Uống quá nhiều nước tốt hay hại Thận? Uống bao nhiêu là đủ?

Nội dung chính

Uống nước nhiều tốt cho thận nếu bạn duy trì lượng phù hợp, khoảng 1.5-2 lít/ngày tùy cơ địa. Nước giúp thận lọc chất thải hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể gây áp lực lên thận, đặc biệt nếu bạn có bệnh lý nền. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.

Liên hệ Dược Bình Đông

Danh sách câu hỏi liên quan

  1. Em nghe nói uống nước nhiều giúp thận khỏe, nhưng em uống 3 lít/ngày mà vẫn mệt, có sao không?” – Linh
  2. “Chào bác sĩ, tôi uống nước ít vì sợ đi tiểu nhiều, liệu thận tôi có bị ảnh hưởng không?” – Anh Tuấn
  3. “Con tôi 15 tuổi, cháu uống rất ít nước, tôi lo thận cháu yếu, có đúng không?” – Chị Hương
  4. “Em bị sỏi thận, nghe nói uống nhiều nước sẽ hết, vậy em nên uống bao nhiêu?” – Nam
  5. “Chào bác sĩ, tôi bị huyết áp cao, uống nước nhiều có tốt cho thận của tôi không?” – Cô Nga
  6. “Em thấy uống nước nhiều giúp thải độc thận, nhưng sao em lại bị đau lưng, có liên quan không?” – Thảo
  7. “Bác sĩ ơi, chồng tôi bị suy thận nhẹ, uống nước nhiều có cải thiện được không?” – Chị Mai
  8. “Tôi hay bị tiểu đêm, uống ít nước lại sợ hại thận, tôi phải làm sao?” – Anh Hùng
  9. “Chào bác sĩ, em uống 2 lít nước/ngày nhưng vẫn thấy khô miệng, thận em có vấn đề gì không?” – Phương
  10. “Mẹ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu, uống nhiều nước có giúp mẹ đỡ hơn không?” – Lan
… Đang cập nhật
Uống nước nhiều có tốt cho thận không

Uống nước là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Chúng ta thường nghe rằng, uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện chức năng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, liệu uống quá nhiều nước có thực sự tốt cho sức khỏe Thận? Hay ngược lại, việc tiêu thụ nước quá mức dễ gây hại đến chức năng lọc máu và cân bằng điện giải?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nước đối với Thận, tác hại tiềm ẩn khi uống nước quá nhiều, cũng như cách uống nước đúng để bảo vệ sức khỏe lâu dài. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu ngay!

1. Đôi nét về nước với cơ thể và Thận

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể người trưởng thành và đóng vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh nhiệt độ, hỗ trợ tiêu hóa, vận chuyển dưỡng chất và đào thải độc tố. Trong đó, Thận là cơ quan quan trọng chịu nhiều trách nhiệm như lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu, duy trì cân bằng điện giải và kiểm soát huyết áp,…

Hình ảnh người bác sĩ đang cầm mô hình thận

Thận chịu trách nhiệm lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu

Mỗi ngày, Thận xử lý khoảng 200 lít dịch cơ thể, nhưng chỉ khoảng 2 lít nước được đào thải qua nước tiểu, phần còn lại được tái hấp thu để tiếp tục duy trì các chức năng sinh lý quan trọng. Điều này cho thấy vai trò thiết yếu của nước trong việc hỗ trợ Thận hoạt động hiệu quả và giữ cho bạn luôn ở trạng thái cân bằng:

Mỗi ngày, Thận xử lý khoảng 200 lít dịch cơ thể, nhưng chỉ khoảng 2 lít nước được đào thải qua nước tiểu, phần còn lại được tái hấp thu để tiếp tục duy trì các chức năng sinh lý quan trọng. Điều này cho thấy vai trò thiết yếu của nước trong việc hỗ trợ Thận hoạt động hiệu quả và giữ cho bạn luôn ở trạng thái cân bằng:

  • Giúp Thận đào thải độc tố: Nước giúp hòa tan và loại bỏ chất thải, giảm áp lực lên Thận.
  • Phòng ngừa sỏi Thận: Uống đủ nước giúp pha loãng nước tiểu, giảm nguy cơ kết tinh thành sỏi lên đến 50% – Theo thông tin từ Sở y tế Nghệ An.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu: Nước giúp làm sạch bàng quang, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Cân bằng điện giải: Điều tiết lượng Natri, Kali, Magie trong cơ thể.
  • Cân bằng huyết áp: Thận kiểm soát lượng nước và cân bằng điện giải, từ đó giúp điều hòa huyết áp.
Hình ảnh người phụ nữ đang uống nước để giải độc khỏi cơ thể

Nước đóng vai trò quan trọng hỗ trợ Thận

2. Uống như thế nào được gọi là nhiều? Tác hại của việc uống nhiều nước?

Uống nước rất quan trọng, nhưng tiêu thụ quá mức cần thiết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy uống bao nhiêu nước được xem là quá nhiều? 

