
    • thực phẩm giàu kali – cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola,…
    • thực phẩm giàu phốt-pho – pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ,…
  • Thức ăn được khuyến khích: 
    • chất bột – khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong….
    • chất đường – đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt,…
    • chất béo – có thể ăn khoảng 30-40g một ngày, ưu tiên chất béo thực vật
    • bổ sung canxi từ sữa
    • bổ sung vitamin nhóm B, C, acid folic,…
  • Nước uống: lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).
  • Nếu bệnh nhân cần lọc máu cần phải thực hiện các biện pháp an toàn khi vào viện như đeo khẩu trang, không đưa tay chạm vào mặt, mắt, mũi, miệng, phải rửa tay kỹ sau khi về nhà,…

6. Người rối loạn thần kinh

  • Tình hình dịch ngày càng phức tạp làm mọi người lo lắng, ngoài ra việc giãn cách xã hội cũng làm cho người ta cảm thấy bí bách nhất là người có chứng bệnh về thần kinh.
  • Tình trạng này có thể làm tăng tình trạng bệnh hoặc tái phát bệnh thần kinh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Để giảm tình trạng này cần 

  • Tạo tinh thần thoải mái cho người bệnh.
  • Tập bài thể dục nhẹ, tốt nhất là tập trong nhà như yoga, tập thiền, hít thở để giúp thư giãn.
  • Sử dụng thuốc nếu cần thiết.
Tập yoga.
Tập yoga.

Không chỉ người mắc bệnh nền, người già yếu, mà người thân trong gia đình cũng phải rất cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch để không mang nguồn bệnh về nhà.

Dược Bình Đông, với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Dược Bình Đông luôn đồng hành cùng bạn, cung cấp giải pháp từ thiên nhiên kết hợp công nghệ hiện đại, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ gia đình bạn. Hãy tin tưởng lựa chọn Dược Bình Đông cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sức khỏe hoặc các sản phẩm của Dược Bình Đông, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí

Share:

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới nhất
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)