Máu bầm xuất hiện trên da do nhiều nguyên nhân, có thể do tác động từ bên ngoài, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ của bản thân. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe bản thân, việc trang bị kiến thức về tụ máu bầm là cần thiết. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để tìm hiểu về máu bầm!
1. Máu bầm là gì?
Máu bầm là tình trạng da đổi màu do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây rỉ máu sau chấn thương. Khi thấy vết bầm dưới da là hồng cầu đã thoát ra khỏi mạch máu và hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một “nút” cầm máu sau chấn thương để ngăn ngừa chảy máu cũng như giúp hàn gắn vết thương. Máu bầm xuất hiện có thể do va đập, té ngã, lật cổ tay, máu bầm tự hình thành hay do xuất huyết dưới da.
Máu bầm có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu. Thông thường, sau vài ngày các vết máu bầm sẽ thay đổi màu sắc từ đỏ đậm sang màu xanh, rồi vàng hoặc xanh lá và từ từ biến mất.
2. Đối tượng và nguyên nhân tụ máu bầm?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụ máu bầm, có thể kể đến như:
- Máu bầm xuất hiện do va đập, té ngã khi chơi thể thao, lao động nặng
- Cơ thể thiếu hụt vitamin C
- Tuổi tác cao, càng lớn tuổi thì các mô nâng đỡ mạch máu nằm bên dưới da trở nên mỏng và yếu hơn, nên dễ xuất hiện vết bầm.
- Sử dụng thuốc kháng đông máu
- Ngoài ra, còn 1 số vết bầm xuất hiện không rõ nguyên nhân thì có thể liên quan đến rối loạn chảy máu, xuất huyết dưới da. Hoặc do va chạm vào vật thể gì đó mà bạn không nhớ rõ.
3. Biểu hiện của tụ máu bầm
Đối với những khối tụ máu gần bề mặt thì các triệu chứng có thể bao gồm:
- Da đổi màu bầm tím
- Sưng, viêm.
- Đau khi ấn vào.
- Vùng da quanh khối tụ máu ấm hơn so với các vùng da khác.
Thông thường, sau vài ngày các vết máu bầm sẽ thay đổi màu sắc từ bầm tím, đỏ đậm sang màu xanh, rồi vàng hoặc xanh lá và từ từ biến mất. Cụ thể, diễn tiến của vết bầm thường theo một kiểu chung nhất định, bao gồm:
- Vết bầm có màu đỏ tươi của máu khi vừa mới bị tổn thương.
- Sau 1-2 ngày, vết bầm chuyển sang màu xanh dương hoặc màu đỏ tía
- Sau 6 ngày, vết bầm chuyển sang màu xanh lá cây
- Sau 8 ngày, vết bầm chuyển sang màu vàng nâu
- Mất khoảng từ 2-3 tuần để vết bấm biến mất hẳn và trả lại trạng thái bình thường cho da.
4. Cách chữa vết bầm tím trên da
Những vết bầm tím xuất hiện ở bắp chân không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Việc loại bỏ chúng không hề khó nếu bạn áp dụng các mẹo nhỏ sau đây. Tham khảo ngay một số cách làm tan máu bầm hiệu quả nhất.
Chườm đá lên vùng chấn thương
Bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm nhẹ nhàng lên vùng đang bị đau nhức trong thời gian từ 5-10 phút. Nên chườm đá nhiều lần trong ngày, mỗi lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. Chú ý khi thực hiện bạn tuyệt đối không được chườm trực tiếp trên da mà cần quấn đá vào một chiếc khăn mỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh rồi đặt lên vùng bắp chân bị tổn thương.
Chú ý là chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc chấn thương nên chườm đá càng thực hiện sớm càng tốt. Việc này giúp mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại, từ đó giảm xuất huyết dưới da cũng như tình trạng sưng viêm. Không chỉ là va chạm nhẹ, bạn có thể chườm đá khi bị bong gân, căng cơ, côn trùng cắn, viêm khớp do gút…
- Nếu chân có vết bầm tím nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm giúp lưu thông máu dễ dàng và giảm sưng, hạn chế tối đa nguy cơ để lại vết bầm tím trên da.
- Hạn chế vận động tối đa ở những khu vực bị bầm tím trên da.
- Nếu sau 48 giờ những vết bầm tím không thuyên giảm, hoặc trong trường hợp máu tụ nhiều, va đập mạnh thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.
- Trong trường hợp vết bầm tím xuất hiện ít và nhẹ, bạn có thể sử dụng hành tươi bằng cách: Giã nát củ hành tươi và đắp lên vùng da bị thâm tím sẽ làm tan những vết máu bầm hiệu quả. Lưu ý không áp dụng với vết thương hở.
Chườm ấm bằng khăn ấm
Trong trường hợp máu tụ nhiều bởi va đập mạnh, các bạn nên áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm để mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trước khi chườm bạn nhớ kiểm tra, đảm bảo nước đủ ấm để tránh trường hợp bị bỏng.
Ngoài hai cách thức nói trên, trong trường hợp xuất hiện bầm tím bắp chân ở mức độ nặng, bạn nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm. Điều này giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giảm sưng để hạn chế tối đa nguy cơ để lại vết bầm tím trên da.
Massage
Bạn cũng có thể nhẹ nhàng massage khu vực mắt sau khi cảm thấy tình trạng sưng và đau nhức thuyên giảm. Tương tự liệu pháp chườm nóng, massage hỗ trợ quá điều trị bầm tím mắt bằng cách thúc đẩy lưu lượng hồng cầu đến đây.
Để rút ngắn giai đoạn bầm tím da này lại, bạn có thể muốn thử một số mẹo dưới đây, bao gồm:
- Giữ cao đầu: động tác ngẩng cao đầu có thể giúp máu trực tiếp chảy về tim thay vì tiếp tục “dồn lại” ở khu vực xung quanh mắt.
- Không gây áp lực cho mắt: nếu bạn quyết định điều trị bầm tím mắt bằng phương pháp chườm lạnh hoặc nóng, hãy lưu ý không ấn túi chườm hoặc khăn lên chỗ bầm. Thay vào đó, bạn nên nhẹ nhàng massage.
- Chủ động nghỉ ngơi: trong thời gian này, bạn nên hạn chế chơi thể thao cũng như tham gia những hoạt động có nguy cơ gây tổn thương mắt.
Cây mùi tây
Rất giàu vitamin và có khả năng chữa lành vết thương do bầm tím nhưng không phải vết thương hở. Hãy lấy nước của cây mùi tây đắp lên vùng da bị thâm tím bạn sẽ thấy vùng da nơi đây sớm được cải thiện tình hình.
Bột cà phê
Dùng bột cà phê đắp lên vùng da bị thâm tím, sau đó băng gạc lại khoảng 1 giờ đồng hồ.
Vỏ sò huyết
Sò huyết là món ăn có hương vị hấp dẫn được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong Đông y, thịt sò và vỏ sò còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Sò huyết chữa tụ máu, bầm tím do té ngã, bị đánh. Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần: sáng tối, uống mỗi lần 1 thìa canh với nước ấm, có thể hòa ít rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.
5. Hết bầm tím da với Trật Đả Hoàn
Thông huyết Trật Đả Hoàn chính là bài thuốc chuyên dụng nhất hiện nay, giúp tan máu bầm, giảm sưng nề trong các trường hợp té ngã hoặc bị thương ở mọi đối tượng người lớn hoặc bị bầm tím ở trẻ em.
Có được hiệu quả này là nhờ trong Trật Đả Hoàn chứa nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên như:
- Đương quy: có tác dụng hoạt huyết, làm cho máu huyết trong cơ thể được lưu thông, loại bỏ huyết hư ra khỏi cơ thể. Làm giảm co thắt mạch máu, tăng lưu lượng máu, do đó có tác dụng giảm đau
- Hồng hoa: có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, giúp máu lưu thông, điều hòa sự vận chuyển của máu bên trong cơ thể cũng như giúp làm bền chắc thành mạch máu;tiêu huyết sưng hoặc tụ bầm
- Nhũ hương: có tác dụng hoạt huyết, giảm đau,: đau vùng thượng vị, chân tay tê thấp, ngã chấn thương
- Một dược: có tác dụng hoạt huyết, dùng để giảm đau, tan máu bầm
- Đại hoàng: Có tác dụng cầm máu, rút ngăn thời gian đông máu, giảm tính thẩm thấu của các mao mạch, cải thiện sức bên của thành mạch, kích thích xuyên tủy tạo nhiều tiểu cầu.
Đây là bài thuốc điều trị không chỉ vết bầm tím mà còn có nhiều tác dụng khác, mỗi gia đình hiện nay luôn có sẵn Trật Đả Hoàn trong tủ thuốc gia đình chính là bí quyết tốt nhất để đề phòng những lúc bạn không may gặp các vết bầm tím do tác động vật lý gây ra máu bầm trong đầu, máu bầm ở móng chân hoặc máu bầm do nặn mụn hoặc do phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi do hickey gây ra.
Trật đã Bình Đông là sản phẩm của Dược Bình Đông – thương hiệu uy tín cung cấp những sản phẩm tốt cho sức khỏe với phương châm vì sức khỏe cộng đồng. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của công ty chúng tôi, đặc biệt là Trật đã Bình Đông, hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn nhanh nhất.
6. Câu hỏi thường gặp về Máu bầm
Trả lời:
Trong trường hợp vết bầm tím bị cứng, bị ngứa và có dấu hiệu lan rộng, việc thăm khám là điều vô cùng cần thiết. Còn lại nếu vết bầm tím không có dấu hiệu lan rộng, bạn có thể thử áp dụng một số cách làm tan máu bầm trong mắt hiệu quả tại nhà như sau:
- Khi bị bầm tím bắp chân hoặc bầm tím ở các bộ phận khác, bạn hãy sử dụng nước muối ấm để làm sạch vùng da bầm tím, chai cứng 30 phút/ ngày sẽ giúp làm mềm vùng da bị chai. Đồng thời cảm giác ngứa ngáy trên da cũng được giảm thiểu đáng kể.
- Sử dụng nước ép trái đu đủ để bôi lên vùng da bị chai trong khoảng 15 phút kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau đó, bạn hãy rửa lại bằng nước ấm sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều.
- Thoa đều nước cốt chanh lên vùng bị chai cứng trong khoảng từ 10 đến 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Bạn nên thực hiện đều đặn trong 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
Trả lời:
Khi bị bong gân, căng cơ hay bầm dập phần mềm luôn có tình trạng chảy máu ở tổ chức bên dưới, tình trạng này có thể giảm sưng, đau, và khiến vết thương lâu lành. Chườm lạnh là biện pháp hiệu quả tức thì, tức là sau 48 giờ bị chấn thương, và trong điều trị phục hồi sau 48 giờ, trong khi đó chườm nóng chỉ phát huy tác dụng trong điều trị phục hồi, giúp tan máu bầm nhanh chóng.
Người ta thường làm dịu cơn đau bằng túi chườm, nhưng ít ai chú ý rằng các dạng chườm nóng, lạnh lại đem lại cảm giác dễ chịu, làm dịu cơn đau, nhưng thực tế tác dụng của 2 trạng thái đối lập ấy có nhiều điểm trái ngược.
Lưu ý khi chườm lạnh chấn thương
- Nếu vết thương kín, da không bị rách, không bị khâu: bạn có thể lót 1 miếng vải nỉ đã được tẩm nước lạnh lên trên da.
- Đặt túi đá lạnh lên trên cùng, sau đó kiểm tra màu da sau 5 phút, nếu da có màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi chườm ra.
- Nếu da chuyển màu hồng thì tiếp tục chườm thêm 5 đến 10 phút nữa.
Khi nào thì nên chườm nóng?
Bạn cũng có thể chườm nóng cho những bệnh mãn tính, ngay trước khi tham gia bất kì hoạt động thể chất nào. Nhiệt độ giúp thư giãn và thả lỏng cơ bắp. Nó điều chỉnh lưu lượng máu và làm cho các khu vực bị chấn thương có thể sẵn sàng cho các hoạt động cụ thể.
Một số lưu ý khi chườm nóng
- Gói chườm không quá nóng.
- Nên chườm vùng bị tổn thương qua một lớp quần áo.
- Không chườm quá lâu.
Chườm nóng và chườm lạnh là một phương pháp tự điều trị rất phổ biến. tuy nhiên việc không hiểu kĩ về các phương pháp này sẽ không hiệu quả thậm chí còn gây hại thêm. Hãy nhớ chỉ chườm lạnh cho những vết thương cấp tính và chườm nóng trên những vết thương mãn tính. Nếu bạn vẫn chưa rõ, hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp này nhé.
Khi xương sườn bị bầm tím thì trong 48h đầu tiên bạn có thể làm mát vùng xương sườn sẽ giúp giảm đau và chống viêm, từ đó để mô bầm tím có thể lành nhanh hơn. Bạn chỉ bọc túi nước đá trong một chiếc khăn và trải nó trên các xương sườn bị bầm tím.
Nếu bạn cảm thấy đau mỗi khi thở thì có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, naproxen hoặc acetaminophen và nhớ uống theo hướng dẫn sử dụng. Khi xương sườn bị bầm tím thì đừng quấn sườn bằng băng nén vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thở, gây ra tình trạng viêm phổi.
Sau 2 ngày, bạn có thể áp dụng phương pháp nhiệt ẩm, hơi nóng sẽ giúp chữa lành vết thương và giảm đau hiệu quả.