Theo chuyên gia, một người trưởng thành trung bình nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể hấp thụ tối đa khoảng 7 lít nước/ngày, với giới hạn không quá 1,5 lít mỗi giờ.

Nếu uống vượt mức trên, cơ thể dễ gặp tình trạng quá tải nước, gây mất cân bằng điện giải và ảnh hưởng đến chức năng Thận, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung nước nhiều hơn do nhu cầu như:

  • Người tập luyện thể thao cường độ cao, đổ mồ hôi nhiều.
  • Sống trong môi trường nắng nóng, khô hanh, làm việc ngoài trời.
  • Bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc mất nước do bệnh lý.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có nhu cầu nước cao hơn bình thường.
Hình ảnh người phụ nữ đang uống nước lọc

Bổ sung nước nhiều hơn trong trường hợp tập luyện với cường độ cao, đổ mồ hôi nhiều, thời tiết nóng

Trong trường hợp tiêu thụ nước quá giới hạn so với lượng cơ thể cần, cơ thể có khả năng phát ra những tín hiệu cảnh báo. Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu quá thường xuyên (trên 10 lần/ngày hoặc hơn 2 lần/đêm) dù không uống các chất lợi tiểu như trà, cà phê.
  • Nước tiểu trong suốt liên tục: Màu nước tiểu quá nhạt hoặc không có màu cho thấy bạn có thể đang bị dư thừa nước, làm mất cân bằng điện giải.
  • Cảm giác đầy bụng, buồn nôn.
  • Đau đầu, chóng mặt,…

Lưu ý: Thông tin trên phù hợp với đối tượng với thể chất bình thường, đối với một số nhóm người có bệnh lý nền hoặc tình trạng đặc biệt, việc kiểm soát lượng nước tiêu thụ là rất cần thiết. Trong đó, nhóm đối tượng cần lưu ý gồm:

  • Người bị bệnh Thận.
  • Người mắc Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).

3. Tác hại của uống quá nhiều nước với Thận? Làm gì khi lỡ uống nước quá nhiều?

Mặc dù nước rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể khiến Thận phải làm việc liên tục để đào thải nước dư thừa, gây quá tải và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, có khả năng gây suy giảm chức năng Thận theo thời gian. 

Dưới đây là một số tác hại cụ thể của việc uống nước quá mức đối với Thận và sức khỏe tổng thể:

  • Hạ Natri máu: Khi uống quá nhiều nước, nồng độ Natri trong máu giảm xuống, gây mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tăng áp lực lên Thận: Thận phải hoạt động liên tục để lọc nước dư thừa, lâu dài có thể suy giảm chức năng Thận.
  • Mất cân bằng điện giải: Uống quá nhiều nước có thể làm mất cân bằng các khoáng chất quan trọng như Kali, Natri, Magiê,… gây mệt mỏi và chuột rút.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị buồn nôn và đau đầu

Buồn nôn đau đầu xuất hiện khi bị hạ natri máu

4. Cách uống nước đúng và tốt cho Thận

Để duy trì sức khỏe, việc uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là cần thiết để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước. Bạn nên kiên trì thực hiện để xây dựng thói quen tốt này. 

Tuy vậy, lượng nước cần bổ sung có thể thay đổi dựa trên khí hậu, môi trường, tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động cá nhân. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi uống nước mà bạn cần phải nắm:

  • Uống nước ở tư thế ngồi thay vì đứng để hấp thu tốt hơn.
  • Chia nhỏ lượng nước để dễ uống, mỗi lần nên uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.
  • Tránh uống nước trong khi ăn vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Uống một ly nước ngay sau khi thức dậy để kích hoạt cơ thể.
  • Thiết lập thói quen uống nước vào khung thời gian cố định, chẳng hạn như trước mỗi bữa ăn hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh. Bạn không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống nước, vì đó có thể là dấu hiệu bạn đã bị mất nước. Hãy uống đều đặn suốt cả ngày và tăng lượng nước khi thời tiết nóng hoặc khi vận động nhiều.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như Dưa hấu, Dâu tây, Dưa lưới, Đào, Dứa, Dưa chuột, Rau lá xanh,…
  • Bổ sung nước khi cơ thể bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy hoặc các tình huống tương tự để cân bằng điện giải.
  • Trong thời tiết lạnh, bạn cần chú ý bổ sung nước đều đặn vì không khí khô có thể làm cả người bạn mất nước thông qua hơi ẩm.
Hình chụp về nước ép cam

Bổ sung các loại nước ép, nước trà bên cạnh việc uống nước lọc

5. Các thói quen khác tốt cho Thận và cơ thể

Việc duy trì lượng nước hợp lý là một trong những cách quan trọng giúp Thận hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, không chỉ uống nước đúng cách là đủ, mà một lối sống lành mạnh với những thói quen khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Thận và nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Dưới đây là những thói quen giúp Thận hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh mà bạn nên áp dụng hằng ngày.

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa và xây dựng thực đơn đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho Thận như rau xanh, quả mọng (việt quất, dâu tây…), cá giàu Omega-3, dầu oliu và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hằng ngày. Tìm hiểu thêm:
  • Hạn chế chất kích thích như rượu bia và các thực phẩm gây nóng trong người như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối,…
  • Ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm, ngủ trước 23h00 để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Bạn cần tham khảo bài viết “20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu.”
  • Giữ môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thoáng khí, tránh khói bụi và hóa chất độc hại.
  • Tập luyện thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, yoga,… để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể. Tìm hiểu ngay bài viết: Những bài tập thể dục tốt cho thận.
  • Kiểm soát căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền,…
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian, các loại trà giúp hỗ trợ chức năng Thận như trà Câu kỷ tử, trà Bồ công anh,…
  • Kiểm soát cân nặng ổn định để tránh áp lực lên Thận và cơ thể.
Hình chụp về người phụ nữ đang thức khuya

Hạn chế thức khuya để tránh gây hại Thận

6. Tổng kết

Uống nước đúng cách là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe Thận. Mỗi người cần duy trì mức 2-2,5 lít nước mỗi ngày, phân bố đều trong ngày và tránh uống quá nhiều cùng lúc. Việc uống nước quá mức có thể gây hạ Natri máu, tăng áp lực lên Thận và rối loạn điện giải.

Cùng với việc uống nước hợp lý, chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và kiểm soát stress sẽ giúp Thận hoạt động hiệu quả và duy trì sức khỏe toàn diện.

Nếu bạn thường xuyên gặp triệu chứng như đau lưng, tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, phù nề hoặc mệt mỏi kéo dài, đây có thể là dấu hiệu Thận đang suy yếu. Bên cạnh thay đổi lối sống, Bạn có thể cân nhắc lựa chọn thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thận từ thiên nhiên, điển hình như Bổ Thận Bình Đông.

Bổ Thận Bình Đông là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, giúp bồi bổ Thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rát do Thận kém. Sản phẩm phù hợp với những người có dấu hiệu Thận yếu, người cao tuổi hoặc người thường xuyên mệt mỏi do Thận làm việc quá tải,…

Bạn vui lòng liên hệ hotline 028.39.808.808 để được Dược Bình Đông tư vấn ngay những thông tin về sức khỏe cũng như cách mua các sản phẩm của chúng tôi nhé!

Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: https://tamanhhospital.vn/hoi-chung-than-hu-co-nen-uong-nhieu-nuoc-khong/#:~:text=H%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A9ng%20th%E1%BA%ADn%20h%C6%B0%20kh%C3%B4ng,d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%A9c%201.5%20l%C3%ADt%2Fng%C3%A0y.
  2. Bệnh viện đa khoa Medlatec: https://medlatec.vn/tin-tuc/uong-nhieu-nuoc-co-tot-cho-than-va-cach-uong-nuoc-dung-s66-n22660
  3. Nhà thuốc Long Châu: https://medlatec.vn/tin-tuc/uong-nhieu-nuoc-co-tot-cho-than-va-cach-uong-nuoc-dung-s66-n22660
  4. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/uong-nhieu-nuoc-co-tot-cho-gan-khong-vi
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Dược Bình Đông

Bình luận

Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan

      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng